Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 27)

Khóa luận ứng dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

6.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp của khóa luận được tổng hợp từ các nguồn tham khảo gồm sách, bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn cùng các tư liệu truyền thông về bảo tàng ở Việt Nam, TP.HCM và thế giới từ các thư viện sau: Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM và các thư viện trực tuyến nước ngoài có liên kết với nguồn này, Thư viện ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Thư viện ĐH Văn hóa TP.HCM, Thư viện ĐH Kiến trúc TP.HCM, Thư viện ĐH Mỹ thuật TP.HCM, Thư viện Beanland thuộc ĐH Quốc tế RMIT TP.HCM và các thư viện trực tuyến nước ngoài có liên kết với nguồn này

21

Bên cạnh đó, khóa luận sử dụng có chọn lọc một số thông tin trên Internet về các bảo tàng và hình ảnh minh họa; tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo tàng, các brochure, báo cáo, sơ đồ do các bảo tàng trong địa bàn nghiên cứu cung cấp.

6.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

Khóa luận kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, cụ thể như sau.

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được ứng dụng với công cụ thu thập thông tin là điều tra bằng bảng hỏi, gồm 83 bảng hỏi được thực hiện qua Internet (email) và 17 bảng hỏi sử dụng phỏng vấn trực tiếp. Tổng mẫu gồm 100 người, là đối tượng đã hoặc chưa từng tiếp cận với bảo tàng, đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM.

Bảng hỏi có mục đích xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút của bảo tàng đối với người dân nhằm làm rõ hơn thực trạng của các bảo tàng hiện nay. Bảng hỏi đồng thời thu thập những đánh giá của người dân về mối liên hệ của bảo tàng với đời sống xã hội và tổ chức không gian tại TP.HCM cũng như những sáng kiến của họ cho sự phát triển của bảo tàng. Không nhằm phân tích, so sánh các đặc điểm nhân khẩu xã hội (như giới, độ tuổi, nghề nghiệp) có ảnh hưởng thế nào đến việc tiếp cận bảo tàng mà chỉ tìm hiểu xem người dân đánh giá ra sao về hệ thống bảo tàng, chức năng, và độ hấp dẫn của nó trong đô thị nên mẫu phi xác suất với cách chọn mẫu theo kiểu thuận tiện đã được áp dụng.

Tất cả dữ liệu từ phiếu khảo sát thực hiện qua Internet và trực tiếp đều được xử lý bằng chức năng Data Summary của chương trình Google Document. Các biểu đồ được sử dụng để thể hiện tỷ lệ phần trăm lựa chọn trả lời cho các câu hỏi đóng. Với câu hỏi mở, thông tin được mã hóa thành chủ đề trước khi được xử lý.

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Với phương pháp nghiên cứu định tính, khóa luận sử dụng hai công cụ thu thập thông tin là phỏng vấn sâu và quan sát:

Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu gồm 6 trường hợp, là những kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, họa sĩ, nhân viên quản lý bảo tàng công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM,

22

Bảo tàng Y học Cổ truyền FITO, Đại học Xây dựng Hà Nội, và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Để thực hiện công cụ quan sát, tác giả xem xét, chụp hình và ghi nhận hiện trạng về tổ chức không gian bên trong; khuôn viên bên ngoài; các khu vực lân cận xung quanh bảo tàng và giao thông tại địa điểm của 11 bảo tàng nhà nước và 1 bảo tàng tư nhân đã đề cập.

Thông tin thu thập từ quá trình quan sát được tổng kết và biểu thị thành bản đồ sử dụng phần mềm Google Earth Pro Version 7.1.1.1871.

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 27)