Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
307,3 KB
Nội dung
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BỀN Tên đề tài: “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI THỊ TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2013 - 2015 THÁI NGUYÊN - 2014 ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BỀN Tên đề tài: “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI THỊ TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : K9LT - TT Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Luân Thị Đẹp THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một việc hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên trước khi ra trường. Bởi thông qua giai đoạn thực tập giúp cho sinh viên có dịp tổng hợp, củng cố kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm nghiệm, áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất, để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống tự lập được vững vàng hơn. Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học. Tôi được phân công thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông Học, các phòng ban chuyên môn của Tỉnh Cao Bằng, Huyện Phục Hòa và cán bộ, nhân dân thị trấn Hòa Thuận đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề của mình. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo về chuyên môn để tôi hoàn thành chuyên đề này đúng yêu cầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song vẫn có những hạn chế về trình độ, thời gian và thực tế địa bàn nghiên cứu nên khóa luận này không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đinh Thị Bền DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT DT Diện tích NS Năng suất FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc P.G.S Phó Giáo Sư P.C Phân chuồng QĐ116 Quế Đường 94/116 QĐ119 Quế Đường 94/119 PRA RRA T.S Tiến sỹ UBND Ủy Ban Nhân Dân V.S Phân vi sinh DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình sản xuất mía trên thế giới giai đoạn 2009 - 2013 4 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 11 Bảng 2.3: Số liệu khí tượng huyện Phục Hòa năm 2013 13 Bảng 4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn năm 2013 18 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của thị trấn Hòa Thuận giai đoạn 2009 – 2013 22 Bảng 4.3: Giá thu mua mía nguyên liệu của nhà máy đườngPhục Hòa giai đoạn 2009 - 2013 23 Bảng 4.4: Mức đầu tư phân bón cho 1ha trồng mía tại thị trấn Hòa Thuận 25 Bảng 4.5: Cơ cấu giống mía tại thị trấn Hòa Thuận năm 2013 Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC Trang Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2 Mục đích, yêu cầu. 2 1.2.1 Mục đích 2 1.2.2 Yêu cầu 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Tình hình sản sản xuất mía đường trên thế giới 3 2.2. Tình hình sản sản xuất mía nguyên liệu ở Việt Nam. 4 2.3. Tình hình sản xuất mía tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 12 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Địa điểm và thời gian điều tra 15 3.2. Nội dung 15 3.3. Phương pháp 15 Phần 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 16 4.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 16 4.1.1. Vị trí địa lý 16 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại thị trấn hòa Thuận, huyện Phục Hòa 17 4.2.1. Về điện năng 17 4.2.2. Về giáo dục, y tế 17 4.2.3 Về văn hóa – xã hội 17 4.2.4. Về nông nghiệp 18 4.2.5. Về lâm nghiệp 20 4.2.6. Về chăn nuôi – thú y 20 4.2.7. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ 20 4.2.8. Về an ninh – quốc phòng 21 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một việc hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên trước khi ra trường. Bởi thông qua giai đoạn thực tập giúp cho sinh viên có dịp tổng hợp, củng cố kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm nghiệm, áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất, để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống tự lập được vững vàng hơn. Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học. Tôi được phân công thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông Học, các phòng ban chuyên môn của Tỉnh Cao Bằng, Huyện Phục Hòa và cán bộ, nhân dân thị trấn Hòa Thuận đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề của mình. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo về chuyên môn để tôi hoàn thành chuyên đề này đúng yêu cầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song vẫn có những hạn chế về trình độ, thời gian và thực tế địa bàn nghiên cứu nên khóa luận này không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đinh Thị Bền Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiêp vẫn là ngành được Đảng và nhà nước quan tâm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh trưởng phát triển các loại cây trồng nói chung, cây mía nói riêng, từ những năm 1990 ngành mía đường đã được nhà nước ưu tiên phát triển. Đầu tư vào mía đường, thứ nhất để đáp ứng trước mắt nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đang ngày càng nâng cao theo điều kiện mức sống của người dân. Thứ hai là để phục vụ cho xuất khẩu đường ra thế giới thu ngoại tệ cho quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế thì ngành mía đường vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến phát triển của ngành mía đường nói riêng và của cả nền nông nghiệp nước ta nói chung. Đó là những tồn tại công tác quản lý, kỹ thuật thâm canh mía và sản xuất đường,… Trong những năm 90, ngành mía đường ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, với nhu cầu tiêu thụ trước mắt và xuất khẩu lâu dài. Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện chương trình “1 triệu tấn đường”. Thực hiện chương trình này nhiều vùng nguyên liệu đường được quy hoạch, nhiều nhà máy đường được xây dựng. Sau khi chương trình được hoàn thành, nước ta đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ đường trong nước. Tuy nhiên, sau đó do nhiều nhà máy làm ăn thua lỗ, ngành mía đường đã có thời gian bị chững lại. Các hạng mục đầu tư chủ yếu vào ngành mía đường là đầu tư cải tiến kỹ thuật, máy móc thiêt bị hầu như không còn được quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất mía đường để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc đầu tư, phát triển bền vững ngành mía đường sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất đường của Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ lâu dài và xuất khẩu ổn định, đóng góp cho sự phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Xuất phát từ cở sở trên với mong muốn nâng cao năng suất sản lượng mía đường và đưa ra một số giải pháp cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành mía đường tại địa phương, tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng” . 1.2 Mục đích, yêu cầu. 1.2.1 Mục đích - Tìm hiểu đánh giá thực trạng sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa , tỉnh Cao Bằng. - Xác định được những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất mía và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía nói riêng tại địa phương. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các thông tin về tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa , tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng suất, sản lượng mía tại địa phương. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản sản xuất mía đường trên thế giới Đường là một nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người hiện nay là 35 kg/năm, tại Ấn Độ là 20kg/năm Đường thực phẩm được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là mía và củ cải đường. Tại các nước EU, việc hạ giá cho sản xuất củ cải đường đã và đang giảm đáng kể, dẫn tới diện tích củ cải đường giảm mạnh. Vụ 2006/2007 EU đạt sản lượng 16,6 triệu tấn, vụ 2008 /2009 chỉ còn 20,45 triệu tấn. Với cây mía, nhiều nước sản xuất đường hàng đầu thế giới như: Brazil, Australia, Columbia, Mỹ, Thái Lan lại có chương trình sử dụng năng lượng sạch là Bio - ethanol sản xuất từ nước mía (mật rỉ đường). Sản xuất ethanol để bổ sung nhiên liệu sẽ có tác động lớn đến quan hệ cung cầu về đường thế giới. Hiện nay có khoảng 70 nước thuộc khắp các châu lục trồng mía. Chúng được phân bố từ 35 0 vĩ tuyến bắc đến 35 0 vĩ tuyến nam, các vùng mía lớn đều tập trung vào giữa nam và bắc chí tuyến, phân bố ít ở vùng xích đạo. Theo thống kê của tổ chức đường thế giới (ISO) sản lượng đường hàng năm không ngừng tăng cùng với sự tăng nhanh của dân số, kinh tế ngày càng phát triển, cộng thêm đời sống ngày càng cao của của cộng đồng. Niên vụ 2004/2005 sản lượng đường thế giới đạt 142,2 triệu tấn, vụ 2005/2006 sản lượng đường đạt 147,8 triệu tấn sản lượng cao hơn vụ trước là 5,6 triệu tấn. Theo Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng đường thế giới năm 2013 đạt 2.165,23 triệu tấn, tăng 322,96 triệu tấn so với năm 2012 nhờ sự gia tăng sản lượng của Braxin, Nga, Mỹ, vùng Viễn đông Châu Á và Đông Âu, trong đó riêng sản lượng của các nước đang phát triển đạt 116,5 triệu tấn, tăng 9,7%. [...]