Sự biến động của nhiệt độ nước phụ thuộc vào cường độ năng lượng bức xạ mặt trời, khả năng ngăn cản của thực vật nước. Sự biến động này nếu có tác động ảnh hưởng thì các cá thể cùng sống trong môi trường đều chung chịu.
Nhìn chung diễn biến nhiệt độ nước theo dõi được (phụ lục 1) trong thời gian ương nuôi ở cả 3 đợt, nhiệt độ trung bình là 21,70
C, nhiệt độ cao nhất là 29,10C, nhiệt độ nhỏ nhất là 16,10C. Tương ứng ba chỉ số nhiệt độ của mỗi đợt: đợt 1: 20,30
C; 23,30C; 16,10C. Đợt 2: 21,10C; 23,70C; 180C. Đợt 3: 23,60C; 29,10C; 20,10C. Ở đợt 1, do thời tiết vẫn còn lạnh, thỉnh thoảng có những trận mưa rào kéo dài nên nhiệt độ tương đối thấp 20,30C cá ương nuôi phát triển tương đối chậm. Với dải nhiệt độ này được coi là tương đối ổn định tuy nhiên từ cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè nên nhiệt độ tăng dần cao nhất là 29,10C ở tháng 5 tạo điều kiện thuận lợi cho cá ương nuôi phát triển tốt hơn. Thời tiết ấm, những trận mưa không còn kéo dài như tháng 3, môi trường nước tương đối tốt. Lượng thức ăn được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng của cá. Cá ương nuôi được sống trong môi trường nhiệt độ lý tưởng với khả năng sống, sinh trưởng tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng góp cho sự thành công của đợt thực tập về cá rô phi.
30
Bảng 4.2: Trung bình các yếu tố môi trƣờng nƣớc ao ƣơng nuôi Tên đợt
ƣơng nuôi Thời gian
Nhiệt độ nƣớc (0 C) pH Độ trong (cm) Đợt 1 10/3/2015 - 30/3/2015 20,3 7,2 32,8 Đợt 2 1/4/2015 - 19/4/2015 21,1 7,2 35,3 Đợt 3 21/4/2015 - 10/5/2015 23,6 7,2 37,5 4.2.2. Độ trong và chỉ số pH
Cũng như yếu tố nhiệt độ, hai yếu tố này diễn biến không nhiều, tương đối ổn định. Độ trong của ao nuôi được duy trì tốt cụ thể: Đợt 1 trung bình 32,8 cm; đợt 2 trung bình 35,3 cm và đợt 3 trung bình 37,5 cm. Có được kết quả này là do công tác phòng bệnh tốt, hằng ngày kiểm tra ao nuôi quan sát màu nước để có biện pháp điều chỉnh phù hợp sao cho màu nước có màu nõn chuối là thích hợp nhất, do vậy trong giai đoạn này chưa cần thiết phải xử lý kỹ thuật để hạn chế tảo phát triển hay phòng tảo tàn lụi.
Độ pH được duy trì tương ứng cả 3 đợt: 7,2; 7,2; 7,2, hầu hết các giá trị pH > 6 và nhỏ hơn 8. Nhìn chung giá trị pH của ao nuôi được theo dõi khá ổn định và nằm trong khoảng phù hợp với đối tượng cá rô phi. Qua mẫu kiểm tra cho thấy giá trị pH tại các vị trí trong trong ao khá đồng đều nhau. Có được kết quả này là do cơ sở bố trí các ao ương nuôi có chất đáy ổn định, nền đáy đất thịt cát đồng thời trước khi sử dụng, ao ương nuôi được tẩy trùng bằng vôi bột (10 kg/100 m2) đã góp phần giữ ổn định độ pH.
4.2.3. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Do hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở nên việc theo dõi các chỉ số về độ oxy hòa tan ở các ao ương nuôi không được thực hiện. Trong quá trình thí nghiệm việc theo dõi, quản lý hàm lượng oxy hòa tan trong nước chủ yếu bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, từ các cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Nhìn chung trong các đợt tiến hành ương nuôi, ở đợt
31
1 ao ương nuôi được tẩy dọn chuẩn bị kỹ, chất lượng nước tốt, mật độ ương nuôi ở các ao ương ở mức thấp, cá không có hiện tượng nổi đầu để sử dụng oxy không khí. Đối với đợt ương lần 2, thời tiết thuận lợi, không còn mưa kéo dài, nước sạch được bổ xung thường xuyên nên vẫn giữ được môi trường nước thỏa mãn lượng oxy hòa tan, để cung cấp cho đời sống của cá rô phi. Trong đợt ương 3, vào thời điểm tuần cuối có hiện tượng cá nổi đầu nhẹ vào sáng sớm ở ao C1 và ao C3, trong hai ao thì ao C3 cá chìm muộn hơn. Điều này cho thấy lượng oxy hòa tan trong nước vào sáng sớm thấp hơn 1,5 mg/l, và chứng tỏ thời gian nuôi dài ngày, chất lượng nước đã kém đi do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước từ thức ăn dư thừa do sản phẩm thải của cá, do hoạt động hô hấp của cá và một phần hô hấp ban đêm của thủy sinh vật khác đã làm tiêu hao nhiều oxy trong nước.
