1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tàng trong đời sống đô thị

169 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 6,58 MB

Nội dung

Khóa luận Bảo tàng trong đời sống đô thị TPHCM Bảo tàng là một phần không thể thiếu trong không gian đô thị. Các bảo tàng không chỉ là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế của các thành phố. Số lượng bảo tàng tại mỗi quốc gia đã phần nào thể hiện được thành tựu văn hóa và tầm quan trọng của nó trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống đô thị.

MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan nghiên cứu 2 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 3 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 10 2.3. Tiểu kết 16 3. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận 18 3.1. Ý nghĩa thực tiễn 18 3.2. Ý nghĩa lý luận 18 4. Mục tiêu nghiên cứu 19 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 19 5.1. Đối tượng nghiên cứu 19 5.2. Khách thể nghiên cứu 19 6. Phương pháp nghiên cứu 20 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 20 6.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 21 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 21 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 21 7. Kết cấu đề tài 22 PHẦN II. NỘI DUNG 24 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 24 1.1. Dẫn nhập 24 1.2. Cơ sở lý luận về bảo tàng 24 1.2.1.Khái niệm 24 1.2.1.1. Bảo tàng 24 1.2.1.2. Đời sống đô thị 27 1.2.1.3. Đời sống xã hội 28 1.2.1.4. Tổ chức không gian đô thị 29 1.2.2. Lý luận về bảo tàng và bảo tàng trong đời sống đô thị 32 1.2.2.1. Lý luận về bảo tàng 32 a) Đặc trưng cơ bản của bảo tàng 32 b) Thiết kế tổ chức không gian bên trong tòa nhà và khuôn viên gắn liền với công trình bảo tàng 34 1.2.2.2. Lý luận về bảo tàng trong đời sống đô thị 35 a) Mối quan hệ giữa bảo tàng và tổ chức không gian đô thị 35 b) Mối quan hệ giữa bảo tàng và đời sống xã hội trong đô thị 47 1.2.3.Tiểu kết 59 Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61 2.1. Dẫn nhập 61 2.2. Điều kiện đặc thù của đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 61 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 61 2.2.2. Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng 62 2.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội 63 2.3. Khái quát về bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 64 2.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 64 2.3.2. Vị trí và số lượng các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 69 2.3.3. Loại hình trưng bày của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 71 2.3.4. Quy mô của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 74 2.3.5. Công trình bảo tàng các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 75 2.3.6. Mức độ thu hút của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 77 2.3.7.Tiểu kết 78 2.4. Bảo tàng trong đời sống đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh 78 2.4.1. Bảo tàng trong tổ chức không gian đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh 78 2.4.1.1. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 79 2.4.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) 83 2.4.1.3. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 86 2.4.1.4. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 91 2.4.1.5. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 95 2.4.1.6. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 99 2.4.1.7. Bảo tàng Tôn Đức Thắng 102 2.4.1.8. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh 105 2.4.1.9. Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh 109 2.4.1.10. Bảo tàng Không quân phía Nam 110 2.4.1.11. Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Miền Đông Nam Bộ 113 2.4.1.12. Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO 115 2.4.1.13. Tiểu kết 118 2.4.2. Bảo tàng trong đời sống xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 124 2.4.2.1. Đánh giá chung về chức năng và độ hấp dẫn của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 125 2.4.2.2. Chức năng của bảo tàng trong đời sống xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 127 a) Chức năng lưu giữ, bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa 127 b) Chức năng nghiên cứu, cung cấp thông tin – kiến thức 129 c) Chức năng phản biện xã hội 131 d) Chức năng thưởng lãm và gắn kết cộng đồng 133 e) Chức năng giáo dục và hoàn thiện con người 134 f) Chức năng phát triển kinh tế – du lịch 136 2.4.3. Tiểu kết 138 2.5. Giải pháp kiện toàn hệ thống bảo tàng trong đời sống đô thị TP.HCM 140 2.5.1. Kinh nghiệm từ các bảo tàng trên thế giới 140 2.5.2. Định hướng phát triển bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 146 2.5.2.1. Tổ chức không gian bảo tàng trong đô thị 147 2.5.2.2. Sự gắn kết của bảo tàng với đời sống xã hội trong đô thị 150 PHẦN III. KẾT LUẬN 152 3.1. Kết luận 152 3.2. Kiến nghị 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Hình ảnh các bảo tàng tại TP.HCM 67 Bảng 2. Loại hình và vị trí của bảo tàng tại TP.HCM 69 Bảng 3. Bảo tàng và tỷ lệ dân số/bảo tàng ở các thành phố trên thế giới 70 Bảng 4. Thống kê bảo tàng theo loại hình trưng bày 71 Bảng 5. Thống kê tổng diện tích khu đất và diện tích trưng bày của các bảo tàng 74 Bảng 6. Thống kế loại hình công trình được sử dụng để dùng làm bảo tàng 75 Biểu đồ 1. Đánh giá của người dân về những điểm hấp dẫn của bảo tàng 73 Biểu đồ 2. Số người đã tham quan các bảo tàng tại TP.HCM 78 Biểu đồ 3. Đánh giá của người dân về những điểm chưa được hấp dẫn của bảo tàng 119 Biểu đồ 4. Đánh giá của người dân về mức độ nổi bật của bảo tàng TP.HCM 121 Biểu đồ 5. Mức độ cần thiết của các yếu tố của không gian bên trong bảo tàng 123 Biểu đồ 6. Đánh giá của người dân về đóng góp của bảo tàng cho tổ chức không gian đô thị 124 Biểu đồ 7. Lợi ích mà bảo tàng đem lại cho người dân 126 Biểu đồ 8. Đánh giá mức độ hấp dẫn của bảo tàng 126 Biểu đồ 9. Đánh giá những đóng góp của bảo tàng đối với đời sống xã hội đô thị 129 Biểu đồ 10. Mức độ hấp dẫn của các loại hình trưng bày tại bảo tàng 130 Biểu đồ 11. Ấn tượng của người dân về bảo tàng 131 Biểu đồ 12. Mức độ cần thiết của chức năng phản biện xã hội 132 Biểu đồ 13. Đối tượng được chọn để cùng đi bảo tàng 134 Biểu đồ 14. Lí do vì sao người dân không đi đến bảo tàng 136 Biểu đồ 15. Đánh giá về những đóng góp của bảo tàng trong việc phát triển kinh tế - du lịch của đô thị 138 Biểu đồ 16. Các giải pháp cải thiện hệ thống bảo tàng tại TP.HCM 139 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Bảo tàng MOCA bị các công trình xung quanh che lấp và cản trở giao thông 37 Hình 1. 2. Bảo tàng Acropolis, Athens, Hy Lạp nằm giữa hai di tích đền Panthenon và điện thờ thần Zeus 39 Hình 1. 3. Mặt đứng của bảo tàng MACBA 42 Hình 1. 4. Không gian sảnh dốc của bảo tàng MACBA 42 Hình 1. 5. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao lúc hoàng hôn 43 Hình 1. 6. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao vào ban ngày 43 Hình 1. 7. Lối đi cho người khuyết tật và khu thay tã cho em bé được bố trí đều cho các khu vực trưng bày của bảo tàng Lourve, Paris 44 Hình 1. 8. Nhà hàng có kiến trúc được kết hợp hài hòa với bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (The Natural History Museum), London. 45 Hình 1. 9. Triển lãm tác phẩm sắp đặt "Balloons Dog” của Jeff Koons trên sân thượng Bảo tàng Metroplitan, New York. 46 Hình 1. 10. Phòng tương tác của trẻ em tại Khu triển lãm Thành phố Singapore 51 Hình 1. 11. Tác phẩm sắp đặt “Thiên Thư” (1987-1989) của Từ Băng tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Bắc Kinh 53 Hình 1. 12. Sắp đặt hiện vật tại trưng bày “Gánh hàng rong”, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. 54 Hình 2. 1. Không gian trưng bày đơn điệu của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh 76 Hình 2. 3. Sảnh giữa thông với giếng trời tạo thành không gian nghỉ ngơi, trò chuyện 79 Hình 2. 2. Không gian trưng bày tại tầng trệt 79 Hình 2. 4. Không gian trưng bày chủ đề chất độc màu da cam 80 Hình 2. 5. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 81 Hình 2. 7. Mặt đứng của bảo tàng trên đường Lê Quý Đôn 82 Hình 2. 6. Mặt đứng của bảo tàng trên đường Võ Văn Tần 82 Hình 2. 8. Không ảnh và vị trí bảo tàng 84 Hình 2. 9. Khuôn viên bảo tàng hướng ra sông Sài Gòn 85 Hình 2. 10. Thiết kế cảnh quan bên trong khuôn viên bảo tàng 86 Hình 2. 11. Shop quà lưu niệm ở sân trong và khu mua rối nước 87 Hình 2. 12. Không ảnh và vị trí bảo tàng 88 Hình 2. 13. Khuôn viên giữa hai khối nhà bảo tàng 90 Hình 2. 15. Không gian trưng bày ngoài trời 90 Hình 2. 14. Mặt trước của bảo tàng bị che khuất 90 Hình 2. 16. Thư viện và phòng chiếu phim còn dang dở 92 Hình 2. 17. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 93 Hình 2. 18. Bên trong lẫn bên ngoài bảo tàng đều được tận dụng để giữ xe 95 Hình 2. 20. Phòng trưng bày tầng 2 96 Hình 2. 19. Khu lưu niệm ngay trên sảnh tham quan 96 Hình 2. 21. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 97 Hình 2. 22. Cảnh quan xung quanh bảo tàng 97 Hình 2. 23. Không gian trưng bày ngoài trời của bảo tàng 98 Hình 2. 24. Nhà trưng bày chuyên đề không bật đèn 99 Hình 2. 25. Phòng họp ở tầng trệt được tận dụng cho thuê làm tiệc cưới 100 Hình 2. 26. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 101 Hình 2. 27. Khu vực sân bị trưng dụng làm nơi đậu xe 102 Hình 2. 28. Khuôn viên và tượng đại “Mẹ Tổ quốc” phía trước bảo tàng 102 Hình 2. 29. Không gian trưng bày bên trong đa dạng về hình thức và xử lý không gian trưng bày 103 Hình 2. 30. Không ảnh và vị trí bảo tàng 104 Hình 2. 31. Khu vực trung tâm của khuôn viên và Zest Bistro nằm ở một góc khuôn viên 105 Hình 2. 32. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 107 Hình 2. 33. Không gian xung quanh bảo tàng 107 Hình 2. 34. Mặt trước bảo tàng bị bảng tên nhà hàng Hoàng Long chiếm dụng 108 Hình 2. 35. Phù điêu trang trí chưa được đẹp 108 Hình 2. 37. Khu vực sân bị tận dụng làm nơi giữ xe 109 Hình 2. 36. Khu vực sân bị tận dụng làm nơi giữ xe 109 Hình 2. 38. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 110 Hình 2. 39. Tổ chức không gian bên trong và bên ngoài bảo tàng không đạt yêu cầu 110 Hình 2. 40. Không gian trưng bày bên trong đơn điệu 111 Hình 2. 41. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 111 Hình 2. 42. Hiện vật trưng bày không được bảo quản tốt, bị chiếm dụng 112 Hình 2. 43. Sân được tận dụng làm bãi giữ xe 112 Hình 2. 44. Tầm nhìn từ bên trong bị che chắn bởi biển quảng cáo của nhà dân xung quanh 112 Hình 2. 45. Không gian bên trong không được chiếu sáng tốt 113 Hình 2. 46. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 114 Hình 2. 47. Không gian trưng bày ngoài trời bị các công trình xung quanh chiếm mất phông nền 114 Hình 2. 48. Tận dụng những không gian trống phía trên cầu thang và ngoài sân thượng để trưng bày về thuốc và cây thuốc 115 Hình 2. 49. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 116 Hình 2. 50. Không gian đậm nét kiến trúc truyền thống 117 Hình 2. 51. Tận dụng không gian để giới thiệu các loại thuốc và sản phẩm của công ty 118 Hình 2. 52. Không ảnh bảo tàng Guggenheim Bilbao, Tây Ban Nha 141 Hình 2. 53. Bảo tàng nhìn từ phía bờ sông 141 Hình 2. 54. Bảo tàng nhìn từ phía cầu với sắp đặt “Puppy” của Jeff Koons làm điểm nhấn 141 Hình 2. 55. Tận dụng sắp đặt “The Matter of Time” của Richard Serra để tạo không gian bên trong thu hút, mới lạ 142 Hình 2. 56. Bảo tàng được trang tí bằng hệ thống chiếu sáng 143 Hình 2. 57. Không ảnh của bảo tàng 143 Hình 2. 58. Mặt trước của bảo tàng hài hòa với đường phố 143 Hình 2. 59. Sắp đặt “Walter” của Dawn Ng ở mặt trước bảo tàng 144 Hình 2. 60. Hành lang tham quan kết hợp giữa kiến trúc xưa và chiếu sáng hiện đại để trang trí vào buổi tối 144 Hình 2. 61. Khu vực sân trường được cải tạo thành khu nghỉ chân 144 Hình 2. 62. Cảnh quan xung quanh bảo tàng SJMA 146 Hình 2. 63. Bảo tàng SJMA, đẹp nhưng đơn điệu 146 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tàng là một phần không thể thiếu trong không gian đô thị. Các bảo tàng không chỉ là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế của các thành phố. Số lượng bảo tàng tại mỗi quốc gia đã phần nào thể hiện được thành tựu văn hóa và tầm quan trọng của nó trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống đô thị. Tại các nước phát triển, có trình độ cao về khảo cổ học, dân tộc học và quy hoạch đô thị, số lượng, chất lượng và độ nổi tiếng của các bảo tàng luôn nhiều hơn các nước phát đang phát triển. Ngày nay, vai trò của bảo tàng không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin, nghiên cứu lịch sử, bảo tồn và giáo dục mà còn mở rộng hơn ở phương diện kinh tế. Chúng tạo điều kiện cho việc quảng bá đô thị như một trung tâm văn hóa đối với thị trường trong nước và quốc tế, thu hút khách tham quan và nhà đầu tư. Thông qua đó, vai trò các bảo tàng trong đô thị thế kỷ 21 đã trở nên đa dạng và rõ nét hơn theo nghĩa bảo tàng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch, có tầm quan trọng không kém các ngành công nghiệp sáng tạo khác. Từ lâu vai trò của bảo tàng trong công tác quy hoạch đô thị đã được chú trọng. Chẳng hạn, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại của Istanbul, ra đời năm 2004, là yếu tố cốt lõi trong một dự án cải tạo đô thị lớn nhằm nâng cấp và tái sử dụng các cảng cũ (Polo, 2013). Mạng lưới Triển lãm Bảo tàng Khoa học của bốn bảo tàng khác nhau tại Florence đã đạt được mục tiêu làm mới và quảng bá hình ảnh của Florence như một trung tâm nghiên cứu khoa học của Châu Âu thế kỷ 19, đã giúp các bảo tàng tham gia trở nên năng động hơn trong việc tổ chức không gian kiến trúc không chỉ bên trong mà cả bên ngoài bảo tàng, tạo ra sự tương tác, đồng bộ, và liên kết chặt chẽ giữa 4 khu vực trên một Florence rộng lớn, đồng thời tạo điều kiện để chính quyền phát triển hệ thống giao thông du lịch theo dạng tuyến – điểm (Lazaretti và Capone, 2013). Bảo tàng Guggenheim Bilbao (Guggenheim Museum Bilbao) tại Bilbao, Tây Ban Nha đã rất thành công trong việc thu hút khách du lịch, tạo một hình ảnh mới và đem lại nhiều thay đổi tích cực cho thành phố, được nhà xuất bản mỹ thuật nổi tiếng Phaidon đưa vào danh sách “Những công trình đã thay đổi cả thế giới” 1 . Chỉ riêng trong vòng ba năm sau khi mở cửa, GMB đã thu 1 Phaidon. <http://uk.phaidon.com/agenda/architecture/articles/2012/november/23/buildings-that- changed-the-world-the-guggenheim-museum-bilbao/>, [12/03/2014]. 2 hút được 4 triệu khách du lịch, tạo ra lợi nhuận ở mức 500 triệu Euro. GMB đã trở thành động lực phát triển to lớn cho các hoạt động kinh tế và đầu tư tại Bilbao, giúp thành phố trở thành một cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch thế giới. Xem xét vấn đề ở phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), không tính đến các di tích, có tất cả 11 bảo tàng chịu sự quản lý của Chính quyền thành phố, Bộ Quốc Phòng và ngành địa chất cùng với 2 bảo tàng tư nhân. Như nhà phê bình Nguyễn Bỉnh Quân nhận xét, các bảo tàng hiện nay “quá thấp về đẳng cấp, tiêu điều về nghiên cứu giáo dục và uể oải về hoạt động. Lẽ ra phải là các lâu đài văn hóa ở trung tâm thì bảo tàng ở Việt Nam còn là một thứ xa xỉ - xập xệ nằm ngoài rìa đời sống xã hội” (Thái An, 2013, tr.92). Hầu hết các bảo tàng được xây dựng với các loại hình kiến trúc mang nhiều nét tương đồng, hoặc tận dụng lại những biệt thự có kiến trúc Việt Nam thời Pháp thuộc, nên còn thiếu nét đặc trưng của từng bảo tàng. Ngoài ra, việc tổ chức không gian trong và ngoài bảo tàng chưa hiệu quả, làm giảm sức hấp dẫn của nó đối với khách tham quan. Vì thế, việc xem xét bảo tàng như một phần của đô thị là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp gắn kết các bảo tàng hiện nay vào đời sống đô thị. Sự gắn kết này sẽ giúp hướng đến việc làm đẹp không gian thành phố và tăng độ hấp dẫn của bảo tàng cơ học. Quan trọng hơn, nó góp phần xây dựng bản sắc bản sắc đô thị, nâng cao cơ hội tiếp cận của người dân đến các hoạt động của bảo tàng, qua đó tăng cường khả năng cảm thụ nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu vui chơi – giải trí, và nâng cao trình độ dân trí trong đông đảo bộ phận dân cư. Ngoài ra, giá trị kinh tế thông qua phát triển du lịch là một lợi ích không thể chối bỏ khi nói đến sự có mặt của bảo tàng ở các thành phố. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Bảo tàng trong đời sống đô thị (Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh)” tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng và mối quan hệ của bảo tàng đối với tổ chức không gian và đời sống người dân trong đô thị. Trên cơ sở đó, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao giá trị thực tiễn của bảo tàng, phát huy vai trò và chức năng của chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), một trong hai đô thị trung tâm của cả nước. 2. Tổng quan nghiên cứu Qua quá trình tổng quan tài liệu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng bảo tàng là một chủ đề nghiên cứu không mới. Tuy nhiên, do lịch sử hình thành, phát triển của bảo 3 tàng cũng như điều kiện nghiên cứu ở nước ta có nhiều điểm khác biệt, các tài liệu trong nước có xu hướng đề cập chung chung đến chủ đề bảo tàng chứ chưa đi sâu vào hệ thống bảo tàng ở một địa phương nào đó. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu tuy không thiếu nhưng lại tập trung vào công tác chuyên môn của bảo tàng nhiều hơn là xem xét đối tượng này trong mối quan hệ liên ngành. Thực tế này làm cho số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thật sự phù hợp với mục tiêu của khóa luận rất hạn chế. Những tài liệu như sách, báo và bài viết khoa học dù hữu ích cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin nền tảng, chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề mà tác giả khóa luận mong muốn. Các bài viết này chủ yếu là những đánh giá chung của các tác giả dựa trên kinh nghiệm bản thân và thu thập dữ liệu thứ cấp từ tài liệu tham khảo, không căn cứ vào một nghiên cứu cụ thể do chính tác giả tiến hành nên tính khách quan, khoa học chưa cao. Ngược lại với nguồn tài liệu trong nước, các tài liệu trên thế giới lại có xu hướng đi sâu nghiên cứu về bảo tàng trong bối cảnh đô thị. Bảo tàng còn được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, kinh tế, chính trị, quy hoạch – kiến trúc và cả môi trường – sinh thái. Nhờ đó, tác giả khóa luận không chỉ có những kiến thức sâu hơn về bảo tàng trong lĩnh vực này mà còn hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng. Đây là những tài liệu giúp bổ sung thông tin và hoàn thiện thêm cách thức tiếp cận trong khóa luận, trước tình hình những đề tài trong nước, với những giới hạn về nội dung như đã trình bày, không giúp được nhiều cho tác giả trong quá trình tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp. Tuy nhiên, những khác biệt về bối cảnh kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các đô thị trên thế giới đòi hỏi tác giả phải chọn lọc thông tin khi tiếp cận những nguồn tài liệu này. Phần dưới đây trình bày cụ thể các tài liệu nghiên cứu về bảo tàng trong và ngoài nước mà tác giả đã tổng hợp được. 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, bảo tàng từ lâu đã được xem như một yếu tố quan trọng đối với việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, các sách, báo, đề tài nghiên cứu, và tài liệu hội thảo mà tác giả tiếp cận được đều thống nhất về tầm quan trọng của bảo tàng. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu vào cách thức thu hút người xem, hình thức trưng bày v.v…, chưa làm rõ được mối liên hệ của bảo tàng với không gian đô thị cũng như sự liên kết giữa các bảo tàng với nhau. Tương tự, yếu tố văn hóa được khai thác nhiều hơn cả, tuy nhiên chỉ hướng đến chức năng duy trì, gìn giữ [...]... năng của bảo tàng trong đời sống đô thị 5.2 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của khóa luận là các bảo tàng trong khu vực nội thành TP.HCM, gồm 11 bảo tàng chịu sự quản lý của Nhà nước và 1 bảo tàng tư nhân (trong số 2 bảo tàng tư nhân hiện có tại thành phố) Bảo tàng nhà nước bao gồm: (i) Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh; 19 (ii) Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh; (iii) Bảo tàng Hồ Chí... hiểu sâu về bảo tàng ở TP.HCM Cơ sở lý luận về bảo tàng, do vậy, được chia thành các phần: các khái niệm chính và lý luận cơ bản về bảo tàng và bảo tàng trong đời sống đô thị Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ trình bày những kiến thức gần với đề tài nghiên cứu tiếp cận từ lĩnh vực đô thị học, không giải thích sâu về bảo tàng theo hướng văn hóa học và bảo tàng học 1.2 Cơ sở lý luận về bảo tàng 1.2.1... người, hay còn gọi là đời sống xã hội, phải được xem xét trong tổ chức không gian của đô thị Đời sống đô thị chịu ảnh hưởng và mang đặc trưng của đô thị, yêu cầu việc hoạch định, tổ chức không gian theo những ý đồ nhất định nhằm phục vụ cho đời sống con người Bảo tàng ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người nảy sinh trong môi trường đô thị Vì thế, khóa luận sẽ xem xét bảo tàng trong mối tương quan... Chí Minh (chi nhánh TP.HCM); (iv) Bảo tàng Tôn Đức Thắng; (v) Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ chí Minh; (vi) Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; (vii) Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh; (viii) Bảo tàng Không quân phía Nam; (ix) Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Miền Đông Nam Bộ; (x) Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; (xi) Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; và 1 bảo tàng tư nhân: (xii) Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO... thống về bảo tàng tại TP.HCM hiện nay và mối quan hệ của nó với đời sống đô thị, khóa luận hướng đến việc mở rộng chủ đề nghiên cứu về bảo tàng và góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho những nghiên cứu liên quan trong tương lai Khóa luận có thể là tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên Khoa Đô thị học và những ai muốn tìm hiểu về bảo tàng trong đời sống đô thị Cũng như nhiều yếu tố khác, bảo tàng có... như lý luận về bảo tàng và bảo tàng trong đời sống đô thị Đây là cơ sở để tác giả thiết kế nghiên cứu và đạt được kết quả nghiên cứu trình bày trong chương tiếp theo Chương 2: Kết quả nghiên cứu Chương này khái quát về bảo tàng, mối liên hệ của bảo tàng với tổ chức không gian và đời sống xã hội, và giải pháp kiện toàn hệ thống bảo tàng tại TP.HCM có tham khảo kinh nghiệm phát triển bảo tàng trên thế... về bảo tàng tại TP.HCM để thấy được thực trạng của bảo tàng hiện nay, cụ thể về: lịch sử hình thành của các bảo tàng; vị trí, số lượng, quy mô, và loại hình trưng bày của các bảo tàng; đặc điểm của các công trình bảo tàng; và mức độ thu hút của bảo tàng đối với người dân TP.HCM 4.2 Làm rõ mối liên hệ của bảo tàng đối với đời sống đô thị TP.HCM, cụ thể ở hai phương diện tổ chức không gian và đời sống. .. thống bảo tàng Việt Nam hiện nay mà việc giải quyết nó là điều kiện tiên quyết giúp tăng cường vai trò của bảo tàng trong đô thị Chức năng của bảo tàng trong xã hội đô thị Là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển xã hội, bảo tàng có nhiều vai trò quan trọng Kỉ yếu Hội thảo khoa học – thực tiễn “Hoạt động bảo tàng trong sự nghiệp đổi mới đất nước” (2004) do Cục di sản Văn hóa, Bảo tàng Lịch... thức cơ sở về bảo tàng như khái niệm, lịch sử hình thành của hệ thống bảo tàng tại Trung Quốc và trên thế giới Tuy chỉ phục vụ cho công tác bảo tàng trong nước, tài liệu đã dành ra một chương đề cập đến tình hình bảo tàng trên thế giới hiện nay, xu hướng phát triển của các bảo tàng trong mối liên hệ với tình hình bảo tàng ở Trung Quốc Tuy không đề cập nhiều đến bảo tàng trong môi trường đô thị, tài liệu... thông bảo tàng , Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam , [10/05/2014] 28 cao đời sống tinh thần của mình Đây là những chức năng mà bảo tàng cần đáp ứng nhằm nâng cao chất lượng đời sống xã hội, do vậy hiểu được những chức năng này của bảo tàng sẽ thấy được mối quan hệ giữa bảo tàng với đời sống xã hội, với con người trong đô thị . lưới Triển lãm Bảo tàng Khoa học của bốn bảo tàng khác nhau tại Florence đã đạt được mục tiêu làm mới và quảng bá hình ảnh của Florence như một trung tâm nghiên cứu khoa học của Châu Âu thế. tế này làm cho số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thật sự phù hợp với mục tiêu của khóa luận rất hạn chế. Những tài liệu như sách, báo và bài viết khoa học dù hữu ích cũng chỉ dừng lại ở mức. tham khảo, không căn cứ vào một nghiên cứu cụ thể do chính tác giả tiến hành nên tính khách quan, khoa học chưa cao. Ngược lại với nguồn tài liệu trong nước, các tài liệu trên thế giới lại có xu

Ngày đăng: 19/08/2015, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w