... cây mía, nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường Phục Hòa Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm và thời gian điều tra - Địa điểm: Thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng - Thời gian: Từ tháng 6 – 9/2014 3.2 Nội dung - Điều tra điều kiện tự nhiên của thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng - Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Hòa Thuận - Điều tra. .. Điều tra tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp phát triển sản xuất mía bền vững tại thị trấn Hòa Thuận 3.3 Phương pháp Điều tra số liệu thứ cấp tại thị trấn và các cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình sản xuất mía của thị trấn Hòa Thuận Phỏng vấn trực tiếp người dân trồng mía ở thị trấn Hòa Thuận... cáo đánh giá tình hình sản xuất mía trong những năm gần đây và đưa ra giải pháp phù hợp trong những năm tới Phần 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 4.1 Điều kiện tự nhiên của thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 4.1.1 Vị trí địa lý Thị trấn Hòa Thuận là thị trấn biên giới tiếp giáp với nước Trung Quốc, có chiều dài đường biên giới là 1,4 km Đây là trung tâm chính trị hành chính của huyện Phục Hòa, đa số... trong sản xuất Cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu của nhân dân - Khó khăn Số kênh mương chưa được xây dựng kiên cố hết toàn bộ nên ảnh hưởng đến việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp Trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều bất cập 4.3 Tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa 4.3.1 Tình hình sản xuất mía. .. 2009 diện tích mía cả nước là 265.600 ha, đến năm 2011 đạt 282.254 ha và năm 2013 đạt 309.300 ha Giai đoạn này năng suất tăng nhưng không nhiều, biến động từ 58,77 tạ/ha (năm 2009) đến 64,72 tấn/ha (năm 2013) Do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng mía tăng đáng kể qua các năm và đạt cao nhất năm 2013 (20.018.400 tấn) 2.3 Tình hình sản xuất mía tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng Huyện Phục Hoà nằm... nâng cao năng suất mía cũng như sản lượng đường 2.2 Tình hình sản sản xuất mía nguyên liệu ở Việt Nam Ở Việt Nam, khoảng 250 năm trước công nguyên, nước Âu lạc đã biết trồng mía, ép mật, nấu đường, Sản xuất mía lúc đầu ở miền núi, sau lan xuống trung du, đến đồng bằng Lúc đó vùng Phục Hòa, Cao Bằng và Vĩnh Trụ Hà Nam đã tạo nên mật đường, đường phèn có tiếng của cả nước Ép mía thủ công phát triển cuối... tiến độ sản xuất nông nghiệp Nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, UBND thị trấn cùng với sự cố gắng của bà con nông dân đến nay diện tích cây trồng của thị trấn đã đạt và vượt hơn so với năm 2013 Tình hình sản xuất các cây trồng nông nghiệp được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn năm 2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 Cây trồng Ngô Lúa Sắn Lạc Thuốc lá Dưa hấu Mía Diện... nằm ở hướng Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng Phía Đông giáp Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Hòa An, Thạch An và huyện Quảng Uyên, phía Nam giáp huyện Thạch An và Trung Quốc, phía Bắc giáp huyện Quảng Uyên và huyện Hạ Lang Là huyện có cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Cao Bằng Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 383.31 km2, dân số là 22.589 người (2010) Bao gồm thị trấn Tà Lùng và 8 xã:... người nông dân 4.3.2 Cơ cấu giống Hiện nay giống mía được trồng chủ yếu là các giống mới nhập nội từ Trung Quốc phù hợp với điều kiên thổ nhưỡng, đất đai của địa phương Kết quả điều tra cơ cấu giống mía tại thị trấn Hòa thuận được trình bày ở bảng 4.4 Bảng 4.4: Cơ cấu giống mía tại thị trấn Hòa Thuận năm 2013 TT Giống Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1 ROC10 (giống cũ) 9,00 48 432 2... đó sản lượng mía tăng lên qua các năm, đến năm 2013 đạt 2.162,23 triệu tấn Từ việc sản xuất mía đường trên thế giới nêu trên, chúng tôi thấy những nước sản xuất mía đường đã sớm chú ý đến việc nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây mía để đưa ra những biện pháp kỹ thuật đầu tư, thâm canh chăm sóc và chọn giống tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất mía . phát triển bền vững của ngành mía đường tại địa phương, tôi đã thực hiện đề tài: Điều tra tình hình sản xuất mía tại thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng . 1.2 Mục đích, yêu cầu TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BỀN Tên đề tài: “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI THỊ TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC. TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BỀN Tên đề tài: “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI THỊ TRẤN HÒA THUẬN, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC