1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại xã mường cai, huyện sông mã, tỉnh sơn la

70 562 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Mường Cai cùng toàn thể các ban ngành đoàn thể, nhân dân và đặc biệt là các hộ chăn nuôi tại 3 bản: bản Sài Khao, bản Huổi Khe, bản Phiêng Púng cùn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm, các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 3 năm học

Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Nga Giảng viên Trường Cao Đảng Sơn La đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian điều tra nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Mường Cai cùng toàn thể các ban ngành đoàn thể, nhân dân và đặc biệt là các hộ chăn nuôi tại 3 bản: bản Sài Khao, bản Huổi Khe, bản Phiêng Púng cùng bạn bè và người thân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm chuyên đề báo cáo tốt nghiệp của mình

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè

đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề

Do lần đầu còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và bố cục Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để chuyên đề hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Sộng A Dê

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 6

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 7

1.1 Lý do chọn đề tài 7

1.2 Mục đích nghiên cứu 8

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

2.1 Giới thiệu một số giống bò thịt 9

2.1.1 Bò vàng Việt Nam 9

2.1.2 Bò Lai Sind 9

2.1.3 Bò Sind(Red Sindhi) 10

2.1.4 Bò Sahiwal 10

2.1.5 Bò Drought Master 11

2.1.6 Bò Hereford 11

2.1.7 Bò Charolais 11

2.1.8 Bò Brahman 11

2.2 Kỹ thuật nuôi bò thịt 11

2.2.1 Giống và cách chọn giống 11

2.2.2 Chuồng trại nuôi bò thịt 12

2.2.3 Thức ăn 12

2.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng 12

2.2.5 Vệ sinh phòng bệnh 14

2.3 Một số bệnh thường gặp ở bò thịt 14

2.3.1.Bệnh lở mồm long móng (FMD) 14

2.3.2 Bệnh lao (tuberculosis) 15

2.3.3 Bệnh uốn ván 15

2.3.4 Sán lá gan (Fascioliasis) 16

2.3.5 Bệnh chướng hơi dạ cỏ 17

Trang 4

CHƯƠNG III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 19

3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 19

3.3.3 Phương pháp phân tích 20

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 23

CHƯƠNG IV ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24

4.1 Điều kiện tự nhiên của xã Mường Cai 24

4.1.1.Vị trí địa lý 24

4.1.2 Điều kiện địa hình 24

4.1.3 Điều kiện khí hậu 25

4.1.4 Đặc điểm thủy văn và nguồn nước 26

4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 26

4.2.1 Dân số 26

4.2.2 Dân tộc 27

4.2.3 Văn hóa, giáo dục, y tế 28

4.2.4 Kinh tế xã hội 31

4.2.5 Lao động thu nhập 33

4.2.6 Dịch vụ thương mại 34

CHƯƠNG V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

5.1 Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở xã Mường Cai 35

5.1.1 Thực trạng chung 35

5.1.2 Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra 40 5.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt 43

Trang 5

5.2 Phân tích tiềm năng và hạn chế để phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững 45

5.2.1 Tiềm năng 45

5.2.2 Hạn chế 45

5.3 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn 49

5.3.1 Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đầy mạnh chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn 49

5.3.2 Định hướng thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt 50

5.3.3 Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt 53

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

6.1 Kết luận 64

6.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 67

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 4.1 Dân số xã Mường Cai 27

Bảng 5.1 Tổng đàn gia súc, gi cầm qua các năm 34

Bảng 5.2 Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có đến ngày 01 tháng 04 năm 2015 36

Bảng 5.3 Các nguồn và nhu cầu thức ăn cho bò ở xã Mường Cai 38

Bảng 5.4 Quy mô chăn nuôi bò tại 3 bản thuộc xã Mường Cai 39

Biểu đồ 1 Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 35

Sơ đồ thể hiện hướng tiêu thụ thịt bò 51

Trang 7

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Ở Việt Nam, chăn nuôi huy động một số lượng lớn lao động tham gia và cùng với

ngành trồng trọt chiếm 24% tổng GDP

Trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay chăn nuôi trâu bò có ý nghĩa quan trọng Chăn nuôi trâu bò đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản như: nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng, sử dụng phân trong nông nghiệp, nhu cầu tiêu thụ sữa của mỗi người, Nhưng thực tế cho thấy sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa, đặc biệt thịt bò chất lượng cao Nhu cầu tiêu thụ sữa/người ngày càng tăng (trên 8.7%/năm) vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được

Sông Mã là huyện vùng sâu vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn

La địa hình chủ yếu là đồi núi nên sản xuất nông nghiệp là chính trong đó ngành chăn nuôi khá phát triển đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò lai là ngành mới được quan tâm, người chăn nuôi hầu hết là người nghèo ở trung du đồi núi tập quán chăn thả chủ yếu là quảng canh tận dụng rừng, gò đồi, công lao động và vốn nhàn rỗi chưa phát huy đúng tiềm năng của nó là ngành chăn nuôi quan trọng tạo nguồn thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật như quản lý phối giống, thay đổi đực giống, chuồng trại, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng còn nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ kỹ thuật và quản lý còn thấp, phát triển thị trường còn nhiều hạn chế Kinh nghiệm, tài liệu, các hình thức chia sẻ, tập huấn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu

Xã Mường Cai là một xã vùng III, xã vùng sâu vùng xa xã biên giới đặc biệt khó khăn cách thị trấn Sông Mã 25 km về phía Tây.Xã Mường Cai là một trong những xã miền núi có địa hình đồi núi là chủ yếu thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò.Để đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi

ở đây đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và thúc đẩy sự phát triển

Trang 8

chăn nuôi bò hướng thịt trong xã, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt tại xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La”

Trang 9

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu một số giống bò thịt

2.1.1 Bò vàng Việt Nam

- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc

- Ngoại hình: Bò vàng có thân hình cân xứng, đầu con cái đầu thanh, sừng

ngắn; con đực đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi rõ Mắt tinh lanh lợi Cổ con cái thanh, cổ con đực to Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức Da có nhiều nếp nhăn U vai con đực cao, con cái không có Lưng và hông thẳng, hơi rộng Bắp thịt nở nang Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép Bụng to, tròn nhưng không sệ Bốn chân thanh, cứng cáp; hai chân trước thẳng, hai chân sau đi thường chạm khoeo

- Phân bố: Thường phân bố ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn,Phú

