1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN đề án xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại xã HOÀNG ĐỒNG, THÀNH PHỐ LẠNG sơn

93 651 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 166,64 KB

Nội dung

Thực hiện Nghị Quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7BCHTW Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệmvụ xây dựng : “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TẠ VĂN PHÒNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG,

THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TẠ VĂN PHÒNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG,

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến

cô giáo Th.s Trần Thị Oanh - người đã hướng dẫn chu đáo tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đồ án.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai

và các thầy cô trong trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn, các cán bộ địa chính xã, các phòng ban

đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên báo cáo này không tránh khỏi các thiếu sót và những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa Kính mong được sự góp ý của quý thầy cô

để báo cáo này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Tạ Văn Phòng

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ 8

PHẦN MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Mục đích, yêu cầu của đồ án 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 11

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 11

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới 14

1.1.3 Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới 15

1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 15

1.1.5 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 16

1.2 Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới 17

1.2.1 Các văn bản pháp lý hiện hành 17

1.2.2 Bộ tiêu chí Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới 18

1.3 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 20

1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới .24

1.4.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc 25

1.4.2 Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc 26

1.4.3 Mô hình Nông thôn mới ở Thái Lan 28

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

Trang 5

2.1 Phạm vi nghiên cứu 31

2.2 Đối tượng nghiên cứu 31

2.3 Nội dung nghiên cứu 31

2.4 Phương pháp nghiên cứu 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoàng Đồng 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

3.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của xã 42

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai xã Hoàng Đồng 42

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hoàng Đồng 48

3.2.3 Tình hình biến động đất đai 50

3.3 Đánh giá kết quả thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới 51

3.3.1 Các căn cứ xây dựng đề án 51

3.3.2 Kết quả thực hiện đề án 54

3.3.3 Tiến độ hoàn thành và nguồn vốn thực hiện đề án 69

3.3.4 Đánh giá chung 71

3.3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đề án Nông thôn mới .84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

Kế hoạch hóaKTXH

Kinh tế xã hộiNghị địnhPTNMT Phòng Tài nguyên Môi trường

SX - KD Sản xuất – Kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trang 9

Thực hiện Nghị Quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7BCHTW Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm

vụ xây dựng : “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, đểxây dựng xã Hoàng Đồng phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, sản xuất pháttriển, hệ thống chính trị vững mạnh việc xây dựng và thực hiện đề án nôngthôn mới xã Hoàng Đồng là rất quan trọng và cần thiết Vì vậy, xã HoàngĐồng đã và đang bắt tay vào xây dựng mô hình nông thôn mới và đã đạt đượcmột số thành tựu nhất định

Hoàng Đồng là một xã đang trên đà phát triển của Thành phố LạngSơn Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hiệntrạng cơ sở hạ tầng của xã Hoàng Đồng đã được nâng lên một bước đáng kểnhưng vẫn chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu củangười dân Với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, những nămgần đây nhân dân xã Hoàng Đồng đã từng bước thúc đẩy sự phát triển về kinh

tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quân sự và hệ thống chính trị vững mạnh Tuynhiên bên cạnh thành tựu đã đạt được còn bộc lộ, tồn tại nhiều thiếu sót như:kinh tế phát triển không đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khókhăn Y tế, giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ, một số công trình giao thông,tiêu nước xuống cấp, chưa được nâng cấp kịp thời Trật tự xã hội vẫn còn diễnbiến phức tạp, tệ nạn xã hội chưa được giảm Công tác quản lý đất đai cònnhiều bất cập và thiếu sót Còn nhiều vấn đề cần giải quyết cho nhân dân yêntâm phát triển kinh tế xã hội vững mạnh hơn trong thời kỳ Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa

Để phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong thời kỳ mới, việc địnhhướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết, là bước đầu

để hoạch định các kế hoạch đầu tư xây dựng, xác định vùng kinh tế sản xuấthàng hoá tập trung, tổ chức mạng lưới dân cư, khai thác quỹ đất xây dựngtriển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, các dự án đầu tư xâydựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Xuất phát từ thực tế trên và được sự hướng dẫn của Ths Trần ThịOanh – Khoa Quản lý Đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện đề án

xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn”.

Trang 10

2 Mục đích, yêu cầu của đồ án.

2.1 Mục đích.

- Điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn tại xã Hoàng Đồng, Thành phốLạng Sơn theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới

- Đánh giá kết quả thực hiện đề án nông thôn mới tại xã Hoàng Đồng và

đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của đề án

2.2 Yêu cầu.

- Đề tài nghiên cứu bám sát theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới

- Số liệu, tài liệu thu thập được phải trung thực, khách quan, chính xác

- Nội dung đồ án phải tuân thủ theo quy định của pháp luật

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

Trang 11

1.1.1.1 Khái niệm nông dân.

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư: “Nông dân là những người lao

động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính

là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền

sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội”.

Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đãphát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt chẽ nhất là là trong nền vănminh Ai Cập Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu nông

từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất Tiếp đó, ở nông thôntầng lớp phú nông, địa chủ, cùng với tư sản thành thị

Ngày nay, nông dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địaphương, quốc gia Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộcvào các tầng lớp trên hay còn gọi là tá điền, nông nô Ở các quốc gia vùngchâu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọcnhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp Ở các nước phươngTây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp tiểu nông ngày các ít đi Ở

Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất, cơ khí và

sử dụng các nhân công tạm thời Các chủ trang trại chiếm 10% dân cơ nhưngnông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ.[15]

1.1.1.2 Khái niệm nông thôn.

Khái niệm nông thôn có nhiều cách tiếp cận và giải thích khác nhau:

Từ điển Oxford Advanced Learner`s Dictionary, nhà xuất bản Oxford,năm 1995, Rural (nông thôn), xét nghĩa tính từ: (1) thuộc miền quê hoặcthuộc về nông nghiệp; (2) ở miền quê, ở nông thôn; (3) liên quan đến thônquê, hoặc nông nghiệp

Từ điển Webster`s New World Dictionary, nhà xuất bản Macmillan,năm 1996, Rural (nông thôn) xét nghĩa tính từ: (1) có tính miền quê, cuộcsống thôn quê, người thôn quê; (2) sống ở quê, nông thôn; (3) việc đồng án

Trang 12

V Staroverov - nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khábao quát về nông thôn, khi ông cho rằng: “Nông thôn với tư cách là khách thểnghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã địnhhình từ lâu trong lịch sử Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhấtđặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ưu trội,với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian Tuy nhiên nông thôn

có những đặc trưng riêng biệt của nó” Cũng theo nhà xã hội học này thì nôngthôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp kém hơn;bởi thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt Điều này thể hiện rõtrong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cư dân nông thôn

Như vậy theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học và kinh tế học cóthể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: Nông thôn là phầnlãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đôthị, là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tậphợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trườngtrong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.Nông thôn là vùng khác với đô thị ở chỗ có một cộng đồng chủ yếu là nôngdân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạtầng kém phát triển hơn; có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có trình độdân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn Nông thôn

có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện sống khác biệtvới thành thị

Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian vàkhông gian nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tụcnghiên cứu để có khái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn

Một số ý kiến khác đề cập đến nhiều mặt của nông thôn như sau:

- Về địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thànhnhững vành đai bao quanh các thành thị

- Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sảnxuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành sản xuất, kinh doanh phinông nghiệp

Trang 13

- Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân vàgia đình họ, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông thôn nhưng sống

ở đô thị và ngược lại có những người ở thành thị nhưng lại làm việc ở nôngthôn

- Về văn hóa, nông thôn thường là nơi bảo tồn và lưu giữ được nhiều disản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc như các phong tục, tập quán cổtruyền về đời sống, những lễ hội, làng nghề cổ truyền, các di tích văn hóa,lịch sử, danh lam thắng cảnh… nông thôn là kho tàng văn hóa dân tộc Nếubiết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, nông thôn có một sức hút hấp dẫnđối với du khách trong và ngoài nước

1.1.1.3 Khái niệm nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn đểcộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới giúpcho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhauxây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Mô hình nông thôn mới là tổng thể đặc điểm, cấu trúc tạo thành mộtkiểu nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng các nhu cầu đề ra cho nông thôntrong điều kiện hiện nay, dựa trên mô hình nông thôn cũ (nông thôn truyềnthống) nhưng có những tiên tiến, văn minh và phát triển hơn về nhiều mặt

1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế:Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giaokhoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp,

Trang 14

nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi,trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém, môi trường ngày càng ônhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộnghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phátsinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc

Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục côngtrình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giaothông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tưnâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất

về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưađược đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp Mặt bằng để xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác,kinh tế hộ kém phát triển

Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạnchế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sảnchưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụngkhoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trongnông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ

Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thànhphần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tếtrang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,

cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâmnghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoátruyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục );nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Hiện nay, kinh tế - xãhội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch

Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần

3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật Qua việc xây dựng nông

Trang 15

thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa.

Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thônlạc hậu, nông dân nghèo khó Vì vậy cần phải tiến hành xây dựng nông thônmới

1.1.3 Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới.

Theo “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” của Nhà xuất bản

Lao động phát hành năm 2010, Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 baogồm các đặc trưng sau:

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và pháthuy;

- An ninh tốt, quản lý dân chủ;

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

1.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.

Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mớiphải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng nôngthôn mới Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư đại phương là chính,Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ,đào tạo cán bộ và hướng dẫn ở ấp, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổchức thực hiện

- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ các mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bànnông thôn

Trang 16

- Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảmbảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủcủa người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kếhoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quátrình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân pháthuy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

1.1.5 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 – 2020” nêu rõ mục tiêu:

- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sảnxuất tiên tiến;

- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và dulịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiệncông nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóadân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện vànâng cao

Trang 17

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

1.2 Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới.

1.2.1 Các văn bản pháp lý hiện hành.

 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7BCHTW Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm

vụ xây dựng: “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”;

 Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ banhành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ số 26-NQ/TWngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng Khóa X về nông nghiệp,nông dân, nông thôn

 Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngChính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

 Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

 Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ NN&PTNNhướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

 Công văn số 2543/BNN-KTHT ngày 21/08/2009 của Bộ NN&PTNNhướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn2010-2020, định hướng đến năm 2030

 Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển vănhóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngânhàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụngxây dựng NTM tại các xã

 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn

1.2.2 Bộ tiêu chí Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới.

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định số 491/QĐ-TTG về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19tiêu chí Bộ tiêu chí căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn

Trang 18

mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giácông nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.

Bảng 1.1 Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

2 Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

3 Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất

và dân sinh3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Trang 19

T Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí

5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,

THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

thôn Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

8 Bưu điện 8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

8.2 Có Internet đến thôn

9 Nhà ở dân

9.1 Nhà tạm, dột nát9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình

quân chung của tỉnh

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

15 Y tế 15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm

Trang 20

T Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí

y tế 15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng

văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch 17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

18.3 Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

(Nguồn: QĐ 491/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ)

1.3 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việctrong lĩnh vực nông nghiệp Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp

Trang 21

với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn

đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối vớiviệc ổn định kinh tế xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng

nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu mộtcách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghịquyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị tríquan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính vìvậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng

bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp,nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách cóhiệu quả Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giảiphóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Giải quyết vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vựcnông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Xây dựngnông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nôngthôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - tríthức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân

cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở cácvùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngangbằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vaitrò làm chủ nông thôn mới

Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát vềmục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nôngthôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triểncủa đất nước Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài

Trang 22

học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồnlực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghịquyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chínhphủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xâydựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước,thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện Kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưubuôn bán và phát triển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướngtăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cóhiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vậtchất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố vàtăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ

sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Theo Bộ NN&PTNT tính đến hết năm 2014 cả nước có 785 xã đạtchuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới (chiếm 8,8% tổng số xã trên cả nước), 1.285

xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (chiếm 14,5% tổng số xã trên cả nước), 2.836 xã đạt

từ 10 - 14 tiêu chí (chiếm 32,1% tổng số xã trên cả nước), 2.964 xã đạt 5 - 9tiêu chí (chiếm 33,6% tổng số xã trên cả nước), 945 xã đạt dưới 5 tiêu chí(chiếm 11% tổng số xã trên cả nước) và không còn xã trắng tiêu chí Hiện tại,bình quân mỗi xã đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38% tiêu chí/xã so với năm 2010.Đặc biệt, ngày 24/1/2015 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao bằngcông nhận nông thôn mới cho huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh (tỉnhĐồng Nai) Đây là hai địa phương cấp huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩndanh hiệu này.[16]

Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khókhăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch Quy hoạch nông thôn mới là

Trang 23

một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nêntrong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng Bên cạnh đó chúng ta còn gặpkhó khăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới Đời sống củangười dân nông thôn còn nhiều khó khăn Mặt khác, trong nhận thức nhiềungười còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xâydựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại Chính vì vậy trong thời gian tới bêncạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩymạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, đểmọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việcthường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất

cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng " nhằm thực hiện thành côngxây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nóphải có hệ thống lí luận soi đường Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nôngthôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thựctiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng đến thực hiện mục tiêu cáchmạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nôngthôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng làgiai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những người lao độngcủa xã hội cộng sản chủ nghĩa

Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tớiviệc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triểnlực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiệnsinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau.Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kếtthực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinhnghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôntiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận vềphát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thựctiễn Xây dựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưngvẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn ViệtNam

Trang 24

1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng nông thôn mới.

