1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại xã chiềng en, huyện sông mã, tỉnh sơn la

71 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 605,03 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất, để tổ chức, hộ gia đình cán nhân, sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo

Trang 1

1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đặc điểm nổi bật của vấn đề nông thôn và nông dân trong hơn mười năm qua là sự đối diện với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa song hành với toàn cầu hóa và thị trường hóa Theo dự tính đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp Những gì các nước Âu Mỹ vượt qua trong hàng trăm năm, các nền kinh tế Đông Á đi qua hàng chục năm, thì nay Việt Nam đang nếm trải gần như cùng một lúc [17]

Đô thị hóa là một đòi hỏi của phát triển Đô thị hóa không chỉ là sự thay đổi của cảnh quan bên ngoài, mà là sự thay đổi lối sống, tác động mạnh đến tâm trạng con người Vì vậy, vấn đề đô thị hóa xảy ra tự phát theo một quy luật tất yếu không cưỡng lại được hay là tự giác và chủ động để thuận theo quy luật ấy một cách thông minh, có tính toán, có “quy hoạch” là điều đang rất được quan tâm

Những năm qua ở nước ta, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển sang công nghiệp và đô thị đã diễn ra rất nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh Theo phương án quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và trong vòng 10 năm, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m²

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người [7] Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy

đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu Mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế xã hội, môi trường một cách bền vững Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy Đáp đã viết "phải bảo vệ

Trang 2

Xã Chiềng En nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sông Mã tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyên 45km với diện tích 6.648,76 Xã có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, song còn gặp nhiều khó khăn

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng En chủ yếu là trồng lúa nước, các loại cây trồng hàng năm khác như: ngô, khoai, sắn, lạc, đậu tương

và các loại cây ăn quả Tuy nhiên diện tích sử dụng đất nông nghiệp của xã đang bị thu hẹp xói mòn rất nghiêm trọng Xã Chiềng En nằm ở vùng cao, khí hậu khắc nhiệt nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao

Việc nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất, để tổ chức, hộ gia đình cán nhân,

sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Chiềng En vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết

Trước tình hình đó xã Chiềng En cần đánh giá quỹ đất nông nghiệp hiện có và định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,

đô thị hóa Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn Quản

lý đất đai - Khoa Nông Lâm - Trường Cao Đẳng Sơn La cùng với sự hướng dẫn của cô giáo ThS.Trần Thị Oanh, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề:

“Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Chiềng En, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La’’

Trang 3

3

1.2 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng En, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và là cơ sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao mức thu nhập của người dân

Trang 4

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất

2.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [18] Sự phân chia

cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại đất

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học

và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hằng ngày Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối

đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất… Hàng năm gần 12 triệu

ha rừng nhiệt đới bị tán phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu á Cân bằng sinh thái

bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá [23] Sự thoái hoá đất đai tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Theo kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có khoảng 13,4 tỷ

ha đất thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong

đó Châu á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá [11]

Lịch sử của thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào dù là nước phát triển hay đang phát triển thì sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp và còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ Tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước

có thể lựa chọn những nông sản phù hợp để xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân

Trang 5

5

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tình hình hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất

2.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới

Nông nghiệp nhiệt đới được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt đới Diện tích vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến sự phát triển của hệ thống cây trồng Vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng Đất đai phần lớn là màu mỡ nhưng so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn, các xác vi sinh vật mau bị khoáng hoá Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các lọai cây ăn quả nhiệt đới Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực Hiện nay, ở các vùng nhịêt đới, việc canh tác sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững [3]

2.1.4 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất chỉ có hạn Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác với nhiều mục đích khác nhau Chính vì vậy một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác

Do đó, cũng như các nước trên thế giới thì mục tiêu sử dụng đất nông

Trang 6

6

nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác

sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Chính vì vậy, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng [28]

* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Nông nghiệp bền vững được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động thực vật, suy giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh Vấn đề nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm [4] Đi cùng với vấn đề phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền vững Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên 5 quan điểm sau:

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;

- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước;

- Có hiệu quả lâu bền và được xã hội chấp nhận [22]

Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững Nếu

sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất được bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý Altieri và Susanna B.H.1990 cho rằng nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại

Trang 7

7

của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro… Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được Ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích đối với các nước nghèo [44]

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai [9] Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả hiện tại và mai sau [41] Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta, cần nắm vững mục tiêu và tác dụng lâu dài của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương Từ đó, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao - đó là điều kiện tiên quyết phát triển được nền nông nghiệp bền vững

2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp

2.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả Sau này, người ta nhận thấy rõ

sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả Nói một cách tổng quát và chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại [40]

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng

số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [3]

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong

Trang 8

8

hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định

về kinh tế - xã hội đất nước [3]

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [3]

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp

mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp [40]

Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó

mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

2.2.1.1 Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể

là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì

“Hiệu quả là không lãng phí” Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm

Trang 9

Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

là phần giá trị của nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh

tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [28]

2.2.1.2 Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt

xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất Theo Nguyễn Duy Tính [34], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ

Trang 10

Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc

sử dụng đất bền vững hơn

2.2.1.3 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo

vệ môi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [13]

Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường

Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường [11]

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp Đó là việc

sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra

Trang 11

11

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

2.2.2 Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1 Đặc điểm đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các mặt [28];

- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động

- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh

- Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế, cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất

- Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…

Trang 12

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

2.2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Mối quan

hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:

H = K - C

H = K/C

H = (K - C)/C

H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó:

+ H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm)

Trang 13

13

* Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí

cơ hội của người lao động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [15]:

+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải [11], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

+ Đánh giá quản lý đất đai;

Trang 14

14

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất

và bảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Cây trồng là tài nguyên sinh vật, là tài nguyên sống nên sự sống của nó gắn liền với điều kiện môi trường, bởi vì môi trường cung cấp cho cây trồng các yếu tố sinh trưởng cấn thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển, mỗi loại cây trồng chỉ có thể sống và cho năng suất trong điều kiện khí hậu và đất trồng nhất định, các vùng có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau sẽ cho năng suất và sản lượng cây trồng khác nhau

- Khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa, ): Việc đầu tư lựa chọn cơ cấu cây trồng đòi hỏi người nông dân phải am hiểu sâu sắc về tình hình đất đai, khí hậu, thời tiết của vùng mình, địa phương mình để bố trí cây trồng hợp

lý nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi của tự nhiên đồng thời tránh được những thiệt hại mà thiên tai gây ra

Cây trồng khác nhau yêu cầu về cường độ ánh sáng cũng khác nhau, trong quá trình sống của cây trồng hàng năm cường độ ánh sáng tới ảnh hưởng có quan hệ thuận với năng suất cây trồng ở giai đoạn cuối khoảng 45 -

60 ngày trước khi thu hoạch cây trồng

Cây trồng sống trong điều kiện nhiệt độ khác nhau đã thích nghi với

Trang 15

15

nhiệt độ khác nhau

Nước là yếu tố sinh trưởng quan trọng của cây trồng, nước vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật vừa quyết định các biến đổi sinh hoá và các hoạt động sinh lý trong cây cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cho nên nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng

- Đất (loại đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì, chua - mặn, ): Có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, các yếu tố của đất đai là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối, do vậy cần đánh giá đúng điều kiện đất đai để trên cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng của từng vụ thích hợp trên từng loại đất mới cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, bố trí sản xuất hợp

lý, thực hiện đa dạng hoá sản xuất và định hướng đầu tư thâm canh đúng

2.3.2 Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức

- Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố có vị trí quan trọng ảnh hưởng lớn đến cây trồng, bởi muốn phát triển hệ thống cây trồng phải có những điều kiện chủ yếu như các công trình thuỷ lợi, các công trình phúc lợi,

