1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt tại xã chiềng hặc, huyện yên châu, tỉnh sơn la

54 871 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 904,63 KB

Nội dung

1 TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Chuyên đề: “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La” Chuyên ngành: Chăn Nuôi Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nga Sinh viên thực hiện: Hà Thị Thương Lớp: Cao Đẳng Chăn Nuôi k49 Khoá: 2012 - 2015 Sơn La, tháng 5 năm 2015 2 LỜI CẢM ƠN Nằm trong kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục, để đảm bảo tính hệ thống về lý luận, tính khoa học và tính thực tiễn cho chương trình đào tạo của nhà trường, trường Cao Đẳng Sơn La tổ chức thực tập làm khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp và thi học phần cho sinh viên năm cuối. Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chương trình đào tạo của nhà trường khóa học 2012 - 2015, tôi đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La” Nhân dịp hoàn thành chuyên đề, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm trường Cao Đẳng Sơn La đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Chiềng Hặc và các phòng ban liên quan đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi tại địa phương để tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt, qua đây cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Nga đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề. Do lần đầu còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và bố cục, mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và bạn bè để chuyên đề thêm hoàn thiện, có thể ứng dụng vào thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Hà thị Thƣơng 3 MỤC LỤC CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 7 1.2. Mục đích nghiên cứu. 8 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nƣớc. 9 2.2. Kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. 9 2.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh. 9 2.2.2. Phân loại thuốc kháng sinh. 10 2.2.3. Cơ chế tác dụng của KS. 14 2.3. Những nguyên nhân chính gây tồn dƣ kháng sinh trong thịt lợn: 14 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu lực kháng sinh khi sử dụng. 14 2.4.1. Sự phối hợp các KS hoặc sự phối hợp các KS với các hóa chất khác. 14 2.4.2. Nồng độ kháng sinh trong máu và trong các mô cơ thể. 15 2.4.3. Máu và thân dịch cơ thể có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của kháng sinh 15 2.4.4. Hàng rào sinh lý học làm ngăn cản sự chuyển kháng sinh trong cơ thể. 15 2.4.5. Yếu tố ngoại giới. 15 2.4.6. Sự miễn nhiễm của cơ thể đối với kháng sinh. 16 2.4.7. Sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh. 16 2.5. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị li ệu. 16 CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 16 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 17 3.2. Nội dung nghiên cứu: 17 3.3. phƣơng pháp nghiên cứu. 17 3.3.1. phƣơng pháp chọn mẫu. 17 3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu. 18 3.3.3. Phƣơng pháp so sánh. 18 3.3.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả. 19 3.3.5. phƣơng pháp xử lý số liệu. 19 4 CHƢƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20 4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 20 4.1.1. Vị trí địa lý. 20 4.1.2. Điều kiện địa hình. 20 4.1.3. Điều kiện khí hậu. 20 4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước 21 4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 21 4.2.1. Dân số. 21 4.2.2. Dân tộc. 22 4.2.3. Văn hoá, giáo dục, y tế. 22 4.2.4 Kinh tế xã hội. 23 4.2.5 Lao động thu nhập. 24 CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 5.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 25 5.1.1. Số lượng, loại lợn và cơ cấu đàn lợn nuôi tại Chiềng Hặc. 25 5.1.2. Thức ăn, chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn tại Chiềng Hặc. 26 5.1.3. Các biện pháp phòng bệnh cho lợn. 30 5.1.4. Các bệnh thường xảy ra trên lợn nuôi tại Chiềng Hặc 32 5.1.5. Phương pháp điều trị bệnh cho lợn. 33 5.2. Tình hình sử dụng kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 35 5.2.1. Tỉ lệ các hộ có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 35 5.2.2. Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu. 36 5.2.3 Đường cung cấp KS và thời gian ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ. 39 5.2.4. Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn. 41 5.3. Một số biện pháp hạn chế sử dụng, tồn dƣ kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 43 CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 6.1 Kết luận. 45 6.2 Kiến nghị. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 5.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu 25 Bảng 5.2. Các loại thức ăn, chuồng và phƣơng thức chăn nuôi lợn tại đ ị a bàn nghiên cứu 27 Bảng 5.3. Các biện pháp phòng bệnh cho lợn 30 Bảng 5.4. Các bệnh thƣờng xảy ra trên lợn nuôi tại địa bàn 32 Bảng 5.5. Bảng so sánh tỉ lệ tiêm vaccin và tỉ lệ các bệnh thƣờng xảy ra 33 Bảng 5.6. Phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn nuô i 34 Bảng 5.7. Tỉ lệ hộ nuôi lợn có dùng kháng s i nh trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu 35 Bảng 5.8. Mục đích sử dụng KS và phƣơng pháp lựa chọn KS sử dụng trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu 37 Bảng 5.9. Đƣờng cung cấp KS cho lợn 39 Bảng 5.10 Thời gian ngƣng sử dụng kháng sinh trƣớc khi giết mổ lợn. 40 Bảng 5.11 Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn. 41 Biểu đồ 5.1 Thể hiện tỉ lệ % số lƣơng đàn lợn 26 Biểu đồ 5.2 Thể hiện tỉ lệ % Cơ cấu đàn lợn 26 Biểu đồ 5.3 Thể hiện tỉ lệ % thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn 28 Biểu đồ 5.4. Thể hiện tỉ lệ(%) loại chuồng nuôi lợn 29 Biểu đồ 5.5 Thể hiện tỉ lệ % phƣơng thức nuôi lợn 29 Biểu đồ 5.6 Tỉ lệ % các bệnh thƣờng xảy ra và kết quả tiêm vaccin 33 Biểu đồ 5.7 Tỉ lệ % các hộ chọn phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn. 35 Biểu đồ 5.8 Thể hiện tỉ lệ % hộ nuôi lợn sử dụng kháng sinh 36 Biểu đồ 5.9 Thể hiện tỉ lệ % mục đích sử dụng kháng sinh trong các hộ chăn nuôi 38 Biểu đồ 5.10 Thể hiện tỉ lệ % phƣơng pháp sử dụng kháng sinh trong các hộ chăn nuôi. 38 Biểu đồ 5.11 Thể hiện tỉ lệ % đƣờng cung cấp KS cho lợn 40 6 DANH MỤC VIẾT TẮT - LMLM: Lở mồm long móng - KS: Kháng sinh - PTH: Phó thương hàn - THT: Tụ huyết trùng - kHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình 7 CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu ở nhiều quốc gia. Bởi, tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, tác hại lâu dài, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã xẩy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2,6 ngàn trường hợp ngộ độc, trong đó 27 người tử vong. Thịt lợn là thức ăn chiếm phần lớn trong tổng lượng thức ăn có nguồn gốc từ động vật của con người. Ngoài ra, thịt lợn còn là thức ăn truyền thống và hợp khẩu vị của phần lớn các dân cư, dân tộc, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những nguy cơ tổn hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt lợn, trong đó vấn đề về tồn dư kháng sinh là một vấn đề nan giải và đáng báo động. Có thể xem đây là một trong những “sát thủ” vô hình đang từng ngày, từng giờ làm tổn hại sức khỏe của người tiêu dùng. Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã ghi nhận những ảnh hưởng xấu của tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi: Làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh vật đường ruột, gây hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gây bệnh, làm nẩy sinh hiện tượng kháng kháng sinh ; Làm ảnh hưởng đến kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm; Làm tăng chi phí trong chăn nuôi; Làm giảm hiệu quả sử dụng kháng sinh; Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng: Gây dị ứng, nguy cơ gây quái thai, gây ung thư, gây ngộ độc thức ăn và còn là vấn đề đạo đức xã hội Mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo và được dư luận xã hội rất quan tâm. Trong nhiều năm qua, vấn đề tồn dư kháng sing trong sản phẩm chăn nuôi đã được tiến hành nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong nước nhưng vẫn chưa được đầy đủ, đồng bộ. Năm 1999, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nước ta được thành lập, hệ thống quản lý chuyên ngành thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhưng hoạt động chưa có hiệu quả; Hiện tượng ngộ độc thức ăn gia tăng. Việc kiểm soát các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn rất bất cập. Trước yêu cầu thách thức việc hội nhập WTO, để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa xuất và nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu 8 dùng và cộng đồng Nước ta đã công bố Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 7/11/2011. Xuất phát từ tình hình trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. - Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. - Đề xuất biện pháp hạn chế sử dụng và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 9 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nƣớc. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của tổng cục thống kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước. Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn. 2.2. Kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. 2.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh. Từ năm 1889, Vuillemin đã đề cập đến vấn đề “Antibiosis” nghĩa là chống lại sự sống của sinh vật – yếu tố kháng sinh. Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc định nghĩa “Thuốc kháng sinh”, “ Chất kháng sinh”. Qua từng thời kỳ, cùng theo sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học, dược học Con người ngày càng nghiên cứu, chiết xuất, tổng hợp được nhiều loại kháng sinh mới; đồng thời cũng phát hiện ngày càng rõ hơn về cấu trúc, đặc tính lý – hóa, tính năng, tác dụng của chúng. Do đó việc định nghĩa và phân loại “Thuốc kháng sinh”, “Các chất kháng sinh” là một vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm. Năm 1928, Fleming đã nhận thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng có lẫn nấm Penicillium notatum (Penicillium chrysogenum) có hiện tượng: Các lạc khuẩn gần nấm Penicillium notatum, đã không phát triển được. Đến năm 1941, Florey và Chain đã nghiên cứu, chiết xuất, đưa Penicillin vào điều trị, mở ra “ Kỷ nguyên kháng sinh” trong ngành dược học. Lúc này kháng sinh được coi là “những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác”. Tuy nhiên trước đó, vào năm 1936, Sulfonamid đã được tìm thấy và sử dụng trong điều trị, nhưng được gọi với tên là “Các chất hóa trị liệu kháng khuẩn” [1], [ Tr.186]. Năm 1942, kháng sinh được Waksman định nghĩa như sau: Kháng sinh 10 - “Antibiotics” là những chất được tạo bởi các vi sinh vật, nó chống lại sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác ở một nồng độ nhỏ. Về nghĩa thì “Antibiotics” là chống lại sự sống. Nhưng nghĩa này quá rộng, nó bao gồm cả các chất sát trùng, đồng thời cũng chưa nêu lên được tính chuyên biệt và những tác động của thuốc kháng sinh đối với cơ thể người và động vật [2], [Tr.20]. Hóa học tự nhiên sản sinh ra bởi một vi sinh vật, với nồng độ thấp, có khả năng ức chế sự sinh trưởng hay tiêu diệt một số vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác”. Các chất nhân tạo, các chất tổng hợp hoặc các dẫn xuất bán tổng hợp (các Sulfamid, Nitrofuran ) có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn được gọi là các chất kháng khuẩn tổng hợp [3], [Tr.48]. Tác giả Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên (2000) cũng có quan điểm tương tự. Các chất kháng khuẩn tổng hợp, được hai tác giả này xếp vào nhóm ”Các KS hóa học tổng hợp” [4], [Tr.141]. Theo tác giả Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà Giang : “ Thuốc kháng sinh là tất cả những chất hóa học (không kể nguồn gốc: Chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng các tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật”. Theo định nghĩa này thì Sulfamid, Quinolon cũng được xếp vào các chất KS [2], [Tr.20]. Theo tác giả Đào Văn Phan (2007) thì: “kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn” [1], [Tr.187] Với định nghĩa này thì các chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật sẽ không được gọi là kháng sinh. Theo tác giả Nguyễn Khắc Hiếu (2009): “Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm cải biến chúng bằng con đường hóa học, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp (10 - 3 – 10 -2 µg/ml); Ở liều điều trị, không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ. Một số còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư” [5], [Tr. 44] Như vậy, định nghĩa “thuốc kháng sinh ” đã được hoàn thiện dần theo thời gian và ngày càng phù hợp với bản chất, tính năng, và công dụng của nó. 2.2.2. Phân loại thuốc kháng sinh. [...]... pháp điều trị bệnh cho lợn * Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong chăn nuôi lợn + Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn + Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn + Đường cung cấp và thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết mô + Các chế phẩm chứa kháng sinh. .. các hộ nông dân tại Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian Chuyên đề nghiên cứu trên địa bàn xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La * Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng chăn nuôi và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La được thu thập trong 4 năm 2012, năm 2013, năm... tháng đầu năm 2015, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn năm 2015 3.2 Nội dung nghiên cứu: * Điều tra, đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La qua các hộ điều tra + Quy mô chăn nuôi lợn + Phương thức + Thức ăn + Giống và cơ cấu giống lợn + Chuồng trại nuôi lợn + Các biện pháp phòng bệnh cho lợn + Tình hình dịch... lựa chọn, sử dụng các loại thuốc KS Đây là dấu hiệu làm phức tạp thêm tình hình bệnh dịch và là một nguy cơ tiềm ẩn gây tồn dư KS trong thịt lợn 34 Biểu đồ 5.7 Tỉ lệ % các hộ chọn phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn 5.2 Tình hình sử dụng kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong chăn nuôi lợn 5.2.1 Tỉ lệ các hộ có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn Qua điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn tại bốn bản,... và trị bệnh cho lợn là một nhu cầu cần thiết trong quá trình chăn nuôi Nhưng sử dụng KS sao cho đúng, an toàn cho vật nuôi và môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người Mới là vấn đề phải bàn luận 5.2.2 Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu Qua điều tra 60 hộ nuôi lợn có sử dụng KS, chúng... chung của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; Số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ; Tình hình dịch bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thời gian ngừng thuốc kháng sinh trước khi giết mổ,… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu được chuẩn bị trước... thường xuyên tiếp xúc với thuốc (hoặc hóa chất), vi sinh vật sẽ dần dần quen, nhờn và kháng được thuốc Do sử dụng kháng sinh không đúng: - Sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, dùng thuốc kém phẩm chất - Dùng với liều lượng thấp (kích thích tăng trọng, phòng bệnh) - Liều lượng và liều trình không đảm bảo - Thức ăn, nước uống, thực phẩm, Có kháng sinh tồn lưu 2.5 Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong. .. Những nguyên nhân chính gây tồn dƣ kháng sinh trong thịt lợn: - Do thức ăn chăn nuôi tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh - Do sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích kích thích tăng trọng, phòng bệnh, chữa bệnh gia súc - Do kháng sinh được cho thêm vào thức ăn cho gia súc để bảo quản súc sản lâu hư; hoặc do kháng sinh được tiêm hoặc cho súc vật uống trước khi giết thịt; hoặc... giết mô + Các chế phẩm chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi * Đề xuất các biện pháp hạn chế sử dụng và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi lợn 3.3 phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 phƣơng pháp chọn mẫu 17 - Chọn bản điều tra: Chọn 4 bản trong xã Chiềng Hặc là bản Văng Lùng, xóm Đoàn Kết, bản Huổi Toi, bản Nà Ngà - Chọn hộ nông dân điều tra: Mỗi bản điều tra tiến hành phỏng vấn 15 hộ nông dân và phỏng... dư KS trong thịt lợn [16] 28 Biểu đồ 5.4 Thể hiện tỉ lệ(%) loại chuồng nuôi lợn Xã Chiềng hặc là một huyện xã tỉnh lỵ, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, tập quán sản xuấtk phong phú, do đó tập quán nuôi lợn mang những nét riêng biệt Việc sử dụng vật liệu làm chuồng và xây dựng chuồng trại nuôi lợn cũng rất khác nhau Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy: Có 61 /96 lượt hộ (63,5%) sử dụng . kháng sinh trong chăn nuôi lợn. + Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn. + Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử dụng trong điều trị và trong chăn nuôi. đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La Nhân dịp hoàn thành chuyên đề,. được tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. - Đề xuất biện pháp hạn chế sử dụng và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w