Chức năng thưởng lãm và gắn kết cộng đồng

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 140)

Theo TS. Phan Anh Tú, “bảo tàng giúp ích rất nhiều cho cư dân đô thị, tham quan thưởng lãm và cũng là một hình thức giúp xả “stress” đối với những người làm việc

trong môi trường đô thị hiện nay” (PVS 2, 2). Hoàng Anh Tuấn (2009, tr.30) cũng cho

rằng “hoạt động của bảo tàng còn phải đem lại cho công chúng sự thoải mái như là một

phương thức giải trí”. Chính vì vậy, các bảo tàng phải tạo điều kiện để cho người dân

luôn có được sự thoải mái, thích thú khi tham quan bảo tàng. Trong khi đó, các không gian trưng bày của bảo tàng tại TP.HCM hiện nay còn quá đơn điệu, các điểm dừng chân, các không gian công cộng khuyến khích các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi còn hạn chế. Trừ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nằm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên nên thường được người dân đến tham quan “kèm theo” mục đích tham quan chính, các bảo tàng khác tại thành phố đều không có những khoảng không gian kết nối với khu vực xung quanh để thu hút người dân. Các bảo tàng hiện nay đều mở cửa theo giờ hành chính và nghỉ trưa từ 11giờ, 11 giờ 30 đến 1 giờ 30 tùy từng bảo tàng, nhưng lại không có các không gian dành cho những khách tham quan lỡ đến vào khung giờ này. Khách tham quan không có cách nào khác ngoài việc hoặc bỏ dở chuyến tham quan, hoặc kiếm một quán cà phê, quán ăn nào gần đó để chờ đợi18. Từ đó cho thấy cách tổ chức không gian thiếu khoa học của các bảo tàng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý thoải mái, thích thú của người dân khi đến với bảo tàng.

Điều này còn bị ảnh hưởng bởi thực tế phải dành không gian khuôn viên cho bãi giữ xe nên nhiều bảo tàng yêu cầu khách tham quan “Xuống xe dắt bộ”. Tuy nhiên theo đánh giá của Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, chính cách làm này đã khiến cho người dân dễ liên tưởng đến bảo tàng như một cơ quan công quyền, làm nảy sinh tâm lý e dè, ngại ngùng. Trong khi đó, chức năng thưởng lãm có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút người dân đến bảo tàng. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà người dân TP.HCM chưa hứng thú với việc đến tham quan các bảo tàng, thì cần phải “tạo thói quen cho người dân, đầu tiên là thói quen đến bảo tàng tham quan, sau đó là thói quen đến bảo

tàng để tìm hiểu và tra cứu tài liệu chuyên sâu ở các lĩnh vực cụ thể” (PVS 1, 3).

18

Hoài Giang, 2013, “Bảo tàng mở cửa theo giờ…công sở?!”, Công an TP.HCM. <http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&id=507232 >, [16/05/2014]

134

Biểu đồ 13. Đối tượng được chọn để cùng đi bảo tàng

Theo KTS. Nguyễn Phương Nga, “để đạt được các mong muốn về không gian sinh hoạt cộng đồng, bảo tàng cần phải có các hoạt động hấp dẫn trong một không gian phù

hợp để thu hút người tham gia” (PVS1, 2). Theo khảo sát, chỉ có 8% số người được hỏi

đến tham quan bảo tàng một mình, đến 67% chọn đi chơi với bạn bè, 19% với gia đình

và 4% đi với người yêu, chồng vợ. Như vậy, bảo tàng cần phải được chú trọng như là một không gian có chức năng gắn kết các mối quan hệ xã hội trong đô thị, một “không gian sinh hoạt hấp dẫn nơi tổ chức các hoạt động công cộng và thu hút người dân trong đô thị. Ví dụ như thành phố bảo tàng Kawagoe (Nhật Bản) có lễ hội bảo tàng với các hoạt động rước kiệu truyền thống thu hút rất đông dân cư địa phương lẫn du khách tham

gia” (PVS 1, 2). Xem xét lại hệ thống bảo tàng tại TP.HCM hiện nay, có thể thấy chức

năng này không được đáp ứng ở cả không gian bên trong và bên ngoài bảo tàng. Ở mức độ bên trong, các bảo tàng chưa có các điểm nghỉ chân đúng nghĩa (như quảng trường theo nguyên lý thiết kế bảo tàng, Tạ Trường Xuân, đã dẫn), không có các khuôn viên được thiết kế đẹp và hoàn chỉnh để giữ chân khách tham quan ngồi lại, chiêm nghiệm và trao đổi với nhau. Ở cấp độ bên ngoài, các bảo tàng không có mối liên hệ nào với không gian xung quanh, không có điều kiện để tạo ra những sự kiện, những sinh hoạt cộng đồng có quy mô và tầm cỡ để có thể thu hút người dân đến với bảo tàng và tham gia những hoạt động giao tiếp cộng đồng với nhau.

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 140)