- Vốn cũng là một nhân tố quyết định đến cây trồng, hộ nông dân muốn

có các loại giống mới có giá trị kinh tế cao đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn Trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ phải quyết định tất cả các khâu sản xuất

và làm nảy sinh hàng loạt khó khăn, đa số nông hộ đều thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy chi phí về vật tư cho sản xuất thường là không đủ và không kịp thời gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất

- Với cơ chế kinh tế được đổi mới thì ngày càng có những tiến bộ kỹ thuật và phương thức sản xuất được ứng dụng vào sản xuất như tiến bộ giống, tiến bộ về kỹ thuật, chăm sóc khoa học, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch, công nghiệp chế biến hiện đại, thì sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã thu được kết quả đáng kể

Tổ chức sản xuất kinh doanh tác động đến hộ nông dân qua các khâu tổ

Trang 16

16

chức dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, phổ biến các tiến bộ mới vào sản xuất, những tác động này sẽ thúc đẩy việc đổi mới cây trồng, cơ cấu canh tác của từng vùng cũng như trong từng hộ, thậm trí những tiến bộ khoa học kỹ thuật thay đổi toàn bộ cơ cấu cây trồng

2.3.3 Nhóm yếu tố xã hội

- Lao động và thị trường đều có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng, việc phát triển sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa phải đảm bảo được nhu cầu thị trường

- Sự ổn định về chính trị - xã hội, sự phù hợp của chủ trương chính sách

sẽ khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho các chủ thể sử dụng ruộng đất phát huy năng lực, lựa chọn các hướng đầu tư có hiệu quả, đồng thời hạn chế được rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Ngoài ra, những kinh nghiệm tập quán sản xuất nông nghiệp và trình

độ dân trí của nhân dân cũng có tác động đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

- Nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nông nghiệp phát triển như: Luật đất đai, chính sách trợ giá nông nghiệp để giúp nông dân khi nông phẩm biến động, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa canh kết hợp với việc phát triển dịch vụ và công nghiệp nông thôn nhằm tạo việc làm cho người dân

2.4.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong tương lai

Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu

Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:

+ Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành, nhóm sản

Trang 17

17

phẩm [8], dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [39]

+ Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,

xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định

cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá [8]

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50% [8], tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp [39] Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của công nghiệp hoá [8] Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá, tăng sản phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy

mô thích hợp [2]

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá

Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và

tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm [34] và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát mỗi năm nước ta mất ít nhất 70 – 80 ngàn hecta đất nông nghiệp cho các khu công

Trang 18

18

nghiệp, sân golf, các nhà máy…[21] Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 391/QĐ-TTG ngày 18/4/2008 về việc rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 – 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng Và mới đây nhất trong trong Hội nghị TW7 (khai mạc tại Hà Nội ngày 9-7-2008) đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó có một nội dung rất quan trọng là

“vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” (thường được gọi là "tam nông")

Đây được coi là “đại vấn đề” mà việc xử lý đúng sai sẽ trực tiếp quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN

2.4.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

2.4.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan

hệ giữa người và đất đai Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý Tuy nhiên thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa

và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là

ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp

Ngoài những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên, đất đai còn chịu ảnh hưởng của yếu tố con người, các quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử dụng đất đai được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định

Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất của người dân còn hạn chế đã dẫn tới nhiều diện tích đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người Diện tích đất đai

Trang 19

19

thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp và hậu quả đã gây ra quá trình thoái hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng

Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho

sự tồn tại và tương lai phát triển của loài người Chính vì vậy việc nghiên cứu

và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay

Vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà khoa học đều nhất trí với nhận định của

FAO, 1992 [42]: “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào

để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau” Trong nông nghiệp được dùng theo nghĩa rộng bao gồm nghề trồng trọt,

nghề cá, nghề rừng, chăn nuôi và chế biến nông sản Bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật đi đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và không làm thoái hoá môi trường, thích ứng về kỹ thuật,

có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội [23]

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền vững cho cuộc sống của con người Mục đích của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên

Hệ thống canh tác lấy năng lượng, nguyên liệu từ môi trường, nếu khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo được, hoặc khai thác quá khả năng phục hồi tài nguyên sẽ dẫn đến không còn nguyên liệu, năng lượng Từ đó dẫn tới phải loại bỏ khả năng sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu

Trang 20

20

hệ thống canh tác Hệ thống canh tác chuyển vào môi trường các chất thải trong đó có các chất độc đối với đất, nước và không khí khiến cho sản xuất không bền vững Do vậy khi bố trí các hệ thống canh tác các nhà khoa học bao giờ cũng phải cân nhắc đến hiệu quả kinh tế và môi trường

Trước năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiều giống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục - khái niệm tính bền vững và tiếp theo

là nông nghiệp bền vững

FAO [42] cho rằng sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt

xã hội FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:

- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và chỗ nào có thể thì tăng cường khả năng sản xuất của các cơ

sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống

ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân

Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ bản là duy trì độ phì nhiêu của đất được lâu bền Độ phì nhiêu đất là tổng hoà của nhiều yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật học để tạo ra môi trường sống thuận lợi nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển

2.4.3.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất gắn với các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường là vấn

Trang 21

21

đề hiện đang được nhiều nước và người sử dụng đất quan tâm Trong thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, việc sử dụng đất luân hướng tới mục tiêu kinh tế, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên mọi đơn vị diện tích đất nhất

định (xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuồng trại chăn nuôi quy

mô lớn ) Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ được sử dụng để

phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của

con người (xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn )

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất

(sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng (các thảm hoạ sinh thái như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở đất liên tục xẩy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng), làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi Để thoả mãn

nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường nhất thiết phải giải quyết những xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo

ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo

vệ và nâng cao chất lượng môi trường Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hoà được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường

Những xung đột giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường rất đa dạng:

- Đất sản xuất nông nghiệp đối lập với quá trình đô thị hoá

- Phát triển thủy lợi đối lập với việc phân chia các nguồn tài nguyên nước cho đô thị và phát triển công nghiệp

- Phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đối lập với việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển

- Sản xuất thuốc phiện đối lập với sản xuất lương thực thực phẩm ở một

số địa phương

- Quyền lợi của người bản địa và những người di cư

Trang 22

22

- Bảo vệ các giá trị sinh thái đối lập với nhu cầu về thực phẩm hoặc nông sản khác

- Các chủ sử dụng đất nhỏ mâu thuẫn với việc canh tác quy mô lớn

* Sử dụng đất với mục tiêu kinh tế

Sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau

Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất của mình luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếu thấy việc đó không có lợi họ

có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quả hơn hoặc nếu việc canh tác không có lợi họ có thể bán phần đất của họ cho người nông dân khác, những người mà sản xuất nông nghiệp đem lại lợi nhuận cao hơn hoặc họ cũng có thể thay đổi mục đích sử dụng đất của mình kể cả việc bán đất sét cho nhà máy gạch, bán cát dưới dạng vật liệu xây dựng hoặc sử dụng đất làm khu vui chơi giải trí cho khách du lịch

Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nước) luôn có những mối

quan tâm kinh tế lâu dài trong sử dụng đất, trước hết đó là đảm bảo các mục tiêu kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực; có đất để mở mang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường và các khu vui chơi giải trí

Như vậy các mối quan tâm kinh tế nhất thời của người sử dụng đất cụ thể mâu thuẫn với mối quan tâm lâu dài của cả cộng đồng

Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế được xem là hợp lý không có nghĩa

là thoả mãn được nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất và toàn thể cộng đồng mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ưu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng

* Sử dụng đất với mục tiêu xã hội

Sử dụng đất trước tiên liên quan đến những người sống trên mảnh đất

Trang 23

23

đó, họ có những nhu cầu thiết yếu của mình và đó là mục tiêu xã hội rõ rệt của bất cứ một Nhà nước nào nhằm tạo ra hay duy trì các điều kiện mà nó có tác dụng giúp thoả mãn những nhu cầu thiết yếu này Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu nhằm

cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu (xã hội, kinh tế và môi trường) Những nhu

cầu thiết yếu này bao gồm các cơ sở vật chất công cộng hoặc các phương tiện phục vụ cho sức khoẻ, giáo dục, định cư, thu nhập, ngoài ra còn tạo ra một ý thức về công bằng xã hội và kiểm soát chính tương lai của họ

Công bằng xã hội là rất cần thiết cho mọi người Trong sử dụng đất Chính phủ thường có những dự án ưu đãi cho nhóm người nghèo trong xã hội

Việc làm giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm dân số cũng là một

mục tiêu xã hội của Chính phủ (mâu thuẫn giữa dân bản địa, dân di cư )

Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ

về việc sử dụng đất Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể

là đối tượng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau”

* Sử dụng đất với mục tiêu môi trường

Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục tiêu riêng Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trường

Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học Đất nước, phong cảnh thiên nhiên là các tài sản có giá trị Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội

Trang 24

24

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và

thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp và một số yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng En, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là xã Chiềng En Huyện

Sông Mã tỉnh Sơn la

+ Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2005 –

2011 Số liệu giá cả vật tư và nông sản phẩm hàng hoá điều tra vào thời điểm năm 2011

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến đất đai

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn,…

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: dân số và lao động, trình độ dân trí,

cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, Từ đó rút ra những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá chung

3.2.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã

- Nghiên cứu hiện trạng các kiểu sử dụng đất

- Diện tích và sự phân bố diện tích đất nông nghiệp

- Mức độ biến động diện tích các kiểu sử dụng đất trong xã

Trang 25

25

3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua một số chỉ tiêu: GTSX, CPTG, GTGT, hiệu quả đồng vốn (HQĐV) của các kiểu sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu như: số lao động được sử dụng trong các loại hình sử dụng đất; giá trị ngày công lao động trong các loại hình sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu về mức đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và ảnh hưởng của nó đến môi trường

- Đánh giá tổng hợp dựa trên các đánh giá về hiệu quả kinh tế, hiệu quả

xã hội, hiệu quả môi trường từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

3.2.4 Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng En, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

- Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng

- Định hướng nâng cao sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

- Dự kiến một số giải pháp sau định hướng

- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp thực hiện

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế

về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất, để đảm bảo tính khách quan của đề tài tôi tiến hành chọn 02 bản đại diện cho 02 tiểu vùng:

Tiểu vùng 1: Là vùng tiếp giáp với xã Mường Lầm, thuận lợi cho việc pháp triển kinh tế tập trung nhất chủ yếu là thu hút một số loại nông sản để trao đổi hàng hóa, là vùng giữa trung tâm xã đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc pháp triển ngành chăn nuôi, trồng cây lâu năm, các loại cây khác Có độ

Trang 26

26

cao trung bình 9 - 10 m nằm theo các suối trải từ trên xuống dưới

Tiểu vùng 2: là vùng có địa hình và đặc điểm về thổ nhưỡng có phần tương đồng với các điều kiện của tiểu vùng 1 Tuy nhiên việc lựa chọn nghiênS cứu tiểu vùng 2 bởi khu vực này gồm các bản có quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất kem màu mỡ, không tập chung, canh tác không được lâu đời, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong thời kỳ

đô thị hóa và công nghiệp hóa

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các bản trong tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Các hộ được điều tra là các hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 02 bản đại diện cho 02 vùng Tiến hành điều tra 20 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp của mỗi bản trong tổng số 40 phiếu điều tra

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: Loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích so sánh để biết được sự biến động qua các năm để rút ra kết luận

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstion Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ

3.3.4 Các phương pháp khác

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nông dân

Trang 27

27

sản xuất giỏi để đề suất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện

+ Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học

kỹ thuật nông nghiệp

Trang 28

28

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Chiềng En

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý:

Xã Chiềng En nằm ở phía Tây huyện Sông Mã cách trung tâm huyện Sông Mã 46 km là xã khu vực 3 thuộc chương trinh 134, 135 của Chính phủ, với tổng diện tích tự nhiên là 6.648,76 ha gồm 17 bản, có vị trí giáp ranh như sau:

Từ: 210

10, 55,, đến: 210

14, 10,, vĩ độ Bắc Từ: 1030

26, 10,, đến: 1030

33, 40,, kinh độ Đông

- Phía Đông giáp xã Mường Lầm

- Phía tây giáp tỉnh Điện Biên

- Phía Nam giáp xã Đứa Mòn

- Phía Bắc giáp xã Pú Bốu, Bó sinh, huyện Sông Mã và xã Pá Lông, huyện Thuận Châu

Toàn xã được chia thành 17 bản với tổng diện tích tự nhiên 6.648,79

ha, chiếm 6,75% tổng diện tích tự nhiên của huyện

Xã có tuyến đường 115 đi qua với chiều dài là 15 km vài các tuyến đường liên bản vị trí địa lý của xã không thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, rất khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá và vận chuyển nông sản

và hoà nhập với thành tựu kinh tế văn hoá xã hội theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4.1.1.2 Địa hình

Xã Chiềng En có địa hình khá phức tạp có độ cao trung bình 950 m so với mực nước biển bao gồm hai dạng địa hình chính:

Trang 29

29

- Dạng địa hình đồi núi cao giáp tỉnh Điện Biên dạng địa hình này tập trung tại các bản Hua Pát, Nà Bó, Lọng Xày có độ cao từ 750 m đến 1.250 m

so với mực nước biển

- Dạng địa hình phiêng bãi, đồi bát úp phân bố dọc theo Sông Mã và các suối Nậm Láng, Nậm Lưng có độ cao từ 450 m đến 650 m so với mực nước biển dạng địa hinh này chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất trong toàn

4.1.1.3 Khí hậu

Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi phía bắc, được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6,7,8 với lượng mưa chiếm khoảng 87% tổng lượng mưa cả năm và là thời kỳ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, tuy nhiên trong thời kỳ này do lượng mưa lớn, tập trung cùng với địa hình dốc, độ che phủ của rừng thấp thường rễ xẩy ra hiện tượng xói mòn rửa trôi, lũ ống lũ quét và sạt lở đất và làm thiệt hại đến hoa mầu và cây trồng khác làm hư hỏng các công trình giao thông và thủy lợi, gây thiệt hại cho sản xuất và tài sản của nhân dân, mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước kéo dài đến tháng 5 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm khoảng 13% tổng lượng mưa

cả năm, vì vậy thường gay khô hạn và thiếu nước sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhất là các bản Lọng Xày, Huổi Han, Pá Lưng, Huổi Púng

4.1.1.4 Thủy văn

Ngoài dòng Sông Mã chảy qua địa bàn xã với chiều dài khoảng 7 km

xã Chiềng En có các suối và các khe suối phân bổ khắp toàn xã

- Như suối Nậm Lưng chảy qua các bản Hua Lưng, bản Lưng, bản Ten,

Nà Lằng, bản Mới, Pá Lưng với chiều dài khoảng 10 km

- Suối Nậm Láng chảy qua các bản Co Tòng, Co Muông với chiều dài khoảng 5 km

Trang 30

30

- Suối Nậm Pát chảy qua các bản Hua Pát, Nà Bó, Lọng Xày với chiều dài khoảng 7 km ngoài ra trong toàn xã còn có các nhánh suối nhỏ khác như Huổi Cang, Huổi Ngá, Huổi Nì, Huổi Én, Huổi Cốt

- Dựa trên lưu lượng nước các sông suối trên đã đóng vai trò điều tiết nước cho sinh hoạt và sản xuất và nuôi trồng thủy sản

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Loài đất FHa Đất feralit mùn vàng trên đá xít (FHa) có diện tích khoảng 1.500 ha chiếm 22,56% Diện tích tự nhiên đất có tầng dày và độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn, thích hợp cho các loại cây công nghiệp hàng năm và cây

