trên địa bàn
5.3.1. Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đầy mạnh chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn
Căn cứ vào thực trạng quá trình chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa bàn xã Mƣờng Cai trong thời gian qua và kế hoạch phát triển đàn bò trong những năm tiếp theo để đạt hiệu quả cao.
Tình hình chăn nuôi bò tại 3 bản: Bản Sài Khao, Bản Huổi Khe, Bản Phiêng Púng nói riêng và toàn địa bàn xã Mƣờng Cai nói chung điều có những điều kiện chăn nuôi tƣơng đồng nhau đó là hình thức chăn nuôi, con giống... đó là điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng đàn bò của hộ.
Chăn nuôi phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nên đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, ngành chăn nuôi xã Mƣờng Cai còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của mình; chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ trong nông hộ vẫn là chủ yếu, chăn nuôi trang trại vẫn chƣa có, năng suất chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao,...Chủ yếu là chăn nuôi tận dụng và sử dụng lao động gia đình. Tuy nhiên các hộ không chỉ tập trung vào chăn nuôi mà còn đa dang hoá cả các hoạt động trồng trọt và phi nông nghiệp khác.
49
tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của ngƣời dân. Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tƣơi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cao. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. ở nhiều vùng, trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo của động vật cho các hoạt động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôi đối với trồng trọt có xu hƣớng giảm xuống, song vai trò của chăn nuôi nói chung ngày càng tăng lên.[10]
Bởi vậy nên việc chăn nuôi trâu bò cần đƣợc đẩy mạnh và cần đƣợc quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là chăn nuôi bò hƣớng thịt.
5.3.2. Định hướng thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
5.3.2.1. Định hướng chăn nuôi bò thịt
Phát triển chăn nuôi bò thịt nằm trong chiến lƣợc tổng thể phát triển sản xuất chăn nuôi của huyện huyện Sông Mã. Hiện tại huyện đã và đang thực hiện Đề án phát triển đàn bò (2015 - 2020) cùng với một số mô hình chăn nuôi bò tập trung với số lƣợng khoảng 30- 40 con, nhằm tăng quy mô và chất lƣợng đàn bò thịt trên địa bàn, với mục tiêu đến 2020 có tổng đàn bò là hơn 200 con.
Phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với công tác lai tạo và cải tạo chất lƣợng giống theo hƣớng thịt, trƣớc mắt đến 2020 là theo hƣớng “Mông” hoá. Đầu tƣ cho chăn nuôi bò thịt phải chú trọng đầu tƣ theo chiều sâu, là cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bò thịt theo hƣớng sản xuất hàng hoá
Chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo: Là phƣơng thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hất các hộ chăn nuôi của xã, phần lớn théo phƣơng thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu. Chăn nuôi bò địa
50
phƣơng là nghề truyền thống lâu đời của ngƣời dân nơi đây với nghề văn minh lúa nƣớc, bò là những con vật không thể thiếu của nhà nông. Chăn nuôi bò để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa lớn quan trọng. Các giống bò phổ bến đƣợc nuôi tại xã là bò Vàng địa phƣơng và giống bò Lai Sind.
Chăn nuôi bò bán thâm canh: Là phƣơng thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ. Phƣơng thức này bò đƣợc chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm bò đƣợc cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và cá phụ phẩm nông nghiệp. Giống bò sử dụng phƣơng thức chăn nuôi này thƣờng là bò Lai Zêbu hoặc giống bò thịt Zêbu thuần.
5.3.2.2. Định hướng tiêu thụ bò thịt
Khuyến khích hộ chăn nuôi vỗ béo những con bò không đủ tiêu chuẩn làm giống (trên 24 tháng tuổi) bằng hình thức nuôi nhốt và thay thế vào đó là nuôi những con bò đủ tiêu chuẩn làm giống bằng hình thức bán chăn thả có sự kết hợp.
Có sự liên hệ giữa Chính quyền địa phƣơng, hộ chăn nuôi bò thịt, các chủ thu gom địa phƣơng và các lái buôn ngoài tỉnh giúp quá trình tiêu thụ thuận lợi, các bên cùng có lợi.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối tạo điều kiện cho việc mua - bán bò trên địa bàn ngày càng thuận lợi.
Các hộ chăn nuôi thƣờng chỉ nuôi phục vụ mục đích sống hàng ngày, ít khi mổ xẻ. Bởi vậy mà trâu, bò của các hộ nông dân đƣợc các nhà buôn đến trả với giá hợp lý thì họ bán cho. Với giống bò tốt thì các nhà buôn thƣờng bán cho các hộ nông dân nơi khác mua làm giống để nuôi, còn những con già và không phải giống tốt thì bán cho những lò giết mổ. Nhƣng sản phẩm vẫn đến tay ngƣời dân, ngƣời tiêu thụ sản phẩm 100%. Định hƣớng tiêu thụ thịt bò đƣợc thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
51 40% 75% 25% 56% 20% 26% Bò sống 70% 40% bò sống 40% thịt xẻ 30% thịt xẻ 60% 18% 100%
Sơ đồ thể hiện hƣớng tiêu thụ thịt bò [8]
Hộ gia đình chăn nuôi Trang trại hàng hóa Ngƣời thu gom Ngƣời bán buôn Ngƣời giết mổ Ngƣời bán lẻ Ngƣời tiêu dùng
52
5.3.3 Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
5.3.3.1. Giải pháp về con giống
Chọn lọc nâng cấp phẩm giống bò Vàng địa phƣơng [5]
- Đối với đàn bò cái, chọn lọc những con đặc trƣng cho nhóm giống, ƣu tiên chọn những bò cái mắn đẻ, khéo nuôi con, tạp ăn và chịu gặm cỏ khi chăn thả. Triệt để khai thác đặc điểm quý này ở đàn bò cái nền. Chăm sóc nuôi dƣỡng tốt bò mẹ sau chọn lọc để cải thiện ngoại hình và năng suất.
- Đối với bò đực, tuyển chọn và chỉ giữ lại những bò đực giống có khối lƣợng vƣợt trội so với trung bình của nhóm, có ngoại hình đặc trƣng của nhóm giống. Kiên quyết lọai bỏ những đực giống kém chất lƣợng (thiến bắt buộc từ 12 tháng tuổi). Luân chuyển đực giống tốt giữa các địa phƣơng để tránh giao phối cận huyết.
- Chọn lọc bò cái, bò đực và nhân thuần chúng để tạo ra những con giống đồng nhất hơn, chất lƣợng tốt hơn chứ không phải thay đổi đặc điểm di truyền của con giống.
Zebu hóa đàn bò Vàng địa phƣơng [5]
- Các giống bò chuyên dụng thịt có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất thịt. Tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, nuôi nhanh lớn, thịt mềm.
Mục đích của chúng ta là có một giống bò tập trung đƣợc những đặc điểm quý của bò Vàng Việt Nam và khả năng sản xuất cao của bò ngoại. Để đạt đƣợc mục đích trên, phƣơng pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đƣờng lai tạo. Vì khối lƣợng bò Vàng rất nhỏ (bò cái khoảng 180kg) không thể mang thai bò ngoại (đực giống ngoại 800 - 1.000kg), vì vậy mà con đƣờng lai tạo phải đƣợc tiến hành qua 2 bƣớc:
+ Bƣớc 1: Sử dụng đực Zebu (Sind, Sahiwal, Brahman) để cải tạo bò Vàng đã đƣợc chọn lọc để tạo ra con lai Zebu chất lƣợng cao (hay đàn bò nền đã đƣợc cải tiến). Con lai Zebu về cơ bản giữ đƣợc những đặc điểm quý của bò Vàng nhƣng khối lƣợng tăng lên rõ rệt (bò cái 270-300kg tùy mức độ lai máu). Với khối lƣợng nhƣ vậy con lai Zebu có đủ khả năng mang thai bò chuyên dụng thịt
53
và điều rất quan trọng nữa là bò mẹ đủ sữa nuôi bê lai từ bò bố hƣớng sữa hoặc hƣớng thịt.
+ Bƣớc 2: Lai tạo bò theo hƣớng sản xuất thịt và sữa. Bò lai Zebu ở bƣớc 1 chƣa đáp ứng yêu cầu chăn nuôi hàng hóa theo hƣớng thịt sữa, vì vậy ta không thể dừng lại ở bƣớc 1 mà tiếp tục sử dụng tinh của các giống bò chuyên thịt, chuyên sữa đểtạo ra con lai chuyên dụng thịt hoặc sữa.
Cải tạo đàn bò Vàng và lai tạo bò thịt phải dựa trên nền thức ăn đã đƣợc cải tiến[5]
- Khi điều kiện kinh tế xã hội của cả nƣớc đã thay đổi, đời sống ngƣời dân khá dần lên, ngƣời nông dân đã biết dành đất trồng cỏ nuôi bò, cây thức ăn và phụ phẩm cây trồng nhiều hơn, cũng có nghĩa là con bò có nhiều thức ăn hơn. Đây chính là điều kiện đầu tiên để cho phép nâng cao khối lƣợng đàn bò địa phƣơng. Vì vậy, trƣớc khi chúng ta muốn lai tạo cải tiến chất lƣợng đàn bò địa phƣơng thì điều trƣớc tiên cần làm là cải tiến nguồn thức ăn cho chúng, quan trọng nhất là thức ăn và dinh dƣỡng.
- Để cải tạo đàn bò địa phƣơng có hiệu quả, cần xây dựng chƣơng trình chi tiết và dựa trên những căn cứ khoa học và thị trƣờng. Nền tảng để cải tạo giống là cải thiện nguồn thức ăn vì vậy chƣơng trình phải hỗ trợ cho ngƣời chăn nuôi hạt giống và hom giống cỏ các loại. Hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật phát triển cây thức ăn, chuyển đất vƣờn, đất ruộng trồng cây năng suất thấp sang trồng cỏ thâm canh nuôi bò. Hƣớng dẫn kỹ thuật sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chế biến rơm rạ. Có chính sách thích hợp giúp ngƣời chăn nuôi thay đổi dần tập quán chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh (chăn thả có kiểm soát và bổ sung thức ăn tại chuồng). Hỗ trợ cho việc hình thành những trang trại sản xuất giống bò để sản xuất và cung cấp bò đực lai Zebu chất lƣợng cao cho các vùng sâu vùng xa. Trƣớc mắt tập trung lai tạo bò Zebu, những trại có điều kiện có thể thử lai tạo bò thịt chất lƣợng cao. Không khuyến khích ngƣời dân lai tạo bò thịt chất lƣợng cao khi chƣa có đủ điều kiện thích hợp.
Chiến lƣợc cải tiến giống bò Vàng Việt Nam theo hƣớng thịt có thể tóm tắt nhƣ sau :
54
- Bƣớc 1: Zebu hóa bò Vàng tạo ra con lai Zebu.
- Bƣớc 2: Sử dụng tinh bò chuyên dụng thịt phối cho bò cái lai Zebu để tạo ra con lai F1 có 3 máu theo hƣớng thịt.
- Bƣớc 3: Thăm dò công thức lai có 3/4 hoặc 5/8 máu bò chuyên thịt. [5]
5.3.3.2. Giải pháp về thức ăn
Tăng diện tích cỏ trồng hiện có, đa dạng hoá các giống cỏ, đặc biệt là các giống có năng suất cao và chất lƣợng tốt.
Tăng cƣờng tuyên truyền, khuyến khích ngƣời chăn nuôi tận dụng triệt để các phụ phế phẩm nông công nghiệp và chế biến chúng để cải thiện chất lƣợng và dự trữ cho mùa thiếu thức ăn xanh.
Khuyến khích ngƣời chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn tinh để vỗ béo bò, cải thiện chất lƣợng con bò lai.
Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chƣơng trình chế biến thức ăn thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua... cho ngƣời mới chăn nuôi.
Cải thiện nguồn thức ăn cho trâu, bò nhà nƣớc cần hỗ trợ cho ngƣời chăn nuôi hạt giống và hom giống cỏ các loại. Hƣớng dẫn nông dân kỹ thuật phát triển cây thức ăn, chuyển đất vƣờn, đất ruộng trồng cây năng suất thấp sang trồng cỏ thâm canh nuôi bò. Hƣớng dẫn kỹ thuật sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chế biến rơm rạ. Có chính sách thích hợp giúp ngƣời chăn nuôi thay đổi dần tập quán chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh (chăn thả có kiểm soát và bổ sung thức ăn tại chuồng).
Chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò: Những công nghệ chế biến này phải đảm bảo đơn giản dễ áp dụng không tốn kém và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chế biến rơm bằng Urê để làm tăng giá trị dinh dƣỡng cho bò:
Tỷ lệ giữa rơm và thóc thƣờng biến động từ 0,7 : 1 đến 1 : 1. Nhƣ vậy hàng năm trên địa bàn có vài nghìn tấn rơm, đây là một loại phụ phế phẩm nông nghiệp khá lớn cần đƣợc sử dụng có hiệu quả. Nhƣng hiện nay phần
55
lớn rơm bị bỏ lại trên đồng ruộng, trên nƣơng rẫy hoặc đốt thành tro làm phân bón. Rơm chƣa chế biến chứa nhiều chất xơ, rất khó tiêu hoá, nghèo protein, và muối khoáng nên trâu bò không ăn đƣợc nhiều. Để nâng cao giá trị dinh dƣỡng của rơm dạ ngƣời ta đã áp dụng phƣơng pháp chế biến rơm bằng Urê. Ở nƣớc ta giá Urê còn đắt nên Viện chăn nuôi đã cải tiến phƣơng pháp chỉ sử dụng lƣợng Urê thấp, đồng thời bổ sung thêm vôi để chế biến rơm đã thu đƣợc kết quả tốt. Các nhà khoa học Bộ môn nghiên cứu bò Viện Chăn nuôi đã làm thí nghiệm và rút ra kết kuận nhƣ sau:
Trong mùa khô (mùa thiếu thức ăn xanh cho bò) nếu bổ sung rơm ủ Urê và một phần protein nhỏ, bò có thể tăng 400g/ngày.
Khi đầu tƣ thức ăn bổ sung có hàm lƣợng protein và năng lƣợng cho đàn bê lai hƣớng thịt không gây lỗ cho chăn nuôi quảng canh mà lãi suất trên vốn đầu tƣ đạt 11,52 - 47,52 %.
- Áp dụng hệ thống chăn nuôi trồng cây thức ăn dƣới tán cây hoặc hàng rào quanh vƣờn.
5.3.3.3. Chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi, thú y - phòng trừ dịch bệnh
Kiên cố hoá chuồng trại theo các chuẩn mực của Nhà nƣớc: Đến 2016 ở vùng thấp và vùng núi đạt 100% và 50% ở vùng núi cao; đến 2018 ở vùng núi cao đạt 100%. Ở vùng núi và núi cao chú ý đến công tắc che chắn để đảm bảo kín ấm cho bò vào mùa đông.
Đến 2016 ở vùng thấp 100% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nƣớc tiểu đƣa vào xử lý theo phƣơng pháp sinh học hoặc biogas, ở vùng núi là 50%, vùng núi cao là 30% các hộ chăn nuôi bò phải thu gom phân và nƣớc tiểu vào xử lý thao phƣơng pháp sinh học hoặc biogas.
* Chuồng trại
Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Để đảm bảo hiệu quả cao trong việc nuôi bò chuồng trại cần phải đạt các yêu cầu sau:
56
Thông thƣờng, chuồng nuôi bò nên đƣợc xây dựng ở một khu vực rộng và riêng biệt giúp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng tốt nhất. Nơi xây chuồng phải là địa điểm đất cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh cũng nhƣ đảm bảo cho hệ thống thoát nƣớc có thể hoạt động tốt.
- Diện tích chuồng
Tùy vào số lƣợng bò nuôi mà có thể bố trí diện tích chuồng cũng nhƣ thiết kế của chuồng sao cho cân đối. Thông thƣờng, độ cao của chuồng nên từ 3,2 - 3,5m, chiều dài tuỳ theo ý muốn. Nhìn chung, có thể xây dựng chuồng thành 1 dãy, hai dãy… tùy kích cỡ và diện tích đất cho phép.
- Hƣớng chuồng
Với tiêu chí thoáng mát nhƣng phải tránh đƣợc gió lùa vào mùa đông, hƣớng chuồng nuôi bò nên đƣợc bố trí theo hƣớng nam hoặc đông nam.
- Nền chuồng