1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã hoàng đồng thành phố lạng sơn

34 752 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 264,9 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN KIM TUYẾN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông Học Khóa học : 2013 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Bùi Lan Anh Thái Nguyên, năm 2014 1 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu đối với mỗi sinh viên, nó giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về môn học, nắm chắc quy trình kỹ thuật các loại cây trồng, các phương pháp phòng trừ dịch hại cây trồng. Mỗi sinh viên có dịp củng cố, hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế, làm quen với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, tạo cho sinh viên tác phong lề lối làm việc đúng đắn, tự lập và có khoa học. Khi ra trường sẽ trở thành những cán bộ thực thụ, giỏi về lý thuyết, vững vàng tay nghề, thành thạo trong chuyên môn, góp phấn thúc đẩy sản xuất phát triển, làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sư nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em được phân công đến thực tập tại Trạm khuyến nông thành phố với đề tài: ''Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn''. Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, Tram Khuyến Nông Thành phố, Uỷ ban nhân dân xã Hoàng Đồng đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp, đặc biệt là sư giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Bùi Lan Anh đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. 2 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây lúa (Ozyra Stiva L) là một trong những cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến. Nó cung cấp 2/3 lượng calo cho 3 tỷ người ở châu Á, 1/3 calo cho 1,5 tỷ người ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, lúa mì chiếm 30,5%; lúa gạo chiếm 26,5%; ngô chiếm 24%, còn lại là các loại ngũ cốc khác. Ngày nay diện tích, sản lượng lúa ngày một tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên toàn thế giới. Việt Nam là một nước có địa thế về điều kiện tự nhiên, có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời và Việt Nam đã trở thành nước sản xuất lúa gạo nổi tiếng thế giới (Nguyễn Văn Hoan) [4]. Là một nước đông dân nhưng chỉ có 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu người có khoảng 500m 2 . Vì vậy, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để đưa năng suất lúa lên mức 47,897% tạ/ha, không những đảm bảo gạo nuôi đủ nuôi sống hơn 80 triệu người và còn xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan (Nguyễn Đức Thạch, 2002) [9]. Đường hướng phát triển của Đảng bộ Lạng Sơn đưa ra trong buổi họp triển khai kế hoạch sản xuất năm 2012 hướng tới mục tiêu chung là tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu lại nền sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, phát triển bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và môi trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của nền nông nghiệp cũng như sản xuất lúa và giá trị sản phẩm của lúa gạo 3 chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn". 1.2. Mục đích - Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn - Đánh giá vai trò, vị trí của cây lúa trong cơ cấu cây trồng của địa phương và những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất lúa. - Từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng lúa ở xã trong những năm trước mắt và lâu dài. 1.3. Yêu cầu - Điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn - Điều tra thu thập số liệu sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới 2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Cây lúa được gieo trồng từ 30 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam gồm 150 nước trồng lúa trên thế giới. Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế nên nhiều nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất, phát triển cây lúa, đặc biệt trong những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất, làm cho năng suất sản lượng lúa tăng nhanh, điều đó được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2009 158,1 43,4 686,60 2010 161,2 44,0 702,00 2011 163,0 45,0 726,12 2012 162,3 45,5 738,20 2013 166,1 45,0 745,20 Nguồn: FAOSTAT, 2013 Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ năm 2009- 2013 luôn có sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2009 là 158,1 triệu ha, đến năm 2011 đã tăng lên 4,9 triệu ha trong vòng 3 năm và đạt 163,0 triệu ha. Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích cũng tăng 3,1 triệu ha nhưng tăng ít hơn năm 2011. 5 Năng xuất lúa năm 2009 đến năm 2011, 2012 có sự thay đổi, tăng 0,6- 1,6 tạ/ha so với năm 2009. Năm 2013 giảm 0,5 tạ/ha so với năm 2012. Năng suất lúa 2009 - 2013 có sự tăng giảm bấp bênh. Sản lượng lúa tăng dần từ 2009- 2013 tăng 58,6 triệu tấn. Đặc biệt năm 2011 đạt 726,12 triệu tấn tăng 24,12 triệu tấn so với năm 2010. Năm 2012, 2013 đạt 738,20 - 745,2 triệu tấn tăng 51,6- 58,6 triệu tấn so với năm 2009. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thi vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp bách quan trọng hàng đầu. Từ những số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển như vậy vấn đề an ninh lương thưc sẽ phần nào được giải quyết. Theo thống kê của tổ chức lương thưc thế giới (FAO, 2008) cho thấy có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á ,…, 13 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha -1.000.000 ha.Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha. (Hoàng Long, 2010). Hiện nay cùng với sự vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì một số nước có nền nông nghiệp lạc hậu, còn đói nghèo nay đã vượt lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó giữa các châu lục còn rất nhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, hay điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên năng suất sản lượng lúa gạo chưa cao. 6 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới về diện tích năm 2012 STT Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1 Ấn Độ 43,50 51,52 712,80 2 Trung Quốc 30,50 36,60 159,20 3 Indonesia 14,00 67,24 205,01 4 Thái Lan 12,37 31,34 387,90 5 Myanma 7,50 37,33 280,00 6 Việt Nam 8,00 55,80 440,80 7 Philippines 5,00 38,90 184,40 8 Brazin 2,34 50,10 117,60 9 Nhật Bản 1,60 67,30 107,60 (Nguồn: FAOSTAT, 2012) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên biết được nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới là Ấn Độ với 43,50 triệu ha; đứng thứ 2 là Trung Quốc 30,50 triệu ha, ít hơn Ấn Độ 13 triệu ha. Tiếp đến là Indonesia, Thái Lan trên 10 triệu ha. Nước có diện tích trồng lúa nhỏ nhất là Nhật Bản nhưng lại có năng suất đứng đầu (67,30 tạ/ha), năng suất đạt thứ 2 là Trung Quốc (36,60 tạ/ha) và thấp nhất là Ấn Độ (51,52 tạ/ha) thấp hơn (15,78 tạ/ha) so với Nhật Bản, Ấn Độ là nước có năng suất cao thứ 2 (51,52 tạ/ha) nhưng sản lượng lúa là (712,80 triệu tấn) đạt cao nhất. Vì Ấn Độ là nước có diện tích trống lúa lớn nhất. Việt Nam diện tích trồng lúa đứng thứ 5 trong 9 nước nhưng cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng tăng trước hết là do sự phát triển của khoa hoc công nghệ đã cải thiện công tác giống, chăm sóc lúa, phòng ngừa sâu bệnh… giúp tăng năng suất lúa, nâng cao nguồn cung lúa gao trong nước. Việc giữ vững và gia 7 tăng sản lượng lúa của cả nước là tiền đề tốt cho việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên các thị trường trong khu vực và thế giới. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu cây lúa trên thế giới Cùng với sự phát triển của loài người nghề trồng lúa đã và đang ngày càng đạt được nhiều thành tựu lớn, hiện Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã lai tạo và chọn lọc thành công nhiều giống lúa tốt, phổ biến trên thế giới như: IR6, IR8, IR20, IR26, tạo ra sự nhảy vọt về năng suất và sản lượng lúa ở nhiều vùng trên thế giới. Trải qua nhiều thập kỷ, Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết vấn đề lương thực. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ không chỉ quan tâm nghiên cứu đến việc chọn lọc, lai tạo và đưa ra sản xuất những giống lúa có năng suất cao, ổn định, thâm canh phù hợp với từng vùng. Năm 2003 Mỹ đã xuất khẩu được 3,4 triệu tấn gạo, đứng thứ ba thế giới, sau Thái Lan Và Việt Nam. Ấn Độ đã thành lập được viện nghiên cứu Cuttack bang Orissa và có nhiều trường Đại học cao đẳng và 130 cơ quan khảo nghiệm nghiên cứu về lúa. Trung Quốc là nước đã nghiên cứu và lai tạo được nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao, trong đó có một số giống được đưa vào sản xuất ở Việt Nam và mang lại nhiều kết quả cao. Hiện nay, Nhật Bản đã tìm ra các giống lúa HEXI 34 và HEXI 35 có năng suất cao từ 83,5 - 88,0 tạ/ha. Từ đầu những năm 1950, Thái Lan đã thu nhập và tinh lọc làm thuần các giống lúa địa phương và đưa ra hai giống lúa tẻ Muong Hương và DOWK Pavom phổ biến ở miền Nam. Hai giống lúa này có tiềm năng cho năng suất 2,8 tấn/ha và một số giống lúa nếp SEW MACJAN trồng ở miền Bắc đạt năng suất 2,8 tấn/ha. Các giống lúa này đều chịu rét tốt, khi đưa lên vùng cao cả ba 8 giống lúa mới KLG - 8350 - 1 - 1 - 1 - 2 - 4, SPK 8911 - 12 - 2 - 2 - 2, hai giống này có năng suất cao, không phản ứng với ánh sáng có thể gieo cấy 2 vụ/năm. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất lúa trên thế giới, thì hàng năm cần đến khoảng 8 triệu tấn lúa giống. Trong đó, khu vực cần nhiều nhất là châu Á. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất lúa, các nhà khoa học đang ngày càng cố gắng nỗ lực để tạo ra nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt mang lại lợi nhuận cho người nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng. 2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp dựa trên lúa gạo là chủ yếu. Trải qua bốn nghìn năm lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, ở tọạ độ 8 o 20'-22 0 22' vĩ tuyến Bắc, 102 0 10'-129 0 29' kinh tuyến Đông, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Với điều kiện tự nhiên như vậy, rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển cuả cây lúa. Việt Nam có nhiều vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, có lượng phù xa bồi đắp thường xuyên và tương đối bằng phẳng được trải từ Bắc tới Nam. Trong đó, điển hình là hai vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng và đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, với một loạt châu thổ nhỏ hẹp ở ven sông, ven biển miền trung đều được dùng để sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước. Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho trồng lúa là chính khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp). 2 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây lúa (Ozyra Stiva L) là một trong những cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến. Nó cung cấp 2/3 lượng calo cho 3 tỷ người ở châu Á, 1/3 calo cho 1,5 tỷ người ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, lúa mì chiếm 30,5%; lúa gạo chiếm 26,5%; ngô chiếm 24%, còn lại là các loại ngũ cốc khác. Ngày nay diện tích, sản lượng lúa ngày một tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của con người trên toàn thế giới. Việt Nam là một nước có địa thế về điều kiện tự nhiên, có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời và Việt Nam đã trở thành nước sản xuất lúa gạo nổi tiếng thế giới (Nguyễn Văn Hoan) [4]. Là một nước đông dân nhưng chỉ có 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu người có khoảng 500m 2 . Vì vậy, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để đưa năng suất lúa lên mức 47,897% tạ/ha, không những đảm bảo gạo nuôi đủ nuôi sống hơn 80 triệu người và còn xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan (Nguyễn Đức Thạch, 2002) [9]. Đường hướng phát triển của Đảng bộ Lạng Sơn đưa ra trong buổi họp triển khai kế hoạch sản xuất năm 2012 hướng tới mục tiêu chung là tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu lại nền sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, phát triển bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và môi trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của nền nông nghiệp cũng như sản xuất lúa và giá trị sản phẩm của lúa gạo [...]... việc trồng lúa và đề ra giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản xuất lúa ở xã Hoàng Đồng 3.3 Phương pháp điều tra - Điều tra số liệu thứ cấp tại cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng - Tổng hợp số liệu phân tích số liệu và viết báo cáo đánh giá tình hình sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng trong những năm gần đây và giải pháp phù hợp trong những năm... bệnh hại lúa một cách thích hợp nhất, theo đúng quy trình, để đưa năng suất cây trồng của địa phương đạt mức cao, ổn định và an toàn 4.2.2.4 Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa ở xã Hoàng Đồng Ở xã Hoàng Đồng có hai phương thức sản xuất lúa đó là: lúa cấy và lúa gieo xạ Trong đó, lúa cấy chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa trên toàn xã, đặc biệt là vụ mùa 100% diện tích trồng lúa đều sản xuất lúa theo... Hoàng Đồng - Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hoàng Đồng - Đánh giá thưc trạng sản xuất lúa của xã Hoàng Đồng (diện tích, năng suất, sản lượng, kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống) - Điều tra tình hình sâu bệnh hại chính qua các năm và phương pháp phòng trừ đang áp dụng tại địa phương - Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cơ bản của việc trồng lúa và đề ra giải pháp kỹ thuật phù hợp với sản xuất. .. mới cơ chế huy động vốn, đẩy mạnh các hình thức cho vay, mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa thị trường đầu tư tín dụng đã góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương 4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phú Hộ 4.2.1 Tình hình sản xuất chung 4.2.1.1 Tình hình sản xuất ngành Trồng trọt Xã Hoàng Đồng có khoảng 75% dân số sản xuất nông nghiệp Những năm trước đây,... kinh tế xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Hoàng Đồng nằm ở vị trí 21053'8", 106044'13"Đ Xã có diện tích 25,01 km2 Xã Hoàng Đồng nằm ở phía bắc của thành phố Lạng Sơn, có trục đường quốc lộ 1A đi qua 4.1.1.2 Địa hình Địa hình miền núi có độ cao trung bình thấp và ít phân cắt, độ cao tuyệt đối từ 252m so với mực nước biển 4.1.1.3 Điều kiện khí hậu thuỷ văn Khí hậu của xã Hoàng Đồng. .. của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày Lạng Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi – Đồng Quy) và sông Nà Lang 14 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 3.1 Địa điểm điều tra Đề tài được tiến hành tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn 3.2 Nội dung điều tra - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hoàng. .. được ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện Nhiều giống lúa lai có năng suất cao và ổn định, có sức chống chịu tốt, thích nghi cao đã đưa vào sản xuất Hiện nay, ở xã Hoàng Đồng cơ cấu giống lúa được đưa vào sản xuất gồm một số giống lúa: Bao thai, Nam Ninh Các giống lúa này chiếm hơn 70% tổng diện tích gieo trồng lúa của toàn xã, 30% với số diện tích... của cây lúa Cây lúa là cây lương thực chính của xã và đó được trồng từ lâu đời Trước đây năng suất, 21 chất lượng lúa của xã còn thấp là do tập quán canh tác lạc hậu, không đầu tư phân bón, chủ yếu là trồng giống cũ của địa phương Từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển sản xuất lúa của cả nước, cây lúa ở xã Hoàng Đồng ngày càng được chú trọng phát triển như: Việc đưa giống mới vào sản xuất, ... thuật vào sản xuất nên năng suất và chất lượng lúa của xã đã và đang ngày một nâng cao Bảng 4.6 Diện tích, năng suất, sản lượng xã Hoàng Đồng năm 2012 Vụ Xuân Chỉ tiêu ĐVT 2012 129,6 tấn/ha 59,6 Sản lượng tấn 772,4 Diện tích Ha 153,2 Năng suất tấn/ha 34,9 Sản lượng tấn 534,8 Diện tích Ha 282,8 Năng suất tấn/ha 46,2 Sản lượng Cả năm Ha Năng suất Mùa Diện tích tấn 1307,2 (Nguồn thống kê xã Hoàng Đồng năm... đối với cây lúa ở một số hộ gia đình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng cho thấy, hiện nay trong thâm canh cây lúa bà con đã chú ý đến việc bón phân, một số hộ áp dụng phương pháp bón phân viên nén dúi sâu Đa số các hộ đã nhận thức rõ được tác dụng và hiệu quả của việc bón phân đối với cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung Bảng 4.7 Mức độ đầu tư phân bón cho 1 ha gieo trồng lúa ở xã Hoàng Đồng từ năm . đề tài: " ;Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn& quot;. 1.2. Mục đích - Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn - Đánh giá. của xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn - Điều tra thu thập số liệu sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa. sản xuất lúa và giá trị sản phẩm của lúa gạo 3 chúng tôi thực hiện đề tài: " ;Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa tại xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn& quot;. 1.2. Mục đích - Điều tra tình

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w