4.2.4. Biến động hàm lượng H2S trong thời gian ương nuôi
Khí H2S là một chất độc đối với hệ hô hấp của cá, khi cá hít phải H2S nó sẽ ức chế sự tách O2 của hồng cầu làm đình trệ hô hấp, do thiếu O2 cá sẽ bị chết ngạt. H2S hình thành trong ao là do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh (như cystein hay methionin) hoặc quá trình phân hủy sunphat hóa với sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí.
Cũng như theo dõi hàm lượng oxy hòa tan đối với khí H2S cũng được theo dõi qua kinh nghiệm của những cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, do trung tâm còn hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Kết quả theo dõi được cho thấy hàm lượng H2S của các đợt ương nuôi đều nằm trong giới hạn cho phép dao động trong khoảng 0,02 – 0,05 mg/l.
Thức ăn của cá rô phi mà cơ sở sử dụng là thức ăn hỗn hợp dạng bột mịn, do vậy ao ương nuôi cá giống của trung tâm luôn đảm bảo được lượng thức ăn dư thừa và chất thải. Ngoài ra ao còn được thường xuyên thay nước nên thức ăn dư thừa và chất thải bị rửa trôi vì vậy mà ao nuôi có hàm lượng H2S ở mức thấp và trong khoảng giới hạn.
32
4.3. Kết quả chăm sóc cá ƣơng nuôi trong 3 đợt
Đối với các đợt ương nuôi, thức ăn cho cá hoàn toàn sử dụng ở dạng bột mịn được các cán bộ kỹ thuật của trung tâm làm và phối trộn theo tỷ lệ: Bột cá nhạt: 20%, bột đỗ tương 40%, cám gạo: 39% và lượng vi khoáng 1%. Trong tuần đầu ương nuôi tất cả các ao ở các đợt ương thức ăn được nấu chín hòa vào nước rồi té khắp mặt ao. Lượng thức ăn là 0,2 - 0,3 kg/10.000 cá, thức ăn được chia đều thành 3 phần và cho ăn vào 3 thời điểm trong ngày lúc 8h, 13h, 16h. Khi quan sát thấy cá ương nuôi ăn tốt thì có thể cho ăn 4 lần/ngày mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Lượng thức ăn dược cho bằng 10% trọng lượng cá trong ao. Những ngày tiếp theo thức ăn không cần nấu chín và cho ăn ở dạng bột mịn bằng cách rải đều xung quanh ao, khi cho ăn nên rải thức ăn theo chiều gió như vậy thức ăn sẽ được đều khắp ao. Sau thời gian nuôi 7 ngày toàn bộ số cá ương nuôi ở các ao được cân theo dõi trọng lượng và phục vụ điều chỉnh thức ăn hợp lý tránh dư thừa gây ô nhiềm môi trường ao nuôi.
Dưới đây là bảng theo dõi lượng thức ăn cho cá trong suốt quá trình ương nuôi ở cả 3 đợt
Bảng 4.3: Tổng lƣợng thức ăn sử sụng trong thời gian ƣơng nuôi
Đợt ƣơng nuôi Tên ao Số cá thả (con) Mật độ cá thả (con/m2) Tuần 1 (kg/ngày) Tuần 2 (kg/ngày) Tuần 3 (kg/ngày) Đợt 1 B1 36.000 100 1,8 2,0 2,5 B2 36.000 100 1,8 2,0 2,5 Đợt 2 B3 56.160 130 2,0 2,5 3,0 B4 56.160 130 2,0 2,5 3,0 B5 56.160 130 2,0 2,5 3,0 Đợt 3 C1 75.600 150 2,5 3,0 3,5 C2 75.600 150 2,5 3,0 3,5 C3 75.600 150 2,5 3,0 3,5
33
Qua bảng 4.3 cho thấy, khối lượng thức ăn cho cá ở giai đoạn này là vừa phải, phù hợp với khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Ở đợt 1 tuần dầu tiên cho ăn 1,8 kg/ngày, và sang tuần thứ 2 và 3 mỗi tuần tăng thêm 0,5 kg, do lúc này cá đã lớn sẽ tiêu thụ thức ăn tốt hơn. Khi cho ăn thấy cá nổi lên ăn rất chậm đặc biệt là vào buổi sáng nhưng không có hiện tượng thức ăn dư thừa. Đó là do thời tiết lạnh và cá mới bắt đầu được đưa ra ao ương môi trường sống có sự thay đổi. Ở đợt 2 và 3 tuần đầu cho ăn 2,0 kg/ngày và 2,5 kg/ngày, sang tuần thứ 2 mỗi đợt tăng 0,5 kg và tuần thứ 3 cũng tăng 0,5 kg. Kiểm tra thấy cá nhanh nhẹn và ăn rất tốt nhưng không cho quá nhiều thức ăn dễ dẫn đến dư thừa, lượng thức ăn luôn được duy trì ổn định tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
4.4. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trƣởng của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm
Hiệu quả trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn được thể hiện ở khả năng sinh trưởng của cá. Khả năng sinh trưởng của cá có sự biến động tại các giai đoạn trong suốt thời gian ương nuôi từ 21 ngày tuổi lên cá cỡ 2-3cm, được thể hiện dưới bảng sau
Bảng 4.4: Tốc độ sinh trƣởng của cá ƣơng nuôi đợt 1 từ ngày 10/3/2015 đến 30/3/2015
Tên ao Giai đoạn kiểm tra Sinh trƣởng tích lũy (g) Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trƣởng tƣơng đối (%) B1 Tuần 1 0,13 0,01 10,6 Tuần 2 0,25 0,04 12,7 Tuần 3 0,42 0,05 15,0 B2 Tuần 1 0,11 0,008 10,7 Tuần 2 0,17 0,02 12,2 Tuần 3 0,28 0,03 14,1
34
Qua bảng 4.6 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của cá rô phi trong đợt ương nuôi đầu tiên là tương đối cao mặc dù trong thời gian này điều kiện thời tiết còn lạnh làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. Ao B1 từ 10,6 – 15%, tăng 4,4%, ao B2 từ 10,7 – 14,1%, tăng 3,4%.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của các ao từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 3 như sau: Ao B1 tăng từ 0,01 - 0,05 g/con/ngày, ao B2 tăng từ 0,008 – 0,03 g/con/ngày. Như vậy tốc độ sinh trưởng của cá rô bột trong môi trường ương nuôi cũng khá tương đồng như ở đặc điểm sinh học của cá rô bột trong môi trường tự nhiên.
Bảng 4.5: Tốc độ sinh trƣởng của cá ƣơng nuôi đợt 2 từ ngày 1/4/2015 đến 19/4/2015
Tên ao Giai đoạn kiểm tra Sinh trƣởng tích lũy (g) Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trƣởng tƣơng đối (%) B3 Tuần 1 0,12 0,008 10 Tuần 2 0,18 0,03 14,0 Tuần 3 0,32 0,04 15,2 B4 Tuần 1 0,13 0,008 9,4 Tuần 2 0,19 0,02 15,5 Tuần 3 0,36 0,05 16,7 B5 Tuần 1 0,14 0,01 10 Tuần 2 0,21 0,03 15,6 Tuần 3 0,4 0,06 17,5
Cũng giống như đợt ương nuôi đầu tiên trong đợt ương nuôi lần 2 tốc độ sinh trưởng tương đối của cá cũng khá cao và tương đối đều nhau. Cụ thể ao B3 tốc độ sinh trưởng tương đối tăng từ tuần 1 đến tuần 3 là từ 10 – 15,2%, tăng 5,2%. Ao B4 tốc độ sinh trưởng tương đối từ 9,4 – 16,7%, tăng 7,3%, ao B5 từ 10 – 17,5%, tăng 7,5% cao nhất trong 3 ao được ương nuôi đợt 2.
35
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của các ao từ tuần 1 đến tuần 3 như sau: Ao B3 tăng từ 0,008 – 0,04 g/con/ngày, ao B4 từ 0,008 – 0,05 g/con/ngày, ao B5 từ 0,01 – 0,06 g/con/ngày. So với đợt 1 thì tốc độ sinh trưởng của cá đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên không vì vậy mà ta chủ quan, công tác chăm sóc và quản lý đàn cá ương nuôi vẫn được duy trì thường xuyên, ổn định.
Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 3 từ ngày 21/4/2015 đến 10/5/2015 được thể hiện dưới bảng sau
Bảng 4.6: Tốc độ sinh trƣởng của cá ƣơng nuôi đợt 3 từ ngày 21/4/2015 đến 10/5/2015
Tên ao Giai đoạn kiểm tra Sinh trƣởng tích lũy (g) Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trƣởng tƣơng đối (%) C1 Tuần 1 0,15 0,01 9,5 Tuần 2 0,24 0,03 17,2 Tuần 3 0,45 0,07 18,5 C2 Tuần 1 0,15 0,01 10,5 Tuần 2 0,23 0,02 12,3 Tuần 3 0,38 0,06 18,6 C3 Tuần 1 0,13 0,01 12,9 Tuần 2 0,22 0,03 16,1 Tuần 3 0,43 0,06 19,3
Qua bảng 4.8 cho thấy, tốc độ sinh trưởng tương đối của cá ở đợt 3 cũng khá cao và có sự đồng đều giữa các ao. Cụ thể ở ao C1 tốc độ tăng trưởng tương đối tăng từ 9,5 – 14,5%, tăng 5%, ao C2 từ 10,5 – 18,6%, tăng 8,1% cao hơn ao C1, Ao C3 12,9 – 19,3%, tăng 6,4%.
36
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của các ao từ tuần 1 đến tuần 3 như sau: Ao C1 tăng từ 0,01 – 0,07 g/con/ngày, ao C2 và ao C3 tăng từ 0,01- 0,06 g/con/ngày. Tuy là ao có mật độ nuôi dày hơn 2 đợt ương nuôi trước và trong giai đoạn cuối của đượt ương nuôi cá có hiện tượng nổi đầu nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối vẫn ở mức cao đó là do điều kiện khí hậu thuận lợi và công tác phòng bệnh tốt nên đàn cá ương không bị thiệt hại nhiều.
4.5. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2-3 cm.
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trƣởng chiều dài của cá trong ƣơng nuôi đợt 1
Tên ao Giai đoạn kiểm tra
Số lƣợng mẫu (con)
Chiều dài toàn thân (cm) Trung bình Max Min B1 Tuần 1 30 0,4 0,6 0,2 Tuần 2 1,5 1,7 1,3 Tuần 3 2,6 3,1 2,2 B2 Tuần 1 30 0,4 0,6 0,3 Tuần 2 1,7 1,9 1,4 Tuần 3 2,7 3,1 2,0
Qua bảng 4.7 ta nhận thấy, ở đợt 1 được ương nuôi từ ngày 10/3/2015 đến 30/3/2015 cho thấy tăng trưởng của cá đạt chiều dài trung bình là 2,65 cm, tương ứng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất về chiều dài của cá trong thời gian này là: Lmax 3,1cm, Lmin 2,0 cm. Đây là đợt ương nuôi đầu tiên được nuôi với mật độ thưa hơn hai đợt sau (100 con/m2
) nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, cá chưa sinh trưởng nhanh vì trong thời gian này là cuối tháng 3 thời tiết vẫn còn lạnh và có mưa dài ngày đã gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn của cá làm cho cá sinh trưởng chậm hơn so với các đợt ương
37
nuôi sau. Mặt khác đây là đợt ương nuôi đầu tiên nên nhu cầu của khách hàng về cá rô đơn tính rất cao điều đó đã thúc đẩy cơ sở ương nuôi với mật độ thưa để cá sinh trưởng nhanh đáp ứng được nhu cầu về con giống.
Ở đợt 2: được thực hiện từ ngày 1/4/2015 đến 19/4/2015 cá được nuôi với mật độ cao hơn một chút (130con/m2) mục đích để tìm ra nhiều kết quả so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các loại mật độ khác nhau. Cụ thể tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đơn tính trong ương nuôi đợt 2 được thể hiện ở bảng sau
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trƣởng chiều dài của cá trong ƣơng nuôi đợt 2
Tên ao Giai đoạn kiểm tra
Số lƣợng mẫu (con)
Chiều dài toàn thân (cm) Trung bình Max Min B3 Tuần 1 30 0,3 0,6 0,3 Tuần 2 1,6 2,0 1,5 Tuần 3 2,4 3,3 2,5 B4 Tuần 1 30 0,4 0,7 0,3 Tuần 2 1,7 2,1 1,5 Tuần 3 2,7 3,1 2,7 B5 Tuần 1 30 0,5 0,6 0,3 Tuần 2 1,8 1,8 1,5 Tuần 3 2,9 3,2 2,7
Qua bảng 4.8 ta nhận thấy, chiều dài trung bình của cá ở cả 3 đợt đạt 2,66cm (Lmax 3,3cm, Lmin 2,5cm) kết quả đo cho thấy tuy nuôi với mật độ cao hơn nhưng cá vẫn phát triển tương đối tốt nhưng mức độ đồng đều chưa cao. Cụ thể chiều dài trung bình cá ương nuôi của các ao B3; B4; B5 tương ứng là 2,4; 2,7; 2,9. Trong đợt ương nuôi này, thời tiết đã ấm dần lên nhiệt độ
38