tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật phân tích lựa chọn phư án điều khiển đối tượng

66 329 0
tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật   phân tích lựa chọn phư án điều khiển đối tượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục Lục Mục lục ……………………………………………………………….…………………………. 1 Lời giới thiệu 3 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ, LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN. 5 1.1 Khái quát và lựa chọn đối tượng 8 1.2 Cấu trúc và điều khiển đối tượng 8 1.3 Để đảm bảo khả năng làm việc ổn định của máy phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBRTDQ nối lưới, công suất vô công lớn yêu cầu bộ điều khiển nghịch lưu phía máy phát như sau 10 Chương 2 MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN 12 2.1 Khái quát về hệ thống phát điện chạy sức gió sử dụng MĐKĐBRTDQ 12 2.2 Mô hình toán học phía máy phát và phía lưới 13 2.2.1 Biểu diễn vector không gian các đại lượng 3 pha 13 2.2.2 Mô hình trạng thái liên tục phía máy phát 15 2.2.3 Các biến điều khiển công suất hữu công và vô công phía máy phát 22 2.2.4 Mô hình trạng thái liên tục phía lưới 24 2.2.5 Mô hình gián đoạn phía lưới 28 2.2.6 Các biến điều khiển phía lưới 29 Chương 3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN ĐỐI TƯỢNG 32 3.1. Khái quát các phương pháp đã áp dụng và lựa chọn phương pháp điều khiển 32 3.2 Phương pháp điều khiển nội DFIG 32 3.3 Bộ điều khiển theo mô hình nội 33 3.4 Áp dụng mô hình nội để điều khiển phía máy phát 37 3.4.1. Phương thức điều khiển cho MVFC 37 3.4.1.1. Mạch vòng điều khiển dòng điện bên trong 37 3.4.1.2. Điều khiển vòng ngoài 41 3.5 Tổng hợp khâu điều chỉnh dòng phía lưới 42 Chương 4 MÔ PHỎNG VÀ KẾT LUẬN 46 4.1 Hệ thống mô phỏng 46 4.2 Kết quả mô phỏng 46 4.2.1 Kết quả mô phỏng ở chế độ bình thường 46 4.2.1.1. Chất lượng của hệ thống điều chỉnh ở tốc độ dưới đồng bộ 10% (n=1350v/ph),Công suất vô công Q có bước nhảy từ 0 lên 700 Var sau đó xuống 400Var;M=-10Nm về _3Nm về _10Nm 46 4.2.1.2. Chất lượng của hệ thống điều chỉnh ở tốc độ trên đồng bộ 48 1 10% (n=1650v/ph),Công suất vô công Q có bước nhảy từ 0 lên 700 Var sau đó xuống 400Var;M=-10Nm về _3Nm về _10Nm 4.2.2 Kết quả mô phỏng ở chế độ lỗi lưới ngắn mạch ba pha đỗi xứng 51 4.2.2.1. Chất lượng của hệ thống điều chỉnh ở tốc độ dưới đồng bộ 10% (n=1350v/ph). Mô men từ 0 Nm về -10 Nm,sau đó về 0Nm cuối cùng về-10Nm. Q nhảy từ 0 lên 500 Var, từ 500Var lên 1000 Var sau đó về 0 Var 51 4.2.2.2. Chất lượng của hệ thống điều chỉnh ở tốc độ trên đồng bộ 10% (n=1650v/ph). Mô men từ 0 Nm về -10 Nm,sau đó về 0Nm cuối cùng về-10Nm. Q nhảy từ 0 lên 500 Var, từ 500Var lên 1000 Var sau đó về 0 Var 54 4.3 Kết luận 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 57 KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 62 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 65 LỜI GIỚI THIỆU Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì một điều tất yếu không thể thiếu được đó là phải duy trì nguồn năng lượng để nuôi sống xã hội đó. Trong đó điện năng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay các nguồn điện năng chính là dầu khí, than đá hoặc đang có nguy cơ cạn kiệt hoặc đã đến giới hạn khai thác. Trong khi đó điện hạt nhân tuy đã phát triển mạnh nhưng vẫn chứa mối nguy hiểm to lớn tiềm tàng không an toàn. Vì vậy các nguồn năng lượng sạch khác như gió, mặt trời, thủy triều đang được nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn, được áp dụng rộng rãi hơn. Với những nước như Việt Nam, có nhiều địa hình phức tạp, nhiều nơi vùng sâu vùng xa điện lưới quốc gia chưa thể vươn tới hoặc có nhưng rất hạn chế. Đây lại chính là những nơi có tiềm năng lớn về năng lượng gió. Vì vậy các hệ thống phát điện chạy sức gió cần được chúng ta quan tâm phát triển. 