- Bón lót: Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót Thường bón lót phân hữu cơ Phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trướ c khi c ấ y.
e. Các biện pháp chăm sóc khác
- Làm cỏ: Thời gian làm cỏ tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu. Tuỳ theo tình hình cỏ dại và thời gian sinh trưởng mà có thể làm cỏ 1 - 2 lần, cần kết thúc trước thời kỳ lúa làm đòng. Có thể làm cỏ bằng tay hoặc bằng cào, khi làm cỏ cần để mức nước nông, thường làm cỏ sau khi bón thúc nhánh. Hiện nay có nhiều thuốc trừ cỏ hữu hiệu đối với lúa, thuốc trừ cỏ
thường áp dụng đối với lúa gieo thẳng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa: thường xuyên ra thăm ruộng, nếu có sâu bệnh xuất hiện thì phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để trừ
sâu bệnh như: phun thuốc hoá học, nhổ các cây bị bệnh mang đi tiêu huỷ, ... không để cho sâu bệnh phát triển thành dịch.
- Tưới nước: Sau cấy tưới lớp nước khoảng 10 cm để lúa nhanh bộn rễ
hồi xanh. Khi lúa tốt, sinh trưởng, phát triển mạnh thì nên rút nước phơi ruộng để giảm bớt đẻ nhánh vô hiệu. Từ thời kỳ làm đòng đến trỗ bông và vào chắc tưới nước khoảng 5 - 10 cm.
4.2.3. Các yếu tốảnh hưởng đến sản suất lúa của xã Hoàng Đồng
4.2.3.1. Những thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
- Có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống làm nông nghiệp và kinh nghiệm trồng lúa lâu đời.
- Được sự quan tâm của xã và trạm khuyến nông thành phố hô trợ về
kiến thức và kỹ thuật trồng trọt.
- Đất đai, địa hình và khí hậu của địa phương thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng.
- Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền quan tâm đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.
* Khó khăn:
- Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mùa đông thường rất lạnh, có sương muối, ảnh hưởng đến mạ gieo. Mùa hè thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất do hạn hán làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng. Và mỗi năm thường xảy ra bão lũ làm cuốn trôi lúa của người dân mà không có biện pháp nào phòng chống.
- Tập quán canh tác manh mún, trình độ dân chí còn thấp vì vậy nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế.
- Đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, không có khả năng đầu tư cao vào sản xuất.
- Giá vật tư phân bón ngày càng tăng, nhưng giá lúa gạo thì tăng không
đáng kể, gây khó khăn cho việc đầu tư của người dân. Bên cạnh đó, việc sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của người dân chưa hợp lý nên hiệu quả
sản xuất chưa cao.
4.2.3.2. Các biện pháp khắc phục
- Để thúc đẩy sản xuất lúa của xã trong những năm tới cần có một số
giải pháp sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về khoa học kỹ thuật cho người dân bằng cách: Mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa, xây dựng các mô hình giống mới có năng suất cao chất lượng tốt, hội thảo đánh giá kết quả mô hình và triển khai nhân rộng ra toàn xã.
- Tận dụng tiềm năng đất đai sẵn có tại địa phương, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, mở rộng diện tích trồng lúa vụ xuân.
- Phân công cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Mặt khác, sẵn sàng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Đội ngũ khuyến nông viên cơ sở phải được tập huấn về công tác điều tra phát hiện, nhận dạng các đối tượng sâu bệnh hại và đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hai trên cây lúa, để hỗ trợ người nông dân trong công tác phòng trừ dịch hại nhằm bảo vệ năng suất và sản lượng lúa.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ “Sản xuất phân bón vi sinh bằng chế
phẩm Emic” vừa tạo ra nguồn phân bón vi sinh, vừa làm sạch môi trường sinh thái.
4.2.4. Phương hướng sản xuất lúa của xã trong những năm tới
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Dựa vào thực trạng sử
dụng đất nông nghiệp và tình hình sản xuất nông nghiệp của xã trong những năm qua, xã đã đề ra phương hướng sản xuất lúa trong những năm tới như sau:
- Tận dụng đất để sản xuất nông nghiệp, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp và các mục tiêu an toàn lương thực.
- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân bằng cách: Xây dựng các mô hình giống mới có năng suất cao chất lượng tốt, hội thảo đánh giá mô hình và đưa vào sản suất đại trà.
- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, chế biến nông sản. Sử dụng máy nông nghiệp với công suất nhỏ quy mô hộ gia đình, nâng cao hiệu suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
- Xã Hoàng Đồng có địa hình tương đối phức tạp, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa diễn ra không đều giữa các mùa trong năm, nên ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng.
- Hiện nay, diện tích trồng lúa của xã là 202 ha, mặc dù đã đưa các giống lúa có năng suất cao, ổn định (chiếm 85% tổng diện tích gieo trồng của toàn xã) vào sản xuất, nhưng do trình độ thâm canh còn hạn chế nên năng suất lúa chưa cao do các giống lúa này chưa phát huy hết được tiềm năng cho năng suất của chúng.
- Đã chú ý đến các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa. Đặc biệt là các biện pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chưa đồng bộ nên hiệu chưa cao.
5.2. Đề nghị
- Cần mở rộng diện tích trồng lúa nước ở vụ xuân và đẩy mạnh thâm canh lúa.
- Tăng cường hơn nữa các biện pháp khuyến nông, phổ biến và hướng dẫn người dân; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến cáo rộng rãi quy trình kỹ thuật, thời vụ, chếđộ phân bón hợp lý.
- Đẩy mạnh công tác cung ứng vật tư nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân thanh toán theo phương thức trả giúp.
- Tiếp tục đưa các giống lúa lai có năng suất cao và ổn định phù hơp với nhu cầu của người dân và sản xuất.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh hại bằng nhiều biện pháp kết hợp như: Kỹ thuật canh tác, cơ giới vật lý, sinh vật học chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết.
- Tiếp tục có những đổi mới về cơ chế hành chính và quản lý kinh tế