Tổ chức không gian bảo tàng trong đô thị

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 154)

f) Chức năng phát triển kinh tế – du lịch

2.5.2.1. Tổ chức không gian bảo tàng trong đô thị

Về tổ chức không gian bên trong

Đảm bảo các bộ phận không gian cần thiết: Cần phải nhận thấy rằng, đứng trước

những nhu cầu đa dạng hiện nay mà xã hội đô thị đặt ra, các chức năng của bảo tàng đã mở rộng. Trên cơ sở đó, xem xét, bổ sung những bộ phận chức năng còn thiếu ở trong bảo tàng tùy theo từng điều kiện cụ thể. Không phải bảo tàng nào cũng cần phải có phòng hội thảo hay phải mở quầy giải khát, quầy lưu niệm thì mới có thể hoạt động tốt. Tuy nhiên, mỗi bảo tàng cần có những điều tra nghiêm túc về nhu cầu của khách tham quan để bổ sung những bộ phận còn thiếu và hoàn thiện những bộ phận nào còn chưa tốt. Việc đánh giá tổng quát như vậy cũng sẽ đem lại những gợi mở giải quyết vấn đề theo những hướng sáng tạo hơn, không nhất thiết phải phụ thuộc vào những giải pháp đòi hỏi sự đầu tư quá lớn. Có thể lấy kinh nghiệm từ chính Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO. Tuy diện tích khá hạn chế, nhưng bảo tàng đã tận dụng tối đa mọi không gian trưng bày để truyền tải nhiều thông tin nhất mà vẫn theo một trình tự hợp lý, song song với việc đảm bảo các không gian cần thiết như nơi nghỉ chân/uống trà thảo dược ở tầng trệt hoặc phòng nghe nhìn ở lầu 2.

Đảm bảo sự thống nhất về kiến trúc và liên kết không gian: Thực tế cho thấy, các bảo

tàng tại TP.HCM đều có nhu cầu cải tạo, mở rộng dựa trên cơ sở vật chất sẵn có. Tuy điều kiện thực tiễn sẽ khác nhau tại từng bảo tàng, song cần phải luôn đảm bảo rằng việc cải tạo, mở rộng, đổi mới vẫn giữ nguyên được kiểu dáng, phong cách và hơn cả là giá trị kiến trúc chung của toàn bộ bảo tàng. Chẳng hạn như dãy nhà hình chữ U của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khi xây thêm đã được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng chú ý sử dụng những nét kiến trúc tiêu biểu nhất ở tòa nhà cũ để tạo ra sự tương đồng giữa hai khối nhà. Ngược lại, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hiện có ba khối nhà nhưng không hề ăn khớp về kiểu dáng và phong cách. Không chỉ ở lớp vỏ bên ngoài, sự liên kết giữa các không gian cũng rất quan trọng. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ với không gian bị chia cắt thành ba khu

148

vực với ba khối nhà khác biệt về kiến trúc, thiếu sót trong kết nối là một ví dụ cho thấy mọi sự can thiệp về không gian phải cân nhắc đến tính tổng thể, liên kết giữa các không gian bộ phận của bảo tàng. Bảo tàng Không quân hay Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh lại qua đơn điệu, thiếu sự dẫn dắt, đóng mở trong không gian để thu hút người xem.

Đảm bảo tính vật thực, trực quan, rộng lớn: Điều này phụ thuộc rất lớn vào những

người làm công tác chuyên môn về bảo tàng. Trong không gian của cả bảo tàng, làm sao để đảm bảo người xem cảm nhận được giá trị của hiện vật một cách chân thực nhất, làm sao để các hiện vật có thể liên kết với nhau, làm cho các không gian trưng bày được liền mạch, rõ ràng, những thay đổi nào nên được thực hiện để cho hiện vật luôn mới mẻ với người xem; đó là những vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý bảo tàng.

Về quy hoạch đô thị

Về vị trí: Hiện nay một số bảo tàng có lợi thế là ở vị trí tại các khu vực trung tâm nên

những yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng, điện/nước và các cơ sở văn hóa – dịch vụ xung quanh đã được đáp ứng. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau mà lợi thế về vị trí bị giảm đi như Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Tương tự, nhiều bảo tàng nằm ở những vị trí không thuận lợi. Đơn cử như Bảo tàng Không quân Phía Nam hay Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO Mặt khác, đây lại là một tiêu chí rất khó để có thể thay đổi, làm mới. Trước tình hình đó, các bảo tàng cần phải cần nhắc hai ý tưởng sau đây:

Một là, tận dụng những tiêu chí khác không đòi hỏi một sự thay đổi quá lớn,như

hình khối kiến trúc, hình thức trưng bày, các hoạt động tuyên truyền, triển lãm v.v…để có thể linh hoạt và chủ động hơn trong việc làm nổi bật bảo tàng.

Hai là, kết hợp với các bảo tàng khác có sức hút và ảnh hưởng hơn đối với công

chúng để tổ chức trưng bày di động, triển lãm kép hoặc thực hiện các cuộc hội thảo, ra mắt tác phẩm nghiên cứu, sách, phim tư liệu v.v như một cách để đưa bảo tàng đến với nhiều người hơn.

Ba là, không được bỏ quả những yêu cầu về lộ giới dành cho xe cứu hỏa, xe cấp

cứu và những chỉ giới yêu cầu trong quy hoạch chung của đô thị.

Về giao thông: Đảm bảo cho những hướng tiếp cận đến bảo tàng tiện nghi, an toàn cho

lưu thông, vì bảo tàng phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả trẻ em, người già và người khuyết tật. Các hướng cửa đặt phải hợp lý, tránh đặt gần những vị trí

149

nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đảm bảo người dân có thể tiếp cận được bảo tàng thông qua phương tiện giao thông công cộng.

Về tầm nhìn: Hiện nay, chỉ mới có Bảo tàng Hồ Chí Minh TP.HCM và Bảo tàng

TP.HCM có thể được xem là đáp ứng được về tầm nhìn như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Tiêu chí này đòi hỏi sự đóng góp rất nhiều của nhà quản lý đô thị; bởi vì với quá trình đô thị hóa tự phát như hiện nay, nếu không sớm có những giải pháp về di dời và giải tỏa thì các bảo tàng sẽ khó đạt được một không gian đúng nghĩa để tôn lên công trình bảo tàng. Bản thân các bảo tàng cũng cần phải linh hoạt trong việc tổ chức không gian, thiết kế cảnh quan khu vực khuôn viên (nếu có) để đáp ứng được phần nào tiêu chí này.

Về việc kết nối với các không gian công cộng: Trong trường hợp của bảo tàng tại

TP.HCM, không gian công cộng không hẳn phải là quảng trường, công viên rộng lớn mà có thể là các công trình như nhà văn hóa thiếu nhi, trường học, các khu vui chơi giải trí không quá ồn ào, huyên náo. Việc kết nối với những không gian này có thể được thực hiện qua việc cải tạo khuôn viên, cảnh quan xung quanh bảo tàng để khuyến khích người dân hình thành thói quen đi đến bảo tàng, ban đầu chỉ là để tham gia một hoạt động nào đó, sau đó là tìm đến bảo tàng với ý muốn tham quan, học hỏi.

Về thiết kế đô thị

Về thị giác: Trong điều kiện cho phép, cần đảm bảo rằng kiến trúc của bảo tàng phù

hợp và gợi mở về nội dung trưng bày, phải ăn khớp với các tổ chức hoạt động trưng bày của bảo tàng và tham quan của du khách để ấn tượng về thị giác được trọn vẹn. Toàn bộ không gian bảo tàng phải hoàn chỉnh và có tính thẩm mỹ, đặc biệt là mặt đứng của bảo tàng. Chỉ làm được như vậy mới có thể giúp bảo tàng thực sự đóng góp vào việc làm đẹp thêm cho cảnh quan, tạo điểm nhấn trong không gian, làm nên nét độc đáo cho đô thị. Tính thẩm mỹ đó phải là tính thẩm mỹ có sáng tạo, phù hợp với không gian xung quanh và nội dung trưng bày của từng bảo tầng cụ thể chứ không phải chỉ là sự áp dụng một cách máy móc từ kinh nghiệm của những bảo tàng khác trong nước và trên thế giới.