Tìm ra cách thức, mô hình có hiệu quả trong phát triển nông thôn nóichung và phát triển nông thôn cấp cơ sở nói riêng luôn là công việc khó khăn

do vấn đề về kỹ thuật, huy động nguồn lực và quản lý, văn hóa xã hội Trongquá trình xây dựng mô hình nông thôn cần tham khảo và tiếp thu học hỏi từkinh nghiệm và bài học đã có từ các nước đi trước cũng như thực tiễn tại ViệtNam Ðến thời điểm hiện nay, số lượng các chương trình, mô hình thửnghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các nước châu Á tương đối nhiều,

có thể đưa ra các kinh nghiệm và bài học phong phú cho việc thiết kế chươngtrình xây dựng nông thôn mới

Thực tế qua xem xét, phân tích và so sánh các chương trình phát triểnnông thôn mới ở một số nước châu Á như Hàn Quốc với phong trào Làng mớiSeamaul Undong, mô hình “công nghiệp hưng trấn” tại Trung Quốc, Chươngtrình phát triển nông thôn tăng tốc – Tăng thu nhập của nông trại và tăngcường chương trình tái cấu trúc nông thôn – Chương trình cải cách ruộng đấtgiai đoạn 2 tại Đài Loan, Chương trình mỗi vùng một sản phẩm, Chương trìnhmột triệu bạt mỗi bản của Thái Lan… dễ nhận thấy sự thành công của chươngtrình xây dựng nông thôn cấp cơ sở nếu chọn được một hướng đi đúng, trên

cơ sở chọn lọc và phát huy các giá trị cốt lõi đặc trưng riêng

Bên cạnh những mặt được, kinh nghiệm quốc tế tại các nước châu Á đitrước cũng chỉ ra những góc khuất cần khắc phục và chưa đạt được thực sựcủa chương trình nông thôn mới ở các nước

1.4.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc.

Đầu những năm 60 đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu làsản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số

cả nước Trước tình hình đó, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằmphát triển nông thôn Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cựcsản xuất phát triển, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao.Trọng tâm là phong trào xây dựng “làng mới” (Seamoul Undong)

Trang 25

Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: Nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sựđóng góp của nhân dân Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu

và chỉ đạo các công trình Nhà nước Hàn Quốc chú trọng tới nhân tố conngười trong việc xây dựng nông thôn mới Do trình độ của người nông dâncòn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp phải khó khăn, vì thế chú trọngđào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương Tại các lớp tập huấn, sẽ thảo luậnvới chủ đề: “làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện chính sách Nhànước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý kiến và tìm giải pháp tối ưuphù hợp với hoàn cảnh địa phương

Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: pháthuy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cải thiện

cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũngnhư đời sống sinh hoạt người dân Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập chonông dân tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợptác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh

Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái nhà ở,xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành Sau 7năm từ triển khai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3lần từ 1000USD/người/năm tăng lên 3000USD/người/năm vào năm 1978.Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn

đã được xây dựng hoàn chỉnh

Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt

Hạ tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn vàthành thị, trình độ tổ chức nông dân được nâng cao Đặc biệt xây dựng đượcniềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần ngườidân mạnh mẽ Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đãhoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới

Phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc là một trong các phong trào điểnhình thực hiện phát triển nông thôn cấp cơ sở Việc thực hiện phong trào đượcđánh giá là rất thành công khi có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của HànQuốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trong những năm 1960 trởthành một nước công nghiệp hiện đại vào những năm 1990 trở lại đây Tuynhiên, phát triển nông thôn tại Hàn Quốc, sau quá trình thực hiện phong trào

Trang 26

Làng mới thực hiện thành công đến đầu những năm 1990, khu vực nôngnghiệp, nông thôn có dấu hiệu phát triển chững lại Trong khi đó khu vựcthành thị và các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có sự phát triển vượt bậc tạo ranguồn thu lớn có thể hỗ trợ trở lại cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Để duy trì và hỗ trợ khu vực nông thôn, Chính phủ đã xây dựng môhình phát triển nông thôn toàn diện tại 112 điểm trên phạm vi toàn quốc.Chính phủ thực hiện đầu tư toàn bộ công trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hộiđồng bộ và đạt tiêu chuẩn hiện đại tại từng điểm

Tuy nhiên vì không duy trì được sự phát triển có tính bền vững của môhình thí điểm nên chương trình đã không được triển khai nhân rộng bắt nguồn

từ các nguyên nhân do công việc vất vả thu nhập thấp, còn do các dịch vụgiáo dục, y tế, văn hóa không thể tốt và thuận lợi bằng như ở khu vực đô thị.Đây là bài học Việt Nam cần tính đến trong lộ trình thực hiện sau quá trìnhxây dựng nông thôn mới của mình

1.4.2 Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc.

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sốngchủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên cải cách nông thôn là sự đột pháquan trọng trong cuộc cải cách kinh tế Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX,Trung Quốc chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những côngxưởng nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây Thay đổi

sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn.Các lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy mócnông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biệnpháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường Chínhphủ hỗ trợ nông dân xây dựng nông thôn Với mục tiêu:“ly nông bất lyhương”, Trung Quốc đồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nôngnghiệp và nông thôn

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởngtiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân Sau

15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông

Trang 27

thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nôngthôn phát triển, theo kịp so với thành thị.

Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân

áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nôngnghiệp, nông thôn Sau 15 năm, sản lượng lương thực của Trung Quốc đãtăng lên 3 lần so với những năm đầu 70 Mục tiêu phát triển nông nghiệp làsản xuất các nông sản chuyên dụng, nâng cao chất lượng, tăng cường chế biếnnông sản

Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống củacác vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựukhoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoahọc cho cán bộ thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân Saukhi chương trình được thực hiện, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người còn

5 vạn người, diện nghèo khó giảm tử 47% xuống còn 1,5%

Xây dựng nông thôn mới Trung Quốc tạo nên một hình ảnh mới đầy ấntượng về một “nông thôn Trung Quốc” đẹp tráng lệ Tuy vậy, dù với rất nhiều

cố gắng, phát triển nông thôn cấp cơ sở và nông thôn mới tại Trung Quốccũng chưa đạt được các mục tiêu đề ra hoàn toàn

Theo các đánh giá khách quan mô hình nông thôn mới của Trung Quốcchưa được coi là thành công khi hiện nay khoảng cách giữa khu vực thành thị

và nông thôn vẫn đang ngày càng rộng ra, làn song người dân rời bỏ khu vựcnông nghiệp, nông thôn diễn ra ngày càng mạnh

Vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở đại đa số các vùng nông thônTrung Quốc có sản xuất làng nghề Đây là một bài học cho Việt Nam trongquá trình xây dựng Nông thôn mới trên phạm vi cả nước

1.4.3 Mô hình Nông thôn mới ở Thái Lan.

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nôngthôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vữngnền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cườngvai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩymạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng

Trang 28

cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảiquyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệthống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sứccạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cáchkhoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyênbừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái;giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựngkết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lýcác công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảođảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng caonăng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chươngtrình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏđược triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đãtập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triểncông nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên,những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất vàtiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhậpkhẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàngnông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nướccông nghiệp phát triển Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lanphát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan

trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kếhoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mụcđích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó cócác mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê Chính phủ Thái Lan cho rằng,

Trang 29

càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lươngthực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước.Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trongchương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.

Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan

thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm.Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm vàThái Lan là bếp ăn của thế giới” Mục đích chương trình này là khuyến khíchcác nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thựcphẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Bêncạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến củaThái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, NhậtBản và EU, chấp nhận

Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu

tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sảnxuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thôngqua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh.Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diệnthương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thếcạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến Bên cạnh đó, Chính phủ TháiLan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trựctiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiêncứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa vànhỏ Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệpthuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chếbiến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện Chẳng hạn,trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp,Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạtđộng, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từnuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩmcông nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chấtlượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp

Trang 30

dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vàovùng nông thôn.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trêncho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả củanhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của ngườidân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và đóng vai trò hết sức quan trọngđối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nềntảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của xãHoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu ở địa bàn xã Hoàng Đồng, TP Lạng

Sơn

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thu thập trong 5 năm 2011 – 2015

+ Thời gian thực hiện đề tài: 02/2016 – 04/2016

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hoàng Đồng, Thành phố

Trang 31

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đề án Nông thôn

mới

2.4 Phương pháp nghiên cứu.

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu.

- Công tác điều tra ngoại nghiệp: Thu thập các số liệu, tài liệu, sự kiện,thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu về sựbiến động đất đai, hiện trạng sử dụng đất của huyện qua các năm; bản đồ hiệntrạng sử dụng đất của huyện

- Công tác điều tra nội nghiệp: Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng

và phân bố đất đai, đối chiếu với kết quả nghiên cứu đồng thời xử lý các sailệch trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao độ chính xác của các số liệuthu được

2.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.

Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, sắpxếp, lựa chọn những thông tin phù hợp với chuyên đề Sử dụng phần mềmExcel để phân tích, tổ hợp và xử lý số liệu điều tra thu thập được

Kế thừa những số liệu, tài liệu, báo cáo đã được phê duyệt, đồng thời

bổ sung các số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu

2.4.5 Phương pháp thống kê.

Sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân nhóm các số liệu điều tra

để xử lý; đánh giá hiện trạng sử dụng đất các loại, thống kê các số liệu có liên

Trang 32

quan đến tình hình biến động đất đai; thống kê toàn bộ diện tích đất đai củahuyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

2.4.6 Phương pháp minh họa bằng bản đồ.

Các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng sử dụngđất của huyện, các biểu đồ, sơ đồ đất đai

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoàng Đồng.

3.1.1 Điều kiện tự nhiên.

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Hoàng Đồng nằm ở phía Bắc thành phố Lạng Sơn, là xã có vị trí nằmtrên trục Quốc lộ 1A đoạn từ Lạng Sơn đi Đồng Đăng đến cửa khẩu quốc tếHữu Nghị, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 6km, cách thị trấnĐồng Đăng khoảng 15km về phía Tây Bắc

Địa giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thuỵ Hùng và xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc;

- Phía Nam giáp xã Quảng Lạc, phường Tam Thanh, Chi Lăng thànhphố Lạng Sơn

- Phía Đông giáp xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp xã Song Giáp, huyện Cao Lộc

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình của xã chủ yếu tập trung vào 02 loại địa hình chính:

Trang 33

+ Địa hình đồi núi: Chủ yếu là rừng và đồi núi trọc Đây là khu vựcthuận lợi cho phát triển các ngành lâm nghiệp.

+ Địa hình đồng bằng: Các dải đồng bằng chủ yếu nằm ở hai bênđường liên xã Hoàng Đồng là xã miền núi vùng sâu nên độ bằng phẳng chỉxét một cách tương đối, bậc thang tương đối nhiều Loại đất này phù hợp chovịêc sản xuất nông nghiệp như cây công nghiệp ngắn ngày, cung cấp lươngthực và thực phẩm cho nhân dân

Về hệ thống giao thông: Xã Hoàng Đồng có 400m đường Qlộ 1A, có1.4 km đường Qlộ 4B, có 3,4km ĐT.234, có 790m ĐT.235 chạy qua địa bàn

xã Có 5.8Km đường trục liên thôn, 14.67Km đường nội thôn, 17.00kmđường ngõ xóm Và 2.4 km đường trục chính nội đồng Như vậy mạng lướigiao thông trên địa bàn xã khá dày đặc kết hợp với vị trí địa lý của xã HoàngĐồng là một xã giáp với thị trấn Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, nằm trêntrục hành lang khu kinh tế cả khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, trên địa bàn xã cócác dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triểnkinh tế xã hội Tuy nhiên đây vẫn là một xã thuần nông, nền kinh tế tuy cóbước phát triển, nhưng phần lớn là sản xuất nông nghiệp nên thiếu bền vững,đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; mặt khác dân trí không đồngđều; hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nên cần chú trọng phát triển đa ngành,

đa nghề thương mại, dịch vụ, làng nghề kết hợp nông – lâm nghiệp theohướng hiệu quả, bền vững và đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho nhândân trong xã

3.1.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn.

Nhiêt độ: trung bình hàng năm là 23,40c, nhiệt độ cao nhất là 390c (vàotháng 6), nhiệt độ thấp nhất là 20c (vào tháng 12, tháng 1) Lượng mưa trungbình 1 tháng trong năm 2010 là 96,1mm

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên.

a Tài nguyên đất

Theo báo cáo Đất tỉnh Lạng Sơn của Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệpthì đất đai trong vùng được hình thành chủ yếu do quá trình phong hoá đá mẹ,

Trang 34

ngoài ra còn có một phần diện tích được hình thành do sản phẩm dốc tụ và đấtphù sa sông suối và được chia làm hai loại chính gồm:

- Đất phù sa ngòi suối (Py): Chủ yếu là đất phù sa của các con suối lớn,

được bồi tụ tại các thung lũng, các khu đất trũng Đất có tầng phù sa cổ dày,màu xám đen, hàm lượng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất nàythích hợp cho trồng cây lương thực và cây hoa màu

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Là đất Feralít đỏ vàng phát

triển trên đá biến chất (Fs), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèodinh dưỡng, phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc tương đối lớn, phù hợp chotrồng các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng Thành phần cơ giới đấtchủ yếu là thịt trung bình, độ dày tầng đất có các mức < 50 cm; 50 - 120 cm

và >120 cm Vùng đồi núi có độ dốc > 250 cần được bảo vệ rừng và trồngrừng là chính

- Đất nâu đỏ tren đá macma trung tính (FQK): Đất được hình thành

trên các loại đá mẹ nghèo kiềm, trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khoáng sét bịbiến đổi đáng kể, quá trình rửa trôi sét và cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, tạocho đất có tầng tích tụ, có dung lượng trao đổi cation thấp, độ phì trung bìnhphù hợp với mô hình nông lâm kết hợp

+ Đất vàng nhạt trên đất macma: Có thành phần cơ giới trung bình

nặng, phản ứng chua, dung tích hấp thu CEC thấp Hàm lượng mùn và đạmtổng số tầng mặt trung bình Loại đất này thích hợp với lúa và các loại câyngắn ngày

- Đất trồng lúa (L): Gồm hai đơn vị phụ là đất Feralit biến đổi do trồng

lúa và đất thung lũng, loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt pha đến thịttrung bình, phản ứng chua, hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình Loại đấtnày hầu hết diện tích đã được sử dụng trong nông nghiệp Ở những nơi caotrồng các loại cây trồng cạn ngắn ngày, ở những nơi thấp trồng 02 vụ lúa chonăng suất trung bình khá

b Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn chính phục vụ sản xuất nông nghiệp lấy từ cáccon suối và hồ chứa nước: Nà Tâm, Lục Khoang, Bó Diêm

