1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH petrolimex

63 2,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương 1 Lí luận chung về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 1.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 1.1.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa nội địa: Từ xa xưa, con người đã dùng những sản phẩm làm ra để trao đổi với nhau, lấy những thứ cần thiết đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ban đầu chỉ đơn giản là con người đem những thứ mình có, mình tự làm ra để đổi lấy những thứ mình cần. Việc trao đổi đó có thể diễn ra trong phạm vi một vùng nhỏ hẹp hoặc rộng hơn. Những thứ được đem ra trao đổi mua bán trên thị trường được gọi là hàng hóa. Xã hội dần phát triển, việc buôn bán giao thương xuất hiện trên phạm vi ngày càng rộng hơn.Ngày nay hàng hóa thuộc đủ chủng loại được mua bán không chỉ bó hẹp trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà còn diễn ra trong phạm vi khu vực và trên khắp thế giới, chúng ta gọi đó là hoạt động thương mại. Trong một nền kinh tế thị trường năng động cùng với sự phân công lao động, tập trung hóa, chuyên môn hóa trong từng khu vực, từng lĩnh vực, từng ngành và cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện tài nguyên, lao động, đặc thù của từng vùng mà có những vùng chuyên sản xuất một hoặc một vài sản phẩm hàng hóa nhất định. Có những vùng chuyên sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào không chỉ đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu trong vùng mà còn có khả năng cung cấp cho nhiều vùng khác. Bên cạnh đó có những vùng chuyên sản xuất máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cũng vậy. Điều đó sẽ tất yếu dẫn tới sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng với nhau, đem những thứ mình thừa đổi lấy thứ những thứ mình thiếu. Cùng với việc trao đổi giữa những người làm ra sản phẩm hàng hóa với nhau còn có hoạt động của các nhà buôn và ngày nay hoạt động này đang rất phát triển. Để việc trao đổi hàng hóa SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 1 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính diễn ra thuận lợi và sôi động thì hàng hóa cần phải được vận chuyển. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa ra đời là một tất yếu khách quan, không thể thiếu đối với hoạt động thương mại. Thương mại bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Như vậy, dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chuyển hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại. Vận chuyển và thương mại là hai hoạt động không thể tách rời nhau, có thể nói không có thương mại nếu không có vận chuyển. Hoạt động trao đổi thương mại giữa các địa phương trong cả nước không ngừng lớn mạnh về chủng loại, số lượng hàng hóa.Để đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng có sự đa dạng tương ứng. Trong phạm vi một quốc gia, hàng hóa được vận chuyển thông qua các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Nhờ có các phương thức vận chuyển hàng hóa mà bất cứ loại hàng hóa nào trên thế giới thuộc những vùng khác nhau có thể đến được với người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, có thể nói vận chuyển là huyết mạch của quá trình lưu thông hàng hóa. Vận chuyển nội địa là huyết mạch của quá trình lưu thông hàng hóa nội địa, trao đổi hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam. 1.1.2Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 1.1.2.1 khái niệm hàng hóa vận chuyển nội địa và các nhân tố gây rủi ro tổn thất đối với hàng hóa vận chuyển nội địa. Hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam hay còn gọi là hàng hóa vận chuyển nội địa là những hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển trong lãnh thổ quốc gia. Đất nước ta có mạng lưới giao thông phức tạp, có nhiều địa hình khác nhau với trên 3000 km đường sắt, 170.000km đường bộ, 10.000km đường sông, 8 cảng biển chính nằm rải rác trên hơn 3000km đường biển. SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 2 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chính vì vậy,các phương thức vận chuyển hàng hóa và các phương tiện vận chuyển cũng rất đa dạng. Hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam phần lớn tập trung ở đường bộ ( chiếm khoảng 55% ) còn lại là đường thủy (35%) và đường sắt( chiếm 10% ). Do địa hình phức tạp, mạng lưới giao thông