Từ kết quả điều tra phương pháp điều trị bệnh cho lợn tôi đã thu được bảng 5.6
34
Bảng 5.6. Phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn nuôi
STT Địa phương Những phương pháp điều trị bệnh cho lợn
Số hộ điều tra Chỉ định của cán bộ thú y Theo kinh nghiệm Tùy tiện Số hộ chọn (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ chọn (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ chọn (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Đoàn Kết 15 13 86,6 2 13,3 0 0 2 Văng Lùng 15 10 66,7 3 20 20 13,3 3 Huổi Toi 15 13 86,6 2 13,3 0 0 4 Nà Ngà 15 5 33,3 8 53,3 2 13.3 Tổng 60 41 68,3 15 25 4 6.7
Số liệu bảng 5.6 đã phản ánh mức độ tin tưởng của người nuôi lợn đối với cán bộ thú y địa phương. Khi lợn mắc bệnh, đa số họ đã mời cán bộ thú y can thiệp (41/60 hộ chọn, chiếm 68,3%). Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ tự điều trị theo kinh nghiệm cũng khá cao (15/60 hộ, chiếm 25%) và có 5/60 hộ (8,3%) tùy tiện trong việc chữa trị bệnh cho lợn. Họ tự điều trị cho lợn bệnh, nếu không khỏi thì bán hoặc giết thịt. Việc tự điều trị bệnh và tùy tiện chữa bệnh cho lợn, có liên quan rất lớn đến sự lựa chọn, sử dụng các loại thuốc KS... Đây là dấu hiệu làm phức tạp thêm tình hình bệnh dịch và là một nguy cơ tiềm ẩn gây tồn dư KS trong thịt lợn.
35
Biểu đồ 5.7 Tỉ lệ % các hộ chọn phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn. 5.2. Tình hình sử dụng kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
5.2.1. Tỉ lệ các hộ có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
Qua điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn tại bốn bản, về việc: “ Có sử dụng KS trong chăn nuôi lợn hay không?”, Kết quả được tôi ghi nhận và thể hiện ở bảng 5.7
Bảng 5.7. Tỉ lệ hộ nuôi lợn có dùng kháng sinh trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu
TT Địa phƣơng Số hộ điều tra (hộ) Số hộ sử dụng KS (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Đoàn Kết 15 12 80 2 Văng Lùng 15 13 86,7 3 Huổi Toi 15 10 66,7 4 Nà Ngà 15 6 40 Tổng 60 41 68,3
Bảng 5.7 cho thấy: Có 41/60 (chiếm 68,3%) hộ có sử dụng KS trong chăn nuôi lợn. Trong đó tại bản Văng Lùng chiếm tỉ lệ cao nhất (13/15 hộ, chiếm 86,7% )số hộ nuôi lợn trong địa phương); Xóm Đoàn Kết 12/15 (80%); bản Nà Ngà có 6/15 hộ (chiếm 40%).
36
Biểu đồ 5.8 Thể hiện tỉ lệ % hộ nuôi lợn sử dụng kháng sinh
Theo tôi, hiện nay tình hình vệ sinh phòng bệnh cho lợn nuôi tại địa bàn không đảm bảo, dịch bệnh ngày càng phức tạp... Nên việc sử dụng KS để phòng và trị bệnh cho lợn là một nhu cầu cần thiết trong quá trình chăn nuôi. Nhưng sử dụng KS sao cho đúng, an toàn cho vật nuôi và môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người... Mới là vấn đề phải bàn luận.
5.2.2. Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu. dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu.
Qua điều tra 60 hộ nuôi lợn có sử dụng KS, chúng tôi thu được kết quả về mục đích sử dụng KS và cơ sở lựa chọn KS sử dụng trong chăn nuôi lợn, được thể hiện thông qua bảng 5.8
37
Bảng 5.8. Mục đích sử dụng KS và phƣơng pháp lựa chọn KS sử dụng trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu
T T
Địa phương Tổng
Đoàn Kết
Văng Lùng Huổi Toi Nà Ngà
Số lượt hộ Tỉ lệ (%) Số lượt hộ Tỉ lệ (%) Số lượt hộ Tỉ lệ (%) Số lượt hộ Tỉ lệ (%) Số lượt hộ Tỉ lệ (%) Số hộ điều tra 15 15 15 15 60 1 Mục đích sử dụng KS Điều trị bệnh 13 86,7 14 93,3 10 66,7 10 66,6 47 78,3 Phòng bệnh 0 0 1 6,7 2 13,3 4 26,7 7 11,7 Tăng trọng 2 13,3 0 0 3 20 1 6,7 6 10 Tổng 15 100 15 100 15 100 15 100 60 100 2 Phương pháp lựa chọn KS Theo chỉ định của thú y 10 66,7 9 60 8 53,3 12 80 39 65 Theo khuyến cáo bán hàng 5 33,3 4 26,7 6 40 2 13.3 17 28,3 Theo kinh nghiệm 0 0 2 13,3 1 6,7 1 6.7 4 6,67 Tổng 15 100 15 100 15 100 15 100 60 100
Số liệu bảng 5.8 cho ta thấy:
- Tại bốn bản nghiên cứu: Có 47 hộ nuôi lợn có sử dụng KS, thì có 47/60 lượt hộ sử dụng KS nhằm mục đích điều trị bệnh cho lợn (chiếm 78,3%); Có 7/60 lượt hộ sử dụng nhằm mục đích phòng bệnh (chiếm 11,7%) và 6/60lượt hộ sử dụng KS nhằm mục đích tăng trọng (chiếm 10%).
