5.1.2.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra
Bảng 5.4. Quy mô chăn nuôi bò tại 3 bản thuộc xã Mƣờng Cai.
Số bò/hộ (con)
Bản Huổi Khe Bản Sài Khao Bản Phiêng Púng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 0 2 13,3 1 6,7 1 6,7 1 - 2 2 13,3 3 20 5 33,3 3 - 4 4 26,7 2 13,3 7 46,7 5 - 6 2 13,3 5 33,3 2 13,3 >6 5 33,3 4 26,7 0 0 Tổng 15 100 15 100 15 100 ( Nguồn: số liệu phỏng vấn 3 bản
Từ bảng 5.4 ta có thể thấy đƣợc trong 45 hộ đã phỏng vấn tại 3 bản của xã Mƣờng Cai trong đó có 4 hộ không nuôi bò chiếm 8.9%, chăn nuôi với số bò từ 1 - 2 con có 10 hộ nuôi chiếm 22,2%, nuôi từ 3 - 4con có 13 hộ chiếm 28,9%, số hộ nuôi bò từ 5 - 6con là 9 hộ chiếm 20%, 9 hộ còn lại nuôi trên 6 con chiếm 20%.
Theo kết quả của phiếu phỏng vấn 3 bản: Bản Sài Khao, bản Huổi Khe, bản Phiêng Púng, mỗi bản phỏng vấn 15 hộ chăn nuôi bò. Các hộ đƣợc phỏng vấn đã cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của mẫu phỏng vấn. Trong 45 hộ đƣợc phỏng vấn tại 3 bản thì hộ chăn nuôi bò nhiều nhất là 14 con, hộ chăn nuôi bò ít nhất là 0 con. Trong đó mục đich nuôi cày kéo bán thịt là 22 hộ, sinh sản bán thịt là 14 hộ, nuôi lấy sữa không có hộ nào, nuôi với mục đích khác là 5 hộ, còn lại 4 hộ không có bò, chủ yếu nuôi với hình thức chăn thả tự do và bán chăn thả.
40
Phần lớn ngƣời dân ở đây điều nuôi giống bò vàng địa phƣơng con đực trƣởng thành có khối lƣợng vào khoảng 230 - 250kg, con cái 130 - 170kg. Có một số hộ đã nuôi giống bò LaiSind nhƣng không nhiều do con giống đắt ngƣời dân không có vốn để mua nên phần lơn là nuôi bò vàng. Hầu nhƣ hộ gia đình nào cũng nuôi nhƣng chỉ nuôi với số lƣợng ít để phục vụ gia đình trong việc cày kéo. Thức ăn chủ yếu thƣờng sử dụng cho chăn nuôi của hộ gia đình là cỏ tự nhiên do ngƣời dân chủ yếu chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự do, nguồn phụ phẩm nông nghiệp và trồng mới các loại cỏ còn hạn chế, vẫn chƣa đƣợc tận dụng nhiều. Bởi vậy nên mới xẩy ra tình trạng thiếu thức ăn vào vụ đông vào các tháng từ 12 đến tháng 3 năm sau, nguôn thức ăn nhiều nhất là từ tháng 6 đến tháng 10 vì đây là mùa mƣa nên cỏ phát triển tốt nguồn thức ăn dồi dào.
Ngƣời dân chăn nuôi với hình thức chăn thả tự do trên đồi núi nên hệ thống chuồng trại không đƣợc chú trọng cho lắm, chỉ làm đơn sơ để khi có bò ốm dát về chăn sóc ở nhà còn lại thì thả dông trên bãi chăn một số hộ không làm chuồng trại chỉ bộc cột quanh nhà bởi vậy nên chuồng trại không đƣợc quan tâm thƣờng thiếu mắng ăn mắng uống cho bò, có một số hộ ít khi dắt bò về nhà nên không làm chuồng trại. Chính vì chăn thả tự do nên việc kiểm soát đàn bò gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về công tác thú y, việc chăn sóc cho đàn bò quan trọng hơn là chăn sóc be con lúc mới đẻ và lúc bò ốm...
Khí hậu của xã Mƣờng Cai đƣợc chia làm hai mùa rõ rẹt đó là mùa đông (mùa khô) và mùa hè (mùa mƣa), khí hậu nhƣ vậy cũng ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của đàn bò.
- Mùa đông (mùa khô) thƣờng ít mƣa và đƣợc bắt đầu từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, mùa này thịnh gió mùa đông bắc thƣờng thời tiết lạnh và khô thƣờng xuất hịên sƣơng muối, rét đạm rét hại. Thời gian dài nên lƣợng thức ăn khăn hiến đàn trâu bò thƣờng phải đi xa để kiếm thức ăn và phải chống chịu với cái lạnh của thời tiết chính vì thế mà sự phát triển ở giai đoạn này thƣờng chậm, cùng với sự ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc lạnh làm cho một số bê, bò gầy có sức chống chịu kém bị chết vì lạnh. Theo số liệu thống kê năm 2014 tổng số lƣợng bò bị chết do lạnh của toàn xã là 23 con, tổng số bê bị chết là 20 con.
41
- Mùa hè (mùa mƣa) đƣợc bắt đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, mùa này thịnh hành gió tây nam, thời tiết nắng nóng và mƣa nhiều. Do thời tiết mƣa nhiều nên cây cỏ phát triển tốt nguồn thức ăn vào thời điểm này dƣờng nhƣ là không thiếu, nguồn thức ăn rất dồi dào chính vì vậy mà đàn bò tăng trƣởng nhanh trong giai đoạn này.
Nhƣng ngƣời dân thƣờng chăn nuôi theo hình thúc chăn thả tự do nên việc trồng cỏ không đƣợc quan tâm. Thƣờng tận dụng những loại cỏ mọc tự nhiên làm thức ăn nhƣ: cỏ gà, cỏ stylo, cỏ ghi nê, cây lạc dại.... và một số loại cỏ tự nhiên. Chăn thả tự do nên tận dụng đƣợc diện tích rộng đàn bò có thể tự do để kiếm các loại cỏ có trong tự nhiên mà trâu, bò yêu thích. Do nhận thức của ngƣời dân vẫn chƣa cao nên phần lớn ngƣời ta chỉ biết đến cỏ voi là chủ yếu ít ngƣời biết các loại cỏ khác, chính vì thế nên ngƣời dân nơi đây chủ yếu trồng cỏ voi. Nhƣng đƣợc trồng với diện tích nhỏ lẻ không tập trung và ít, thƣờng thì có gia đình trồng với diện tích khoảng 0,5 hacta có gia đình thì trồng rải rác xung quanh nƣơng để chống xoái mòn đất, còn lại hầu nhƣ là không trồng mà sử dụng đất để canh tác là chủ yếu. Hầu hết ngƣời dân tận dụng những vùng đất xấu khó canh tác để trồng cỏ. Cỏ voi thích hợp với điều kiện khí hậu của xã Mƣờng Cai, cỏ đƣợc trồng ở đây phát triển rất tốt chiều cao trung bình của cay cỏ 1,5 - 2m. Cho sản lƣợng thu hoạch cao nhƣng diện tích trồng thì lại hẹp bởi vậy nên sản phẩm thu từ cây cỏ voi không nhiều. Các phụ phẩm nông nghiệp không đƣợc ngƣời dân quan tâm dự trữ để làm thức ăn cho trâu bò. Ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm trong việc dự trữ và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò, nên các sản phẩm từ nông nghiệp không đƣợc tậm dụng để làm thức ăn chăn nuôi. Một số hộ gia đình chỉ dự trữ rơm dạ để cho trâu bò lúc thức ăn khăn hiếm.
5.1.2.2. Tình hình tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra
Con bò đƣợc nuôi lớn lên và bán cho các thƣơng lái, so với giống bò Hmông ở cao bằng thì bò thịt ở đây còn khá rẻ, 01 con bò trƣởng thành khoảng 250kg có giá khoảng 18 - 20 triệu đồng. Nhƣng bò Hmông ở Cao Bằng 01 con bò trƣởng thành có giá khoảng 50 triệu đồng do chất lƣợng thịt thơm ngon nhiều dinh
42
dƣỡng đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng ở các khách sạn nhà hàng có giá khoảng 250 - 270 nghin đồng/kg, tỷ lệ chênh lệch giá khá lớn. Thịt bò ở địa bàn huyện Sông Mã trung bình có giá khoảng 150 - 200 nghìn đồng/kg.
5.1.2.3. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động chăn nuôi bò thịt ở các hộ chăn nuôi bò thịt
Đa số các hộ nông chăn nuôi với hình thức chăn thả tự do (thả rông), một số ít nuôi với hình thức bán chăn thả (sáng đi chăn tối dẫn về chuồng), không có hộ nào nuôi nhôt (nhốt 100% thời gian). Do chƣa có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi nên hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng không đƣợc cao, tốc độ sinh trƣởng của đàn bò vẫn còn chậm, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Ngƣời dân bán bò khi cần tiền chứ không phải nuôi theo quy mô lớn, và thu mua tập trung vỗ béo quy mô nhỏ, chƣa có trang trại nuôi vỗ béo quy mô lớn vì điều kiện kinh tế của ngƣời dân còn hạn hẹp vì vậy bòxuất ra hiệu quả kinh tế chƣa đƣợc cao.
5.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
5.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò thịt
Một trong các yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hoạt động chăn nuôi bò thịt tại địa bàn xã Mƣờng Cai đó là các yếu tố:
Những yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn va nguồn nƣớc...
- Khi gặp thời tiết giá rét, rét đậm rét hại (nhiệt độ xuống 3 - 50C) một số bê, bò già gầy yếu không đƣợc che chắn giữ ấn sẽ làm chết bê, bò. Mƣa kết hợp với địa hình dốc làm cho đƣờng trơn trƣợt khiến bò dễ ngã chết và bị thƣơng.
- Đa số các hộ chăn nuôi bò tận dụng nguồn nƣớc tự nhiên, nƣớc khe, nƣớc đầu nguồn phần lớn do bò tự tìm nƣớc, do là các nguồn nƣớc tự nhiên nên tƣơng đối sạch và ít mầm bệnh.
Giống và công tác giống.
- Giống bò hiện nay đang đƣợc nuôi tại các bản thuộc xã Mƣờng Cai chủ yếu là bò vàng địa phƣơng, ít hộ nông dân nuôi giống bò LaiSind. Hiện đang đƣợc cải thiện nguồn giống tại đại bàn xã.
43 Nguồn thức ăn.
- Do chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự do nên thức ăn chính của bò là các loại cỏ mọc tự nhiên, các phụ phẩm nông nghiệp không đƣợc tận dụng nhiều chỉ một số ít hộ dự trữ cho mùa thiếu thức ăn (mùa đông) đó là đối với những hộ nuôi với hình thức bán chăn thả (sáng đi chăn tối dẫn về chuồng).
Tình hình dịch bệnh
- Diễn biến dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sự phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là những hộ chăn nuôi với số lƣợng khá (trên 10 con). Tuy rằng khi có dịch bệnh các hộ đã báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý nhƣng vẫn xẩy ra tình trạng có một số hộ sợ là sẽ tiêu hủy hết đàn bò nên không báo cáo cho cán bộ thú y... nếu dịch bệnh xẩy ra sẽ làm thiệt hại nặng về kinh tế đói với các hộ chăn nuôi. Trong những năm gần đây có các bệnh dịch xẩy ra tại đại bàn xã nhƣ: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thám... gần đây nhất là tụ huyết trùng nhƣng đã kịp thời tiêm phòng tụ huyết trùng cho những đàn không bị dịch.
5.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn
Xã Mƣờng Cai là một xã vùng III xã biên giới đặc biệt khó khăn cùng với trình độ nhận thức của ngƣời dân nơi đây vẫn còn hạn chế, cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn nên có một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quá trình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn xã nhƣ:
Yếu tố tự nhiên:
- Phần lớn, các hộ chăn nuôi bò thịt thƣờng ở những nơi có độ cao trên 700 mét so với mực nƣớc biển địa hình dốc, đƣờng đi lại xa và khó khăn. Khi trời mƣa, đƣờng trơn việc tiêu thụ bò thịt rất khó khăn đối với hộ chăn nuôi.
- Khi gặp thời tiết lạnh, rét đậm - rét hại kéo dài, nhiều hộ chăn nuôi bò chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (cỏ tự nhiên) sẽ thiếu cỏ chăm sóc bò, nên thƣờng nên thƣờng “khắc phục” bằng cách tiêu thụ trong thời gian sớm nhất, không tính tới hiệu quả chăn nuôi.
Tính mùa vụ:
- Tính mùa vụ thể hiện rất rõ nét tới sức tiêu thụ bò thịt trên địa bàn Thị trấn, những tháng giáp tết Nguyên đán số lƣợng bò thịt đƣợc mang ra tiêu thụ ở các
44 chợ, chua tập trung tại 1 địa điểm nhất định.
- Một số hộ, sau khi thu hoạch mùa màng xong, họ đi mua bò về để tận dụng sức cày kéo; đồng thời tận dụng luôn những sản phẩm phụ từ nông nghiệp (nhƣ rơm, bẹ ngô…) để tiến hành vỗ béo, sau một thời gian (khoảng 4 tháng) mang bán để lấy tiền trả nợ hoặc quay vòng.
Yếu tố thị trƣờng:
-Cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối:
+ Hiện nay, trên địa bàn chƣa có chợ đầu mối chuyên mua và bán bò vậy nên đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, các hộ nông dân nuôi vỗ béo và chủ yếu là bán cho các huyện lân cận qua những ngƣời buôn.
- Các chính sách của địa phƣơng:
+Từ phía Chính quyền huyện cũng nhƣ các Bản chƣa có chính sách, kế hoạch hay định hƣớng về tiêu thụ bò thịt cho ngƣời chăn nuôi. Việc tiêu thụ bò thịt trên địa bàn trong thời gian qua là theo quy luật cung cầu, giá cả và tự nhiên. Chúng ta giả sử, giá cả bò thịt ngày càng tăng cao và tăng nhanh nhƣ hiện nay, nếu theo đúng quy luật giá cả thì trong một tƣơng lai không xa số lƣợng đàn bò trên địa bàn sẽ chắc chắn sụt giảm đáng kể mặc dù địa phƣơng vẫn dốc sức thực hiện “Đề án phát triển đàn bò” và một loạt chính sách đi kèm khác.
5.2. Phân tích tiềm năng và hạn chế để phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững