1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúa tại thị trấn trâu qùy

66 839 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Đối với cây trồng, nôngsản việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV với liều lượng lớn, không đảm bảothời gian cách ly đã tạo ra dư lượng thuốc và phân bón trong rau quả, thựcphẩm và tồn đọng l

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật

HCBVT : Hóa chất bảo vệ thực vật

IPM : Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

( Integrated Pests Management)K2O% : Hàm lượng kali tổng số

N% : Hàm lượng đạm tổng số

OC% : Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số OM% : Hàm lượng mùn

P2O5% : Hàm lượng lân tổng số

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

UBDN : Uỷ ban nhân dân

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 1: Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2013Biểu 2: Thời điểm phun thuốc45

Trang 5

MỞ ĐẦU Đặt vấn đề

Bước vào thế kỷ 21, với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thế giới,nền kinh tế Việt Nam đang ngày một đi lên sánh vai với các cường quốc trênthế giới Sự chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mởmang các khu công nghiệp đã và đang nảy sinh vấn đề trong an ninh lươngthực Bên cạnh đó, sự bùng nổ dân số trong những năm qua đã làm tăng sức

ép lên các vùng đất nông nghiệp làm diện tích đất nông nghiệp đang ngày mộtthu hẹp Vậy làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu của con người đang là mộtvấn đề đặt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Một trong nhữngbiện pháp đó là sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.Trong vài thập kỷ gần đây năng xuất cây trồng không ngừng tăng lên, khôngchỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan trọng củaphân bón Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng năng xuất khi được bónphân đầy đủ và cân đối Sự ra đời của phân bón đã làm năng xuất cây trồngcủa các nước Tây Âu tăng 50% so với luân canh với cây họ đậu Theo FAO(1989), cứ mỗi tấn dinh dưỡng sẽ sản xuất được 10 tấn ngũ cốc.Bón phân đầy

đủ và cân đối không những làm tăng năng suất mà còn tăng chất lượng sảnphẩm Theo Phùng Minh Phong (2002) nhờ sử dụng HCBVTV mà ít nhất20% sản phẩm nông nghiệp ở các nước phát triển và 40-50% ở các nướcchậm phát triển không bị phá hoại bởi các loại côn trùng, vi sinh vật gây bệnh

và cỏ dại

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn

lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụnglúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân

số thế giới Ở Việt Nam, lúa phải đảm bảo an ninh lương thực cho gần 90triệu dân và đóng góp vào việc xuất khẩu gạo Năm 1997 Việt Nam đã trởthành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới Có được thành tựu trên

là nhờ biết ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất và sự thay đổi cơchế chính sách quản lý của nhà nước

Trang 6

Tuy nhiên, do điều kiện sống, điều kiện lao động và nhận thức củangười dân còn thấp nên phân bón, thuốc BVTV đã bị lạm dụng quá mức,nhiều loại thuốc đã bị cấm sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc vẫn được lưuhành và sử dụng một cách tùy tiện Chính những điều đó đã dẫn đến hậu quảlàm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng, làmcho đất bị chua hóa, mặn hóa, mất khả năng sản xuất Đối với cây trồng, nôngsản việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV với liều lượng lớn, không đảm bảothời gian cách ly đã tạo ra dư lượng thuốc và phân bón trong rau quả, thựcphẩm và tồn đọng lại trong đất theo chuỗi thức ăn nó ảnh hưởng tới sức khỏecon người, động vật, thủy sản.

Thị trấn Trâu Qùy là một thị trấn cũng có nền sản xuất nông nghiệp từlâu với mức đầu tư phân bón, thuốc BVTV cao Sản phẩm nông nhiệp mà thịtrấn sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân trong vùng mà cònphục vụ nhu cầu cho các vùng lân cận Vì vậy, tình hình sử dụng phân bón,thuốc BVTV là vấn đề cần được quan tâm Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài:

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC

VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, GIA LÂM, HÀ NỘI”

Mục đích

Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất lúatại thị trấn Trâu Qùy Từ đó, đề xuất sử dụng phân bón và hóa chất BVTVhợp lý để góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1Tình hình sử dụng phân bón

1.1.1 Những khái quát chung về phân bón

1.1.1.1 Khái niệm

Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡngcần thiết cho cây trồng, được bón vào đất hay hòa vào nước phun, xử lý hạtgiống, rễ và cây con nhằm tăng năng xuất và cải thiện chất lượng nông sản

1.1.1.2Phân loại phân bón

Phân vô cơ: Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu

tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng ( vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật

lý, hóa học Một số phân bón vô cơ thông dụng hiện nay:

Phân đạm vô cơ gồm có:

• Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N

• Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N

• Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chưá 24-25%N

Phân Lân:

• Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5

• Phân Lân nung chảy chứa 16% P2O5

Phân Kali:

• Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O

• Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

Phân NPK hỗn hợp

Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất

được vi sinh vật phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.(

ví dụ: Phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, phân xanh khi vùitrực tiếp vào đất)

Phân vi lượng gồm các nguyên tố: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe, Co chúng

được bón ở dạng đơn hoặc hỗn hợp

Phân phức hợp vi sinh: gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu

cơ vi sinh và phân phức hợp hữu cơ vi sinh

Trang 8

Phân bón lá: là hỗn hợp của một số phân đa lượng, phân vi lượng và

một số chất điều hòa sinh trưởng Loại phân này dùng để phun lên lá, hoa quả

và thân cây

1.1.2Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Phân bón là yếu tố quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu dinhdưỡng vô cơ cho cây trồng thông qua quá trình hấp thụ của bộ rễ Nhưng cấutạo đất không giống nhau, đất ở mỗi vùng khác nhau Vì vậy cải tạo đất chính

là bổ sung chất dinh dưỡng vào trong đất để cho cây trồng hấp thụ chất dinhdưỡng nuôi thân cây, lá, hoa quả một cách phù hợp, làm cho cây trồng pháttriển tốt và sản phẩm đạt năng suất cao

 Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng caothoả đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định vàbảo vệ được đất trồng trọt Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi trườngtốt hơn, cân đối hơn

- Phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất toàndiện và hiệu quả:

+ Phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất có điều kiện tích luỹnhiều mùn, dinh dưỡng, nâng cao độ phì của đất, cải thiện tính chất lý, hoásinh của đất trên cơ sở đó có thể tăng lượng phân hoá học để thâm canh đạthiệu quả cao

+ Bón vôi có tác dụng cải tạo hoá tính, lý tính, sinh tính, giúp cây cóthể hút được nhiều dinh dưỡng từ đất, tạo môi trường pH thích hợp cho câytrồng hút thức ăn cũng như sinh trưởng và phát triển

-Bón phân hoá học: với liều lượng thích đáng làm tăng cường hoạtđộng của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ

có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế

+ Bón lân làm tăng cường độ phì một cách rõ rệt, đồng thời lại đảm bảogiữ cho đất khỏi bị hoá chua, vì hầu hết các loại phân lân thông thường đều cóchứa một lượng canxi cao

Trang 9

+ Bón kali có tác dụng cải tạo hàm lượng kali cho đất và tăng cườnghiệu quả của phân kali bón về sau

 ảnh hưởng gián tiếp của phân bón tới các biện pháp kỹ thuật trồng trọt làmtang năng suất cây trồng: sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ sở quan trọngcho việc phát huy hiệu quả của các biện pháp kỷ thuật khác( làm đất, giống,mật độ gieo trồng,tưới tiêu, bào vệ thực vật…)

- Làm đất: Để việc cầy sâu trong làm đất đạt hiệu quả cần quan tâm bón phânphù hợp với sự phân bố dinh dưỡng trong các tầng đất Trên đất bạc màu, sựtrênh lệch về độ phì giữa tầng canh tác và các tầng dưới rất lớn, cầy sâu màbón ít phân và không bón vôi, không những không làm tang năng suất mà cònlàm giảm năng suất khá rõ so với cây trồng

- Giống cây trồng: Các giống cây trồng khác nhau thì có nhu cầu chất dinhdưỡng khác nhau (theo Viện Thổ nhưỡng- Nông hóa 2003 Lúa thường cónăng suất 5,0- 5,5 tấn/ha lượng hút dinh dưỡng chính N là 100-120kg/ha,P2O5 là 40-50kg/ha, K2O là 100-120kg/ha còn đối với Lúa lai có năng suất6,5- 7,0 tấn/ha lượng hút dinh dưỡng chính N là 150-180kg/ha, P2O5 là 70-80kg/ha, K2O là 180-200kg/ha) do vậy cần phải bón phân cân đối theo yêucầu mới phát huy hết tiềm năng năng suất của giống

- Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp,phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây

- Tưới tiêu: Đất được tưới tiêu chủ động làm tang hiệu quả phân bón, có khảnăng bón nhiều phân để đạn hiệu quả sản xuất cao hơn Yêu cầu về phân bón

ở các vùng có tưới và không tưới khác nhau Đồng thời phân bón làm giảmlượng nước cần thiết để tạo nên một đơn vị chất khô nên tiết kiệm được lượngnước cần tưới

- Trong công tác bảo vệ thực vật: bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở quantrọng cho việc quản lý dịch hại tổng hợp đạt hiệu quả tốt tạo cho cây trồngkhỏe mạnh ít sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đem lại thunhập cao cho người trồng trọt Các loại phân lân và kali còn có tác dụng làmtang tính chống chịu( chịu hạn, chịu rét) cho cây

Vậy: có thể dung chế độ bón phân tốt để khắc phục những nhược điểmcủa kỷ thuật trồng trọt Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng ảnh

Trang 10

hưởng đến hiệu lực của phân bón.(theo Nguyễn Văn Bộ, 2003- giám đốc việnkhoa học Việt Nam bón phân không cân đối làm giảm 20-50%, kỹ thuật gieocây kém và thời vụ gieo cây không thích hợp làm giảm 20-40%, kỹ thuật làmđất kém và chế độ nước không hợp lý làm giảm 10-20%).

 Bón phân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm: thực tế sản xuất đã chothấy rằng việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm giảm chấtlượng nông sản Điều này thấy rõ nhất với yếu tố N

- Nếu bón quá nhiều đạm: có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và ảnhhướng xấu tới chất lượng nông sản: làm tang tỉ lệ nước trong cây, tang hàmlượng NO3- trong rau gây tác hại cho người sử dụng, làm giảm tỉ lệ Cu trongchất khô của cơ thể gây vô sinh cho bò, cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thờigian sinh trưởng gây ô nhiễm môi trường…

- Bón thiếu đạm: cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm chấtgiảm Ví dụ tỉ lệ vitamin B2 trong rau giảm

- Bón thừa kali: làm giảm hàm lượng magie trong cỏ làm thức ăn gia súc, làmđộc vật nhai lại đễ mắc bệnh co cơ đồng cỏ

Vậy: Bón phân không cân đối cho cây trồng tạo ra thức ăn không cânđối, thiếu các vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng, khiến người và động vật dù

ăn nhiều vẫn không tang trọng được và vẫn mắc các bệnh suy dinh dưỡng,thiếu máu, vô sinh…

Vậy: Bón phân hoá học cân đối và hợp lý kết hợp bón phân hữu cơ vừatạo được năng suất và chất lượng nông sản tốt, vừa làm đất trở nên tốt hơn

Trang 11

1.1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.3.1Trên thế giới

Thực trạng sản xuất và sử dụng phân hóa học

Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từkhi biết sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họđậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Trong mấy thập kỷ vừa qua, năngsuất cây trồng không ngừng được tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còn

có tác dụng quyết ðịnh của phân bón Giống mới chỉ phát huy ðýợc tiềm nãngcủa mình – cho năng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý

Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008-2009

sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưngthực tế thh trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảmmạnh, cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước Mức tiêu thụ phân bónđạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấnvào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011/2012 (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu

Bảng 1.2: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm

Trang 12

Ân Độ 16,15 Ân Độ 8,00 Mỹ 4,26 Ấn Độ 27,95

Thực trạng sản xuất sử dụng phân hữu cơ trên thế giới

Hiện nay các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phânhữu cơ bao gồm phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại và phân vi sinh

Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ (compost) từcác chất thải nông thôn và thành phố ước tính tương đương 3,5-4,0 triệu tấnNPK Có khoảng 6,7 triệu ha cây phân xanh, mỗi ha thu được tương đương40-50 kg N Ước tính thu được 0,3 triệu tấn N.(Theo FAO 1990)

Trung quốc sử dụng phân hữu cơ từ nguồn phân xanh, phân chuồng,rơm rạ, khô dầu Ước tính tương đương 9,8 triệu tấn NPK nguyên chất Phânsinh học sử dụng cho 1ha tương đương 65kg (N+P2O5+K2O)

Cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ có truyền thống sử dụng phân sinhhọc, sau nhiều năm gần đây cũng rút ra kết luận: dinh dưỡng từ phân hữu cơkhông đáp ứng đủ nhu cầu cho cây trồng đạt năng xuất cao, mà phải dùngphân bón hóa học bổ sung

1.1.3.2Ở Việt Nam

Thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón hóa học

Trang 13

Theo số liệu của vụ Khoa Học Công Nghệ và chất lượng sản phẩm –

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện có khoảng 1420 loại phânbón gồm 6 nhóm chính:

Bảng 1.3 : các loại phân bón hóa học được sử dụng ở Việt Nam

Nguồn:Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Ta thấy nước ta phân bón hóa học, phân vô cơ(NPK) đang tràn lan trênthị trường với 1084 loại trong đó có cả phân bón giả đang được bầy bán trên

thị trường khá nhiều chưa kiểm soát được (theoPGS TS Nguyễn Kim Vân,

Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam) Nhóm phân bón NPK

( thành phần chủ yếu là nito, photpho và kali) được bà con nông dân sử dụngnhiều trong sản xuất nông nghiệp vì có giá thành rẻ, hầu như thích hợp với tất

cả các loại cây trồng( tất cả các loại cây trồng đều không thể thiếu N, K, P),hiệu quả mang lại cao, giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn

Loại phân hữu cơ khoáng (79 loại) là loại phân bón được sản xuất từphân hữu cơ chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặcmột số yếu tố dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô

cơ đa lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Loại phân trung lượng-vi sinh(60 loại) gồm :

• Phân trung lượng

Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng chính mà cây trồng sửdụng với lượng trung bình như: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) vàSilic (SiO2)

• Phân vi lượng

Trang 14

Là loại phân chưa những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng vớilượng ít gồm: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo) mangan(Mn) và clo (Cl); Phân vi lương tuy cây trồng cần một lường rất nhỏ nhưnglại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và đặcbiệt là chất lượng của nông sản phẩm vì vậy cần lưu ý bổ sung đầy đủ các yếu

tố vi lượng cho cây để đảm bảo năng suất và tăng tính cạnh tranh cho nôngsản phẩm

Loại phân vi sinh vật (20 loại) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV)sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thôngqua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng

có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe ) hay các hoạt chất sinh học, góp phầnnâng cao năng suất, chất lượng nông sản Phân vi sinh phải bảo đảm khônggây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái vàchất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995)

Loại phân đơn (17 loại) là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tốdinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu

Loại phân khác (160 loại) như phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh… Phân tro, phân dơi

Theo ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp ViệtNam: Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân ure, khoảng 600nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bónkhác Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn.Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ đạt được hiệu xuất40%.Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho thấy dânsố toàn cầu là 7.100.649.960người, sống trên 8.538.843.863 ha đấtsản xuất nông nghiệp Như vậy, trungbình trên thế giới có 1,2 hađất sản xuất nông nghiệp/đầu người, trong khi con

số này ở ViệtNam chỉ là 0,104 ha, bằng 8,7% trung bình thế giới (tính toán

theo số liệu thống kê đất đai của Viện QH-TKNN, 2011 trong Báo cáo: hiện trạng sử dụng đấtđến 31/12/2010)Để nuôi sống dân số đang tăng lên, mỗi

quốc gia có thể ápdụng một hoặc nhiều biện pháp sau đây:

Trang 15

• Tăng diện tích thông quakhai hoang các vùng đất mới;

• Tăng vụ và Thâm canh (giốngmới, bón phân, quản lý sâu bệnh và áp dụng cácbiện pháp thuỷnông thích hợp)

Tuy nhiên với Việt Nam, đất sản xuất nông nghiệpnói chung và đất sảnxuất cây lương thực cây thực phẩm nói riêngkhông những không tăng mà cònđang giảm đi nhanh chóng cả vềsố lượng và chất lượng Trong giai đoạn năm

2000 - 2007, diện tíchđất trồng lúa đã giảm đi 361.935 ha(Báo Nông nghiệp Việt Nam, 11/07/2008) Còn theo báo cáo của các địaphương, từ 2004 đến

2009 thì 29 ngàn dự án đã thu hồi gần750.000 ha, trong đó trên 80% là đất

nông nghiệp(thời báo kinh tế VN,15/5/2009)Việc mở rộng diện tích canh tác

gần như là không thể, cảnước hiện chỉ còn 327 ngàn ha đất bằng chưa sử

dụng( Báo cáo: Hiện trạng sử dụng đất đến31/12/2010 Viện QHTKNN,

2011) song phầnlớn lại nằm vùng ven biển, hoặc nhiễm mặn hoặc là cồn cát

nênkhai thác cho nông nghiệp rất khó khăn Việc tăng vụ cũng khôngkhả thi,nhiều nơi đã trồng 2-3 vụ lúa/năm; một số vùng trồng raumàu đã đạt 4-5

vụ/năm Hệ số sử dụng đất đã tăng từ 1,49 năm1990 lên 1,92 năm 2007 (Theo

niên giám thống kê, 2010) Do vậy,giải pháp gần như duy nhất để tăng sản

lượng chỉ có thể là tăngnăng suất thông qua thâm canh, mà trước hết là sửdụng phân bón.Có thể thấy ngay rằng sản lượng nhiều loại cây trồng ở ViệtNam tăng đáng kể trong thời gian qua (nhất là cây lương thực) chủyếu là donăng suất cây trồng tăng Lấy 4 cây trồng đại diện cho 2nhóm cây lương thực

và cây công nghiệp, có diện tích lớn và tiêuthụ nhiều phân bón để làm ví dụ,

đó là cây lúa, ngô, cà phê và chè.Bốn cây trồng này phủ 9,65 triệu ha gieotrồng (chiếm 66% tổngdiện tích gieo trồng cây nông nghiệp) và tiêu thụ gần90% lượngphân bón toàn quốc (Phụ lục 1) Tính từ 1921-2012 (91 năm),diệntích gieo trồng lúa tăng 1,64 lần, sản lượng tăng 7,07 lần, trong đónăng suấttăng 4,35 lần Với các cây trồng khác cũng có chung quiluật: Ngô năng suấttăng 3,75 lần trong 36 năm; cà phê tăng 2,88lần trong 22 năm; còn chè tăng14,1 lần trong 68 năm (Bảng 1.4)

Trang 16

Bảng 1.4: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng

chính tại Việt Nam

Cây trồng Thời gian Diện tích

(1000ha)

Năng suất(tấn /ha)

Sản lượng(1000 tấn)

* Cà phê nhân và chè búp tươi

Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ 20, cuốn 1,2 NXB Thống kê, năm 2004 Niên giám thống kê hàng năm 2011, 2012: Báo cáo tổng kết Bộ Nông nghiệp và PTNT và tính toán của tác giả.

Thời gian tới, khi dân số tăng lên, trung bình 1 triệu người/năm (Phụlục 4), trong khi diện tích đất canh tác thu hẹp lại do công nghiệp hóa, giaothông, đô thị, bình quân diện tích đất trên đầu người giảm (Phụ lục 2) thì tăngnăng suất là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh lương thưc và an sinh xãhội.Theo Balu L Bumb and Carlos A Banante (1996), năng suất đóng góptrên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích Hiện nay, gầnnhư 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồng chính tại Việt Nam là nhờtăng năng suất

Có 3 con đường để tăng năng suất, đó là:

• Cải thiện giống

• Tăng cường đầu tư, trong đó chủ yếu là hệ thống thủy lợi vàphân bón

• Cải tiến kỹ thuật canh tác

Với Việt Nam, chúng tôi cho rằng phân bón đóng góp cao hơn bởi vìtrong 40 năm (1970-2010), năng suất lúa (Cây trồng chiếm đến 33 triệu ha tại

Trang 17

Trung Quốc) tăng có 1,92 lần còn ở Việt Nam tăng tương ứng 2,66 lần (Bảng5) Tốc độ tăng năng suất của Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới vàhầu hết các nước trồng lúa (Bảng 2.5, Phụ lục 3).

Trang 18

Bảng 1.5: Sử dụng phân hoá học và năng suất lúa tại một số nước

Nước Kg N+P2O5+K2O/ha canh tác

Năng suất lúa, tạ/ha

1970 1980 1990 2000 2007 1970 1980 1990 2000 2010Trung

Quốc 44,0 158,2 220,4 256,9 366,9 3,42 4,14 5,72 6,26 6,55Nhật

Bản 376,3 372,6 385,5 324,5 272,1 5,63 5,13 6,38 6,70 6,51Hàn

Quốc 261,9 351,4 418,7 301,1 257,9 4,55 4,31 6,21 6,71 6,51Thái

Lan 6,6 16,7 59,7 99,7 133,4 2,02 1,89 1,96 2,61 2,88Việt

Theo số liệu thống kê.( báo cáo khoa hoc – nâng cao hiệu quả sử dụng

phân bón ở Việt Nam – Nguyễn Văn Bộ- giám đốc Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam) Năng suất và sản lượng các cây trồngchính tại Việt Nam

có mối quan hệ chặt chẽ với lượng phân bón sửdụng Quy luật tương tự cũngxảy ra với các nước trồng lúa chủ yếuở khu vực châu Á (Bảng 2.5và2.6) Mộtđiều lý thú là, những nước có nền thâm canh sớm như Nhật Bản, Hàn Quốcđều đã sử dụng phân bón rất cao, đạt 300 - 400 kg N+P2O5 +K2O /ha canh tác

từ những năm 70-80 của thế kỷ 20 Hàn Quốc đã từng bón 418 kg chất dinhdưỡng/ha canh tác cách đây 23 năm, khi đó lượng bón của Việt Nam mới chỉđạt 104 kg/ha Tuy nhiên các nước thâm canh sớm như Nhật Bản, Hàn Quốclại đang giảm nhanh lượng phân bón sử dụng/ha canh tác Một phần do chiphí cao, song phần lớn do công nghệ phân bón và kỹ thuật bón phân được cải

Trang 19

thiện nên hiểu quả sử dụng tang và có thể giảm lượng bón Lượng bón củaViệt Nam năm 2010 thuộc loại cao trên thế giới, song chúng ta có hệ số sửdụng đất đạt gần 2 lần, do vậy, thực chất lượng dinh dưỡng bón cho cây trồngcũng chỉ khoảng 200kg N+P2O5 +K2O /ha/vụ Lượng bón của Thái Lan hiệnthuộc loại thấp, chủ yếu do nước này có trên 10 triệu ha lúa sử dụng giốngchất lượng cao nên không chịu thâm canh.

Bảng 1.6: Sử dụng phân bón và năng suất cây trồng ở Việt Nam.

Đơn vị: 1000 tấn N+P2O5 +K2ONăm

Tiêu thụ phân bón Năng suất cây trồng , tấn /ha

* So với năm 1970; ** So với 1990 và *** so với 1980

Nguồn: IFA, 2012;( Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ 20), cuốn 1,2 NXB Thống kê, năm 2004 Niên giám thống kê hàng năm Báo cáo tổng kết

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Việt Nam là nước sử dụng phân bón tương đối cao so với những nămtrước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm

canh Theo Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt

Nam(VAAS) ), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân

Trang 20

và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62% Song do điều kiện khíhậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy được30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali Nhưng hiệuquả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngàycàng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành sản xuất phânhóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu của nông nghiệp,còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm urê, kali và phân phức hợpDAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3 triệu tấn/năm.Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali

ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài

Thực trạng sản xuất và sử dụng phân hữu cơ

Ở Việt Nam, theo ông Nguyễn VănBộ (Giám đốc Viện Khoa học

Nôngnghiệp Việt Nam (VAAS)) cách đây hơn 20 năm, bình quân bón mỗi vụ

cho 1ha gieo trồng khoảng 5-6 tấn phân hữu cơ Hiện nay ước tính cũng chỉđược 5-6 tấn, trừ một số vùng thâm canh cao lượng bón đạt 10 tấn/ha gieotrồng Ngược lại, ở một số vùng , do chăn nuôi giảm sút lượng phân chuồngkhông có hoặc có ít thì số lượng bón lại thấp hơn nhiều hoặc có ít thì số lượngbón lại thấp hơn nhiều hoặc có hiện tượng cấy chay- không phân chuồng

Những năm qua, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm bớt khókhăn cho nông dân một số nhà sản xuất phân bón đã cùng với những nhà khoahọc nghiên cứu sản xuất nhiều loại phân hữu cơ sinh học và được đưa vào sửdụng nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước, qua thực tế sử dụng cho thấy, phânbón hữu cơ chế biến từ các nguồn phế phẩm vi sinh là một trong những loạiphân bón có chất lượng tốt Ngoài các nguyên tố đa lượng quan trọng nhưđạm, lân, kali nó còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây trồngsinh trưởng và phát triển bền vững.Phân hữu cơ chế biến từ các nguồn phếthải hữu cơ và các chế phẩm vi sinh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho câytrồng mà còn có tác dụng phòng chống thoái hóa, ô nhiễm đất đai và gópphần bảo vệ môi trường

1.1.4Ảnh hưởng của phân bón

Trang 21

Phân bón chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theoquy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đấtđai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người và gia súc Ngược lạinếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trongnhững tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môitrường sống.

Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI) số liệutính toán trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu xuất sử dụngphân đạm mới chỉ đạt được từ 30-45%, lân từ 40-45%, kali từ 40-50%, tùytheo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón Như vậy, c cn 60-65% lương đạm tương đương với 1,77 triệu tấn ure, 55-60%lượng lân tương đương 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tươngđương với 344 nghìn tấn Kali Clorua được bón vào đất nhưng chưa được cây

trồng sử dụng.(theo báo Nông Nghiệp Việt Nam 12/7/2013)

Trong số phân bón chưa được cây trồng sử dụng, một phần còn lại ởtrong đất, một phần được rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trìnhthủy lợi ra các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt Một phần bịrửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tácđộng của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí Trong

số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đềđáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dànhcho sản xuất lúa

Theo FAO, những vấn đề toàn cầu 2000-2020: Diện tích đất canh tácchỉ có thể tăng 4%, trong khi đó 45 năm qua 11% diện tích đất trên hành tinh

bị tàn phá, gần 2 tỷ hecta đất đai mất đi thảm thực vật, 30% đất bị xói mòn nhiều nguyên nhân do thiên tai, do chiến tranh Đặc biệt nguyên nhân quantrọng là do con người nhiều nơi trên thế giới đã lạm dụng quá nhiều phân bónhóa học đưa xuống đồng ruộng hàng trăm triệu tấn mỗi năm Các công trìnhnghiên cứu của FAO và WHO (World Health Organization) cho biết chưa cómột loại phân bón hóa học nào dùng đúng liều lượng hoặc quá liều lượng

Trang 22

trong lĩnh vực nông nghiệp mà không độc cho người, ô nhiễm môi trường nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, đối với conngười gây nhiễm sắc thể, bệnh ngoài da, dị ứng và nhiều bệnh khác

Đối với thảm thực vật, khi có một lượng dư thừa phân bón hóa học hàmlượng qui định (theo qui định của khối EC 50mg/l trong nước), nếu quá vàolòng đất sẽ làm thay đổi độ toan, cũng như những chỉ số lý hóa khác của dungdịch đất, từ đó sẽ làm thay đổi cả một cộng đồng của nó, và kết quả dẫn đến

sự thay đổi những quá trình sinh hóa diễn ra trong đất Nó còn kìm hãm sựtiết ra chất Polyxacaxit (một chất dính) có tác dụng liên kết các hạt đất lại, do

đó đã làm tăng sự xói mòn của thảm đất và chính các yếu tố trên là tác nhângóp phần làm lu mờ thực trạng của thảm thực vật đất tự nhiên

Ông Will - chuyên gia cây nhiệt đới của FAO, chuyến đi điều tra vàkhảo sát những năm trước ở nước ta cho biết: Đất ở nhiều vùng nước ta đã có

xu hướng bị thoái hóa, xói mòn như ở Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) vùng

2, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng 4, 5, 6 và một số vùng khác ởTrung Bộ gần 20% thảm thực vật đã và gần bị thay đổi Nếu không có cácbiện pháp can thiệp hợp lý, phân hữu cơ, vô cơ thì vài chục năm tới khó phụchồi được độ phì nhiêu ban đầu của đất Đặc biệt là chỉ dùng phân bón vô cơ,hóa học và nếu không đẩy mạnh dùng phân bón đồng bộ hữu cơ và phân sảnxuất công nghệ cao hài hòa thì cũng chừng 15-20 năm nữa không có loại phânbón nào có thể bón nâng cao được năng suất cây trồng

Ảnh hưởng tới khí quyển

Ngoài những ảnh hưởng của công nghiệp, giao thông, hoạt độngnông, lâm nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới khí quyển Hiệu ứng lớn nhất

mà nông, lâm nghiệp tác động vào khí quyển là các khí thải CO, NO, CH4

Trang 23

Làm thay đổi tính chất vật lý của đất

Bón phân hóa học liên tục trong nhiều năm sẽ dẫn tới hàm lượng mùntrong đất giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất Bởi vì kết cấu viên đấtđược hình thành do sự gắn kết các hạt đất lại với nhau bởi các axit mùn nhưhumic và fulvic Kết cấu viên đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp,mất dần khả năngthấm nước, thấm khí và chai cứng lại Đây cũng là một yếu

tố dẫn tới sa mạc hóa đất nông nghiệp

Làm đất bị chua hóa

Một số loại phân trong thành phần của chúng có chứa một lượng axit

dư tự do (như supe lân, hoặc sulfat đạm có chứa axit sulfuric dư), khi bón vàođất cũng gây chua cho đất Ngoài ra khi tăng cường bón phân hóa học, rễ câyphải hô hấp mạnh để hấp thu dinh dưỡng, như vậy sẽ giải phóng nhiều CO2,

từ đó hình thành H2CO3, H+ ở bề mặt lông hút sẽ trao đổi vớ các catrion củadung dịch đất như K+, NH4+, hoặc Ca++ từ đó nó kết hợp với gốc sulfat hoặcClo của phân để hình thành lên axit gây chua cho đất

Làm thay đổi tính chất sinh học của đất

Bón phân hóa học cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trừ cỏ sẽdẫn tới hủy diệt hệ thống sinh học sống trong đất Các sinh vật sống trong đấtnhư giun đất, vi sinh vật đất có vai trò cực kì quan trọng đối với các tính chấthóa học và lý học của đất

Khả năng xấu của phân bón ảnh hưởng tới môi trường

Các loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường nếuchúng ta bón phân không hợp lý và đúng kỹ thuật.- Khả năng gây ô nhiễmmôi trường từ phân hữu cơ có khi còn cao hơn cả phân hoá học Việc sử dụngkhông hợp lý cộng với khả năng chuyển hoá của phân ở các điều kiện kháccác loại phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH4, CO2, H2S… các ionkhoáng NO3 vd: Ở Việt Nam do sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau đã gây

ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng

Trang 24

Các loại phân hoá học (đặc biệt là phân đạm) có thể làm ô nhiễm nitratnguồn nước ngầm, hiện tượng phản đạm hoá dẫn đến mất đạm, gây ô nhiễmkhông khí, làm đất hoá chua, hiện tượng tích đọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn,

Cd trong nước và đất, hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt, liên quanđến quá trình tích luỹ lân và đạm.Việc sử dụng các loại phân bón chua vớilượng lớn và liên tục có thể làm đất bị chua, ảnh hưởng trực tiếp đến câytrồng và còn làm cho đất tăng tích luỹ các yếu tố độc hại như sắt, nhôm,mangan di động

Ngoài ra việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng mà câytrồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồng đang là vấn đềmôi trường không nhỏ ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới

Tác động của phân bón tới môi trường

Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường do lượng dư thừa vàlượng tôn dư không hấp thụ hết trong đất Phân bón đi vào nguồn nước mặtlàm tăng nồng độ nitrat trong nước( phân đạm chứa Nitrat) dẫn đến ngộđộc( tiềm tang của các bệnh ung thư) Một phần bị rữa trôi xuống phần nướcngầm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Phần bị bay hơi do tác động của nhiệt

độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí( mùi hôi của khíamniac, phá vỡ tầng ozon, gây mưa axit) Đối với đất thành phần để sản xuấtphân bón chủ yếu là Flo gây độc hai khi hàm lượng của nó trong đất là10mg/kg đất Do tập quán bón phân của bà con nông dân thiếu hiểu biết gây

dư thừa lượng phân bón quá nhiều trong đất

Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ônhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chấtđộc hại cho người và động vật Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợpnày nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sảnxuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để Phân bón ảnh hưởng đến môitrường chủ yếu là do con người gây ra: Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡnghoặc bón phân không đúng cách Phân bón gây ô nhiễm môi trường là dolượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do

Trang 25

bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt được sốlượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ Phần lớn

bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn màkhông cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh,

dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm đượckhắc phục Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón

ít được vùi vào trong đất Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo

âm (-) còn các yếu tốdinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+) Khibón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chấtdinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳsinh trưởng của cây Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạnchế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt

ô nhiễm môi trường Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cầnthiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khảnăng chống chịu cho cây trồng Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trởthành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gâyđộc hại cho con người và gia súc

Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt

để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh Đây là nguyên nhân gây ảnhhưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một

“tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mànhà quản lý có biện pháp cụ thể Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trìnhquan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể

1.2Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hóa chất bảo vệ

Trang 26

trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng,nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).

Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (banhành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ),ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTVcòn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật,các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơgiới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …).Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hạitài nguyên thực vật đến để tiêu diệt

Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại

Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng vànông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,

…) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừchúng được gọi là thuốc trừ dịch hại

1.2.2 Vai trò thuốcBVTV và HCBVTV

Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài nước tưới, phân bón, giống là 3 yếu

tố tạo năng xuất và sản lượng cao thì yếu tố BVTV cũng rất quan trọng.BVTV là tác động của một số hoạt động, môt số biện pháp kỹ thuật nhằmchống lại sự phá hoại của sâu bệnh Vì thế, yếu tố BVTV được xem là yếu tốduy trì năng xuất và sản lượng

Tác hại của sâu bênh, nấm, vi khuẩn rất lớn không thể lường trướcđược Người ta dự tính tác hại của bệnh, cỏ dại, vi khuẩn lên đến 46% tiếmnăng năng xuất lúa thế giới (Cramer, 1967) Riêng Châu Á thiệt hại đến51,6% và riêng ở Mỹ hàng năm thiệt hại khoảng 80 tỷ đôla HCBVTV đãthực sự được đánh giá cao, được ghi nhận vai trò của mình trong sản xuấtnông nghiệp

Mặc dù ngoài biện pháp pháp dùng hóa chất, trong thực tế sản xuất còncác biện pháp khác như: phương pháp thủ công cơ giới, biện pháp canh tác,

Trang 27

biện pháp sinh học và gần đây là phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), tuynhiên cho đến nay hiệu quả nhất vẫn là HCBVTV.

HCBVTV đã được khẳng định rõ ràng đối với ngành trồng trọt ngay từbuổi đầu của lich sử phát triển Nhìn chung, HCBVTV có những tác động cólợi lớn đối với cây trồng như:

- Việc sử dụng HCBVTV tuân theo 4 đúng (đúng lúc, đúng liều, đúng loại,đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi dịch hại, diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho cây trồngtận dụng được những điều kiện phát triển tối ưu của kỹ thuật thâm canh, giúpcho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, chất lượng nông sản cao

- Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc, ít cực nhọc cho nông dân

- Ngăn chặn kịp thời những đợt dich hại lớn xảy ra

- Một số HCBVTV còn có tác dụng kích thích giúp cây trồng phát triển tốt,khỏe mạnh hơn như 2,4 – D dùng xịt cỏ còn giúp lúa đẻ nhánh mạnh hơn

- Dễ dàng cho việc cơ giới hóa nông nghiệp (thuốc làm rụng bông, khô thânkhoai tây…)

Hiện nay do việc lạm dụng HCBVTV tràn lan, không tuân thủ theo cácquy tắc 4 đúng đã nêu trên và các biện pháp an toàn lao động mà HCBVTV

đã có nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái như gây ô nhiễmmôi trường đất, nước, không khí…, liều lượng sử dụng cao có thể kiềm chế

sự phát triển cây trồng, gây hiện tượng kháng thuốc ở các loài sinh vật gâybệnh, tiêu diệt các loại sinh vật có ích

1.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và HCBVTV

1.2.3.1 Trên thế giới

Thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừsâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm Nhữngnăm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, chuyên

gia về nông nghiệpbảo vệ thực vật, sinh thái (theo báo liên hiệp các hội khoa

họcvà kỷ thuật ViệtNam) quá trình sử dụng thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3

giai đoạn là:

1 - Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả

Trang 28

2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạmdụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả

3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốcBVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng,giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp Giai đoạn dư thừa sử dụng từnhững năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21.Với những nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó cóViệt Nam) thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm

Việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng,

đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90 Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc

BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD vànăm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồnglúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất khôngtăng

Hiện danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại,

ở các nýớc thýờng từ 400 - 700 loại (Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại).Tãng trýởng thuốc BVTV những nãm gần ðây từ 2 - 3% Trung Quốc tiêu thụ

hằng nãm 1,5 - 1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010).(theoPGS TS Nguyễn Kim

Vân, Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam)

Bên cạnh những đóng góp tích cực với sự phát triển của sản xuất nôngnghiệp (SXNN) trên thế giới cũng đem lại những hệ lụy xấu, đặc biệt trongvòng hơn 20 năm trở lại đây.Sự đóng góp của thuốc BVTV vào quá trình tăng

năng suất ngày càng giảm.Theo Sarazy, Kenmor (2008 - 2011), ở các nước

châu Á trồng nhiều lúa, 10 năm qua (2000 - 2010) sử dụng phân bón tăng100%, sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% nhưng năng suất hầu nhưkhông tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không tương quan hoặc thậm chí tươngquan nghịch với năng suất Lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn tácđộng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng phá vỡ sự bềnvững của phát triển nông nghiệp Lạm dụng hóa chất BVTV làm tăng tínhkháng thuốc, suy giảm hệ ký sinh - thiên địch để lại dư lượng độc trên nông

Trang 29

sản, đất và nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, nhiễm độc người tiêudùng nông sản Do những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốcBVTV cho nên ở nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện việc đổi mớichiến lược sử dụng thuốc BVTV Từ “Chiến lược sử dụng thuốc BVTV hiệuquả và an toàn” sang “Chiến lược giảm nguy cơ của thuốc BVTV”.

Trên thực tế, “Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” mới mangtính kinh doanh và kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý, đặc biệt

là mục tiêu giảm sử dụng thuốc BVTV, còn “giảm nguy cơ của thuốc BVTV”

đã thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh tế, kỹthuật, nó bao gồm các nội dung:

1) Thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc BVTV

2) giảm lượng thuốc sử dụng

3) Thay đổi cơ cấu và loại thuốc

4) Sử dụng an toàn và hiệu quả

5) Giảm lệ thuộc vào thuốc hóa học BVTV thông qua việc áp dụng các biệnpháp quản lý dịch hại tổng hợp

1.3.2 Ở Việt Nam

Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vàonhững năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóngdập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng Do vậy, cần phải khẳng định vai tròkhông thể thiếu được của thuốc BVTV trong điều kiện sản xuất nông nghiệpcảu nước ta những năm qua, hiện nay và cả trong thời gian sắp tới

Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc

sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn tronggiai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010.Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg(1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010) Giá trị nhập khẩu thuốc BVTVcũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD Sốloại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là

Trang 30

77, tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến năm 2011 lên 1202

và 3108 Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốcBVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần.Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TBcủa 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật,Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ! Sốlượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trongkhi của các nýớc trong khu vực từ 400 - 600 loại, nhý Trung Quốc 630 loại,Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người

ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010)

Ảnh hưởng đến môi trường đất do lượng tồn dư thuốc, hóa chất BVTV,nguồn nước mặt bị ô nhiễm, ngấm sâu vào gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ônhiễm không khí do hóa chất BVTV gây ra

Hàng năm, Cục BVTV và Chi cục BVTV lấy mẫu cây trồng tại cácvùng sản xuất và trên thị trường để kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV Kếtquả kiểm tra từ năm 2006 đến nay cho thấy, tỷ lệ mẫu có dư lượng vượt quámức dư lượng tối đa cho phép vẫn ở mức cao (8,53%) số mẫu kiếm tra.Nguyên nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trên cây trồng do: Sửdụng thuốc BVTV không đúng nồng độ và liều lượng; không tuân thủ đúngthời gian cách ly; Sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục thuốcBVTV sử dụng trên cây trồng

Nguyên tắc nhập khẩu thuốc BVTV: Đối với thuốc và nguyên liệu(thuốc kỹ thuật) thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV được phép sửdụng ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành, khi nhập khẩu chỉ phải làm thủtục tại cơ quan Hải quan

Hầu hết các thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từnước ngoài Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm vớitrị giá 210 - 500 triệu USD Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ TrungQuốc

Trang 31

Theo số liệu thống kê, hàng năm, có từ 0,2 - 0,5 % lô thuốc BVTVnhập khẩu không đạt chất lượng theo quy định Một số kết quả đạt được trongviệc xử lý triệt để các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất BVTV Hoàn thành việcthực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.

Kết quả điều tra năm 2009 của Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố trong

cả nước cho thấy, lượng thuốc BVTV cần tiêu hủy: 69.237,236 kg và43.574,179 lít thuốc BVTV; Lượng bao bì cần tiêu hủy: 69.640,282 kg Kinhphí thực hiện là 63 tỷ đồng, bao gồm: 56 tỷ 405 triệu đồng để tiêu hủy thuốcBVTV (50 triệu đồng/tấn) và 6,964 tỷ đồng dùng tiêu hủy bao bì thuốc BVTV(10 triệu đồng/tấn)

Theo số liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công tySXKD thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng,đại lý buôn bán thuốc BVTV Trong khi hệ thống thanh tra BVTV rất mỏng,yếu, cơ chế hoạt động rất khó khăn.1 thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290đơn vị sản xuất buôn bán thuốc BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốcBVTV và 10 vạn hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV Như vậy rõ ràng mạnglưới này là quá tải, rất khó kiểm soát

Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản là phổ biến và còn cao, đặc biệttrên rau, quả, chè…Kết quả kiểm tra, năm 2000 - 2002 của cục BVTV chothấy ở vùng Hà Nội số mẫu có dư lượng quá mức cho phép khá cao, trên rau,nho, chè từ 10% - 26%, ở TPHCM từ 10 - 30% Mười năm sau, trên rau con

số đó vẫn còn 10,2% - Thuốc BVTV làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh,

tiêu diệt ký sinh thiên địch, có thể gây bộc phát các dịch hại cây trồng (Theo

PGS.TS Phạm Bình Quyền đadạng sinh học NXB Đại Học Quốc Gia – 2002) khi phu thuốc Padan trên lúa, nhóm thiên địch nhện lớn bắt mồi giảm

mật độ 13 lần trong khi không phun tăng 25 lần Điều tra tổng số loài thiênđịch ở vùng chè Thái Nguyên nơi không sử dụng thuốc trừ sâu nhiều gấp 1,5 -

2 lần so với nơi có sử dụng thuốc Sâu tơ hại rau kháng 24 loại thuốc - Sửdụng nhiều thuốc tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm đất và nướckhông khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Theo thống kê chi cục thuốc

Trang 32

BVTV cả nước hiện còn tồn đọng trên 706 tấn thuốc cần tiêu hủy và 19.600tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom và xử lý, hàng nămphát sinh mới khoảng 9.000 tấn.

Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết (TheoPhạm Văn

Lầm-2000 Danh Mục Các Loài Sâu Hại Lúa Và Thiên Địch Của Chúng Ở Việt Nam NXBNông Nghiệp) số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở Thái

Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/ năm, cho lúa ở đồng bằng sông Hồng từ 1 - 5 lần/

vụ, ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2 - 6 lần/ vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ Sốlần phun cho rau từ 7 - 10 lần/ vụ ở đồng bằng sông Hồng, ở Thành phố HồChí Minh 10 - 30 lần Một kết quả điều tra năm 2010 (Bùi Phương Loan -2010) ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc bảo vệthực vật từ 26 - 32 lần (11,1 - 25,6 kg ai/ha) trong 1 năm Số lần phun nhưtrên là quá nhiều, có thể giảm 45 - 50% (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân,Trương Quốc Tùng 2002, 2010)

Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật Theo Đào Trọng Ánh

-2002, chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểuđúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là33% ở nông dân 49,6%.Kết quả điều tra năm 2002 (Đào Trọng Ánh) chỉ có22,1 - 48% nông dân sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, 0 -26,7% trên rau và 23,5-34,1% trên chè, trong khi đó có nhiều nông dân tăngliều lượng lên gấp 3 - 5 lần Ở các tỉnh phía Nam, có tới 38,6% dùng liềulượng cao hơn khuyến cáo, 29,7% tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc khi phun.Năm 2010, 19,59% nông dân cả nước vi phạm sử dụng thuốc, trong đó khôngđúng nồng độ là 73,2% (Cục BVTV)

Đây là một tồn tại nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toànthực phẩm song đáng tiếc là rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng rau quả,chè… có tới 35 - 60% nông dân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1 - 3 ngày,

25 - 43,3% thực hiện cách ly 4 - 6 ngày trong khi phần lớn các loại thuốc cóyêu cầu cách ly từ 7 - 14 ngày hoặc hơn (Đinh Ngọc Ánh - 2002), năm 2010

Trang 33

trên diện rộng còn tới 10,22% nông dân không đảm bảo thời gian cách ly.(Cục BVTV)

Như vậy cần áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”

• Một là “đúng thuốc”: nên chọn loại thuốc có hiệu quả cao với loạidịch hại cần trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên địch Tuyệt đốikhông sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không cótên trong danh mục thuốc được phép sử dụng, thuốc đã bị cấm sử dụng, thựchiện đúng các quy định đối với thuốc hạn chế sử dụng

• Hai là “đúng lúc”: nên sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tớingưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ tuổi Khi thiên địch đang tích kũy vàphát triển, cần thận trọng trong việc dùng thuốc Không phun thuốc khi trờiđang nóng, khi đang có gió lớn, sắp mưa, khi cây đang nở hoa, thụ phấn

• Ba là “đúng liều lượng và nồng độ”: lượng thuốc cần dùng cho mộtđơn vị diện tích và độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉdẫn trên nhãn thuốc Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng làmột trong những nguyên nhân gây hiện tượng kháng thuốc của dịch hại

• Bốn là “đúng cách”: cần phun rải đều và chú ý những nơi sâu bệnhtập trung nhiều Thuốc dùng để rải xuống đất không hòa nước để phun Vớithuốc trừ cỏ không nên phun trùng lặp

Qua đó có thể thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta trongvòng 10 năm lại đây, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm cũng còn nhiềutồn tại, thiếu sót, tác hại có nguyên nhân khách quan và chủ quan Trong đó

có nguyên nhân chủ quan từ phía xây dựng, ban hành, thực hiện các chínhsách quản lý và kỹ thuật và chủ quan từ phía thực hiện của người sản xuấtnông nghiệp trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1.2.4 Ảnh hưởng của HCBVTV

Dư lượng thuốc trong quá trình tiêu diệt sâu, côn trùng, nấm, bệnh vàcác loại gặm nhấm phá hoại mùa màng cũng như quá trình tiêu diệt cỏdại đồng thời gây ra các hiệu ứng khác Môt khía cạnh quan trọng nhất cóthể nhận thấy là khi tiêu diệt côn trùng phá hoại mùa màng, các HCBVTV đã

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình” Thổ Nhưỡng học đại cương”-PGS.TS Trần Văn Chính chủ biên, 2010- Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ Nhưỡng học đại cương”-
16. Phạm Văn Phê, Trấn Đức Viên, Trần Danh Thìn, Ngô Thế Ân. 2006.Sinh thái môi trường. NXB Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái môi trường
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
17. Phùng Minh Phong. 2002. Xác định tồn dư của một số loại HCBVTV trong rau xanh, thịt tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và tìm một số ảnh hưởng. Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp – chuyên ngành thú ý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tồn dư của một số loại HCBVTVtrong rau xanh, thịt tiêu thụ trên thị trường Hà Nội và tìm một số ảnhhưởng
18. PGS.TS Phạm Bình Quyền. Giáo trình Đa dạng sinh học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đa dạng sinh học
Nhà XB: NXB ĐạiHọc Quốc Gia Hà Nội-2002
19. TS. Trương Hợp Tác. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường.Trực tiếp trên mạng:http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=7877&Page=4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môitrường
20. TS. Lê Văn Trị. 2001. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân phức hợp hữu cơ vi sinh
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp Hà Nội
22. Vai trò của phân bón : http://www.vuonrausach.com.vn/2014/02/vai-tro-cua-phan-bon-trong-san-xuat.html#ixzz497dk2SpG Link
15. PGS.TS. Nguyễn Trần Oánh (Chủ biên) TS. Nguyễn Văn Viên , KS.Bùi Trọng Thủy–2007 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Giáotrình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Khác
24. Balu L. Bumb and Carlos A. Baanante, 1996. The Role of Fertilizers in sustaining Food Security and Protecting the Environment to 2020.IFPRI, Washington D.C Khác
25. Nguyen Van Bo, Ernst Mutert, Cong Doan Sat, 2003. Balcrop:Balanced fertilization for better crops in Vietnam. - 1st ed.OxfordGraphic Printers Khác
26. Dobermann Achim and Thomas Fairhurst, 2000. Rice NutrientDisorders and Nutrient Managemnet. IRRI Khác
27. Dongxin FENG, 2012. Agricultural Researh for Development atCAAS Khác
Roundtable Consultation on Agricultural Extension. Beijing, March 15- 17, 2012 Khác
28. Fertilizing Crops to Improve Human Health: a Scientific Review, Volume 1. Food and Nutrition Security. International Plant Nutrition Institute Khác
Norcross, GA, USA and International Fertilizer Industry Association Paris, France. 2012 Khác
29. I. Kimmo, 1992. Balanced fertilization. FADINAP, Bangkok Khác
30. IFA, 2012. Global supply and demand outlook for fertilizer and rawmaterials. ifa@fertilizer.org – www.fertilizer.org Khác
31. Patrick Heffer, 2008. IFA, 2008. Assessment of Fertilizer Use byCrop at the Global Level Khác
32. Nguyen Cong Thanh, Baldeo Singh, 2006. Trend in rice production and export in Vietnam. Omonrice 14, p.111-123. 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w