Xuất trong tương lai:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 31 - 33)

- Tạo thói quen sử dụng tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong hoạt động thương

2.xuất trong tương lai:

Bước vào năm 2010, bên cạnh những thuận lợi được mở ra, khó khăn, thách thức và sức ép cạnh tranh ngày một lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam phải nhanh chóng phân tích lại nội lực của mình và tìm cách vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, để từ đó xây dựng những bước đi đúng đắn trong việc phát triển và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Yếu tố quan trọng nhất là yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phát huy nội lực, tạo sức cạnh tranh thông qua việc mở rộng thị trường, song song với nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng chính là xu thế phát triển bền vững của ngành và

cũng là cách thức duy nhất để ngành dệt may Việt Nam có thể vững bước vào một cuộc chơi không cân sức trên thị trường dệt may thế giới.

Ở cấp vĩ mô, Nhà nước cần đề ra nhiều hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp: Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đàm phán mạnh mẽ với các nước nhập khẩu để nới rộng hạn ngạch, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như các nước khác. Thêm vào đó, các Hiệp hội của ngành dệt may cũng cần nhanh chóng cập nhập và nắm bắt những thay đổi về mặt pháp lý trong nước cũng như của các nước nhập khẩu để phổ biến và đề ra phương hướng ứng biến cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn về kỹ thuật và tiêu chuẩn về môi trường của các nước nhập khẩu không nhừng được nâng cao nên các doanh nghiệp dệt may ngoài việc tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp thì còn cần triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000 và xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.

Về hướng các doanh nghiệp cũng không nên chỉ biết ỷ lại vào các cấp chính quyền vì nước ta vừa bước vào quá trình hội nhập, kinh nghiệm, nguồn lực và khả năng còn hạn hẹp do đó bản thân mỗi doanh nghiệp bên cạnh việc nắm bắt rõ các quy định chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp mình thì đều cần phải nhanh chóng và chủ động cập nhập tin tức để có thể phản ứng kịp thời những thay đổi, đặc biệt là những thay đổi về mặt pháp lý cả trong nước và các nước nhập khẩu.

Tóm lại, phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro pháp lý ngành dệt may VN khi xk vào EU.doc (Trang 31 - 33)