Trang 35

c Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2015, diện tích đất lâm nghiệp của xã là1374,26 ha, chiếm 54,94% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ là rừng sản xuất.Trữ lượng rừng tăng nhanh trong những năm gần đây góp phần bảo vệ môitrường sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất,

lũ lụt Tuy nhiên các loại động vật rừng còn rất ít

d Tài nguyên nhân văn

Tính đến 31/12/2015, dân số xã Hoàng Đồng có 11.067 nhân khẩu với2.746 hộ, gồm 3 dân tộc chính: Nùng chiếm 23,62%; Tày 57,38%; Kinh 19%.Mật độ dân số bình quân 452 người/km2; có truyền thống văn hoá, truyềnthống yêu nước và cách mạng Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kếtyêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn

để vững bước đi lên, luôn hoà đồng, gắn bó, đoàn kết cùng nhau phát triểnkinh tế, ổn định cuộc sống, bài trừ các hủ tục lạc hậu để đời sống tinh thầncủa nhân dân ngày càng phong phú Nhân dân đều tin tưởng vào chủ trương,đường lối lãnh đạo của Đảng, quyết tâm học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoahọc mới trong sản xuất và quản lý xã hội Đội ngũ cán bộ có trình độ, năngđộng nhiệt tình, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế - xã hội Đó

là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh

tế xã hội; là thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong

xã vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựngquê hương giàu đẹp, văn minh

e Cảnh quan môi trường

Môi trường của xã khá trong lành, chưa bị tác động bởi quá trình pháttriển công nghiệp Tuy nhiên, hầu hết rác thải đều do tự mỗi gia đình xử lý,chưa có quy hoạch nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của nhândân Mức độ ô nhiễm gây mất cảnh quan phần lớn do ý thức của người dântrong việc đảm bảo vệ sinh môi trường như chất thải sinh hoạt chưa đượcquản lý chặt chẽ, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trongnông nghiệp không đúng quy trình, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm đãgây nên ô nhiễm môi trường nước và không khí

Trang 36

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vềphát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, nền kinh tế xã Hoàng Đồng đã có bước phát triển khá Đời sống nhândân càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tănggiá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàndiện

a Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng Ngành nông nghiệp cótốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2 - 3%, giá trị sản xuất nông nghiệp –thủy sản đạt 20,5 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực: nôngnghiệp 12,20%, tiểu thủ công nghiệp 32,33%, thương mại dịch vụ 55,47%

12.19%

32.30%

55.51%

nông nghiệp công nghiệp - xây dựng thương mại - dịch vụ

Hình 3.1 Cơ cấu các ngành kinh tế xã Hoàng Đồng năm 2014

b Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng sản lượng lương thực đến năm 2014 là 1.019 tấn, năng suất lúa bìnhquân cả năm 65,65 tạ/ha Giá trị sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản theo giá hiệnhành năm 2014 đạt 19,3 tỷ đồng, chiếm 13,59% tổng giá trị sản xuất

Trang 37

Tổng đàn gia súc: tổng đàn bò năm 2014 là 264 con Tổng đàn lợn năm

2014 là 1.350 con Tổng đàn gia cầm năm 2014 là 19.600 con Tổng giá trị chănnuôi 3.700 triệu đồng

Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 27,22ha, sảnlượng 23 tấn/năm Tổng giá trị nuôi trồng thủy sản: 1.500 triệu đồng

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

- Thương mại dịch vụ

Số hộ làm dịch vụ, buôn bán thương mại: 799 hộ Tổng giá trị thu về từdịch vụ năm 2014 khoảng 78.200 triệu đồng chiếm 55,07% cơ cấu kinh tế Hoạtđộng thương mại dịch vụ trong những năm qua đã đóng góp tích cực thúc đẩynền sản xuất hàng hóa của xã, đã chú ý xây dựng thị trường nông thôn, mở rộngliên doanh

3.1.2.2 Dân số và lao động.

Dân số toàn xã là 11.067 nhân khẩu với 2.746 hộ, gồm 3 dân tộc chính:Nùng chiếm 23,62%; Tày 57,38%; Kinh 19% Mật độ dân số bình quân 452người/km2

Xã Hoàng Đồng có lực lượng lao động khá dồi dào với 5.989 người,chiếm 57,39% dân số toàn xã Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vựcnông, lâm, nghiệp chiếm 55,49% lực lượng lao động của xã; còn lại 44,51%

là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, côngchức viên chức nhà nước Hiện tại có 27,78% lao động đã qua đào tạongắn hạn phục vụ nhu cầu làm việc của các doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Do đó để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch - phát triển

Trang 38

của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,tay nghề cho các đối tượng này.

3.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong những năm qua được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước, hệthống cơ sở hạ tầng của xã Hoàng Đồng có sự chuyển biến đáng kể so với trước,phần nào đáp ứng nhu cầu của người dân

- Giao thông:

Mạng lưới giao thông đường bộ của xã được đầu tư xây dựng khá đồng

bộ phân bố hợp lý với mật độ 4,59 km/km2 được kết nối với các tuyến giaothông đối ngoại của xã thuận lợi cho lưu thông hàng hóa trên địa bàn

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền vàcác ban ngành hữu quan khác, hệ thống giao thông của xã một phần đã được cảitạo nâng cấp, cứng hóa, tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển của hàng hóa của người dân Tuynhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của sản xuất, của xã hộitrong những năm tới một cách tốt nhất thì các cấp chính quyền cũng phải quantâm chú trọng đến việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường chínhtrong xã và làm tốt công tác giao thông nội đồng Toàn xã hiện có 3,35 kmđường liên xã, 16,4 km đường liên thôn, 3,1 km đường nội đồng, có diện tích19,67 ha, chiếm 7% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã

Nhìn chung hệ thống giao thông của xã khá phát tiển đáp ứng tốt yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt nhưng chưa đáp ứng đượcyêu cầu đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn và thực hiện Nghị quyết trung ương IV xây dựngnông thôn mới

- Hệ thống thuỷ lợi:

Trong những năm trở lại đây hệ thống thủy lợi của xã Hoàng Đồng đãđược chú trọng đầu tư Hiện nay số kênh mương hiện có 25 tuyến, dài 14,5 kmđảm bảo tưới tiêu cho 115 ha

Trang 39

vệ sinh, nơi thu gom rác và xử lý chất thải theo quy định Vị trí của trạm y tếđảm bảo giao thông thuận tiện.

- Giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã trong mấy năm gần đây đã có nhữngchuyển biến rất đáng khích lệ, chất lượng giảng dạy không ngừng được nângcao, số học sinh đến trường tăng cả về số lượng và chất lượng Toàn xã có 1trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được xây dựngkhang trang đạt chuẩn quốc gia về diện tích, thiết bị dành cho dạy và học đượcđầu tư thường xuyên, công tác xã hội giáo dục đạt được nhiều thành tựu quantrọng về nhiều mặt Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường luôn ở mức cao

so với bình quân chung của huyện Đã huy động được toàn xã hội tham gia pháttriển giáo dục thông qua các phong trào dân đưa trẻ đến trường, như xây dựngcác quỹ khuyến học, khuyến tài của xã, của các dòng họ…

Chất lượng dạy và học đang từng bước được nâng lên Hằng năm đã cónhiều giáo viên, nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, tỷ lệ học sinh vào cấp 3ngày càng nhiều, số học sinh vào đại học, cao đẳng cao hơn năm trước

- Văn hoá, thể thao:

Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyềnđược đẩy mạnh bằng nhiều hình thức tạo không khí vui tươi phấn khởi trongnhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh của người dân trongxã

3.1.2.4 Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán.

Trang 40

Xã Hoàng Đồng gồm 3 dân tộc chính: Nùng chiếm 23,62%; Tày57,38%; Kinh 19%.

 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

- Trong những năm qua xã Hoàng Đồng đã có những nỗ lực phấn đấuvươn lên trong quá trình phát triển kinh tế Nền kinh tế từng bước thích ứng với

cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá Chuyển dịch cơ cấukinh tế phát triển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủcông nghiệp, thương mại dịch vụ

- Nông nghiệp bước đầu đã phát triển đa dạng, bền vững, sản xuất hànghóa Năng suất cây trồng tăng, nhất là các giống lúa mới đã được đưa vào trên địabàn sản xuất có hiệu quả Tiềm năng vùng gò đồi đã được chú trọng khai thác,

mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng pháttriển gắn với quá trình phân công lao động nông nghiệp, nông thôn Các phươngtiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh góp phầncông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

- Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thủylợi từng bước được đầu tư phát triển đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe củanhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt

Đánh giá chung về ĐKTN- KTXH của xã Hoàng Đồng

Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư của các cấp

ủy Đảng, chính quyền huyện, xã cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi,kinh tế tăng trưởng bình quân trên 13.5%/năm Trong đó sản xuất nông nghiệptăng trưởng từ 2-3% Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 12,20% trong

cơ cấu kinh tế chung của xã Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cựctheo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xâydựng và dịch vụ thương mại, giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp Hạ tầngkinh tế, văn hóa, xã hội, thủy lợi sau nhiều năm được đầu tư đã cơ bản đáp ứngyêu cầu phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh và việc thu gom rác thải có nhiềutiến bộ

Ngày đăng: 22/04/2016, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w