Tham khảo trên trang web của các bảo tàng như Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO v.v…có thể thấy các bảo tàng đang cố gắng thực hiện chức năng giáo dục thông qua việc tổ chức các chuyến tham quan chuyên đề cho các trường học, các cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu nội
8% 19% 67% 4% 2% Một mình Với gia đình Với bạn bè Với người yêu, chồng/vợ Khác
135
dung của bảo tàng. Một số bảo tàng như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM có dành riêng một không gian, dù còn khiêm tốn, để các em thể hiện năng khiếu vẽ tranh, viết văn, nặn tượng v.v dựa trên những chủ đề trưng bày của bảo tàng. Tuy vậy, nhìn từ phía người dân, các hoạt động này mang tính hình thức nhiều hơn. Các tác giả Khải Đơn và Lê Trần (2012, đã dẫn) ghi nhận, nhiều sinh viên đến đây chỉ là
“theo yêu cầu của nhà trường hoặc môn học, hoặc chuyến đi tham quan truyền thống. Họ đi vội vàng qua từng phòng, vội vàng kết thúc buổi tham quan rồi rời khỏi bảo tàng
ngay khi xong phận sự”. Cũng theo ghi nhận của hai tác giả này, bạn Nguyễn Kiều Linh,
sinh viên Đại học Văn hóa, cho biết: “Công bằng mà nói là mình không thích đi bảo tàng vì cảm thấy nó chán và khô khan. Mình cảm thấy bảo tàng chưa có sức thu hút bởi hiện vật trưng bày đều có hình ảnh trong sách vở hết, nên mình thấy chưa đủ để gây hứng thú
cho mình khi nghe tiếng: đi bảo tàng!”. Bản thân tác giả khóa luận trước khi thực hiện đề
tài cũng chưa từng đặt chân đến Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, mặc dù đã từng thuộc lòng bài 23, chương trình lịch sử lớp 12 về chiến dịch này.
Nếu xem xét bảo tàng như một thiết chế văn hóa có chức năng giáo dục, thì bảo tàng chưa thể đáp ứng được chức năng này. Bản thân bảo tàng không gợi lên niềm ham muốn tìm hiểu, học hỏi cái mới ở người dân thì không thể thực hiện chức năng giáo dục được tốt. Trong bối cảnh mà ngay cả các trường học, cơ quan giáo dục chính thống cũng đang đặt ra yêu cầu phải đối mới về phương pháp truyền đạt, giảng dạy thì các bảo tàng hiện nay tại TP.HCM quá thụ động trước yêu cầu này. Các phòng hội thảo, thư viện công cộng, phòng nghe nhìn gần như vắng bóng ở các bảo tàng Nhà nước, trong khi lực lượng bảo tàng tư nhân vẫn còn quá ít. Như đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, giáo dục ở bảo tàng mang tính gợi mở là chủ yếu. Kiến thức mà người dân tiếp thu được có thể không nhiều, nhưng điều quan trọng hơn là phải gợi mở cho họ sự tò mò, ham muốn tìm hiểu cái mới, thích thú và quan tâm đến những gì mà bảo tàng đưa ra như một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của mình. Khảo sát của đề tài cho thấy, lí do chính mà người dân chưa đến tham quan những bảo tàng tại TP.HCM trong phạm vi nghiên cứu là không thích/không có hứng thú (14 người chọn, chiếm 33.3%) và không có thời gian (11 người chọn, chiếm 26.2%). Như vậy, giáo dục ở bảo tàng TP.HCM hiện nay chẳng những thiếu sự đa dạng, hấp dẫn mà còn không nâng cao được thói quen và nhận thức về văn hóa của người dân.
136
Biểu đồ 14. Lí do vì sao người dân không đi đến bảo tàng