dày đặc và thực trạng hoạt động của các tuyến giao thông vẫn còn nhiều bất cập cho nên rủi ro tai nạn đối với hàng hóa vận chuyển nội địa vẫn luôn xảy ra hàng ngày mà tổn thất của nó thì không sao lường trước được. Nền kinh tế của một quốc gia ngày càng phát triển đồng nghĩa với khối lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, kéo theo đó thì những luồng hàng hóa vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Dù hàng hóa được vận chuyển theo phương thức nào, phương tiện vận chuyển nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi những rủi ro tổn thất có thể xảy ra do yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật và yếu tố xã hội- con người: -Do yếu tố tự nhiên: Việc vận chuyển hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các điều kiện về thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa.Các hiện tượng tự nhiên không lường trước được như bão, lũ lụt, lốc xoáy, sóng thần, động đất có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển. - Do yếu tố kỹ thuật: Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc có tiên tiến đến đâu thì cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật. Khi phương tiện vận chuyển bị hư hỏng, khi có sự nhầm lẫn về dự báo thời tiết, có sự sai lệch về các tín hiệu chỉ dẫn sẽ gây ra thiệt hại cho hàng hóa .Với công nghệ hiện đại,con người phát minh ra những phương tiện vận chuyển với SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 3 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính sức chứa khổng lồ có thể chứa tới hàng nghìn tấn mỗi chuyến hàng. Vì thế , khi rủi ro đến sẽ gây tổn thất vô cùng lớn cho các chủ hàng. - Do yếu tố xã hội – con người: Hàng hóa có thể bị mất cắp, bị cướp hoặc bị thiệt hại do chiến tranh, đình công, bạo loạn, sự bất ổn về chính trị Trong guồng quay của nền kinh tế đất nước, bất cứ lúc nào hàng hóa cũng đang được lưu thông trên khắp mọi miền đất nước và những rủi ro tổn thất cũng luôn rình rập.Vì vậy, con người phải tìm và bằng mọi cáchđể đảm bảo an toàn cho hàng hóa và giảm nhẹ tổn thất có thể xảy ra. 1.1.2.2 Vai trò kinh tế - xã hội của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa Bảo hiểm(BH) ra đời từ rất sớm. Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng- đây là hình thức nguyên khai của BH. Sau đó, để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện, theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Xong số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào tình thế khó khăn nguy hiểm. Vì vậy thay thế vào đó là hình thức BH ra đời. Trong lịch sử, BH hàng hải là loại BH hiện đại đầu tiên ra đời. Vào thế kỉ XIV ở Floren, Genoa nước Ý đã xuất hiện các hợp đồng BH hàng hải đầu tiên. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và Châu Mỹ thì BH hàng hải phát triển rất nhanh. Tuy nhiên phải đến thế kỉ XVI-XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN thì hoạt động BH mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 4 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Nằm trong sự phát triển mạnh mẽ và rộng khắp của hoạt động BH, nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường . BH hàng hóa vận chuyển nội địa áp dụng đối với các hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, cũng có thể mở rộng để BH cho hàng hóa vận chuyển sang các nước lân cận hoặc vận chuyển hàng hóa quá cảnh. BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam áp dụng cho việc hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi có thỏa thuận riêng trong hợp đồng BH, có thể BH cho hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam để sang các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài về được phép quá cảnh qua Việt Nam để sang các nước lân cận bằng các phương tiện vận tải nói trên. BH hàng hóa vận chuyển nội địa là nghiệp vụ BH gắn liền với quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa và có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội: Trước hết, BH hàng hóa vận chuyển nội địa nhằm khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro: Hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các thương gia nhưng khi rủi ro tổn thất xảy ra đối với hàng hóa thì họ sẽ gặp phải khó khăn rất lớn về tài chính mà đôi khi bản thân họ không thể tự gánh chịu được. Rủi ro có thể mang lại những thiệt hại tài chính bất thường cho các cá nhân, tổ chức. Khi có thiệt hại về tài