38
Biểu đồ 5.9 Thể hiện tỉ lệ % mục đích sử dụng kháng sinh trong các hộ chăn nuôi
Như vậy, KS được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích là điều trị bệnh cho lợn. - Tỉ lệ người nuôi lợn chọn KS theo chỉ định của cán bộ Thú y là cao (39/60 lượt hộ chọn, chiếm 65%); Có 17/60 (28,3%) lượt hộ chọn KS theo khuyến cáo của người bán hàng; Có 4/60 (6,67%) lượt hộ chọn KS theo kinh nghiệm.
Biểu đồ 5.10 Thể hiện tỉ lệ % phƣơng pháp sử dụng kháng sinh trong các hộ chăn nuôi.
So sánh kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Lã Văn Kính (2002) [16] (20% trại chăn nuôi lợn sử dụng KS theo hướng dẫn của cán bộ thú y và 39,05% theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc) và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2003-2007) [17] (là 53,75% và 32,5%), kết quả thu tập của chúng tôi đã cho thấy: Mức độ tin tưởng vào cán bộ thú y của
39
người nuôi lợn tại địa bàn tôi nghiên cứu là cao hơn (65%). Điều này chứng tỏ cán bộ thú y tại xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người nuôi lợn chọn KS và điều trị bệnh cho lợn.
5.2.3 Đường cung cấp KS và thời gian ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ.
Từ số liệu điều tra đường cung cấp kháng sinh từ các hộ dân trong bốn bản tôi thu được bảng 5.9.
Bảng 5.9. Đƣờng cung cấp KS cho lợn
TT Địa phương
Đường cung cấp KS cho lợn
Tổng Tỉ lệ
Ăn, uống Tiêm Khác
Số lượt chọn Tỉ lệ (%) Số lượt chọn Tỉ lệ (%) Số lượt chọn Tỉ lệ (%) 1 Đoàn kết 2 8,7 13 37,2 0 0 15 25 2 Văng lùng 3 13 12 34,3 0 0 15 25 3 Huổi toi 10 43,5 4 11,4 1 50 15 25 4 Nà Ngà 8 34,8 6 17,1 1 50 15 25 Tổng 23 38,3 35 58,3 2 3,4 60 100
Bảng 5.9 cho thấy đường cung cấp KS cho lợn chủ yếu là tiêm (35/60 lượt hộ, chiếm 58,3%) điều này phù hợp với mục đích dùng KS chủ yếu là điều trị; Có 23/60 (chiếm 38,3%) lượt hộ cung cấp KS cho lợn bằng cách cho ăn uống và 2/60 lượt hộ sử dụng theo cách khác (bôi, bơm KS), chiếm 3,4% trong tổng lượt chọn phù hợp với mục đích sử dụng KS. Trong thực tế, KS dùng để điều trị bệnh cho lợn hầu hết được cung cấp bằng đường tiêm chích. Vì bằng cách này KS sẽ nhanh chóng đạt được nồng độ trong máu; kiểm soát được liều lượng cung cấp; Thời gian điều trị ngắn hơn, thao tác nhanh gọn, đơn giản hơn.
40
Biểu đồ 5.11 Thể hiện tỉ lệ % đƣờng cung cấp KS cho lợn
Tuy nhiên, một số chế phẩm dạng nhũ dầu, hấp thu chậm hoặc được tiêm bắp dài ngày thì nồng độ KS vùng tiêm cao hơn (gây ra tồn dư KS cục bộ vùng tiêm) [40]. Ngoài ra, việc sử dụng KS bằng con đường ăn hoặc uống nhằm mục đích phòng bệnh và tăng trọng cho lợn, nếu không thực hiện đúng thời gian ngưng sử dụng trước khi giết mổ... Sẽ là nguy cơ rất lớn gây tồn dư KS trong thịt (Theo Lã Văn Kính 2001) [16]. Kết quả điều tra về vấn đề ngưng cung cấp KS trước khi giết mổ được trình bày qua bảng 5.10.
Bảng 5.10 Thời gian ngƣng sử dụng kháng sinh trƣớc khi giết mổ lợn.
TT Địa phương Số hộ chăn nuôi lợn
có sử dụng kháng sinh
Số hộ biết phải ngưng kháng sinh trước khi giết mổ
Tỉ lệ 1 Đoàn Kết 12 10 83,3 2 Văng Lùng 13 0 0 3 Huổi Toi 10 0 0 4 Nà Ngà 6 0 0 Tổng 31 10 32,3
Số liệu từ bảng 5.10 cho thấy: Người nuôi lợn tại xóm đoàn kết có biết về vấn đề phải ngưng sử dụng KS cho lợn trước khi giết mổ, với tỉ lệ là 10/12 hộ (chiếm 83,3% số hộ tại địa phương), nhưng ngưng sử dụng trước bao nhiêu ngày và với loại KS nào thì các hộ không biết chính xác hoặc không quan tâm. Theo tôi, việc ngưng sử dụng thuốc KS không đúng qui định và việc quản lý giết mổ không chặt chẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tồn dư KS trong thịt lợn nuôi ở xã Chiềng Hặc.
41
5.2.4. Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn.
Điều tra 59 hộ nuôi lợn có sử dụng KS, tôi xác định được các chế phẩm chứa KS và tần suất sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn, kết quả được trình bày ở bảng 5.11.
Bảng 5.11 Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn.
T T
Tên chế phẩm có chứa KS
Hãng sản xuất Đoàn Kết Văng Lùng Huổi Toi Nà Ngà Tổng Tỉ lệ (%)
1 Ampicoli Hải Nguyên 1 1 1,1
2 Ampi-kana 1 1 1,1 3 Colivet a1 1 1,1 4 E.coli phù đầu Việt Anh 1 1 1,1 5 Eroflox 5% 1 1 1,1 6 Genta-colero Vêmdim 1 1 1.1 7 Marbovitryl 1 1 1.1 8 Noflocoli 1 1 1.1 9 Tia colistin 1 1,1 10 Ampicillin 2 2 2,1
11 Gentatylo-D Minh Huy 2 2 2,1
12 T-500 Diễm Uyên 2 2 2,1
13 Tiamulin 2 2 2,1
14 Viamoxyl Việt Anh 2 2 2,1
15 Bio-D.O.C Bio 3 3 3,2
16 Steptomycin 3 3 3,2
17 Tylo CD Minh Huy 3
18 Tylo 3000+ colistin Minh Dũng 3 3 3,2 19 Vimeyson C.O.D Vemedim 3 4 2 9 9,6 20 tetracycline 2 4 5 11 11,7 21 Bio-sone Bio 6 4 4 14 14,9 22 DOC-sone Most 19 3 2 5 29 30,9 Tổng (lượt hộ sử dụng) 31 24 12 27 94 100
42
Bảng 5.11 cho thấy: Có 22 chế phẩm có chứa KS được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại địa bàn. Việc sử dụng các chế phẩm và số lượng loại chế phẩm khác nhau giữa các địa phương. DOC sone Most là chế phẩm được sử dụng với tần suất cao nhất: Có 29/94 lượt hộ sử dụng (30,9%); Kế tiếp là Bio- son: có14/94 lượt (14,9%); Tetracycline: 11/94 lượt (11,7%). Người nuôi lợn tại địa bàn đã sử dụng chế phẩm Tetracyclin dạng bột trộn vào thức ăn nước uống cho lợn nhằm phòng một số bệnh về đường tiêu hóa. Có 9/94 lượt hộ sử dụng chế phẩm Tetracycline cho lợn nhằm mục đích phòng bệnh (chiếm 9,57%); Có 2/94 lượt hộ nuôi lợn sử dụng chế phẩm Tetracyclin nhằm mục đích tăng trọng cho lợn (chiếm 2,13%). Điều này có thể là mối nguy cơ về sự tồn dư Tetracycline trong thịt lợn nuôi tại địa bàn. Tiếp theo, có 9/94 (9,6%) lượt hộ nuôi lợn đã sử dụng Vimexyson C.O.D; 18/22 chế phẩm còn lại được sử dụng với tần suất thấp: 1-3 lượt/94 lượt sử dụng (chiếm 1,1 - 3,2%).
Việc lạm dụng KS trong chăn nuôi lợn (dùng KS nhằm mục đích phòng bệnh, tăng trọng mà không tuân thủ đúng thời gian ngưng sử dụng trước giết mổ, sử dụng KS không hợp lý, không đúng nguyên tắc, ...) đã làm tăng nguy cơ tồn dư KS trong sản phẩm, gây những tác hại khó lường, hậu quả lâu dài: Làm cho vật nuôi quen nhờn thuốc, làm tăng tính kháng KS, làm xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh môi trường... Uỷ ban an toàn thực phẩm EU chính thức ban bố lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng tất cả các loại KS nhằm mục đích tăng trọng (đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo những hiểm họa mà loài người có thể phải đối mặt do sự kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh và tổ chức này cũng đang thúc đẩy chương trình khuyến cáo tất cả các nước tiến tới cấm hoàn toàn việc sử dụng KS như chất kích thích sinh trưởng. Đồng thời, người chăn nuôi không được phép trộn thuốc KS vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi để phòng dịch cho gia súc, gia cầm, chỉ nên dùng KS cho việc điều trị bệnh cho vật nuôi (Theo Trần Quốc Việt - Viện chăn nuôi).
43
5.3. Một số biện pháp hạn chế sử dụng, tồn dƣ kháng sinh trong chăn nuôi lợn. nuôi lợn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tồn dư KS trong thịt lợn.
Theo Nguyễn Công Khẩn (2008) [16], [Tr.252]: Nguyên nhân gây ô nhiễm hóa chất trong sức sản xuất là do các hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, do các chất phụ gia được trộn vào hoặc do các chất bảo quản thực phẩm.
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009), Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Lã Văn Kính và cộng tác viên: Việc sử dụng các chất KS trong chăn nuôi, việc không tuân thủ thời gian ngừng sử dụng KS trước khi hạ thịt thú nuôi, đường cung cấp KS, bản chất của KS, đặc biệt sự thiếu kiến thức về KS của người chăn nuôi [4], [40]... Là những nguyên nhân chủ yếu gây tồn dư KS trong thịt.
Theo tôi, để hạn chế tồn dư KS trong thịt lợn tại các địa phương thuộc xã Chiềng Hặc, cần thiết phải tiến hành các biện pháp sau:
- Tăng cường mở các các lớp tập huấn về kiến thức kỹ thuật chăn nuôi an toàn, các lớp về phòng trị bệnh cho lợn và động viên người chăn nuôi tham gia.
- Kiểm soát và tăng cường kiểm soát hơn nữa việc kinh doanh thuốc thú y và thức ăn nuôi lợn trong phạm vi toàn huyện. Cần có sự kiểm soát các chương trình tiếp thị về thức ăn và thuốc thú y để người dân sử dụng KS trong chăn nuôi lợn toàn hơn, hiệu quả hơn, tránh việc lạm dụng KS.
- Cần tăng cường tập huấn cho người chăn nuôi, người chế biến, người sản xuất kinh doanh thịt lợn trên toàn địa bàn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đặc biệt, cần xây dựng tram kiểm dịch ở nơi tiếp giáp giữa các xã.
- Cần tuyên truyền cho toàn dân biết tác hại của việc tồn dư KS trong thịt lợn, giúp họ có ý thức sử dụng thịt đảm bảo về vệ sinh thực phẩm.
- Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra nhanh sự có mặt của một số KS trong thực phẩm và cần thiết có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt và các sản phẩm từ thịt.
44
phòng trị bệnh cho vật nuôi tại địa bàn. Do vậy cần có biện pháp thường
xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao nhiệt tình trách nhiệm của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Quá trình tiếp thị về thức ăn và thuốc thú y để người dân sử dụng KS trong chăn nuôi lợn an toàn hơn, hiệu quả hơn, tránh việc lạm dụng KS.
- Cần tăng cường tập huấn cho người chăn nuôi, người chế biến, người sản xuất kinh doanh thịt lợn trên toàn địa bàn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đặc biệt, cần xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung và lập trạm kiểm dịch động vật ở quốc lộ 6.
- Cần tuyên truyền cho toàn dân biết tác hại của việc tồn dư KS trong thịt lợn, giúp họ có ý thức sử dụng thịt đảm bảo về vệ sinh thực phẩm.
- Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra nhanh sự có mặt của một số KS trong thực phẩm và cần thiết có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Cán bộ thú y cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, trực tiếp phòng trị bệnh cho vật nuôi tại địa bàn. Do vậy cần có biện pháp thường xuyên