Về xã hội: Không gian của bảo tàng được tạo ra là để phục vụ cho con người, vì vậy

nó phải đáp ứng nhu cầu của mọi nhóm người trong xã hội một cách công bằng. Bảo tàng bắt buộc phải trang bị thang máy, hệ thống trang thiết bị dành cho người khuyết tật, người già và thậm chí là những phương án dự phòng trong trường hợp có sự cố xảy ra.

150

Hướng đến người dân đô thị cũng là hướng đến sự đa dạng trong chức năng của bảo tàng. Bảo tàng không phải là một công trình lưu giữ đơn thuần, mà nó cần đem đến cho người dân một không gian đa chức năng, nơi họ có thể đến để học tập, có thêm kiến thức, để giải trí, để dược giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng. Vì thế, tổ chức không gian của bảo tàng phải tập trung phục những hoạt động này.

Về công năng: Bảo tàng cần phải đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu về tiện nghi –

tiện lợi, tính thư giãn và tính lôi cuốn. Để làm được điều đó, phải có sự phối hợp giữa các không gian bên trong lẫn bên ngoài của bảo tàng. Các bảo tàng tại TP.HCM hiện nay cần phải tận dụng những không gian khác ngoài không gian trưng bày chính để thực sự làm cho bảo tàng trở nên lôi cuốn hơn. Bên cạnh đó, việc tạo ra những hoạt động, những không gian trưng bày mang tính tương tác giữa du khách với nội dung trưng bày là rất cần thiết. Cũng cần phải tính đến việc thay đổi thường xuyên các không gian trưng bày sao cho mới lạ để tạo cho người dân sự tò mò muốn quay lại khám phá nhiều hơn.

2.5.2.2. Gắn liền bảo tàng với đời sống xã hội trong đô thị

Những giải pháp về tổ chức không gian, tuy là trọng tâm mà đề tài mong muốn đóng góp, sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu sự phối hợp từ phía chính quyền đô thị, ban quản lý và lực lượng cán bộ chuyên ngành bảo tàng, cũng như các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực mà bảo tàng trưng bày. Sự đổi mới về hình thức và tổ chức không gian sẽ thiếu hoàn thiện nếu không có được một đối mới toàn bộ về cách nhìn nhận cho đến tư duy về công tác bảo tàng cũng như quy hoạch bảo tàng. Hiện nay có hai giải pháp đang được đánh giá cao, đó là đa dạng hóa và xã hội hóa các hoạt động bảo tàng.

Đa dạng hóa là nghĩa là thử nghiệm những nội dung, hình thức, không gian trưng bày mới, độc đáo, để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ ngày càng đa dạng của người dân đô thị. Đa dạng hóa không có nghĩa là phải trưng bày thật nhiều hiện vật, hay huy động mọi cách thức trưng bày để đưa vào bảo tàng. Nó có nghĩa là luôn luôn thay đổi, đổi mới về nội dung và hình thức trưng bày. Nhu cầu hưởng thụ của công chúng đã cao hơn, vì thế họ không dễ dàng chấp nhận bất cứ một “món ăn” bày sẵn nào nữa. Nó phải được “chế biến” sao cho mới lạ, đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm người.

Xã hội hóa là việc hướng công tác bảo tàng về phía người dân, cho họ cơ hội được thể hiện quan điểm và ý tưởng của mình về các hoạt động của bảo tàng. Điều đó được thể

151

hiện qua việc chọn chủ đề trưng bày dựa trên mối quan tâm của người dân, cung cấp nhiều hơn những hình thức trưng bày và hoạt động tương tác với hiện vật. Tuy nhiên, cần tiếp thu chọn lọc những ý kiến này bởi sau cùng, vai trò định hướng của nhà quản lý vẫn rất cần thiết. Xã hội hóa bảo tàng không nên được thực hiện một cách đại trà, mà phải được xem xét dựa trên những tiêu chí, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn nhất định, và nên được thực hiện với những nhóm đối tượng cụ thể. Đặc biệt là hướng đến những thành phần dễ bị tổn thương, ít có cơ hội để trình bày ý kiến của mình hơn trong xã hội.

Bên cạnh đó là việc đưa vào những vấn đề thời sự, có tính phản biện xã hội cao. Đây là chức năng rất quan trọng của bảo tàng mà xã hội đô thị đặt ra. Đô thị hóa, toàn cầu hóa đặt ra những thách thức mà con người chưa thể nhận thức được một cách sâu sắc. Phản biện xã hội của bảo tàng đang ngày càng được chú trọng, ví dụ như trưng bày “Gánh hàng rong” của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mà tác giả đã giới thiệu, hay gần hơn là dự án xây dựng bảo tàng về Hoàng Sa, Trường Sa dọc theo hai tuyền đường cũng tên. Thực hiện tốt chức năng này cũng có nghĩa là bảo tàng đã nâng cao vị thế của mình trong đô thị, và cũng chính là cách để những chức năng khác của bảo tàng được chú ý và ghi nhận nhiều hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, những gợi ý này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa phải là những chỉ báo cụ thể. Tuy vậy, nó cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc cùng với những yêu cầu về tổ chức không gian.

152

PHẦN III. KẾT LUẬN 3.1 . Kết luận

Khóa luận đã chỉ ra những chức năng quan trọng của bảo tàng đối với tổ chức không gian và đời sống của đô thị. Bên cạnh đó, làm rõ những tiêu chí mà bảo tàng cần đạt được để thực hiện tốt những chức năng đó. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng của các bảo tàng hiện nay tại TP.HCM, với 11 bảo tàng Nhà nước và 1 bảo tàng tư nhân được chọn làm trường hợp nghiên cứu.

Tìm hiểu về bảo tàng trong đời sống đô thị TP.HCM, đề tài đã khảo sát cụ thể từng trường hợp bảo tàng để đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp cho việc kiện toàn hệ thống bảo tàng tại thành phố hiện nay. Nhìn chung các bảo tàng chưa thu hút được sự quan tâm của người dân, chưa làm tốt vai trò và chức năng đặt ra cho loại công trình này. Nhiều bảo tàng không tồn tại với đúng bản chất của nó, cũng như chưa đáp ứng tốt những nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân trong đô thị. Nhiều bất cập vẫn chưa được giải quyết như loại hình trưng bày chưa phong phú, hình thức trưng bày không hấp dẫn, các bảo tàng không linh hoạt, đổi mới trong tư duy để tự quảng bá hình ảnh của mình, chưa có tầm nhìn xa để xem bảo tàng như một phần của chiến lược phát triển đô thị.

Đi sâu hơn về mặt tổ chức không gian, đề tài mong muốn trả lời được các vấn đề hiện nay: các bảo tàng này có tổ chức không gian bên trong phù hợp hay không? Có đáp ứng được những yêu cầu mà quy hoạch và thiết kế đô thị đặt ra hay không? Có những điểm nào mà bảo tàng cần làm tốt hơn và đâu là những điểm cần có sự linh hoạt trong công tác chỉnh trang, cải tạo. Có thể thấy các bảo tàng tại TP.HCM hiện nay chưa đáp ứng tốt những yêu cầu về tổ chức không gian trong đô thị, chưa có hoặc chưa tận dụng được những lợi thế về vị trí, kiến trúc và cảnh quan bảo tàng bị ảnh hưởng bởi quá trình phát triển tự phát, không kiểm soát xung quanh từ phía chính quyền, bản thân bảo tàng cũng chưa đảm bảo được những yêu cầu về quy hoạch và thiết kế đô thị đặt ra. Tổ chức không gian đô thị là một quá trình hữu cơ, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ của các thành phần bên trong và bên ngoài. Đảm bảo chức năng của bảo tàng trong tổ chức không gian được thực hiện tốt cũng có nghĩa là đảm bảo cho hiệu quả của công tác quy hoạch và thiết kế đô thị, qua đó giúp bảo tàng phát huy tốt chức năng và vai trò của nó.

Thông qua tìm hiểu về tổ chức không gian, tác giả liên hệ với chức năng của bảo tàng đối với cư dân đô thị để làm rõ sự tương tác giữa bảo tàng với đời sống xã hội của

153

TP.HCM. Do thiếu tầm nhìn, thiếu đầu tư về nguồn lực và chưa có những tư duy tiến bộ, đổi mới, các bảo tàng tại TP.HCM chưa gắn bó với cuộc sống của người dân đô thị, chưa đủ hấp dẫn để thu hút họ đến tham quan, chưa tạo cho họ thói quen thưởng thức văn hóa,

Một phần của tài liệu Bảo tàng trong đời sống đô thị (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)