sản, các cá nhân và tổ chức rất cần đến nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tài chính. Theo đó, khi tham gia BH hàng hóa vận chuyển nội địa, người tham gia BH sẽ có được sự bảo đảm cho hàng hóa là tài sản của mình, nhờ đó mà họ có được trạng thái an toàn về SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 5 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính tinh thần, giảm bớt sự âu lo, tạo tâm lý ổn định, kích thích mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Thứ hai, BH hàng hóa vận chuyển nội địa tạo điều kiện cho các nhà BH thường xuyên thực hiện nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tổn thất đồng thời phát triển các dịch vụ cứu trợ, phối hợp với khách hàng tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển là đối tượng BH góp phần giảm thiểu rủi ro, tốn kém cho toàn thể cộng đồng. Thứ ba, nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa ra đời góp phần tạo nên công ăn việc làm cho xã hội. Cùng với các nghiệp vụ BH khác trên thị trường, BH hàng hóa vận chuyển nội địa đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp BH, doanh nghiệp môi giới BH, mạng lưới đại lý BH và các nghề liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản… Thứ tư, hoạt động kinh doanh BH hàng hóa vận chuyển nội địa phát triển sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế. Ngoài ra, từ những kết quả thu được từ nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa, các doanh nghiệp BH có điều kiện thực hiện các hoạt động xã hội như từ thiện, hoạt động công ích…góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của toàn cộng đồng. Như vậy, trong nền kinh tế đất nước, vai trò của vận chuyển hàng hóa nội địa quan trọng bao nhiêu thì BH hàng hóa vận chuyển nội địa càng quan trọng bấy nhiêu. Điều này ngày càng được chứng minh qua những kết quả và ý nghĩa mà BH mang lại trong thời gian qua. 1.2 Những nội dung cơ bản của BH hàng hóa vận chuyển nội địa 1.2.1 Đối tượng BH SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 6 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Đối tượng BH hàng hóa vận chuyển nội địa là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa đíểm này tới địa điểm khác( bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản BH). Đối tượng BH phải có một giá trị và phải qui ra được bằng tiền. Đối tượng BH phải được ghi rõ trong hợp đồng BH như: chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, qui cách đóng gói… 1.2.2 Người được BH Người được BH trong hợp đồng BH hàng hóa vận chuyển nội địa là các tổ chức cá nhân có tài sản hàng hóa là đối tượng được BH trong hợp đồng BH hàng hóa vận chuyển nội địa. Người được BH thường là người có “ quyền lợi có thể được BH”. Chỉ có người có quyền lợi đối với tài sản, hàng hóa đang trên đường vận chuyển mới có quyền chỉ thị ký hợp đồng BH hoặc là người được BH- một bên của hợp đồng BH. Quyền lợi này không thể có được sau khi tài sản đã bị tổn thất hoặc không có rủi ro đối với tài sản được BH,hoặc tài sản BH đã chuyển cho người khác. “ Trung thực tuyệt đối” là nguyên tắc quan trọng trong BH hàng hóa vận chuyển nội địa. Nghĩa vụ “ trung thực tuyệt đối” của người được BH được thể hiện trong suốt quá trình thuơng lượng hợp đồng BH. Người được BH phải khai báo tất cả các thông tin thực tế mà họ biết khi có yêu cầu BH. Khi hợp đồng BH được ký kết, nghĩa vụ này chính thức dừng lại và nó sẽ được thực hiện lại khi đến kỳ tái tục. Vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến việc dừng hoặc hủy bỏ hợp đồng bởi người BH vào bất cứ lúc nào, không cần phải có thông báo về việc đã phát hiện ra sự vi phạm đó. 1.2.3 Phạm vi BH và loại trừ BH 1.2.3.1 Phạm vi BH SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 7 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Theo qui tắc chung BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của công ty cổ phần BH Petrolimex, trừ những trường hợp qui định loại trừ BH, công ty chịu trách nhiệm đối với những mất mát hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được BH do hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau đây: -cháy hoặc nổ - Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh. - Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn, đâm va vào nhau hoặc đâm va vào vật thể khác. - Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ. -Phương tiện chở hàng mất tích. -Tổn thất chung. Nếu người được BH yêu cầu thì người BH có thể nhận BH thêm một hay các loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải nộp thêm phí BH: - Hàng bị thiếu nguyên bao nguyên kiện - Hàng hóa bị tổn thất do đổ vỡ (loại trừ đổ vỡ do ướt nước). Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của người BH như nói trên. Người BH còn phải chịu trách nhiệm đối với những chi phí sau đây: -Những chi phí hợp lý do người được BH, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được BH. -Những chi phí hợp lý cho việc bốc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được BH tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm BH. - Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm BH. -Những chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ. 1.2.3.2 Loại trừ BH Trừ khi có thỏa thuận, người BH sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi: SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 8 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính - Chiến tranh, đình công, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thủy lôi, bom hoặc các vật dụng chiến tranh khác. - Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát sinh từ việc sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự. - Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được BH hoặc người làm công cho họ. - Những mất mát hư hỏng hay chi phído khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại hàng hóa được BH. - Xếp hàng quá tải hoặc xếp sai quy cách an toàn về hàng hóa. - Đóng gói sai qui cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển. - Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông. - Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được BH. - Hàng hóa bị tổn thất trước khi cấp đơn BH - Hàng hóa chở quá địa điểm kết thúc hành trình ghi trên đơn BH. - Khi người được BH không trả phí đầy đủ trước khi tổn thất xảy ra(trừ khi có thỏa thuận khác). 1.2.4 Giá trị BH, số tiền BH, phí BH trong nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa Giá trị BH: Bao gồm giá tiền hàng ghi trên hóa đơn cộng chi phí vận chuyển và phí BH. Theo qui tắc BH hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam( ban hành theo quyết định của Bộ Tài Chính ngày 09/01/1992) thì trừ khi có thỏa SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 9 (C+F) x (a+1) V= 1 - R Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính thuận khác, trong số tiền khai báo, người được BH có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tièn lãi này không vượt quá 10% giá trị BH. Khi đó, giá trị BH được xác định theo công thức: Trong đó: V-giá trị BH F- cước phí vận chuyển C- giá của hàng hóa a- số phần trăm lãi ước tính R- tỷ lệ phí BH Tuy nhiên trên thực tế, giá trị BH thường được xác định chủ yếu dựa trên sự khai báo của khách hàng trong giấy yêu cầu BH.  Số tiền BH: Số tiền BH của hàng hóa được BH phải là giá trị của hàng hóa do người được BH kê khai phù hợp với giá thị trường. Số tiền BH là giới hạn trách nhiệm của nhà BH đối với mỗi tai nạn. Thông thường, số tiền BH được ấn định bằng giá trị BH và hợp đồng BH như vậy gọi là “BH đúng giá trị” hay “BH toàn phần”. Trên thực tế do một số lý do như người tham gia BH khai báo không đúng, hoặc do biến động giá thị trường hoặc xuất phát từ ý chí của người tham gia BH nên cũng có trường hợp số tiền BH cao hơn giá trị BH và cũng có trường hợp số tiền BH thấp hơn giá trị BH. Trong trường hợp số tiền BH cao hơn giá trị BH( còn goi là “BH trên giá trị’) thì số tiền BH vượt quá giá trị BH không thuộc trách nhiệm của nhà BH khi xảy ra tổn thất. Trong trường hợp số tiền BH nhỏ hơn giá trị BH (gọi là “BH dưới giá trị”) thì người được BH phải tự chịu trách nhiệm phần tổn thất tương SV: Nguyễn Thị Xuân Lớp K41/03.01 10 [...]... kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH Petrolimex 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần BH Petrolimex và phòng BH hàng hóa 2.1.1 Công ty cổ phần BH Petrolimex Tên công ty: Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex Tên thương mại: PJICO (Petrolimex Joint- Stock Insurance Company) Tên viết tắt: PJICO Trụ sở chính: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Email: pjico@pjico.com.vn... động kinh doanh, khuyến khích sản xuất và con người ngày càng thấy vai trò to lớn của nghiệp vụ BH này Để thấy được sự phát triển của loại hình BH này, chúng ta có thể thông qua việc đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa tai công ty cổ phần BH Petrolimex SV: Nguyễn Thị Xuân 17 Lớp K41/03.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương 2: Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ. .. khi bồi thường cho khách hàng theo các quy định của PJICO và pháp luật liên quan 2.3 Kết quả triển khai nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH Petrolimex 2.3.1 Đánh giá kết quả chung SV: Nguyễn Thị Xuân 35 Lớp K41/03.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính BH hàng hóa vận chuyển nội địa là một nghiệp vụ BH truyền thống Khi thành lập, các công ty BH phi nhân thọ trên thị trường... đồng Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính năm 2004 đạt 20,586 tỷ đồng; năm 2005 đạt 23,112 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế TNDN của PJICO năm 2004 đạt 25,208 tỷ đồng; năm 2005 đạt 12,843 tỷ đồng 2.2 Quy trình triển khai nghiệp vụ BH hàng hóa hàng hóa vận chuyển nội địa tại công ty cổ phần BH Petrolimex Nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa tại PJICO được triển khai theo một qui trình chung cho toàn công. .. PGĐ Ng Thanh Sơn Tổ chức tổng hơp Kinh doanh: Nghiệp vụ I Kế toán 2.1.2 Phòng BH hàng hóa Kinh doanh: Nghiệp vụ II Phòng BH hàng hóa có một trưởng phòng phụ trách chung, hai phó phòng và các nhân viên nghiệp vụ, đại lý chuyên nghiệp Phòng BH hàng hóa có nhiệm vụ: - Nghiên cứu và đánh giá tình hình thị trường để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh nghiệp vụ BH hàng hóa phù hợp với chiến lược phát... đều tiến hành khai thác nghiệp vụ này Qua 11 năm triển khai các sản phẩm BH hàng hóa vận chuyển nội địa, PJICO đã thu được những kết quả hết sức khả quan Chúng ta có thể đánh gía kết quả kinh doanh nghiệp vụ BH này của PJICO qua bảng sau: Bảng 1:Kết quả kinh doanh BH hàng hóa vận chuyển nội địa tại PJICO giai đoạn 2002-2006 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Phí BH thực thu 4750 5600 6700... đồng BH Đơn BH/ giấy chứng nhận BH là một bộ phận của Hợp đồng BH, do người BH phát hành.Đối với từng công ty BH, đơn BH hay giấy chứng nhân BH được in sẵn, khi cấp đơn cho khách hàng, khai thác viên chỉ cần điền nội dung do khách hàng cung cấp vào các đề mục sẵn có Mỗi đơn BH hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam) gồm có hai mặt: Mặt trước gồm các mục: Tên và địa chỉ... Hà Nội PJICO do 8 cổ đông sáng lập, bao gồm: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) -là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ góp vốn 51%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank); công ty tái BH Quốc gia Việt Nam(VinaRe); Tổng công ty thép Việt Nam; Tổng công ty đường sắt Việt Nam; Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ(Matexim); Công ty điện tử Hanel ;Công ty thiết bị An Toàn(AT) PJICO là công ty cổ phần bảo. .. 2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua Loại hình kinh doanh và các sản phẩm: Các ngành nghề kinh doanh chính: - Kinh doanh BH phi nhân thọ :BH xe cơ giới ;BH con người; BH tài sản và trách nhiệm; Bảo hiểm hàng hóa( hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa) ; BH tàu thủy ;BH kỹ thuật - Nhượng và nhận tái BH - Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định,... đồng vận tải Nội dung các tài liệu này phải phù hợp với giấy yêu cầu BH Như vậy, BH hàng hóa vận chuyển nội địa là một nghiệp vụ BH cần thiết đối với nền kinh tế và đời sống xã hội của đất nước ta Trong điều SV: Nguyễn Thị Xuân 16 Lớp K41/03.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính kiện đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, BH hàng hóa vận chuyển nội địa góp phần . ty cổ phần BH Petrolimex 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần BH Petrolimex và phòng BH hàng hóa. 2.1.1 Công ty cổ phần BH Petrolimex Tên công ty: Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex Tên. thiết của Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 1.1.2.1 khái niệm hàng hóa vận chuyển nội địa và các nhân tố gây rủi ro tổn thất đối với hàng hóa vận chuyển nội địa. Hàng hóa vận chuyển trong. trị BH, số tiền BH, phí BH trong nghiệp vụ BH hàng hóa vận chuyển nội địa Giá trị BH: Bao gồm giá tiền hàng ghi trên hóa đơn cộng chi phí vận chuyển và phí BH. Theo qui tắc BH hàng hóa vận chuyển

Ngày đăng: 21/08/2015, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w