2 Máy điện không đồng bộ rô to dây quấn (MĐKĐBRTDQ) được ứng dụng ngày càng nhiều vào các hệ thống máy phát điện nói chung và đặc biệt trong các hệ thống máy phát điện chạy sức gió. Máy phát nằm trong dải công suất điều chỉnh từ vài chục kW đến trên 7 MW và có những ưu điểm nổi bật:  Khả năng điều chỉnh dễ dàng dòng năng lượng qua máy phát bằng biến tần có công suất thấp hơn máy phát nhiều bằng tác động lên vành góp rotor, giúp hạ đáng kể giá thành toàn hệ.  MDKDB có khả năng hoạt động với hệ số trượt trong một phạm vi khá rộng (tới ±30%), cho phép tận dụng tốt hơn nguồn năng lượng gió. Tuy vậy để phát được chất lượng tốt, cần phải có một phương pháp điều chỉnh thích hợp trong hệ thống máy phát nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng điện. Điều này trở nên khá phức tạp bởi vì ngoài các ưu điểm kể trên MĐKĐBRTDQ có những khó khăn cơ bản là hai thành phần dòng i rd , i rq có nhiệm vụ điều khiển công suất hữu công và công suất vô công lại có mối quan hệ phi tuyến phụ thuộc lẫn nhau. Trước đây người ta giải quyết vấn đề bằng việc coi tần số mạch rotor bằng hằng số trong một khoảng thời gian trích mẫu, tuyến tính hóa mô hình hệ thống và tách kênh các thành phần dòng. Tuy nhiên phương pháp này lại gặp phải một khó khăn lớn khi tần số mạch rotor biến thiên do tốc độ gió thay đổi, đặc biệt là trong trường hợp lưới điện gặp sự cố dẫn tới sập lưới, thì ngoài sự biến thiên mạnh của tần số mạch rotor, của tốc độ máy phát, còn phải kể đến sự dao động của từ thông, điện áp lưới. Những đặc điểm kể trên đã làm cho phương pháp điều khiển tuyến tính giảm hiệu lực. Bản luận văn này giới thiệu một phương pháp tổng hợp bộ điều khiển mà không cần một giả thiết nào gần đúng vi phạm tới bản chất phi tuyến của MĐKĐBRTDQ, đó là phương pháp điều khiển mô hình nội. Đây là phương pháp chưa được áp dụng cho đối tượng MĐKĐBRTDQ. Với phương pháp này, thông qua bộ điều khiển phản hồi trạng thái, hệ thống trở thành ổn định tiệm cận toàn cục trong toàn bộ không gian trạng thái. Luận văn được chia thành: Chương 1 Đặt vấn đề, lựa chọn đối tượng điều khiển Chương 2 Mô hình toán học đối tượng điều khiển Chương 3 Phân tích lựa chọn phương án điều khiển đối tượng. 3 Chương 4 Mô phỏng và kết luận. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp ĐH Thái Nguyên. Đặc biệt là thầy giáo TS. Cao Xuân Tuyển đã hướng dẫn em tận tình trong quá trình làm luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong bản luận văn không tránh khỏi những điểm sai xót hạn chế.Kính mong quý thầy cô cùng các bạn góp ý để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 2 tháng 9 năm 2011 Người thực hiện Đặng Thị Loan Phượng Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ, LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN. 1.1 Khái quát và lựa chọn đối tượng Cho đến nay có hai loại tuốc bin gió chính được sử dụng, đó là: tuốc bin gió tốc độ cố định và tuốc bin gió với tốc độ thay đổi. Loại tuốc bin gió thông thường nhất là tuốc bin gió với tốc độ cố định (Fixed speed wind turbine), trong đó máy phát không đồng bộ được nối trực tiếp với lưới. Tuy nhiên hệ thống này có nhược điểm chính là do tốc độ cố định nên không thể thu được năng lượng cực đại từ gió. 4 Hình 1.1 Tuốc bin gió với tốc độ cố định Loại tuốc bin gió tốc độ thay đổi (variable-speed wind turbine) khắc phục được nhược điểm trên của tuốc bin gió với tốc độ cố định, đó là nhờ thay đổi được tốc độ nên có thể thu được năng lượng cực đại từ gió. Bất lợi của các tuốc bin gió có tốc độ thay đổi là hệ thống điện phức tạp, vì cần có bộ biến đổi điện tử công suất để tạo ra khả năng hoạt động với tốc độ thay đổi, và do đó chi phi cho tuốc bin gió tốc độ thay đổi lớn hơn so với các tuốc bin tốc độ cố định. Tuốc bin gió với tốc độ thay đổi có hai loại: tuốc bin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stator và lưới và tuốc bin gió sử dụng máy điện không đồng bộ rô to dây quấn (MĐKĐBRTDQ). Loại tuốc bin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa mạch stator của máy phát và lưới, do dó bộ biến đổi được tính toán với công suất định mức của toàn tuốc bin. Máy phát ở đây có thể là loại không đồng bộ rotor lồng sóc hoặc là đồng bộ. Ngày nay với xu hướng ngày càng phát triển việc sử dụng nguồn Hình 1.2 Tuốc bin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stator và lưới Năng lượng sạch tái tạo từ gió, trên thế giới người ta đã chế tạo các loại tuốc bin gió với công suất lớn đến trên 7 MW, nếu dùng loại tuốc bin gió tốc độ thay đổi 5 có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stator và lưới thì sẽ tốn kém, đắt tiền do bộ biến đổi cũng phải có công suất bằng công suất của toàn tuốc bin. Vì vậy các hãng chế tạo tuốc bin gió có xu hướng sử dụng máy dị bộ nguồn kép làm máy phát trong các hệ thống tuốc bin gió công suất lớn để giảm công suất của bộ biến đổi và do đó giảm giá thành, vì bộ biến đổi được nối vào mạch rotor của máy phát, công suất của nó thường chỉ bằng cỡ 1/3 tổng công suất toàn hệ thống, các thiết bị đi kèm như bộ lọc biến đổi cũng rẻ hơn vì cũng được thiết kế với công suất bằng 1/3 công suất của toàn hệ thống. Do đó đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống phát điện sức gió sử dụng máy điện không đồng bộ rô to dây quấn. Hình 1.3 Tuốc bin gió tốc độ thay đổi sử dụng MĐKĐBRTDQ Nhược điểm chính của tuốc bin gió với tốc độ thay đổi sử dụng MĐKĐBRTDQ là vấn đề lỗi lưới. Lỗi lưới trong hệ thống năng lượng, thậm chí ở xa so với vị trí đặt tuốc bin sẽ gây ra sụt điện áp lưới, dẫn tới từ thông quá độ dao động, làm cảm ứng trong mạch rotor sức phản điện động có trị số lớn và nếu lớn hơn khả năng cực đại của bộ biến đổi có thể tạo ra, sẽ gây mất điều khiển dòng và gây quá dòng lớn, có thể phá hỏng bộ biến đổi. 1.2 Cấu trúc và điều khiển đối tượng. Hiện nay, có hai cấu trúc hệ thống PĐSG dùng MĐKĐBRTDQ được sử dụng: hệ thống sử dụng crowbar (hình 1.4) và hệ thống sử dụng stator switch (hình 1.5). 6 Hình 1.4 Hệ thống PĐSG dựa trên MĐKĐBRTDQ sử dụng crowbar Hệ thống gồm có các điều khiển thành phần sau: điều khiển tuốc bin, điều khiển vector, điều khiển crowbar hoặc stator switch. a) Điều khiển tuốc bin Nhiệm vụ của điều khiển tuốc bin là điều chỉnh tốc độ tuốc bin (sử dụng động cơ servo để điều khiển góc cánh) và cung cấp giá trị đặt của mô men (hoặc công suất tác dụng) cho mức điều khiển vector theo chiến lược điều khiển như sau (hình 1.6): - Khi tốc độ gió nhỏ hơn giới hạn thấp của nó (khoảng 4 m/s), tốc độ của máy phát được giữ ở tốc độ thấp, dưới đồng bộ 30% (1050 v/ph), công suất cực đại nhận được từ gió bằng cách điều chỉnh góc của cánh gió. 7 Hình 1.5 Hệ thống PĐSG dựa trên MĐKĐBRTDQ sử dụng stator switch - Khi tốc độ gió lớn hơn giới hạn thấp 4m/s và nhỏ hơn 8m/s, tốc độ máy phát được duy trì trong phạm vi lớn hơn 1050 v/ph (dưới tốc độ đồng bộ 30 %) và nhỏ hơn hoặc bằng 1950 v/ph (trên tốc độ đồng bộ 30%), công suất cực đại lấy từ gió bằng cách điều chỉnh đồng thời tốc độ rotor tuốc bin và góc của cánh gió. - Khi tốc độ gió lớn hơn 8m/s và nhỏ hơn tốc độ gió định mức, 12m/s, tốc độ máy phát khi đó được duy trì ở giá trị định mức (1950 v/ph – trên tốc độ đồng bộ 30%), công suất cực đại lấy từ gió bằng cách điều chỉnh góc của cánh gió. - Khi tốc độ gió cao hơn tốc độ định mức (12m/s), tốc độ máy phát được giữ ở giá trị định mức 1950 v/ph, công suất đặt của máy phát bằng công suất định mức của nó, nghĩa là công suất lấy từ gió được giữ bằng công suất định mức thông qua việc điều chỉnh góc của cánh gió. - Khi tốc độ gió quá thấp, năng lượng quá nhỏ hoặc khi tốc độ gió quá cao (trên 25m/s), thì hệ thống bảo vệ sẽ cắt máy phát ra khỏi lưới. 8 Hình 1.6 Các đường cong sử dụng trong chiến lược điều khiển tuốc bin b) Điều khiển crowbar hoặc stator switch Nhiệm vụ là bảo vệ bộ biến đổi công suất đối với hiện tượng quá dòng lớn khi xảy ra lỗi lưới (ngắn mạch lưới). Với hệ thống sử dụng crowbar, khi xảy ra lỗi lưới, nếu dòng rotor lớn quá mức cho phép của bộ biến đổi, lúc này điều khiển crowbar sẽ được kích hoạt, làm ngắn mạch rotor, rẽ mạch dòng ngắn mạch qua crowbar để bảo vệ bộ biến đổi, khi đó máy phát bị mất điều khiển. Khi biên độ dòng quá độ đã giảm dưới mức an toàn, “crow bar” ngừng tham gia, lúc này mới có thể điều khiển được máy phát. Với hệ thống sử dụng stator switch, khi lỗi lưới, nếu dòng quá độ rotor vượt quá mức cho phép của bộ biến đổi, bộ chuyển mạch điện tử công suất thyristor phía stator sẽ ngắt máy phát ra khỏi lưới, tuy nhiên vẫn duy trì điều khiển phía rotor để điều khiển tái hoà đồng bộ máy phát vào lưới khi biên độ dòng quá độ giảm dưới mức an toàn của bộ biến đổi, và việc phát công suất hữu công, vô công lên lưới được khôi phục trở lại. c) Điều khiển vector Bao gồm hai điều khiển thành phần: Điều khiển nghịch lưu phía máy phát và điều khiển nghịch lưu phía lưới. • Điều khiển nghịch lưu phía lưới (NLPL) 9 Mục tiêu của điều khiển NLPL là duy trì trị số điện áp một chiều trung gian không đổi theo giá trị đặt của nó phù hợp với bộ biến đổi nghịch lưu phía máy phát (NLMP), và điều khiển hướng, trị số công suất vô công lên lưới. • Điều khiển nghịch lưu phía máy phát(NLMP) Mục đích của bộ NLMP là điều khiển công suất tác dụng (thông qua mô men), và công suất phản kháng lên lưới một cách độc lập với nhau, thông qua điều khiển các thành phần dòng điện rotor, với việc áp dụng kỹ thuật điều khiển vector. Với mục đích của luận án là nâng cao chất lượng hệ thống PĐSG sử dụng MDKDB thông qua việc áp dụng giải pháp điều khiển thích hợp cho bộ điều khiển nghịch lưu phía máy phát, nên phần này sẽ phân tích cụ thể chi tiết nhiệm vụ, yêu cầu của điều khiển NLMP 1.3 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với điều khiển nghịch lưu phía máy phát Để đảm bảo khả năng làm việc ổn định của máy phát điện sức gió sử dụng MĐKĐBRTDQ nối lưới, công suất vô công lớn yêu cầu bộ điều khiển phía máy phát như sau: Ở chế độ làm việc bình thường, thực hiện bám lưới với tần số và điện áp lưới không đổi; thực hiện điều chỉnh phân ly công suất tác dụng (thông qua mô men) và công suất phản kháng lên lưới. Ở chế độ sự cố (ngắn mạch gây sụt điện áp lưới), thực hiện bám lưới; cung cấp công suất tác dụng lớn nhất có thể lên lưới ngay sau khi lỗi lưới để cấp dòng ngắn mạch vào vị trí bị ngắn mạch để kích hoạt các thiết bị bảo vệ hệ thống năng lượng tác động; điều chỉnh công suất phản kháng lên lưới để hỗ trợ lưới phục hồi điện áp, đồng thời tạo điều kiện để hệ thống trở về chế độ bình thường ngay sau khi lỗi lưới (vì mức điện áp lưới lúc này đã được nâng lên). Ở chế độ sự cố, một vấn đề có thể xảy ra (nhất là khi sập lưới với mức độ lớn) với bộ điều khiển nghịch lưu phía lưới là vấn đề mất điều khiển dòng khi lỗi lưới. Nguyên nhân là khi lỗi lưới, từ thông stator xuất hiện thành phần quá độ dao động, làm cảm ứng trong mạch rotor điện áp quá độ có trị số lớn (sức phản điện động) , và nếu lớn hơn điện áp cực đại của bộ biến đổi có thể tạo ra được thì sẽ gây mất điều khiển dòng và gây quá dòng lớn. Hậu quả là hệ thống phải kích hoạt hệ thống bảo vệ 10 [...]... TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN ĐỐI TƯỢNG 3.1 Khái quát các phư ng pháp đã áp dụng và lựa chọn phư ng pháp điều khiển Cho đến nay, thực tế đều sử dụng các phư ng pháp điều khiển tuyến tính [ 6] trong đó khâu điều chỉnh dòng được tổng hợp theo các phư ng pháp tuyến tính và đã giải quyết được những vấn đề sau: Điều khiển phân ly (tách kênh) công suất tác dụng và công suất phản kháng phát lên lưới thông... việc điều chỉnh thành phần iNd ta sẽ thay đổi được giá trị điện áp một chiều trung gian UDC Từ (2.47) ta cũng rút ra nhận xét, thành phần iNq có tác dụng sản sinh công suất vô công Từ các phân tích ở trên, ta có sơ đồ cấu trúc điều khiển phía máy phát và lưới như hình 2.14 30 Hình 2.14 Sơ đồ cấu trúc điều khiển phía máy phát và phía lưới hệ thống PĐSG sử dụng MĐKĐBRTDQ 31 Chương 3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG... đề cập đến ở bộ điều khiển theo mô hình nội trên cơ sở bù sức phản điện động và hạn chế ảnh hưởng của nhiễu sức phản điện động thông qua điện trở phản hồi Ra 3.2 Phư ng pháp điều khiển nội DFIG Hiện nay về phư ng diện lý thuyết có nhiều phư ng pháp thiết kế phi tuyến, như phư ng pháp tuyến tính hoá chính xác, phư ng pháp tựa phẳng, điều khiển mờ, mạng nơ ron Trong đề tài này áp dụng phư ng pháp thiết... lập các thông số cho bộ điều khiển PI vẫn là một vấn đề đáng quan tâm Bộ điều khiển theo mô hình nội là một giải pháp điều khiển quá trình được đề xuất vào năm 1982 và đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp [1] Sử dụng IMC để chế ngự các lỗi trong DFIG [2] Mô tả bộ điều khiển mô hình nội thích nghi mẫu - mô hình trực tiếp cho DFIG Trong phần này giới thiệu phư ng pháp điều khiển cho cả hai bộ biến... thông qua vành trượt Điều này cho phép duy trì dòng stato bằng với tần số của lưới trong khi bộ biến đổi phía lưới được cung cấp điện áp một chiều ổn định cho bộ biến đổi Để đạt được các mục tiêu này, đề xuất ra một sơ đồ điều khiển tổng thể dựa trên hệ thống DFIG Bao gồm phần điều khiển cho tuốc bin gió và phần điều khiển cho DFIG Trong thực tế giải pháp điều khiển tỉ lệ tích phân (PI) đã được sử... lỗi lưới được loại bỏ, để tránh hiện tượng mất điều khiển dòng và quá dòng lớn, hạn chế tới mức tối đa sự tham gia của hệ thống crowbar hoặc stator switch Xuất phát từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điện áp quá độ cảm ứng trong mạch rotor, để nâng cao được chất lượng hệ thống, các yêu cầu cụ thể được đặt ra với bộ điều khiển phía máy phát như sau: - Điều khiển phân ly (tách kênh) công suất... diễn cho đối tượng một cách chính xác Điều đó có nghĩa là Gp(s) = Gm(s) thì hàm truyền đầu vào của vòng kín hệ thống chỉ phụ thuộc vào nhánh truyền thẳng Fo ( s ) = Gc ( s )G p ( s ) Điều này có nghĩa là mô hình chính xác, phân tích tính ổn định chỉ để cập đến ổn định vòng hở của cấu trúc IMC −1 Theo như thuộc tính của IMC, BĐK lý tưởng Gc ( s ) = G p ( s ) có thể thu được dưới điều khiển là đối tượng. .. pháp điều khiển cho cả hai bộ biến đổi cho DFIG Áp dụng cách thức điều khiển vòng kép dựa trên IMC Đối với (MVSC Bộ biến đổi nguồn áp phía máy phát) bộ biến đổi sử dụng vòng phân ly là vòng bên trong Đối với (GVSC - Bộ biến đổi phía lưới) điện áp một chiều và công suất phản kháng được điều khiển ở vòng ngoài Vòng trong vẫn dùng để điều khiển dòng điện Trình tự thiết kế chi tiết được mô tả và các kết... làm việc với lưới, bản luận văn này đề cập tới phư ng pháp điều khiển theo mô hình nội IMC để tổng hợp bộ điều khiển dòng cho NLMP trên cơ sở thực hiện phân ly (tách kênh) các thành phần ird (tạo công suất hữu công) và irq (tạo công suất vô công) của dòng rotor thông qua bù thành phần liên kết ngang ω r ird và ωr irq Vấn đề ổn ổn định đối với dao động của điện áp lưới; ổn định đối với dao động của từ... đóng vai trò khâu CL, chuyển năng lượng từ lưới sang mạch một chiều trung gian Để phân tích tìm ra các biến điều khiển phía lưới, trước hết ta bước vào xây dựng và phân tích mô hình toán học của hệ thống phía lưới điện trên hệ tọa độ THĐAL Hình 2.9 mô tả sơ đồ tổng quát mạch điện phía lưới Cuộn cảm lọc dòng có cảm kháng LD, điện trở cuộn dây là RD, khâu lọc RC bao gồm điện trở RF và tụ điện có điện . trạng thái. Luận văn được chia thành: Chương 1 Đặt vấn đề, lựa chọn đối tượng điều khiển Chương 2 Mô hình toán học đối tượng điều khiển Chương 3 Phân tích lựa chọn phư ng án điều khiển đối tượng. 3 Chương. 3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN ĐỐI TƯỢNG 32 3.1. Khái quát các phư ng pháp đã áp dụng và lựa chọn phư ng pháp điều khiển 32 3.2 Phư ng pháp điều khiển nội DFIG 32 3.3 Bộ điều khiển. ……………………………………………………………….…………………………. 1 Lời giới thiệu 3 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ, LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN. 5 1.1 Khái quát và lựa chọn đối tượng 8 1.2 Cấu trúc và điều khiển đối tượng 8 1.3 Để đảm bảo khả năng làm việc ổn

Ngày đăng: 18/08/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

  • Hình 1.1

  • Tuốc bin gió với tốc độ cố định

  • 5

  • Hình 1.2

  • Tuốc bin gió với tốc độ thay đổi có bộ biến đổi nối trực tiếp giữa stator và lưới

  • 6

  • Hình 1.3

  • Tuốc bin gió tốc độ thay đổi sử dụng MĐKĐBRTDQ

  • 6

  • Hình 1.4

  • Hệ thống PĐSG dựa trên MĐKĐBRTDQ sử dụng crowbar

  • 7

  • Hình 1.5

  • Hệ thống PĐSG dựa trên MĐKĐBRTDQ sử dụng stator switch

  • 8

  • Hình 1.6

  • Các đường cong sử dụng trong chiến lược điều khiển tuốc bin

  • 9

  • Hình 2.1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan