trình bảo tàng
Bảo tàng là một công trình có quy mô và vị thế đáng chú ý. Vì thế, những yếu tố về mặt thiết kế, tổ chức không gian bên trong gồm công trình nhà bảo tàng và khuôn viên gắn liền với bảo tàng rất cần phải được chú trọng. TS. KTS. Tạ Trường Xuân (2003, tr. 8 – 9) đã chỉ rõ: tại các bảo tàng, cùng với việc trưng bày hiện vật, còn có các hoạt động khác như tổ chức các buổi hội thảo, lớp chuyên đề, seminar theo chủ đề, các buổi giới thiệu vật phẩm, tài liệu liên quan đến nội dung trưng bày của bảo tàng. Mỗi bảo tàng sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng về tổ chức không gian phù hợp với nội dung trưng bày và các điều kiện khác, tuy nhiên, về cơ bản, chúng phải đảm bảo có được những thành phần tối thiểu như sau:
Thứ nhất là khối trưng bày hay các không gian trưng bày bao gồm trưng bày bên trong, trưng bày bán lộ thiên (có mái che nhưng không có tường bao quanh), và trưng bày ngoài trời. Tiếp theo là khối khảo cứu, nghiên cứu bao gồm hội trường, giảng đường, phòng đọc, phòng nghiên cứu, phòng tư liệu v.v.. Khối kho – kỹ thuật bao gồm các kho hiện vật và các không gian dành cho bộ phận bảo quản, phục chế, nơi sao chụp các hiện vật, và nơi chứa đựng các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng của bảo tàng. Khối dịch vụ bao gồm các quầy ăn uống, quầy lưu niệm, các xưởng gia công, chế tác, các phòng làm phim ảnh, video, đĩa CD, DVD v.v… Khối hành chính quản lý và phục vụ bao gồm bộ phận phụ trách lãnh đạo điều hành; bộ phận hành chính nghiệp vụ, đối ngoại; các phòng kỹ thuật phục vụ như điện, nước, thông hơi, điều hòa, thông tin liên lạc, xử lý môi trường, chăm
35
sóc cảnh quan v.v…Cuối cùng là các không gian bảo vệ vật phẩm hoặc dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.
Những yếu tố trên lại đặt ra những yêu cầu cụ thể về thiết kế bảo tàng như đảm bảo không gian và cách thức trưng bày bên trong, tính nguyên gốc của công trình bảo tàng về mặt kiến trúc; đảm bảo đặc thù, ngôn ngữ chung của công trình kiến trúc bảo tàng; và các khối nhà thêm vào cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhằm đảo bảo ngôn ngữ tổng quát của công trình. Tóm lại có thể nói một bảo tàng cơ bản cần đảm bảo được các thành phần tối thiểu cần có cho việc hoạt động và quản lý bảo tàng, không gian và cách thức trưng bày, tính nguyên gốc của công trình về kiến trúc, tuân thủ các tiêu chí chặt chẽ nếu phải xây dựng thêm những công trình mới bên cạnh bảo tàng đã có sẵn, cộng với những đặc trưng như tính vật thực (có hiện vật trưng bày), tính trực quan (cách thức trưng bày thu hút), và tính rộng lớn (hiện vật gồm nhiều loại, thể hiện tính đa dạng) đã trình bày ở trên.
Trong khóa luận này, tác giả chỉ khái quát thực trạng bảo tàng và tập trung nghiên cứu bảo tàng trong mối liên hệ với tổ chức không gian và đời sống xã hội, tức là con người – đối tượng tiếp cận và sử dụng bảo tàng để đáp ứng nhu cầu của họ. Vì thế tác giả không đi sâu vào lĩnh vực bảo tàng học với những kỹ thuật bảo quản hiện vật, đội ngũ nhân sự và cách thức quản lý bảo tàng, mà chỉ xem xét, đánh giá tổ chức không gian bên trong tòa nhà bảo tàng và khuôn viên gắn liền (hoặc bao quanh) trực thuộc sở hữu của bảo tàng dựa vào lý thuyết nêu trên khi nói đến tổ chức không gian bên trong, để phân biệt với tổ chức không gian bên ngoài là thực thể bảo tàng đặt trong quy hoạch và thiết kế đô thị.
1.2.2.2. Lý luận về bảo tàng trong đời sống đô thị