Mối quan hệ giữa bảo tàng và tổ chức không gian đô thị

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 42)

Bảo tàng trong quy hoạch đô thị

Nội dung và nhiệm vụ của quy hoạch đô thị không nằm ngoài mục đích giúp đảm bảo hoạt động sản xuất của các khu chức năng trong đô thị; tạo môi trường sống an toàn, thuận lợi và hợp lý cho các hoạt động sống của con người nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của họ; và định hướng được bố cục không gian kiến trúc và môi trường không gian đô thị. Nói như vậy không có nghĩa là quy hoạch đô thị có vai trò tương tự kiến trúc cảnh quan đô thị, mà định hướng cho kiến trúc cảnh quan đô thị, giúp yếu tố này không đi chệch

36

khỏi những mục tiêu phát triển ban đầu đã đề ra (Khương Văn Mười và cộng sự, 2006, tr.23).

Xem xét những nội dung trên, có thể nhận thấy bảo tàng có tầm quan trọng và mối liên hệ không tách rời với quy hoạch đô thị. Trước hết, bảo tàng, dù là một thiết chế văn hóa, nhưng lại có “dịch vụ và sản phẩm văn hóa đặc biệt riêng có của mình cho các đối tượng

có nhu cầu thưởng thức và tiêu dùng” (Vũ Mạnh Hà, đã dẫn). Nó được xem như một khu

vực chức năng có hoạt động sản xuất riêng, không chỉ gắn liền với văn hóa mà còn tạo ra lợi nhuận thông qua du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Rất nhiều những nghiên cứu đã chỉ ra tác động của các bảo tàng trong việc thúc đẩy sự phát triển các trung tâm dịch vụ xung quanh nó (bao gồm những trung tâm đã có sẵn hoặc những trung tâm được ra đời nhờ vào bảo tàng) của các bảo tàng trên thế giới như Bảo tàng Guggenheim Bilbao (Plaza, 2008; Plaza, 2009) hay Bảo tàng Anh (Corbos và Popescu, 2011). Các bảo tàng này có vai trò như một địa điểm thu hút các hoạt động văn hóa, du lịch của đô thị, từ đó tạo nguồn thu cho chính quyền và việc làm cho đông đảo dân cư. Điều này đến lượt nó lại khuyến khích các hoạt động tiêu dùng không chỉ của người dân bên trong mà còn cả khách tham quan từ bên ngoài. Vì thế, quy hoạch bảo tàng cũng đồng nghĩa với quy hoạch một bộ phận sản xuất trong đô thị, giúp hoạt động sản xuất này được thực hiện thuận lợi, dễ dàng.

Nói về mục đích đáp ứng tốt nhu cầu và hoạt động sống của con người thông qua quy hoạch, rất rõ ràng bảo tàng là một công trình công cộng (hoặc bán công cộng) ra đời với mục tiêu phục vụ cho nhu cầu của đông đảo dân cư. Sự có mặt của bảo tàng trong quy hoạch đô thị giúp nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của người dân theo chuẩn đô thị. Đây là một khía cạnh quan trọng vì nó chứng tỏ quá trình phát triển và tiến bộ của bảo tàng trong thế kỉ 21, khi chức năng tái tạo, phục hồi tinh thần (recreative) của bảo tàng được công nhận và đặc biệt chú ý đến trong xã hội hiện đại (Stephen, 2001, tr.297).

Về mối liên hệ với mục đích định hướng bố cục không gian kiến trúc và môi trường không gian đô thị trong quy hoạch, phải thừa nhận bảo tàng là một công trình có kiến trúc đặc thù, hay kiến trúc làm nên một bảo tàng (Giebelhausen, 2008). Do vậy, việc quy hoạch bảo tàng hợp lý sẽ đưa ra được những định hướng về kiến trúc – cảnh quan cho bảo tàng và khu vực xung quanh, đảm bảo cho công trình này hoàn thành tốt vai trò và

37

chức năng trong đô thị. Một khi bảo tàng đã được xây dựng, sẽ rất khó để có thể thay đổi những hệ quả tiêu cực về mối liên hệ giữa kiến trúc cảnh quan và bảo tàng mà quy hoạch thiếu cân nhắc đã tạo ra. Ví dụ điển hình cho hệ quả này là trường hợp Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MOCA. Theo Grodach (2008, tr.201) bảo tàng này không thể đáp ứng được chức năng mong muốn như là chất xúc tác cho quá trình phát triển đô thị của khu vực trung tâm Los Angeles là do thiếu cân nhắc vị trí xây dựng của khu phức hợp mua sắm California Plaza trong quần thể công trình gần đó. Xem xét quy hoạch mặt bằng tổng thể của công trình, có thể thấy “một khối những văn phòng, khách sạn và tháp lớn, liên tiếp và cô lập chắn ngay trước một khu vực gồm rất nhiều những công trình plaza khác…Cách tổ chức này làm cho phần mặt bằng trệt phía trên của California Plaza nổi lên so với khu vực xung quanh và cản trở mối liên hệ giữa công trình với người đi bộ”

(Grodach, đã dẫn, tr.201). Bên cạnh đó, các nhà hàng và cửa hàng, vốn có mục đích phục vụ cho bảo tàng, gần Water Court và khách sạn Omni, lại được bố trí khá xa, khuất tầm mắt người tham quan từ vị trí của bảo tàng nên thường chỉ phục vụ cho các nhân viên làm tại các công trình gần đó và buộc phải đóng cửa vào cuối tuần, thời gian có nhiều khách tham quan bảo tàng. Theo Richard Koshalek, giám đốc của MOCA, những yếu tố đó làm cho bảo tàng không chỉ thất bại trong việc đem lại sự phát triển cho khu vực như được mong đợi mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút khách tham quan.

Hình 1.1. Bảo tàng MOCA bị các công trình xung quanh che lấp và cản trở giao thông (Nguồn: Google Earth)

38

Tóm lại, bảo tàng là một phần không thể thiếu đối với quy hoạch đô thị. Nó giúp hoàn thiện mục tiêu của quy hoạch về mặt tổ chức sản xuất, đáp ứng hoạt động sống và nhu cầu của con người, và xây dựng một bảo tàng cũng là góp phần vào việc định hướng cho kiến trúc của bản thân nó lẫn không gian và cảnh quan xung quanh. Ngược lại, việc được quy hoạch đúng đắn, hợp lý sẽ giúp bảo tàng thực hiện tốt các chức năng, tạo ra được những ảnh hưởng lớn đối với đô thị và tồn tại lâu dài, bền vững.

Từ mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tàng và quy hoạch đô thị, một câu hỏi được đặt ra: cần đạt được những yêu cầu gì khi thực hiện quy hoạch bảo tàng trong đô thị? Từ lý thuyết về quy hoạch bảo tàng trong tài liệu của Tạ Trường Xuân (2006), có thể nhận diện 4 yếu tố cơ bản nhất cần xem xét khi quy hoạch bảo tàng là vị trí bảo tàng, giao thông

xung quanh khu vực bảo tàng, tầm nhìntrong mối tương quan với bảo tàng, và mạng lưới

công trình công cộng xung quanh bảo tàng.

Xác định vị trí để xây dựng bảo tàng là bước đầu tiên và quan trọng hàng đầu trước khi tiến hành đầu tư hiện thực hóa công trình. Việc lựa chọn vị trí của bảo tàng trong quy hoạch phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản như: (i) đảm bảo được diện tích, kích thước, hình dạng khu đất theo tiêu chuẩn quy định; (ii) đảm bảo có cơ sở hạ tầng thuận lợi, hệ thống giao thông thuận tiện, hệ thống cung cấp điện nước đầy đủ; (iii) đối với các bảo tàng được xây dựng kết hợp với các di tích chứng tích, phải lựa chọn vị trí công trình phù hợp với yêu cầu về tổng thể, cảnh quan, các khối kiến trúc chính, phụ để đảm bảo cảnh quan toàn khu vực; và (iv) khu đất xây dựng bảo tàng phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn quy định về độ ồn cho phép, bụi khói, hơi mùi, nguồn nước, cây xanh, các quy định về thoát nước mưa bề mặt, khoảng cách vệ sinh (nhà máy, đường giao thông v.v) và khoảng cách an toàn với công trình nhà bảo tàng.

Yếu tố giao thông của quy hoạch bảo tàng đòi hỏi quy hoạch chung và chi tiết của nơi xây dựng bảo tàng phải đáp ứng các yêu cầu về giao thông, quảng trường trước công trình bảo tàng (nếu có), lối vào chính, lối vào phụ, đường xe cứu hỏa, các chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng nhằm giúp cho việc tiếp cận bảo tàng và bảo vệ công trình này dễ dàng.

Quan trọng không kém, quy hoạch bảo tàng cần đảm bảo được hướng nhìn, tầm nhìn

của con người từ ngoài đường phố, và phải chú ý đến các công trình lân cận, xem thử những công trình này có ảnh hưởng đến bảo tàng thế nào, có che khuất bảo tàng hay

39

không. Thêm vào đó, cần tính đến khâu quy hoạch mạng lưới công trình công cộng, bao gồm cụm nhóm các loại công trình văn hóa, công viên và các không gian công cộng khác cũng như đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, cảnh quan của khu vực. Công trình bảo tàng thường tồn tại trong thời gian khá lâu dài nên hình thức công trình phải thỏa mãn yêu cầu mỹ quan từ hình khối, mặt đứng chi tiết của công trình bảo tàng, khai thác những đặc điểm truyền thống dân tộc và địa phương.

Hình 1. 2. Bảo tàng Acropolis, Athens, Hy Lạp nằm giữa hai di tích đền Panthenon và điện thờ thần Zeus (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của các bảo tàng tại các khu vực khác nhau trong đô thị, Agustí (2013, tr.22) cho rằng để đảm bảo cho một bảo tàng sau khi hoàn tất xây dựng và đưa vào hoạt động có thể tác động tích cực đến khu vực đô thị, nhà quản lý cần chú ý đến những nguyên lý sau:

Một là, cần phải có sự đồng thuận trong việc lựa chọn địa điểm quy hoạch bảo tàng.

Điều này dễ dàng đạt được hơn trong trường hợp đó là bảo tàng lớn, được thiết kế tốt và nội dung trưng bày “trung hòa” (không chịu sự phản đối của người dân và truyền thông khi trưng bày). Bên cạnh đó, cần phải có được sự ủng hộ của người dân địa phương cả trong xây dựng lẫn quản lý. Hai là, những ảnh hưởng của bảo tàng – cho dù tiêu cực lẫn tích cực – cần phải được nhìn nhận trên diện rộng. Khi các bảo tàng tập trung tại một khu vực cụ thể nào đó, nó có thể tạo sức hút chung và tăng cường thu hút khách du lịch, nhưng cũng sẽ gây ra sự chênh lệch trong phát triển giữa các khu vực đô thị. Để tránh

40

tình trạng này, các công trình văn hóa như bảo tàng cần phải được quy hoạch ngay từ khi quy hoạch thành phố. Ba là, khi xây dựng một bảo tàng, cần tránh những hành động “chữa cháy”, không cân nhắc đến những yếu tố như giao thông, hệ thống chỉ báo và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đây cũng là lí do mà những bảo tàng thường tập trung tại khu vực trung tâm, nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Tóm lại, bảo tàng và quy hoạch đô thị có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Bảo tàng là một bộ phận không thể thiếu trong đô thị, giúp cho quy hoạch đô thị hoàn thiện những mục tiêu của mình trong việc sắp xếp hoàn chỉnh, hợp lý các khối lượng vật chất trong không gian và phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, tinh thần của cư dân đô thị. Ngược lại, khi được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trong quá trình quy hoạch, các bảo tàng sẽ có những điều kiện tốt để hoàn thành vai trò và chức năng trong đời sống đô thị. Ngày nay, với tư cách là một thiết chế có ý nghĩa quan trọng, bảo tàng đóng “một vai trò chính thức và sáng tạo trong công tác quy hoạch không gian, chứ không chỉ là một “thứ” cần được quy

hoạch trong một quy trình rộng lớn, hay tệ hơn, là bị lãng quên hoặc bỏ qua” (Grewcock,

2006, tr.38). Trong phạm vi của khóa luận, tác giả dựa trên 4 yêu cầu cơ bản trong lý thuyết về quy hoạch bảo tàng nói trên, bao gồm vị trí bảo tàng, giao thông xung quanh

khu vực bảo tàng, tầm nhìn trong mối tương quan với bảo tàng, và mạng lưới công trình

công cộng xung quanh bảo tàng đi kèm với những tiêu chí của từng yêu cầu để đánh giá

về mối quan hệ giữa bảo tàng với quy hoạch đô thị ở TP.HCM hiện nay.

Bảo tàng trong thiết kế đô thị

Sẽ là thiếu sót lớn nếu chỉ xem xét mối quan hệ của bảo tàng đối với quy hoạch đô thị

bởi “quy hoạch đô thị thường chỉ chi phối bình diện ngang, ít chi phối không gian ba

chiều, lại càng không có ý nghĩa trong việc định đoạt diện mạo và chất lượng thẩm mỹ

kiến trúc đô thị” (Hoàng Đạo Kính, 2013). Do đó, thiết kế đô thị ra đời như một nhà quản

lý ở cấp độ trung gian cho việc hoàn chỉnh kiến trúc và cảnh quan đô thị. Mặt khác, mỗi bảo tàng là một hiện tượng độc đáo với những nét riêng, bị chi phối bởi đặc điểm về loại hình, dạng thức bảo tàng (ví dụ bảo tàng chiến tranh sẽ khác với bảo tàng nghệ thuật) nên yếu tố bản sắc được tạo nên từ thiết kế là cần thiết. Phần dưới đây thảo luận về những tiêu chí cần có cho một thiết kế hiệu quả, áp dụng cho công trình đô thị, đã được lựa chọn bởi tác giả trong mục thao tác hóa khái niệm về thiết kế đô thị ở phần trước gồm (1) thị

41

giác, (2) xã hội, và (3) công năng (Kim Quảng Quân, 2011; Phạm Hùng Cường và cộng sự, 2006).

Sự hấp dẫn về thị giác là yếu tố quan trọng tạo nên lực hút cho bảo tàng. Thị giác giúp kích thích khả năng chiêm ngưỡng, khám phá không gian hay một công trình đô thị nhờ

vào vẻ đẹp của đối tượng (có thể là thẩm mỹ hay kiến trúc), tính tổng thể (có sự cố kết

hợp lý giữa các phần với nhau trong không gian hay công trình), tính rõ ràng (người xem có thể nắm bắt được ngay ý nghĩa của đối tượng được nhìn ngắm), tính phong phútính

bí ẩn của đối tượng. Đây là các thuộc tính của môi trường không gian hay công trình

thường được yêu thích.

Là một trong những công trình trọng tâm trong không gian đô thị, mỗi bảo tàng được xây dựng sẽ phải thu hút người xem bằng kiến trúc độc đáo và giàu tính thẩm mỹ. Khi phân tích về thành công của Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Barcelona (Barcelona Museum of Contemporary Art - MACBA), Newhouse (1998, tr.71) đã nhận xét: “chính

kiến trúc, chứ không phải nghệ thuật, đã làm nên bảo tàng này”. Theo phỏng vấn của

chuyên trang về kiến trúc ArcSpace3, Richard Meier, kiến trúc sư của bảo tàng, cho biết ý tưởng về việc lắp ghép những hình trụ, đường thẳng và đường cong trông như có vẻ ngẫu nhiên thực ra là sự tính toán kỹ lưỡng, có cân nhắc đến cả yếu tố hình thể bên ngoài và cả không gian bên trong, cụ thể:

“Tôi cho rằng cách tiếp cận tốt nhất [đối với việc thiết kế bảo tàng] là tạo ra

nhiều không gian trưng bày và triển lãm khác nhau cho một bảo tàng, hơn là một hệ thống các không gian na ná nhau; bởi vì các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày ở đây sẽ rất khác nhau về kích thước – cái to, cái nhỏ, cái cần ánh sáng, cái thì không. Cho nên chúng tôi cố gắng tạo ra một chuỗi nhưng không gian nhỏ liên

tiếp có thể đáp ứng mọi loại hoạt động và triển lãm” (Richard Meier, đã dẫn).

3

ArcSpace, 2002. “Museum of Contemporary Art: Richard Meier & Partnes”, ArcSpace. <http://www.arcspace.com/features/richard-meier--partners/museum-of-contemporary-art/ >, [20/04/2014].

42

Hình 1. 3. Mặt đứng của bảo tàng MACBA (Nguồn: Internet)

Hình 1. 4. Không gian sảnh dốc của bảo tàng MACBA (Nguồn: Internet)

Tương tự, thành công của Bảo tàng Guggenheim Bilbao cũng nằm ở kiến trúc độc đáo, không theo một bố cục nhất định nào. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Frank Gehry với những đường cong uốn lượn nhằm tạo ra sự phản chiếu ánh sáng linh hoạt, gợi nhớ đến một con thuyền đang hướng ra bờ sông bên cạnh, bảo tàng đã trở thành điểm nhấn cho cảnh quan của cả thành phố Bilbao và được công nhận là biểu tượng của kiến trúc thế kỉ 21 (Plaza và Haarich, tr.12). Sự thu hút của bảo tàng còn tạo ra động lực để phát triển cảnh quan khu vực chung quanh, làm hoàn thiện yếu tố thẩm mỹ của không gian đô thị (Heidenreich, tr.4).

43

Hình 1. 5. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao lúc hoàng hôn (Nguồn: Internet)

Hình 1. 6. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao vào ban ngày (Nguồn: Internet)

Căn cứ vào yếu tố thị giác nói trên trong thiết kế đô thị, tác giả sẽ đánh giá kiến trúc

của mặt đứng công trình bảo tàng, tính tổng thểtính rõ ràng của bảo tàng để thấy

được mối quan hệ của bảo tàng TP.HCM với thiết kế đô thị ở khía cạnh thị giác.

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 42)