Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 26)

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề bảo tàng trong đời sống đô thị, nghiên cứu trường hợp TP.HCM. Cụ thể hơn, khóa luận khái quát hiện trạng bảo tàng tại thành phố và đi sâu tìm hiểu mối quan hệ của bảo tàng với tổ chức không gian và đời sống xã hội ở TP.HCM. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị và chức năng của bảo tàng trong đời sống đô thị.

5.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của khóa luận là các bảo tàng trong khu vực nội thành TP.HCM, gồm 11 bảo tàng chịu sự quản lý của Nhà nước và 1 bảo tàng tư nhân (trong số 2 bảo tàng tư nhân hiện có tại thành phố). Bảo tàng nhà nước bao gồm:

20

(ii) Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh;

(iii) Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM); (iv) Bảo tàng Tôn Đức Thắng;

(v) Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ chí Minh; (vi) Bảo tàng Lịch sử Việt Nam;

(vii) Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh; (viii)Bảo tàng Không quân phía Nam;

(ix) Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Miền Đông Nam Bộ; (x) Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh;

(xi) Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; và 1 bảo tàng tư nhân:

(xii) Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO.

Ngoài ra, khách thể nghiên cứu còn bao gồm những người dân được khảo sát và phỏng vấn tại TP.HCM nhằm thu thập thông tin cho khóa luận. Đây là những đối tượng gắn bó mật thiết với môi trường đô thị, thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp những lợi ích mà bảo tàng đem lại. Họ cũng là nhân tố quan trọng trong việc gắn kết bảo tàng vào đời sống đô thị, làm cho sự tồn tại của bảo tàng trở nên thiết thực và ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)