1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng hoạt động nhượng tái Bảo hiểm

15 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 40,43 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

Bài thảo luận nhóm 4: Thành viên nhóm: 1- Vũ Hải Dương 2- Lê Văn Điềm 3- Nguyễn Thị Hoài Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM CỦA CÁC DNBH PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đề cương chung I- Cơ sở lý thuyết về tái bảo hiểm 1- Sự cần thiết khách quan của tái bảo hiểm 2- Bản chất, chức năng của tái bảo hiểm 2.1- Bản chất của tái bảo hiểm 2.2- Chức năng của tái bảo hiểm 3- Các khái niệm tái bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm II- Cơ sở pháp lý cho hoạt động tái bảo hiểm ở Việt Nam III- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ 2- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay 2.1- Về phía Nhà nước 2.2- Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM CỦA CÁC DNBH PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I-Cơ sở lý thuyết về tái bảo hiểm 1-Sự cần thiết khách quan của tái bảo hiểm Trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh thường gặp những rủi ro bất ngờ gây ra. Bất kể nguyên nhân gì,khi rủi ro xảy ra thường gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, đến hoạt động sản xuất kinh doanh- chưa kể đến những tổn thất về người. Để đối phó với hậu quả của rủi ro người ta thường sử dụng nhiều biện pháp nhưng hiệu quả nhất là bảo hiểm. Vì vậy sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng đều gắn chặt với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế quốc dân Tái bảo hiểm là một hoạt động tất yếu khách quan luôn gắn với hoạt động kinh doanh bảo hiểm với những lý do cơ bản sau: - Trong rất nhiều trường hợp, khả năng tài chính của các công ty bảo hiểm là hữu hạn. Tuy nhiên, có rất nhiều nhu cầu bảo hiểm đòi hỏi số tiền bảo hiểm lớn. Khi nhận được rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình các công ty bảo hiểm gốc (còn gọi là công ty nhượng tái bảo hiểm) sẽ chuyển một phần rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Nhờ có sự hỗ trợ này doanh nghiệp bảo hiểm mới cấp đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm đầy đủ cho khách hàng. Tái bảo hiểm giúp họ thực hiện được trách nhiệm này và các doanh nghiệp bảo hiểm cần tìm giải pháp an toàn cho chính mình trong trường hợp đó và đó chính là tái bảo hiểm - Đối với rất nhiều rủi ro mang tính thảm hoạ đặt công ty bảo hiểm gốc vào tình trạng phá sản và mất khả năng thanh toán khi xảy ra tổn thất toàn bộ là rất cao. Tái bảo hiểm về thảm hoạ giúp các công ty bảo hiểm ngăn ngừa được những tổn thất bất thường do thiên tai gây ra như động đất hay bão lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất được bảo hiểm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Tái bảo hiểm cho phép các tổn thất được bồi thường đầy đủ từ nhiều doanh nghiệp cùng tham gia. Do đó tái bảo hiểm sẽ giúp công ty bảo hiểm gốc san sẻ những rủi ro - Đặc biệt ở các thị trường bảo hiểm non trẻ hoặc các lĩnh vực bảo hiểm chuyên sâu, các công ty bảo hiểm gốc có xu hướng tìm kiếm sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các công ty tái bảo hiểm - Trong thực tế các công ty bảo hiểm chuyển giao hoặc phân tán rủi ro cho các nhà bảo hiểm thông qua 2 hình thức là đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Do những hạn chế của đồng bảo hiểm mà tái bảo hiểm ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm này của nó và được các công ty bảo hiểm sử dụng cho tới ngày nay. 2- Bản chất, chức năng của tái bảo hiểm 2.1- Bản chất của tái bảo hiểm Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế. Nó bao gồm các quá trình phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo của xã hội. Đặc trưng của nó là việc thành lập mang tính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận dụng các quy luật thống kê và nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽ quỹ đó để đáp ứng những nhu cầu có thể dự đoán được trong tương lai phát sinh ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xảy ra. Phân tích sâu hơn ta thấy khái niệm bảo hiểm chứa đựng hai yếu tố cơ bản sau: - Tính tập thể của việc thành lập quỹ dự trữ, có nghĩa là mỗi thành viên tham gia bảo hiểm đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm). Phí này được tính dựa trên quy luật thống kê (bao gồm thống kê tổn thất và mức độ trung bình của các tổn thất, thống kê các đơn vị rủi ro) và nguyên tắc cân đối (có nghĩa là tổng số phí thu phải bằng tổng số tiền chi trả bồi thường). - Tính riêng rẽ của việc phân phối quỹ dự trữ, có nghĩa là chỉ phân phối quỹ cho những thành viên khi có rủi ro bất ngờ gây thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra. Những rủi ro bất ngờ này về tổng thể phải dự đoán được và hay xảy ra. Trên đây cũng là những yếu tố cơ bản cần phải chú ý khi tiến hành việc lập, quản lý và phân phối quỹ tiền tệ thông qua hình thức bảo hiểm. Do có đặc thù trên nên bảo hiểm có sự đóng góp nhất định vào việc đảm bảo tính liên tục, sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội. Dựa theo các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước nó còn được gọi là ngành kinh tế bảo hiểm). Một trong những loại hình đó là tái bảo hiểm. Đối với các nước có nền kinh tế tập trung như Việt Nam, tái bảo hiểm là một lĩnh vực đặc biệt của hệ thống bảo hiểm nhà nước và đồng thời cũng là một bộ phận của ngành kinh tế đối ngoại mà chủ yếu là các quan hệ tài chính đối ngoại. Về khái niệm, tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm khác nhau (công ty tái bảo hiểm). Nói cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Cũng như đối với các loại hình bảo hiểm khác, việc tiến hành nghiệp vụ tái bảo hiểm đòi hỏi phải có các điều kiện sau: - Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy luật số đông phát huy được tác dụng và qua đó yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ; - Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được bảo hiểm không được phép chênh lệch quá lớn, cũng như không được phép có nhiều tổn thất quá lớn xảy ra trong số hợp đồng bảo hiểm (tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhất trong hợp đồng bảo hiểm); - Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì không phát sinh nhu cầu bảo hiểm); Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên, tái bảo hiểm ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình. Ví dụ: Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là 1 triệu US$, muốn bảo hiểm cho một chiếc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trị giá 10 triệu US$. Nếu giả sử không có tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm A không thể ký hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra công ty bảo hiểm A sẽ bị phá sản. Nhưng do có hình thức tái bảo hiểm nên công ty bảo hiểm A vẫn ký được hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá 10 triệu US$. Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm A dùng phương pháp tái bảo hiểm phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm A chỉ giữ lại 10%, còn 90% của 10 triệu US$ công ty bảo hiểm A chuyển cho các công ty tái bảo hiểm khác, ví dụ như 50% cho công ty tái bảo hiểm B và 40% cho công ty tái bảo hiểm C. Thông qua ví dụ trên chúng ta thấy được vai trò và nhiệm vụ của tái bảo hiểm. Ở đây cần phải phân biệt sự khác nhau của tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Mặc dù có điểm giống nhau giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm là cùng có nhiều công ty bảo hiểm tham gia cho cùng một đơn vị rủi ro, nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác nhau. Đó là: a. Ký hợp đồng: - Trong tái bảo hiểm : công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm với người tham gia và sau đó phân chia trách nhiệm cho các công ty tái bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa họ và các công ty tái bảo hiểm. - Trong đồng bảo hiểm: Việc ký hợp đồng do nhiều công ty bảo hiểm tiến hành, mỗi một công ty tham gia đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm. b. Trả tiền bồi thường : - Trong tái bảo hiểm : khi tổn thất xảy ra, trước hết công ty bảo hiểm gốc đứng ra bồi thường cho người được bảo hiểm, sau đó mới đòi lại công ty tái bảo hiểm. Ở đây người được bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty tái bảo hiểm. - Trong đồng bảo hiểm: khi tổn thất xảy ra các công ty tham gia đồng bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường trực tiếp cho người bảo hiểm theo tỷ lệ mà mình tham gia. Tùy theo góc độ quan sát của công ty bảo hiểm gốc hay công ty tái bảo hiểm mà người ta phân chia tái bảo hiểm ra thành 2 phần riêng biệt. Đó là chuyển tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm: - Chuyển tái bảo hiểm (tái bảo hiểm đi): có nghĩa là một công ty bảo hiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm gốc phải chuyển phí cho các công ty tái bảo hiểm và nhận được từ họ yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình. - Nhận tái bảo hiểm (tái bảo hiểm nhận: là một công ty tái bảo hiểm nhận một phần rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác. Trong trường hợp này, công ty tái bảo hiểm được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằm mục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Theo ví dụ đã nêu ở phần trên thì quá trình phân tán rủi ro của công ty bảo hiểm A cho các công ty tái bảo hiểm B và C được gọi là tái bảo hiểm đi (nếu đứng ở góc độ của công ty bảo hiểm A) nhưng được gọi là tái bảo hiểm nhận (nếu đứng ở góc độ của các công ty tái bảo hiểm B và C) Ngoài ra tái bảo hiểm còn bao gồm cả hình thức tái bảo hiểm tiếp (chuyển nhượng tái bảo hiểm) có nghĩa là một công ty tái bảo hiểm phân chia tiếp phần trách nhiệm mà mình đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho các công ty tái bảo hiểm khác. 2.2. Chức năng của tái bảo hiểm: Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khác nhau. Chức năng của tái bảo hiểm đi: chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thể hiện ở các mức độ khác nhau : - Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên. - Có thể loại trừ được những tổn thất lớn - Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra. Tái bảo hiểm đi là một nghiệp vụ tốn kém, vì trong phí tái bảo hiểm có cả phần chi quản lý và lợi nhuận cho công ty tái bảo hiểm. Nên một điều cần phải chú ý là làm sao sử dụng được một cách tối ưu tái bảo hiểm để vừa ổn định được kinh doanh vừa tiết kiệm được tài chính (ở các nước đồng tiền không chuyển đổi được thì điều này càng quan trọng vì đó là ngoại tệ), có nghĩa là chỉ phân tán bớt rủi ro khi thật sự cần thiết. Ngược lại, tái bảo hiểm nhận: có chức năng hoàn toàn khác với tái bảo hiểm đi. Ở đây công ty bảo hiểm xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm nhằm ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm khác. Vì vậy chức năng của tái bảo hiểm nhận giống với chức năng của bảo hiểm đối ngoại là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng thu ngoại tệ. Tổng kết lại ta có thể rút ra kết luận: Đối với nhà nước thì tái bảo hiểm có 3 chức năng chủ yếu: - Đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình KD và SX của các đơn vị kinh tế. - Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước - Tăng thu nhập quốc dân Thông qua nhiệm vụ và chức năng trên ta thấy bảo hiểm có một ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của một đất nước. Đảm bảo kinh doanh cho công ty bảo hiểm có nghĩa là đảm bảo được sự kinh doanh và sản xuất của các đơn vị kinh tế, từ đó tạo điều kiện tốt cho họ phát triển kinh doanh. Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước có nghĩa là đảm bảo được kế hoạch chi tiêu ngoại tệ nhằm phát triển sản xuất một cách đồng bộ. Tăng thêm thu nhập quốc dân tức là mở rộng được kinh doanh và sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. 3- Các khái niệm liên quan Tái bảo hiểm: Là 1 sự bảo hiểm mới, được thực hiện bởi 1 hoạt động bảo hiểm mới cho cùng 1 rủi ro đã được bảo hiểm trước nhằm bồi thường cho người bảo hiểm đối với những cam kết trước đó của họ và cả 2 hợp đồng này đều đang diễn ra cùng 1 thời gian. Hay nói 1 cách khác tái bảo hiểm là sự phân tán rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu cho những người bảo hiểm khác. Nhượng tái bảo hiểm là tái bảo hiểm đi , có nghĩa là công ty bảo hiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm và nhận được yếu tố đảm bảo ổn định kinh doanh của mình. Nhận tái bảo hiểm có nghĩa là 1 công ty tái bảo hiểm nhận 1 phần rủi ro đã được bảo hiểm từ 1 công ty gốc. công ty nhận tái bảo hiểm sẽ nhận được phần phí từ công ty gốc và phải có trách nhiệm gánh vác trách nhiệm cho công ty gốc như đã thoả thuận 2 bên khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra. II- Cơ sở pháp lý cho hoạt động tái bảo hiểm ở Việt Nam - NĐ 100- CP : ban hành ngày 18/12/93 có hiệu lực từ ngày 1/1/1994 Nghị định này dã tạo tiền đề pháp lý cho việc thành lập công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Vinare. Đây là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, có tư cách pháp nhân, chuyên hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Vinare ra đời với mục đích chủ yếu là nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm ở Việt Nam, tăng cường khả năng bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và mục đích quan trọng nhất là tăng cường khả năng giữ lại cho các ngành bảo hiểm trong nước, hạn chế chuyển phí tái bảo hiểm ra nước ngoài - TT 46- TC / CĐTC ngày 30/5/1994 hướng dẫn thực hiện NĐ 100/ CP quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là người duy nhất chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm kể cả khi doanh nghiệp bảo hiểm đã tái bảo hiểm những rủi ro nhận tái bảo hiểm, nghĩa là dù có tái bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm bình thường đối với người được bảo hiểm.Quy định như vậy nhằm phân định rõ mối quan hệ giữa người được bảo hiểm, công ty nhận tái bảo hiểm, công ty nhượng tái bảo hiểm - Quy định số 60TC/QĐ/TCNH ngày 11/1/1997 của BTC về việc tái bảo hiểm bắt buộc nhằm thay thế quy định 1235TC/QĐ/TCNH ngày 9/12/1995 có một số điểm sửa đổi bổ sung như sau: + Quy định về tái bảo hiểm trong nước ngoài tái bảo hiểm bắt buộc: việc ưu tiên tái bảo hiểm trong nước trên cơ sở tự nguyện giữa Vinare và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nay đã được quy định tại điều 4 đó là Vinare có trách nhiệm tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với mức tối đa có thể nhận được trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài và thu xếp tái bảo hiểm theo phương thức hiệu quả nhất, Đây là 1 quy định hết sức đúng đắn và phù hợp với mục đích với nhiệm vụ mà nhà nước đã đặt ra với Vinare - NĐ số 74/Cp ngày 14/6/1997 của chính phủ sửa đổi bổ sung 1 số điều quy định tại NĐ số 100/CP liên quan đến tái bảo hiểm bắt buộc Ở NĐ này quy định về tái bảo hiểm bắt buộc được bổ sung thêm rằng việc tái bảo hiểm bắt buộc phải dựa trên cơ sở đảm bảo lợi ích bình đẳng của 2 bên và khả năng của Vinare , theo hướng dẫn cụ thể của bộ tài chính. Bổ sung này đã giải quyết được thực tế là khả năng nhân tái bảo hiểm của Vinare có hạn, không phải trường hợp nào cũng có thể nhận tái bảo hiểm 20% Do vậy tỉ lệ tái bảo hiểm bắt buộc tuỳ từng trường hợp có thể thay đổi theo thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và Vinare - TT 78/1998/TT-BTC (9/6/1998) quy định về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm : + Lần đầu tiên tại thông tư này các khái niệm về doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm theo chỉ định được làm rõ +Quy định về tái bảo hiểm ngoài phần tái bảo hiểm bắt buộc: trong thông tư có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm chứng minh của Vinare đối với việc ưu tiên tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong trường hợp cần thiết +Riêng đối với tái bảo hiểm ngoài phần bắt buộc thì thông tư khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tái bảo hiểm cho nhau, cơ sở khả năng tài chính của các doanh nghiệp đó và lợi ích của 2 bên trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài +Quy định tỉ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa cho các tổ chức nước ngoài là 50% giá trị hoạt động bảo hiểm gốc (trừ trường hợp Vinare từ chối nhận tái bảo hiểm và 40% giá trị hợp đồng bảo hiểm gốc cho 1 tổ chức nước ngoài) Đây là 1 quy định phù hợp tránh hiện tượng các tổ chức nước ngoài ép buộc các công ty bảo hiểm trong nước nhượng tái tái bảo hiểm chỉ định với 1 tỉ lệ quá cao, gây thiệt hại cho kinh tế cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc Tuy nhiên bộ tài chính đã không có chế tài cụ thể và không kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định này dẫn đến hiện tượng tái bảo hiểm vượt chỉ định vượt mức quy định vẫn xảy ra - Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/ QH 10 ngày 9/12/2000 do Quốc hội ban hành là văn bản có tính chất pháp lý cao nhất quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Sau khi Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 được ban hành, có nhiều thông tư, nghị định được đưa ra nhằm hướng dẫn thực hiện Luật này. - TT 98/2004/ TT-BTC ngày 19/10/2004 quy định chi tiết về việc thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép thu xếp tái bảo hiểm với những công ty tái bảo hiểm đáp ứng yêu cầu có năng lực tài chính và khả năng hoạt động trên thị trường, công ty nhận tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu BBB theo Standard & Poor ‘ s , “B++” theo A.M .Best, “Baa” theo Moody ‘ s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm - NĐ 45/2007/NĐ-CP về thi hành luật kinh doanh bảo hiểm +Quy định về nhượng tái bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyện 1 phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm theo hướng dẫn của bộ tài chính +Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm +Khi nhận tái bảo hiểm , doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp - TT 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 – NĐ 45/2007/NĐ- CP quy định lãnh đạo doanh nghiệp phải phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm và giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro , trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu + Phần trách nhiệm vượt quá tỉ lệ 10% nói trên phải nhượng tái bảo hiểm + Doanh nghiệp bảo hiểm không được nhận tái bảo hiểm đối với những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm tránh việc tạo doanh thu phí tái bảo hiểm ảo, tạo số liệu thống kê - Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010: Điều 9 Luật KDBH bỏ cơ chế tái bảo hiểm bắt buộc, theo đó DNBH có thể nhượng và nhận tái bảo hiểm cho các DNBH khác, kể cả DNBH, tổ chức nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam khi không còn quy định tái bảo hiểm bắt buộc, cần thiết bổ sung quy định trường hợp tái bảo hiểm ra nước ngoài, DNBH phải tái bảo hiểm cho các DNBH, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đạt hệ số tín nhiệm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. III- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [...]... quả hoạt động nhượng tái bảo hiểm hiện nay 2- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay Với những vai trò to lớn của hoạt động tái bảo hiểm đối với người bảo hiểm, người được bảo hiểm và xã hội thì việc nâng cao hiệu quả của thị trường tái bảo hiểm Việt Nam nói chung và hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm. .. so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm Trong phạm vi bài thảo luận, chúng em xin phân tích hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam những năm gần đây Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài Cụ thể: Đơn vị: tỷ... nội bộ về tái bảo hiểm theo quy định Do đó, hoạt động nhượng tái, nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp này chưa thực sự phát huy được tối đa tác dụng Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên chúng có thể thấy sự sôi động trong hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian gần đây Song song với sự tăng trưởng đó, hoạt động nhượng tái bảo hiểm trên vẫn... bảo hiểm gốc thu được tăng 125%, nhượng tái bảo hiểm trong nước tăng 121%, nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài tăng 125,4% Dễ dàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nhượng tái bảo hiểm cho các công ty, tổ chức bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài nhiều hơn nhượng tái cho thị trường trong nước Sở dĩ như vậy, bởi vì: Mặc dù khi nhượng tái bảo hiểm trong nước, các DNBH có những... cho tái bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, chi phí thấp hơn; việc thanh toán TBH cũng rất thuận tiện và nhanh chóng Nhưng thị trường tái bảo hiểm trong nước có rất nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài như: + Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước hạn chế về năng lực khả năng tài chính => Khả năng nhận tái bảo hiểm thấp + Chuyên môn nghiệp vụ tái bảo hiểm. .. dòng phí nhượng tái bảo hiểm có tỉ lệ rủi ro cao Như vậy, bên cạnh việc tổng số phí nhượng tái bảo hiểm trong nước tăng giúp tỉ lệ phí giữ lại được nâng cao thì các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần chú trọng đến việc giảm tỉ lệ rủi ro của dòng phí nhượng tái bảo hiểm trong nước  Một số DN bảo hiểm không xây dựng chương trình tái bảo hiểm và xem xét, đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm định... triển ngành tái bảo hiểm mới có 2 công ty tái hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập là Vinare và PVI Re Các DN bảo hiểm khác đều có bộ phận tái bảo hiểm với tư cách là một hoạt động kinh doanh phụ thêm bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty Do đó, phần lớn phí nhượng tái bảo hiểm của Việt Nam chảy ra nước ngoài  Có thể nhận thấy con số nhượng tái bảo hiểm trong... gian nhưng có một thực trạng cần xem xét đó là dòng phí nhượng tái bảo hiểm trong nước hàm chứa tỉ lệ rủi ro cao hơn so với dòng phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài Nguyên nhân của tình trạng này là: + Khi nhận tái bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm của Việt Nam, các công ty bảo hiểm nước ngoài tuân theo quy trình đánh giá rủi ro nghiêm ngặt mà trong đó các dự án nếu muốn được bảo hiểm sẽ phải đạt những... hiểm duy nhất 100% vốn nhà nước là Bảo Việt Đến nay hiện trên thị trường bảo hiểm có 57 doanh nghiệp, trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm Bên cạnh sự phát triển của thị trường bảo hiểm, thị trường tái bảo hiểm là nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển ở hiện... doanh bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện và cùng với đó là hội nhập nền kinh tế thế giới,… thị trường tái bảo hiểm Việt Nam diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu phân tán, dàn trải rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường Từ khi cơ chế tái bảo hiểm bắt buộc được bãi bỏ, theo đó DNBH có thể nhượng và nhận tái bảo hiểm cho các DNBH khác, kể cả doanh nghiệp bảo hiểm nước . Nam III- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các DNBH phi nhân. chính. III- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1- Thực trạng hoạt động nhượng tái bảo hiểm của các DNBH phi nhân. hoạt động nhượng tái bảo hiểm trên vẫn còn những điểm tồn tại cần lưu ý, khắc phục nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động nhượng tái bảo hiểm hiện nay. 2- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w