Yên

- Màu lông: Có lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán

- Tầm vóc: Có tầm vóc nhỏ Khối lượng sơ sinh 14 - 15kg, lúc trưởng thành

con cái nặng 160 - 200kg, con đực nặng 250 - 280kg Năng suất thịt không cao,

tỷ lệ thịt xẻ 40 - 44%

- Sinh sản: Tuổi phối giống lần đầu của bò vàng vào khoảng 20 - 24 tháng

Tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50 - 80%

- Sản xuất sữa: khẳ năng cho sữa thấp, khoảng 2kg/ngày trong thời gian 4 - 5

tháng(chỉ đủ cho con bú), nhưng tỷ lệ mỡ sữa cao khoảng 5 - 5,5%

- Lao tác: Con cái có sức kéo trung bình khoảng 380 - 400N, con đực 440 -

490N Sức kéo tối đa của con cái 1000 - 1500N, con đực 1200 - 1800N Bò vàng Việt Nam có khẳ năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh

- Chịu đựng: Có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, có khẳ năng

chống chịu bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước

2.1.2 Bò Lai Sind

- Nguồn gốc: Tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc Sahiwal với bò vàng của

Việt Nam

Trang 10

- Ngoại hình: Có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống Rốn và yếm rất phát

triển, yếm kéo dài từ hầu đến rốn, nhiều nếp nhăn U vai nổi rõ Âm hộ có nhiều nếp nhăn Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc Bầu vú khá phát triển Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương

- Màu lông: Có màu vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng

- Tầm vóc: Khối lượng sơ sinh 17 - 19kg, trưởng thành 250 - 350kg đối với

con cái, 400 - 450kg đối với con đực

- Sinh sản: Phối giống lần đầu 18 - 24 tháng Khoảng cách lứa đẻ 15 tháng

- Sản xuất sữa: 1200 - 1400kg/240 - 270 ngày Tỷ lệ mỡ sữa 5 - 5,5%

- Lao tác: Sức kéo trung bình 560 - 600N; tối đa con cái 1300 - 2500N, con

đực 2000 - 3000N

- Chịu đựng: Chịu kham khổ tốt, khẳ năng chống chịu bệnh tật cao, thích

nghi tốt với khí hậu nóng ẩm

rõ Đặc biệt, da ở âm hộ có rất nhiều nếp nhăn

Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450 - 500kg, bò cái 350 - 380kg lượng sữa trung bình khoảng 1400 - 2100kg/chu kỳ 270 - 290 ngày Tỷ lệ mỡ sữa 5 - 5,5%

2.1.4 Bò Sahiwal

Là giống bò u của Pakistan Bò này được nuôi ở một số vùng của Ấn Độ

Bò có lông màu vàng hay vàng thẫm có ngoại hình như bò Red Sindhi

Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 360 - 38kg, bò đực 470 - 500kg Sản lượng sữa khoảng 2100 - 2300kg/chu kỳ 9 tháng Tỷ lệ mỡ sữa 5 - 5,5%

Trang 11

2.1.5 Bò Drought Master

Đây là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia bằng cách lai giữa

bò Shorthorn với Brahman Bò Drought Master có màu lông đỏ Khối lượng khi

bò được một năm tuổi con đực nặng 450kg, con cái nặng 350kg Khi đến giai đoạn trưởng thành ở bò đực nặng 820 - 1000kg, bò cái 550 - 680kg

2.1.6 Bò Hereford

Bò Hereford là giống bò thịt của nước Anh được tạo ra từ thế kỷ XVIII ở đảo Hereford bằng phương pháp nhân giống thuần chủng, chọn lọc và tăng cường dinh dưỡng Hiện nay giống bò này được nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Bằng cách lai giữa bò Shorthorn với Brahman Giống bò này có màu lông đỏ Lúc trưởng thành bò đực nặng 820 - 1000 kg, bò cái nặng 550 - 680 kg Lúc 1 năm tuổi con đực nặng 450 kg, con cái nặng 350 kg

2.1.7 Bò Charolais

Là giống bò chuyên thịt của Pháp Bò có lông màu trắng đục hoặc ánh kem

Da và niêm mạc có sắc tố Bò Charolais thuộc loại bò to, mình dài, ngực sâu, lưng phẳng, đầu ngắn và thanh Tuy không có hình dạng khối chữ nhật đặc trưng nhưng phần thịt thăn, mông và và đùi phát triển; tỷ lệ các phần thịt này cao

Bò có tốc độ lớn nhanh, trong giai đoạn nuôi lớn và vỗ béo, mức tăng trọng hàng ngày của con đực có thể lên tới 1100g, của con cái 950g Lúc trưởng thành

bò đực nặng 1100 - 1400kg, bò cái nặng 700 - 900kg Lúc 1 năm tuổi con đực nặng 450kg, con cái nặng 350kg

2.1.8 Bò Brahman

Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ bằng cách lai 4 giống Zebu với nhau Bò Brahman có màu lông trắng gio hoặc đỏ Khi trưởng thành bò đực nặng 680 - 900kg, bò cái nặng 450 - 630 kg Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375kg, con cái năng 260kg Tỷ lệ thịt xẻ 52 - 58%

2.2 Kỹ thuật nuôi bò thịt

2.2.1 Giống và cách chọn giống

- Nên chọn giống bò lai nhóm Zê bu (gồm: Redsindhi, Brahmal, Sahiwal) có tầm vóc lớn

Trang 12

- Chọn những con có thể chất khoẻ mạnh và có những đặc điểm sau:

+ Ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm

+ Đầu cổ linh hoạt Mặt ngắn, trán rộng, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt + Lưng dài, thẳng Ngực sâu, rộng Bụng tròn, gọn

+ Mông nở Đuôi dài, gốc đuôi to

+ Chân thẳng, bước đi vững chải, chắc chắn Móng khít

+ Yếm rộng, bao da rốn phát triển

2.2.2 Chuồng trại nuôi bò thịt

- Diện tích chuồng cần cho 1 con bò, bê: từ 2 - 4m²

- Đảm bảo đông ấm hè mát Nền chuồng lát gạch hoặc bê tông để dễ dọn vệ sinh Không làm nền quá láng dễ làm gia súc trượt ngã gây chấn thương

- Bố trí máng ăn và máng uống riêng biệt

- Chuồng nên làm cách nhà ở tối thiều là 4m, hướng chuồng quay về hướng nam hoặc đông nam

- Mái chuồng nên dùng tấm lợp phibrô - ximăng hoặc bằng vật liệu nhẹ tận dụng tại địa phương, các vật liệu ít hấp thụ nhiệt làm chuồng nuôi mát mẻ

- Phải xây hố ủ phân để đảm bảo vệ sinh môi trường Nếu có điều kiện nên xây công trình khí sinh học gần chuồng nuôi để xử lý phân và lấy khí đốt dùng cho sinh hoạt gia đình

2.2.3 Thức ăn

- Thức ăn thô xanh: Bao gồm cỏ tự nhiên, phế phụ phẩm nông nghiệp như

thân cây ngô, mía, lạc Cỏ trồng như cỏ Voi, cỏ Ghi nê, cỏ Sweet Jumbo

- Thức ăn thô khô: Bao gồm các loại sau:

+ Rơm: Rơm cần được xử lý trước khi cho bò ăn bằng cách ủ kín khí rơm với

urê

+ Cỏ thu cắt phơi khô

- Thức ăn tinh: Cám gạo, ngô, bột sắn trộn thêm khô đỗ tương, bột cá hoặc

với Urê để được hổn hợp thức ăn đảm bảo dinh dưỡng

2.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng

- Phương thức nuôi:

Trang 13

Phương thức nuôi hiệu quả là bán chăn thả, ban ngày chăn thả cho ăn cỏ tự nhiên, ban đêm nhốt tại chuồng để cho ăn thêm cỏ và thức ăn tinh

Đối với bò vỗ béo, có thể nuôi nhốt tại chuồng trong suốt 2 tháng trước khi bán

- Nuôi dưỡng bê từ 1 - 6 tháng tuổi:

+ Cần cho bê bú sữa ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt để chống còi cọc

về sau và tăng được khả năng chống bệnh tật

+ Tuần đầu giữ bê và bò mẹ ở nhà

+ Khi bê được một tháng tuổi chăn thả theo mẹ gần nhà và tập ăn thức ăn tinh

+ Từ 3 - 6 tháng tuổi: Ngoài ăn thức ăn trên bãi chăn, mỗi ngày cho bê ăn thêm 5 - 10kg cỏ tươi, 0,2kg thức ăn tinh Cai sữa bê vào lúc 6 tháng tuổi

- Nuôi dưỡng bò từ 6 - 24 tháng tuổi:

+ Mỗi ngày bổ sung từ 20 - 30g muối ăn vào nước uống cho bò Luôn luôn

có nước sạch trong máng uống vào ban đêm, đặc biệt là mùa hè và mùa sử dụng rơm khô làm thức ăn bổ sung cho bò tại chuồng

- Vỗ béo bò trước khi bán thịt:

+ Trước khi bán thịt, nếu bò gầy ta cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận cao Để bò nhanh béo ta áp dụng các kỹ thuật sau:

+Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo

+ Nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo

+ Mỗi ngày cho ăn 8 - 10kg thức ăn thô xanh, 3 - 5 kg thức ăn tinh chia làm 4

- 5 bữa trong ngày

Trang 14

+ Thức ăn tinh được trộn theo công thức: 44% bột sắn + 50% bột ngô+ 3% U

rê + 1% muối + 2% bột xương Hoặc 70% bột sắn+ 20% cám gạo+ 3% U rê+ 1% muối+ 2% bột xương

+ Luôn luôn có nước sạch trong máng uống cho bò trong thời gian vỗ béo + Bán bò khi kết thúc thời gian vỗ béo

- Tẩy giun đũa cho bê ở giai đoạn 15 - 20 ngày tuổi, và tẩy lại lần 2 sau một tháng

- Định kỳ tiêm phòng bệnh cho bò các loại Vắc xin Tụ huyết trùng và Lở mồm long móng theo hướng dẫn của Thú y

2.3 Một số bệnh thường gặp ở bò thịt

2.3.1.Bệnh lở mồm long móng (FMD)

Lở mồm long móng là một bệnh lây lan rất mạnh, đặc biệt với trâu, bò, dê, cừu, lợn Bệnh này xảy ra ở nhiều nước trên toàn thế giới Mấy năm gần đây bệnh xảy ra ở nhiều vùng nước ta gây thiệt hại kinh tế lớn

Nguyên nhân: Bệnh do virus gây ra, đặc điểm lây lan của bệnh là những mụn

nước vỡ ra và theo sữa, nước tiểu, nước mũi, chất tiết khác lan trực tiếp từ vật

ốm sang vật khỏe Một cách lây lan gián tiếp khác là qua quần áo, dụng cụ, máng ăn, lông, sữa và thịt

Triệu chứng: Sau khi nhiễm bệnh 2 - 3 ngày, sốt cao 40 - 41,5ᵒ C, mụn nước phồng lên có chứa dịch màu vàng Những mụn nước lan nhanh trên toàn bộ niêm mạc miệng, sau đó vỡ, dịch tràn ra ngoài và vật rất đau đớn, đôi khi có chảy máu Cùng thời gian đó thấy xuất hiện những mụn nhỏ quanh móng chân,

có thể làm long móng Con vật đứng lên rất khó khăn và di chuyển một cách đau

Trang 15

đớn Cũng có thể thấy những mụn nhỏ ở núm vú, bầu vú sưng và căng Bò sữa

bị bệnh giảm sản lượng sữa, sữa có màu vàng và đắng

Phòng bệnh: Để hạn chế lây lan, những con vật bị bệnh nên giết đi và vật

phẩm của chúng đem đốt và chôn Không được chuyển từ vùng này sang vùng khác Những vùng nơi mà bệnh đang lưu hành phải tiêm vaccin để hạn chế sự phát tán của bệnh Sử dụng vaccin đa giá chủng A và As

2.3.2 Bệnh lao (tuberculosis)

Lao là bệnh mà ít nước nào thoát khỏi Bệnh xảy ra với tất cả các loại động vật kể cả người

Nguyên nhân: Bệnh lao là do Mycobacterium tuberculosis gây ra trên người,

bò và chim Con vật có thể mang trùng nhiều năm trong ổ lao tại phổi hoặc ở những cơ quan khác Dưới những điều kiện nhất định các ổ lao vỡ ra và vi khuẩn lao tràn vào cơ thể Trong giai đoạn này bệnh có thể lây lan và truyền sang con khác Thường bê bị lây bệnh do bú sữa những bầu vú bị lao Người cũng có thể bị lây bệnh theo kiểu này Lao còn có thể lây truyền qua không khí hoặc trực tiếp qua các vết thương Bệnh hường xảy ra ở thể mãn tính

Triệu chứng: Ổ lao có thể xuất hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể Triệu

chứng đặc trưng của bệnh lao không rõ ràng mà triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào vị trí của các ổ lao trong cơ thể Dù vậy khi con vật mất trạng thái bình thường kèm theo viêm tuyến lympho trước hàm, trước vai, phía sau vai và một bên vú người ta thường nghi ngờ con vật bị bệnh lao Nếu vú nhiễm lao thì sản lượng sữa giảm, hạch vú cứng lên Nếu lao phổi thì con vật có tiếng ho khan ngày một nhiều và đau đớn Đờm có màu vàng nâu hoặc lẫn máu

Bò bị bệnh lao thì tiêu hủy, không điều trị tốn kém và nguy cơ lây nhiễm sang người

Phòng bệnh: Tiêm phòng bệnh lao theo quy định của thú y Sử dụng

vaccinBCG (vaccin chết)

2.3.3 Bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng gây ra cho tất cả động vật và người có đặc điểm là sự co giật và cứng đờ các cơ

Trang 16

Nguyên nhân: Uốn ván gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani Chúng xâm

nhập vào cơ thể qua các vết thương Trong vết thương chúng sinh ra độc tố, độc

tố theo máu đến não, tại đây chúng gây ra sự đáp ứng quá khích đối với những kích thích thông thường, vì vậy mà xảy ra ngay lập tức sự co giật của cơ

Triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh kéo dài một đến hai tuần nhưng đôi khi có thể

dài hơn Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự co cứng tăng lên dẫn đến mất khả năng nhai và cử động của tai, đi lại trở nên khó khăn Cơ dưới da có cảm giác cứng Bởi vì có sự co giật các cơ hô hấp nên nhịp thở nông và nhanh khác thường Trong trường hợp đó con vật chết do nghẹt thở Trước khi chết con vật sốt cao Sau khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên đến khi chết kéo dài 5 - 10 ngày Đối với các con vật non thời gian này ngắn hơn Bệnh có thể kéo dài vài tháng hoặc con vật có thể qua khỏi được

Phòng và trị bệnh: Điều trị bệnh uốn ván hết sức khó khăn và không hiệu

quả Tuy nhiên, có thể tiêm kháng huyết thanh và peniciline để giúp cho việc tiêu diệt vi khuẩn Dùng thuốc làm dịu đi sự co cơ Phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh da sạch sẽ trước và sau khi phẫu thuật Tránh không cho các vết thương bị nhiễm trùng hay dơ bẩn Vết thương do đinh gỉ hay kim loại gỉ gây ra cần hết sức chú ý Sau khi phẫu thuật, phải lập tức tiêm kháng huyết thanh để con vật có miễn dịch thụ động Đặc biệt, ngựa rất mẫn cảm với bệnh này Tiêm phòng vaccin uốn ván

2.3.4 Sán lá gan (Fascioliasis)

Sán lá phân bố rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước ta Nó gây bệnh trên bò

và cừu Sán lá gan rất thường gặp ở trâu bò nuôi trên đồng cỏ trũng Sán trưởng thành sống trong ống dẫn mật của gan Dạng chưa trưởng thành sống trong mô của gan Con trưởng thành dài 8 - 30mm, rộng 4 - 13mm Màu sắc của chúng từ xám bẩn đến nâu sậm

Vòng đời của sán lá gan có thể tóm tắt như sau: Trứng của sán theo ống dẫn

mật vào ruột non của vật chủ và được thải ra cùng với phân Để tiếp tục phát triển, chúng cần phải có vật chủ trung gian là con ốc sên sống ở trong bùn Chúng trải qua một số giai đoạn phát triển ở ốc sên trước khi chui ra và tự bản

Trang 17

thân chúng có dạng nang gắn lên lá cỏ và là ấu trùng gây nhiễm Khi con vật ăn phải nang này, thành của nó bị phân hủy trong đường ruột và hình thành sán non Sau khi lách qua đường ruột vào thành gan nó tồn tại ở gan 6 - 8 tuần trước khi vào ống dẫn mật Tổng thời gian sán phát triển trong vật chủ từ lúc vật chủ nuốt nang tới khi thành thục giới tính khoảng 2,5 - 3 tháng Sán trưởng thành sống được khoảng 1 năm

Triệu chứng: Không đặc trưng Có thể chẩn đoán nhiễm sán lá gan bằng

cách kiểm tra trứng sán trong phân bằng kính hiển vi Vật giết thịt có thể tìm thấy sán trong gan

Điều trị: Có thể dùng thuốc đặc hiệu và đúng liều Có thể hạn chế sự lây

nhiễm sán lá gan bằng cách tiêu diệt ốc trong môi trường bằng hóa chất hoặc tạo môi trường bất lợi cho ốc sên bằng cách cải thiện hệ thống thoát nước trên đồng

cỏ Vùng đất ẩm bệnh sán lá gan do Fasciola gigantica gây ra làm thiệt hại kinh

tế lớn hơn, vì loài sán này sử dụng sên nước làm vật chủ trung gian

Một vài loại thuốc trị bệnh kí sinh trùng (Theo JP Berson 7/1997):

- Giun đũa giun tròn đường hô hấp và tiêu hóa: Lévamisol chích và uống

- Giun tròn, ruồi rận ghẻ: Ivermectine, liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm 1 lần

- Sán lá gan: Dovenix

Theo GS Leng, dùng Fenonthiazin trộn vào bánh dinh dưỡng để chống giun tròn Có thể dùng Pentizol 5g/1kg bánh dinh dưỡng hoặc có thể dùng Fenbendazol (rẻ hơn)

2.3.5 Bệnh chướng hơi dạ cỏ

Chướng hơi gây ra bởi sự sản sinh bọt bền ở dạ cỏ Bọt này làm cho khí sinh

ra trong quá trình lên men dạ cỏ bị giữ lại không thể ợ ra theo đường bình thường và làm tăng áp suất trong dạ cỏ Nếu không can thiệp bò có thể chết vì ngạt thở

Phòng: Cho ăn cỏ chặt dài, sử dụng các chất chống bọt như thân lá cây đậu

phộng, dầu paraphin trong nước uống

Trang 18

CHƯƠNG III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: Con bò thịt đang được nuôi tại các

hộ nông dân tại xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La

3.2 Nội dung nghiên cứu

* Điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt tại xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La về các mặt:

- Thực trạng chăn nuôi chung trong toàn xã Mường Cai:

Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở địa phương, hộ chăn nuôi bò thịt được thu thập trong 4 năm 2012, năm 2013, năm 2014, 4 tháng đầu năm 2015, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi, tiêu thụ bò thịt năm 2015

- Thực trạng chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra trong 4 tháng đầu năm 2015 tại xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La:

+ Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ điều tra

+ Phương thức chăn nuôi bò tại các hộ điều tra

+ Chuồng trại chăn nuôi bò

+ Giống và cơ cấu giống bò đang được nuôi ở Mường Cai

+ Khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn bò thịt nuôi tại Mường Cai

Trang 19

* Điều tra, đánh giá nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò thịt

- Cỏ tự nhiên: Tìm hiểu diện tích cỏ tự nhiên, chất lượng cỏ

- Cỏ trồng: Tìm hiểu diện tích cỏ trồng, giống cỏ, chất lượng cỏ, sản lượng cỏ trồng

- Nguồn phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi bò thịt

- Chế biến và dự trữ thức ăn nuôi bò thịt

* Điều tra, đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn bò và công tác thú y

- Tình hình dịch bệnh và loại thải đàn bò

- Công tác thú y, phòng bệnh trên đàn bò

* Khảo sát thị trường tiêu thụ bò thịt của các hộ chăn nuôi bò

* Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ

bò thịt tại xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La

* Phân tích tiềm năng và hạn chế để phát triển chăn nuôi bò thịt tại Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La

* Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đàn bò bền vững, hiệu quả kinh tế cao

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

* Chọn Bản nghiên cứu:

Chọn 3 bản thuộc xã Mường Cai huyện Sông Mã tỉnh Sơn La và chợ Trung Tâm huyện Sông Mã, 4 địa điểm này sẽ nói lên về vị trí địa lí, dân tộc, dân trí, hoạt động sản xuất nông nghiệp và tình hình chăn nuôi bò, tiêu thụ bò thịt

* Chọn hộ điều tra:

Mỗi bản điều tra tiến hành phỏng vấn 15 hộ nông dân và phỏng vấn ngẫu nhiên

3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp

- Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu

- Quy mô, cơ cấu và biến động đàn bò qua các năm

- Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và ngành chăn nuôi qua các năm

- Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn bò qua

Trang 20

3.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp

- Các số liệu về tình hình chung của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ; vốn và đầu tư vốn cho sản xuất của hộ; sử dụng lao động trong hộ; cách tổ chức sản xuất; tình hình tiêu thụ sản phẩm; các khó khăn vướng mắc của hộ;

sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp đối với hộ; các ý nhận xét và kiến nghị của hộ… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu được chuẩn bị trước theo mục đích nghiên cứu

- Các nhận định, đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt của huyện,

xã, mối quan hệ cộng đồng Nguồn thu thập thông qua trao đổi với lãnh đạo ở

xã, người có chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở Bản, Trưởng Bản và một số người chăn nuôi, buôn bán có kinh nghiệm

Trang 21

chăn nuôi do kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò được xác định theo công thức:

- Giá trị chăn nuôi bò thịt: Là giá trị tính theo giá trị thực tế hoặc giá trị so sánh của sản lượng bò thịt thu được trong kỳ chăn nuôi

- Số lượng chuồng trại: Giá trị và giá trị sử dụng

- Diện tích đồng cỏ: Là quy mô đồng cỏ dùng cho chăn thả bò và các loại động vật ăn cỏ khác Đây là chỉ tiêu cơ sở để xác định khả năng phát triển quy

mô chăn nuôi bò thịt cho phép ở một vùng, một khu vực hoặc một địa phương,

là căn cứ đề ra giải pháp thức ăn cho phát triển chăn nuôi bò thịt Theo lý thuyết 500m2 trồng cỏ với điều kiện tối ưu là toàn bộ diện tích được trồng cỏ thâm canh, năng suất cao sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho 1 con bò thịt trưởng thành [8]

* Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:

- Năng suất sản phẩm: Là số sản phẩm chính thu được tính bình quân cho một bò thịt trong chu kỳ chăn nuôi

- Ngoài ra còn các chỉ tiêu như: Cải tạo đàn bò thịt về tầm vóc, trọng lượng

cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, sự thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện chăn nuôi của vùng…

B, Phân tích các chỉ tiêu về tiêu thụ bò thịt

- Chỉ tiêu phản ánh số lượng bò thịt được tiêu thụ

- Cơ cấu của từng hình thức phân phối ra

- Giá cả tiêu thụ theo phân loại bò thịt

- Tỷ lệ tiêu thụ bò thịt qua các kênh

C, Phân tích các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt

* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi

Trang 22

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền hay giá trị của con bò thịt khi xuất bán

Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động trong một chu kỳ sản xuất

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trong một chu kỳ sản xuất

MI = VA - Khấu hao tài sản cố định (chuồng trại)

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi:

- Hiệu quả chi phí:

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC) là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của một chu kỳ sản xuất

+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC): Được tính bằng giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị chi phí bỏ chi phí bỏ ra trong sản xuất + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (MI/IC): Tính bằng giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí trung gian

- Hiệu quả sử dụng lao động:

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động gia đình:

GO/1 công lao động gia đình + Tỷ suất giá trị tăng thêm tho công lao động gia đình:

Trang 23

VA/1 công lao động gia đình + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình:

MI/1 công lao động gia đình

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đƣợc thu thập, tổng hợp và đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 24

CHƯƠNG IV ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên của xã Mường Cai

4.1.1.Vị trí địa lý

Xã Mường Cai là một xã vùng III, xã vùng sâu vùng xa, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn cách thị trấn Sông Mã 25 km về phía Tây Nam Tổng diện tích tự nhiên của xã là 14.507 ha, có đường biên giới Việt - Lào 3,8 km, có độ dốc cao, suối sâu, độ cao trung bình 700m so với mưc nước biển, cách thị trấn Sông Mã

25 km, vị trí tiếp giáp:

- Phía Bắc: giáp xã Huổi Một

- Phía Nam: giáp nước Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào

- Phía Tây: giáp huyện Sốp Cộp

- Phía Đông: giáp xã Mường Hung

Với vị trí địa lí như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các bản với nhau đặc biệt xã lại giáp gianh giới với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn do cách thị trấn Sông Mã 25 km, các dịch vụ vui chơi giải trí ít được tiết cận

Địa hình xã Mường Cai chủ yếu là đồi núi cao, dốc nên gây khó khăn trong việc phát triển đường giao thông và giao lưu buôn bán với các xã khác, các bản vùng cao khó khăn trong việc vẩn chuyển các loại hàng nông sản do người dân nơi đây sản xuất đến thị trường tiêu thụ và doanh nghiệp chế biến

Vậy để giải quyết việc làm cho người dân trong toàn xã để tăng thêm nguồn thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống thì Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn đến xã Mường Cai về các vấn đề xã đang gặp khó khăn mà xã chưa giải quyết được còn cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của người dân

4.1.2 Điều kiện địa hình

Địa hình của Xã Mường Cai phần lớn là đồi núi cao độ cao trung bình so với mực nước biển là 700m, địa hình như vậy phù hợp việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, tiếp đến là vùng đồi núi thấp phù hợp việc làm nương rãy, trang trại Vùng

Trang 25

thấp có dịên tích trồng lúa nước 25,20ha nhìn chung địa hình không phù hợp cho việc canh tác lúa nước Tổng diện tích đất tự nhiên của xã có 14507 ha trong đó:

- Đất nông nghiệp 8652,2 ha;

- Đất lâm nghiệp 7356,5 ha;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 18 ha;

- Đất phi nông nghiệp 218,98 ha;

- Đất chưa sử dụng 5635,82 ha

Xã Mường Cai có diện tích khá rộng, tổng diện tích 14.700 ha trong đó bao gồm cả đất vườn, đất nông nghiệp và đất rừng, diện tích đất đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân trong toàn xã, trước đây đất canh tác nông nghiệp của người dân còn rộng hơn nhưng do một phần đóng góp vào đất rừng bảo tồn Diện tích đất nông nghiệp của người dân bị hẹp lại nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, từ những mất đất sản xuất đó được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã hỗ trở một phần nào đó cho những

hộ gia đình bị mất đất canh tác

Đất trong xã chủ yếu là đất màu đen giàu dinh dưỡng qua bao đời sự dụng lâu dài và trong quá trình xói mòn rửa trôi đất một phần cũng do sự tác động của con người nên hiện nay đất trở nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng cho cây trồng Với điều kiện đất thuận lợi, khí hậu nóng ẩm phù hợp cho trồng cây ngô, lúa, khoai, sắn… các cây ăn quả như: nhãn, xoài, mận, đào, bưởi, ổi, mít, chuối, dứa…

Trong xã có một con suối chảy qua trung tâm xã, con suối này phục vụ cho sinh hoạt của người dân, con suối này ở đầu nguồn có nhiều rừng cây nên bảo vệ được nguồn nước trong sạch cũng như duy trì ổn định chế độ nước để phục vụ tưới tiêu rau, quả phục vụ bữa ăn hàng ngày của dân cư nơi đây

Xã Mường Cai gồm 18 bản, mỗi một bản có một khu rừng già, thuộc rừng bảo tồn của xã và bảo vệ động thực vật của xã, địa hình nhiều núi cao bị ảnh hưởng bởi gió mùa đông lạnh, nhiều nơi xuất hiện sương muối vào buổi sáng nên ảnh hưởng đến sự sống của cây trồng vật nuôi của người dân

Xã Mường Cai hầu như không có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, tài nguyên khoáng sản nhưng có điều kiện để phát triển về điện năng nhỏ và vừa

4.1.3 Điều kiện khí hậu

Xã Mường Cai nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt

Trang 26

- Mùa đông (mùa khô) thường ít mưa bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa này thịnh gió mùa đông bắc thường thời tiết lạnh và khô thường xuất hịên sương muối

- Mùa hè (mùa mưa) bắt đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, mùa này thịnh hành gió tây nam, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều

Nhiệt độ trung bình 25ᵒ C , độ ẩm khí hậu đạt 80% Nhìn chung thuận lợi cho các cây trồng như lúa ngô, khoai, sắn vv , các loại cây ăn quả, cây rừng phát triển tốt Tuy nhiên ở vùng có gió tây nam có nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình ra hoa kết quả của cây trồng

4.1.4 Đặc điểm thủy văn và nguồn nước

Mường Cai là xã vùng III của Huyện Sông Mã xã không có sông, chỉ dựa vào suối nặm sọi và nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trong toàn

xã phụ thuộc chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên Trong những năn gần đây diện tích rừng đầu nguồn giảm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nguồn nước và hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong xã

Hệ thống nước sạch của xã đã được xây dựng 16/18 bản, còn lại 2 bản Sài Khao và Phiêng Piềng chưa đưa được sự dụng công trình nước sạch, lý do vì địa hình không bằng phẳng, dân cư không tập chung vào một khu, dân cư sinh sống rải rác nên khó khăn trong việc dẫn nước vào các hộ gia đình

Hiện nay xã Mường Cai đang nhận được đề án xây dựng phát triển nông thôn mới tập trung dân vào cùng sinh sống tập trung trong một khu để ổn định dân

cư, đưa các công trình phúc lợi

4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

4.2.1 Dân số

Theo số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Mường Cai thì trong xã có 18 bản trong đó 10 bản dân tộc Mông, 1 bản dân tộc Sinh Mun, 1 bản dân tộc Khơ

Mú, 6 bản dân tộc Thái Số liệu cụ thể được tôi trình bày ở bảng 4.1

Dân số xã Mường Cai tính đến tháng 04 năm 2015 tổng là 970 hộ, 5337 nhân khẩu

Trong đó:

- Nam: 2709 người,

- Nữ: 2628 nhân khẩu,

Tuổi từ 15 trở lên: 2999 khẩu, nam 1489, nữ 1510

Số hộ và số nhân khẩu được chia theo dân tộc như sau:

Trang 27

- Dân tộc Mông: 516 hộ, 3385 nhân khẩu

- Dân tộc Thái: 280 hộ, 1177 nhân khẩu

- Dân tộc Khơ Mú: 62 hộ, 284 nhân khẩu

- Dân tộc Sinh Mun: 70 hộ, 360 nhân khẩu

- Dân tộc kinh: 42 hộ, 131 nhân khẩu

Bảng 4.1 Dân số xã Mường Cai

STT Tên Bản Số hộ Số nhân khẩu Dân tộc Cách trung tâm

xã (km)

Trang 28

đó: Tổng số hộ dân trong toàn xã có 970 hộ, 5.366 nhân khẩu, có 5 dân tộc cùng sinh sống

- Dân tộc HMông chiếm 63,4%

- Dân tộc Thái chiếm 22,1%

- Dân tộc Khơ Mú chiếm 5,3%

- Dân tộc Kinh chiếm 2,5%

- Dân tộc Sinh Mun chiếm 6,7%

Cơ sở vật chất của Xã Mường Cai còn nghèo nàn lạc hậu, kết cấu hạ tầng còn yếu kém sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chính là nền nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 23,4% trong toàn xã đối với năm

2013

4.2.3 Văn hóa, giáo dục, y tế

* Văn hóa

Trong toàn xã có 18 bản, gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc

có một nền văn hóa khác nhau tượng trưng cho phong tục tập quán của dân tộc mình

Về chất lượng học sinh ngày càng nâng cao về chiều rộng lẫn chiều sâu

Trường Mầm Non Hoa Đào xã Mường Cai

Trang 29

- Tổng số : 21 lớp với tổng số trẻ: 471

- Trong đó nhóm trẻ: 3 nhóm với 46 cháu

- Lớp mẫu giáo: 471cháu

- Tổng số giáo viên: 30 cán bộ giáo viên Trong đó cán bộ quản lý: 02, giáo viên: 26, nhân viên: 02

- Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi được duy trì đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi ra lớp học

- Các lớp mẫu giáo được phủ kín trên địa bàn xã; tổng số phòng học có 21 phòng học Trong đó: phòng học cấp IV là 3 phòng, nhà tạm 17 phòng, học nhờ

+ Tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học

Trường trung học cơ sở

- Tổng số lớp: 14 lớp

- Tổng số học sinh: 472 em

- Tổng số giáo viên: 30 đồng chí cán bộ quản lý: 03 giáo viên: 27, đủ theo quy định, thiếu nhân viên hành chính

- Tiếp tục duy trì giáo dục phổ cập trung học cơ sở

- Về cơ sở vật chất: Còn thiếu giường ngủ cho học sinh, nhà ở cho học sinh bán trú; thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu

Nhìn chung công tác giáo dục đào tạo cả 3 trường có nhiều cố gắng trong việc dạy và học, cả 3 trường đã khai tổ chức lễ khai giảng đúng kế hoạch và đi vào dậy và học có nề nếp Công tác xã hội hóa giáo dục được đề cao, duy trì phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học, phổ cập mầm non, chất lượng dạy và học được nâng lên

* Y tế

Trang 30

Trạm y tế xã có 02 y sỹ, 02 y tá và 2 nữ hộ sinh, 01 cán bộ dân số Trạm có

08 giường bệnh, trong năm 2014 trạm y tế xã khám bệnh cho: 2262 lượt bệnh nhân, trong đó chuyển tuyến 563 lượt bệnh nhân; còn lại 1700 khám và điều trị tại trạm

Chiến dịch tiêm phòng sởi RUBELLA Trẻ 1 - 14 tuổi tổng số: 1924 người, tiêm được 1858 người đạt 96,5%; viên não cho trẻ 3-15 tuổi 1689 tiêm được

1618 đạt 95%; tổng số trẻ đến 5 tuổi: 648 trẻ, trong đó suy dinh dưỡng là 105 trẻ chiếm 16,2%

Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là: 999 người trong đó áp dụng các biện pháp tránh thai là: 743 người chiếm 74,3%; tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã vẫn ở mức cao 1,8%

Các chương trình y tế quốc gia được xã tổ chức triển khai kịp thời đạt hiểu quả cao đặc biệt là chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, phối hợp với UB dân số huyện tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em đạt kết quả khá, tổ chức thành công lễ đón nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn năm 2011 - 2020

Tuy nhiên: Ngoài thuốc cấp không theo chương trình 139 ra xã chưa có

nguồn thuốc khác bán phục vụ nhân dân, cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh cơ bản đã đạt, trạm còn thiếu bác sĩ Công tác vệ sinh môi trường của trạm, các bản thực hiện mỗi gia đình 3 chuồng, 4 hỗ đã được quán triệt triển khai đồng bộ nhưng còn chưa thường xuyên Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở bản còn yếu về trình

độ thiêu về chuyên môn

4.2.4 Kinh tế xã hội

* Kinh tế

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ chính quyền các cấp, sự quyết tâm phấn đấu không chịu khuất phục trước cái đói, cái nghèo của cán bộ Đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Mường Cai trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống Từ một xã nền kinh tế còn thấp chủ yếu tự cung, tự cấp đến nay với cơ chế thị trường mở cửa hội nhập giao thương

Trang 31

buôn bán sản xuất hàng hoá thu nhập kinh tế bình quân 4.500.000

đồng/người/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,2 %

Xã Mường Cai tổng số hộ toàn xã là 970 hộ và 5337 nhân khẩu năm 2014, tổng số hộ nghèo là 193 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,9% tổng số hộ trong toàn

xã, tổng số hộ cận nghèo là 68 hộ chiếm 7,0% tổng số hộ trong toàn xã

Nguồn thu nhập của người dân xã Mường Cai chưa ổn định tỷ lệ hộ nghèo vấn còn nhiều

Vì nguồn thu nhập của người dân xã Mường Cai chủ yếu là nông nghiệp và vẫn chưa biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến tỷ

lệ kinh tế còn thấp

Vật nuôi chủ yếu của người dân nơi đây chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt, nhưng do người dân chưa có kỹ thuật chăn nuôi đúng cách và chưa được tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi, nhiều gia đình nuôi thả rông nên công việc chăn sóc tiêm phòng dich bệnh còn khó khăn không ngăn chặm kịp thời khi có dịch bệnh, ngoài ra còn có một số dân tộc còn nuôi gia súc gia cầm dưới gầm sàn nhà, không làm chuồng trại để nhốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để nuôi nên gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người

dân, đặc biệt gây ô nhiễm môi trường sống và mất cảnh quan

Tổng đàn trâu là 405 con, tổng đàn Bò là 2.362 con ở đây nuôi Trâu, Bò chủ yếu để lấy sức kéo bán thịt, tổng đàn Lợn 2.918 con, tổng đàn Dê là 1368 con, hình thức nuôi của người dân chủ yếu là lấy thịt bán đi lấy tiền cung cấp cho gia đình và cho con cái đi học

Gia cầm trong toàn xã là 16.286 con, mục đích nuôi của người dân là để làm thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày đồng thời góp phần tăng thu nhập giá trị

về kinh tế cho mỗi gia đình, cải thiện đời sống hàng ngày của người dân trong toàn xã

*Xã hội

Xã Mường Cai là một xã vùng III, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Sông Mã có tổng diện tích tự nhiên là 14.700km2, có 3,8km đường biên giới giáp với nước bạn Lào Xã Mường Cai là xã biên giới trọng

Trang 32

điểm về an ninh quốc phòng, nhiều năm qua tệ nạn ma túy và việc buôn bán ma túy qua biên giới diễn biến phức tạp, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện ở một

số bản vùng cao vấn diễn ra hàng năm, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, kinh tế xã hội chậm phát triển đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn

Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng không bền vững, có những năm giảm, có những năm lại tăng chỉ trong một bản Đội ngũ cán bộ từ xã đến bản còn hạn chế, bất cập, đa số các đồng chí cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn

Về dân số: Xã Mường Cai có 5 dân tộc cùng chung sống, dân cư phân bố

không đồng đều có 8 bản sống chủ yếu phân bố dọc suối Nặm Sọi 10 bản còn lại sống theo từng cụm rải rác theo sườn đồi Tổng dân số xã đến thời điểm nay 5.337 người trong đó 970 hộ với 18 bản, trong đó dân tộc Thái có 06 bản, 280

hộ, 1.177 nhân khẩu chiếm 22,1%; dân tộc Mông 10 bản có 516 hộ, 3385 nhân khẩu chiếm 63,4%, dân tộc Kinh có 42 hộ, 131 nhân khẩu chiếm 2,5%; dân tộc Khơ Mú 01 bản, 62 hộ có 284 nhân khẩu chiếm 5,3%;dân tộc Sinh Mun 01 bản

70 hộ, 360 nhân khẩu chiếm 6,7%;

Về y tế: Xã có 01 trạn Tế xã, có 01 bác sỹ làm trưởng trạm, 02 y sỹ, 02 y

tá, 02 nữ hộ sinh Có 18 y tế bản hoạt động thường xuyên về cơ sở vật chất của trạm gồm 3 ngôi nhà cấp 4 cụ thể như sau: 1 nhà 5 gian gồm phòng khám, phòng cấp cứu, phòng trực; 1 nhà UBDS - KHHGĐ 3 gian, 1 nhà 5 gian gồm 3 phòng lưu bệnh nhân, 1 phòng bán cấp thuốc, 1 phòng kho, trạm có 1 vườn thuốc nam, thiết bị được cung cấp đầy đủ, công tác bảo vệ chăn sóc sức khỏe cho nhân dân hàng năm được chính quyền xã tâm trong lĩnh vực về y Tế,

Trang 33

chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ ngành đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Về hệ thống đường giao thông liên xã chưa được cải tạo nâng cấp, việc đi lại vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa

Về hệ thống điện 14/18 bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia ngoài ra các bản còn lại tận dụng các khe suối làm máy điện mi - li để phục vụ cuộc sống hàng ngày

Về đội ngũ cán bộ xã tổng số là 25 biên chế cán bộ, công chức 11 cán bộ, 10 công chức, 13 cán bộ không chuyên trách, tổng cộng là 34 người Trong đó phân thành 3 khối; khối Đảng, khối chính quyền, khối đoàn thể Trình độ chuyên

môn ( Đại học 4 người, Trung cấp 7, sơ cấp 5

4.2.5 Lao động thu nhập

Nguồn thu nhập chính của người dân trong xã Mường Cai là lúa nương, lúa nước, ngô, khoai, sẵn…ngoài ra còn có một số nguồn thu phụ khác như chăn nuôi gia súc - gia cầm, nuôi trâu, bò, lợn, dê…góp phần tăng thu nhập cho người dân Hiện nay diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp nghề làm nương rẫy không ổn định do đất bạc màu nên người dân đang chuyển dần sang chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi trâu bò với quy mô nhỏ lẻ Chăn nuôi chủ yếu với mục đích cày kéo bán thịt nên cũng đen lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân Nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên hiệu quả chăn nuôi vẫn chưa cao còn gặp nhiều bất lợi, khó khăn

Trang 34

CHƯƠNG V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở xã Mường Cai

(Nguồn Thống kê xã Mường Cai)

Qua bảng 5.1 Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm ta thấy được

Đàn trâu: Tổng đàn trâu năm 2014 của toàn xã là 436 con

Đàn bò: Tổng đàn bò năm 2014 của toàn xã là 2.365con Các giống bò nuôi tại xã chủ yếu là bò địa phương có tầm vóc nhỏ, số lượng bò LaiSind vẫn còn ít vào khoảng 913 con trong toàn xã phân bố dải rắc ở các bản Do không đủ kinh phí nên người dân chủ yếu nuôi bò địa phương, giống của nhà ít khi đi mua giống từ ngoài vào

Đàn lợn: Tổng số đàn lợn năm 201 là 2.676 con giảm so với mấy năm về trước, do bệnh dịch làm cho số lượng lợn giảm đáng kể

Đàn ngựa: Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội người dân đã không còn sử dụng sức vận chuyển của trâu, bò, ngựa nên số ngựa của toàn xã hiện tại

Trang 35

đã không còn con nào Ngày nay người dân chủ yếu dùng xe cộ để vận chuyển hàng hóa

Đàn dê: Đa phần là địa hình đồi núi nhiều thuận lợi cho chăn nuôi dê phát triển, Những năm gần đây do giá thịt dê lên cao, đem lại lợi nhuận từ chăn nuôi

dê lớn do đó người dân trong xã phát triển nuôi dê, các giống dê chủ yếu là giống dê cỏ, dễ nuôi và thích nghi tốt với điều kiện sống ở vùng khí hậu của xã

Từ biểu đồ 1 ta có thể thấy được số lượng đàn trâu tăng dần từ năm 2012 đến 2014 nhưng số lượng không đáng kể, năm 2014 toàn xã có 436con

- Số lượng đàn bò giảm xuống từ năm 2012 đên năm 2013 sau đó lại tăng nhưng tăng không nhiều, năm 2014 toàn xã có 2.365con

- Số lượng đàn lợn tăng từ năm 2012 đến năm 2013, năm 2014 lại giảm xuống phần lớn do bệnh dịch làm giảm số lượng đàn lợn, năm 2014 toàn xã có 2.676con

- Đàn ngựa thì giảm đến năm 2014 dường như người dân đã không còn nuôi

Số lượng đàn dê tăng nhưng tăng ít

- Đàn gà có su hướng giảm sau đó lại tăng nhanh vào năm 2014

Biểu đồ 1 Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các

năm

2012 2013 2014

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w