ăn quả và loại cây trồng khác

- Đất nâu đỏ trên đá mác ma trung tinh và Bazic(Fk) Diện tích khoảng

2300 ha chiếm 34,59% Diện tích tự nhiên đây là loại đất nhiều mùn, trung tính hoặc kiềm, kết cấu tốt, loại đất này khá thích hợp cho trồng cây lương thực

* Tài nguyên nước

a Nguồn nước mặt

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, nguồn nước mặt của xã khá phong phú, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống Sông Mã và các suối trong toàn xã do địa hình dốc, khả năng giữ nước rất hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên địa bàn xã, dẫn đến nhiều khu vực như bản Huổi Púng, Huổi Han, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô

Trang 31

31

b Nguồn nước ngầm

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa có điều kiện thăm dò khảo sát đầy đủ song trong thực tế cho thấy nguồn nước ngầm trong địa bàn

xã rất hạn chế, vì vậy để đảm bảo có đủ nước phục vụ nhân dân trong toàn xã,

xã cần quan tâm sử dụng các biện pháp trữ nước mưa để sử dụng và sinh hoạt trong mùa khô, như xây bể chứa nước và kết hợp với trồng rừng và khoang nuôi bảo vệ và phát triển rừng ở các khu vực đầu nguồn để giữ nước

* Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay qua khảo sát trên địa bàn xã Chiềng En có loại khoáng sản trong lòng đất và trong lòng Sông Mã gồm hai loại khoáng sản như: Vàng sa khoáng và quạng sắt, song thực tế cho thấy loại khoáng sản chủ yếu là vàng

sa khoáng ở lòng Sông Mã

* Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện còn 1.892,99 ha, độ che phủ của rừng đạt 28,47% Hiện nay phần lớn diện tích rừng của xã là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng che nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp và phân bố không đều trên địa bàn

xã, diện tích rừng tập trung có trữ lượng tập trung ở các bản Hua Lưng, Bản Lưng, Co Tòng, Lọng Xày, Hua Pát, Nà Bó

* Tài nguyên nhân văn

Xã Chiềng En có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Thái, Mông, Khơ Mú, Sinh Mun Mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề và tập quán sinh sống và sản xuất khác nhau, ngành nghề truyền thống riêng biệt như nghề rèn, mộc và đan lát và dệt vải được coi là nghề phụ, những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu để phục vụ trong gia đình còn là vật trao đổi giữa các dân tộc trong xã và ngoài xã

* Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường của xã Chiềng En chưa bị tác động nhiều, mức

độ ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng về cơ bản môi trường tự nhiên của

xã vẫn giữ được sắc thái tự nhiên Tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai ,tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt chưa hợp lý đã gay ra

Trang 32

32

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.trong một thời gian dài vừa qua việc bảo

vệ rừng không được quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích rừng giảm, các loại thực vật rừng giảm sút nghiêm trọng đất đai bị xói mòn rửa trôi bề mặt nghèo dinh dưỡng tập quán sinh sống của một số hộ dân không hợp vệ sinh như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn và các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như sử dụng phân bón hóa, phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và tập quán canh tác lạc hậu cúng gay ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai xã cần có biện pháp thích hợp

và hiệu quả để bảo vệ môi trường sinh thái

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Chiềng En

4.1.2.1 Đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đến ngày 01/01/2012 xã Chiềng En có tổng diện

tích đất tự nhiên là 6648,76 ha Diện tích đất nông nghiệp là 5135.91 ha chiếm 77.25% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 92,14 ha chiếm 1,39 % tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 759,3

ha chiếm 11,42% diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn và cần được đưa vào

sử dụng trong thời gian tới

Đất nông nghiệp của xã là 3.242,29 ha, chiếm 48,77% tổng diện tích tự nhiên trong đó bao gồm:

+ Đất trồng lúa 301,55 ha chiếm 4,54% bao gồm các đất lúa như sau:

- Đất trồng lúa nước 88,79 ha chiếm 1,34%

- Đất lúa còn lại 30,16 ha chiếm 0,45%

- Đất trồng lúa nương 182,60 ha, chiếm 2,75%

- Đất trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy, là 2826,90 ha, chiếm 42,52 %

Nhìn chung nhóm đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã là rất dồi dào

và không mở rộng tuy dân số ngày càng tăng nhưng vẫn đảm bảo đủ diện tích canh tác cho nhân dân trong toàn xã, xã đã chủ động tuyên truyền vận động nhân dân trong địa bàn sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và áp dụng khoa

Trang 33

33

học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của địa phương và đầu tư vào thâm canh tăng vụ trên diện tích đất trồng cây hàng năm đặc biệt là đất trồng lúa 2 vụ

4.1.2.2 Đất phi Nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp của xã là 92,14 ha chiếm 1,39% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất ở tại nông thôn là 25,5 ha chiếm 0,38%, tổng diện tích tự nhiên xã đã tiến hành giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị 10 cho các hộ gia đình trên toàn xã, không thu tiền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ cấp đất lần đầu, trong đó đất chuyên dùng vào mục đích công cộng là 29,64 ha chiếm 0,45% tổng diện tích

tự nhiên bao gồm đất xây dựng các điểm trường và trụ sở các cơ quan đóng

trên địa bàn xã và đất giao thông thuỷ lợi

4.1.2.3 Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của toàn xã là 759,3 ha chiếm 11,42% tổng diện tích

tự nhiên, đất chưa sử dụng bao gồm đất đồi núi đá không sử dụng được, không thể khai hoang phục hoá được

Bảng: 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nụng nghiệp của xã Chiềng En

năm 2012

(ha)

Cơ cấu (%)

Trang 34

34

(ha)

Cơ cấu (%)

2.4 Đất sông suối và mặt nước

tăng trong các năm từ 1,67 % vào năm 2008 lên 3,57 % năm 2012 [25]

Năm 2012 toàn xã có 3432 lao động chiếm 83,59% dân số trong đó lao

động nông nghiệp chiếm 78,30% (2954 lao động) tổng số lao động của xã Số

lao động phi nông nghiệp, dịch vụ cũn lại chủ yếu tập trung vào làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn xã sản xuất thủ công, làng nghề, kinh doanh

và đi làm ăn xa

Trang 35

35

Bình quân diện tích đât nông nghiệp trên đầu người của xã có xu hướng giảm từ 2,89 m2

/người (2011) xuống cũn 1.92 m2/người (2012) Bên cạnh đó

xu hướng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng tăng khiến cho bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của xã ngày càng giảm và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian tới Và đây cũng là một lý do khiến cho ngày càng nhiều lao động trẻ trên địa bàn xã bỏ phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống để đi làm ăn xa và di làm thuê

4.1.3.2 Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Hiện nay hệ thống giao thông của xã đang găp rất nhiều khó khăn với các loại hình vận tải như đường, đường bộ, đường sông

- Các tuyến đường bộ do huyện quản lý đang từng bước được nâng cấp,

mở rộng hiện chất lượng không đảm bảo, mặt đường chưa được rải nhựa, và đang thi hành đường bê tông hoá nhưng chưa hoàn thành công trình Đường

do cấp xã quản lý chưa được nâng cấp, mở rộng

- Đường sông với hệ thống sông Mã ở phía Đông xã (dài 120 km), và các ven sông cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của các bản, xã ven sông

* Thủy lợi

- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với trưởng bản triển khai phương án phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai để bảo vệ các tuyến mương phai kiên cố hóa và phai tạm

- Duy trì sửa chữa 77 phai, 79 kênh mương Trong đó: 4 phai lập và 5 kênh kiên cố hóa

- Nạo vét 14.163 m kênh mương, chủ yếu là các trận mưa lũ

* Hệ thống cơ quan phục vụ nông nghiệp

Xó cú 1 trạm khuyến nụng, trạm thỳ y, trạm bảo vệ thực vật, trạm cơ giới nông nghiệp Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các trạm này cũn nghốo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, song xó cú 1 lực lượng cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm về chuyên môn và nhiệt tỡnh nờn cũng đáp ứng được phần

Ngày đăng: 01/04/2016, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w