1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án và đề xuất giải pháp khắc phục tại BQL Dự án Đường sắt – Cục Đường sắt Việt Nam

61 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 537 KB

Nội dung

Trong những năm qua hoạt động đầu tư diễn ra sôi động trên mọi vùng miền của tổ quốc và trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai tuy nhiên công tác quản lý chi phí dự án còn nhiều bất cập và hạn chế đã gây tổn thất không nhỏ. Nhiều dự án gây thất thoát lãng phí, thậm chí có dự án phải tạm dừng gây tổn thất cho nền kinh tế. Trước thực trạng đó công tác quản lý chi phí dự án trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng trong hoạt động đầu tư. Ban quản lý Đường sắt là đơn vị nhà nước trực thuộc quản lý của Cục Đường sắt Việt Nam. Ban quản lý Đường sắt đang quản lý 2 dự án: DA tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông và DA tuyến đường sắt Yên Viên – Lim – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Công tác quản lý chi phí DA tại Ban QLDA Đường sắt cũng không nằm ngoài xu thế. Vì vậy em chọn đề tài “ Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án và đề xuất giải pháp khắc phục tại BQL Dự án Đường sắt – Cục Đường sắt Việt Nam’’ làm đề án môn học. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GVHD T.S Trần Thị Mai Hương, các thầy cô trong khoa Đầu tư, các cô, chú, anh, chị trong BQL đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án.

Trang 1

o0o

ề tài:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TẠI BQL DỰ ÁN

ĐƯỜNG SẮT – CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Gi¸o viªn híng dÉn : TS TRẦN THỊ MAI HƯƠNG

Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYỄN ĐỨC PHÓNG

Líp : KINH TẾ ĐẦU TƯ K22

MSSV : BH221601

Hµ Néi, 2012

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2

1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình 2

1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 2

1.3 Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình 2

1.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình 3

1.4.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình 3

1.4.2 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 4

1.4.3 Giai đoạn thực hiện đầu tư 11

1.4.4 Giai đoạn kết thúc đầu tư 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 35

2.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án Đường sắt 35

2.2 Những bất cập trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDAĐS: 37

2.3 Những nguyên tắc hoàn thiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước 40

2.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDAĐS 40

2.4.1 Hoàn thiện việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình 40

2.4.2 Hoàn thiện nội dung hợp đồng và lựa chọn hình thức hợp đồng thích hợp .46 2.4.3 Xây dựng một hệ thống dữ liệu về định mức, đơn giá xây dựng công trình 47 2.4.4 Xác định và đảm bảo nhu cầu vốn 47

2.4.5 Hoàn thiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 48

2.4.6 Hoàn thiện việc thanh, quyết toán vốn đầu tư 54

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua hoạt động đầu tư diễn ra sôi động trên mọi vùng miền của tổ quốc và trong mọi lĩnh vực kinh tế Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai tuy nhiên công tác quản lý chi phí dự án còn nhiều bất cập và hạn chế đã gây tổn thất không nhỏ Nhiều dự án gây thất thoát lãng phí, thậm chí có dự án phải tạm dừng gây tổn thất cho nền kinh tế Trước thực trạng đó công tác quản lý chi phí dự án trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng trong hoạt động đầu tư

Ban quản lý Đường sắt là đơn vị nhà nước trực thuộc quản lý của Cục Đường sắt Việt Nam Ban quản lý Đường sắt đang quản lý 2 dự án: DA tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông và DA tuyến đường sắt Yên Viên – Lim – Phả Lại –

Hạ Long – Cái Lân Công tác quản lý chi phí DA tại Ban QLDA Đường sắt cũng không nằm ngoài xu thế Vì vậy em chọn đề tài “ Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án và đề xuất giải pháp khắc phục tại BQL Dự án Đường sắt – Cục Đường sắt Việt Nam’’ làm đề án môn học.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GVHD T.S Trần Thị Mai Hương, các thầy cô trong khoa Đầu tư, các cô, chú, anh, chị trong BQL đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án.

Trang 4

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dự án đầu tư xây dựng công trình

là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộnghoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạnnhất định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh vàthiết kế cơ sở

1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, dự án đầu tư xây dựngcông trình được phân loại như sau:

a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộixem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành

3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

Dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Nghị quyết số

b) Theo nguồn vốn đầu tư:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn

1.3 Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình

Nhà nước quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thông qua quy hoạch

Trang 5

tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quyđịnh của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan Việc đầu tư xâydựng công trình phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, bảo đảm anninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.

Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự ánthành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai tháchoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể đượcquản lý, thự hiện như một dự án độc lập Việc phân chia dự án thành phần dongười quyết định đầu tư quyết định

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể các dự án thành phần,Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủtrương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọnNhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trìnhvào khai thác sử dụng

Đối với dự án doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển củaDoanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư

tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án Đối với các dự án sử dụnghỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận vềphương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệphần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư

1.4 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình

1.4.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xâydựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu

tư xây dựng công trình được thể hiện qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn

Trang 6

lập dự án đầu tư xây dựng công trình; dự toán xây dựng công trình ở giai đoạnthực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; giá trị thanh, quyết toán vốn đầu

tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phí đầu tưxây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giaiđoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhànước

Đặc điểm của giá xây dựng

- Có các đặc điểm chung của giá các loại hàng hóa;

- Giá xây dựng có tính đơn chiếc: do mỗi công trình có kết cấu, hìnhdáng, trang trí, diện tích, thể tích khác nhau Khi xây dựng phải sử dụng vậtliệu xây dựng và thiết bị công nghệ khác nhau Giá xây dựng chỉ được xácđịnh thông qua các trình tự được quy định, phù hợp với từng giai đoạn xâydựng;

- Giá xây dựng được xác định trong quá trình đầu tư xây dựng: quátrình xây dựng là quá trình hao phí vật liệu, nhân công, máy móc với số lượnglớn trong một thời gian dài, phải tiến hành các giai đoạn, do đó giá xây dựngphải được tính nhiều lần với các mục đích khác nhau

1.4.2.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựngcông trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xâydựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trườnghợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toánxây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹthuật và thiết kế bản vẽ thi công

Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế

và lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lývốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Trang 7

a Nội dung tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xâydựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

- Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây

dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình,hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thicông; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả

thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giaocông nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vậnchuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác ;

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi

thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thườngkhác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư

có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chứcbồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xâydựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư ;

- Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ

chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị

dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa côngtrình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tưhoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọnphương án thiết kế kiến trúc;

- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưthuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

Trang 8

- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹthuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;

- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;

- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;

- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng côngtrình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịulực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanhtoán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:

- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

- Chi phí khảo sát xây dựng;

- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;

- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;

- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩmtra tổng mức đầu tư, dự toán công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chiphí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa

Trang 9

chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giámsát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;

- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán côngtrình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạtđộng xây dựng,

- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;

- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trìnhtheo yêu cầu của chủ đầu tư;

- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực vàchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trườnghợp thuê tư vấn);

- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàngiao, đưa vào khai thác sử dụng;

- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác

Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định tại

các chi phí nêu trên nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình, bao gồm:

- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

- Chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

Trang 10

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưuđộng ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh,lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và cótải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồiđược;

- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

- Một số khoản mục chi phí khác

Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng

công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòngcho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tínhbằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phíbồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tưxây dựng và chi phí khác

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thựchiện dự án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ

số giá xây dựng

b.Phương pháp lập tổng mức đầu tư

Khi xác định tổng mức đầu tư phải ước tính đầy đủ toàn bộ chi phí đầu

tư của dự án, đảm bảo với nguồn vốn dự tính đủ để thi công xây dựng trong

dự án trong khoảng thời gian đã xác định và dự án đi vào hoạt động có hiệuquả ; đồng thời phương pháp tính toán phải dễ hiểu, dễ áp dụng, có tính chấtthông dụng và phù hợp với thông lệ quốc tế

Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và cáccông trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay được ước tính trên

cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các

Trang 11

yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựngcông trình.

Tổng mức đầu tư được xác định bằng các phương pháp :

- Tính theo thiết kế cơ sở Trong đó chi phí xây dựng được tính theo

khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xâydựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủngloại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và cácyếu tố khác (nếu có); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theokhối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ củanhà nước có liên quan; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệphần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòngđược xác định theo chi phí dự phòng theo chi phí dự phòng cho khối lượngcông việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

Chi phí dự phòng của dự án phụ thuộc vào việc dự tính khối lượng phátsinh, yếu tố trượt giá và thời gian thực hiện dự án Chi phí dự phòng cho yếu

tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ sốgiá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến khảnăng biến động giá trong nước và quốc tế

- Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những

chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác địnhtổng mức đầu tư;

- Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện Trường hợp áp dụng phương pháp này phải tính quy

đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các

Trang 12

khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

- Kết hợp các phương pháp nêu trên.

c) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựngcông trình

2 Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc thuêcác tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện công tác quản lý chi phí (sau đây gọi tắt làcác tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí) đủ điều kiện năng lực theo quy địnhtại Chương V của Nghị định này thẩm tra Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩmtra được tính trong tổng mức đầu tư Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩmđịnh, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp

lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra

3 Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyếtđịnh đầu tư phê duyệt

d Điều chỉnh tổng mức đầu tư

1 Trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư

- Xuất hiện cấc yếu tố bất khả kháng : động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóngthần, lở đất ; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác độngtrực tiếp đến công trình xây dựng ;

- Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tớitổng mức đầu tư xây dựng công trình ;

Trang 13

- Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khithấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn.

2 Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư

- Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủđầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiệnđiều chỉnh tổng mức đầu tư;

- Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do Nhànước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tưkhác của Nhà nước; chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điềuchỉnh tổng mức đầu tư;

- Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đãđược phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định

1.4.3.Giai đoạn thực hiện đầu tư

1.4.3.1 Dự toán xây dựng công trình

1 Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xâydựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết

kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạngmục công trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình

2 Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựngcông trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầutrong trường hợp chỉ định thầu

3 Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, dự toán công trình có thể đượcxác định bằng dự toán các gói thầu đấu thầu quốc tế, dự toán các gói thầu đấuthầu trong nước và dự toán các phần việc không tổ chức đấu thầu Tuỳ theoyêu cầu và phạm vi đấu thầu, dự toán các gói thầu chỉ bao gồm chi phí xâydựng hoặc bao gồm cả chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác phân

bổ cho từng gói thầu

a Nội dung dự toán công trình

Trang 14

Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phíquản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dựphòng.

Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật thì tổngmức đầu tư đồng thời là dự toán công trình

Dự toán công trình được lập như sau:

Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình,

bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối vớicông trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm

để ở và điều hành thi công

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí đểxây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụcho việc ở và điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xâydựng công trình

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhậpchịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng

+ Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tưcấp), chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác Chi phítrực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi côngxây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộcông trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môitrường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vétbùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế + Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điềuhành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thicông tại công trường và một số chi phí khác

+ Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệpxây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình

Trang 15

+ Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhànước và được tính trên tổng giá trị của chi phí trực tiếp, chi phí chung và thunhập chịu thuế tính trước.

+ Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tínhbằng tỷ lệ 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuếtính trước đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đườngdây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các côngtrình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại

+ Chi phí thiết bị được tính cho công trình, hạng mục công trình baogồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất,gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thínghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và các chi phí khác có liên quan Chi phí mua sắmthiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phívận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưucontainer tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản,bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình

+ Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu

tư tổ chức thực hiện quản lý dự án Chi phí quản lý dự án được xác định bằngđịnh mức tỷ lệ %

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các khoản mục chi phí đã nêutại mục 1.6.2.1 của luận văn này và được xác định bằng lập dự toán hoặc địnhmức tỷ lệ

+ Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng5% của tổng các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chiphí tư vấn dầu tư xây dựng, chi phí khác Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giáđược tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xâydựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng Thời gian để tính chi phí

dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán công trình là thời gian xây dựng

Trang 16

công trình được tính bằng tháng, quý, năm.

b Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình

1 Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê

duyệt Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khốilượng thiết kế;

b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá

xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán

các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;

c) Xác định giá trị dự toán công trình

2 Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì

được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm

chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình Tổ chức, cá nhân tư vấn thực hiện thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu

tư về kết quả thẩm tra

3 Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêucầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt)

sau khi đã thẩm định hoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết

quả phê duyệt dự toán công trình Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở

để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình và là căn cứ để đàm phán kýkết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu

c Điều chỉnh dự toán công trình

- Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:+ Các trường hợp được phép điều chỉnh tổng mức đầu tư;

+ Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái vớithiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt

dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng

+ Khi biến động giá nguyên, vật liệu và khi thay đổi chế độ tiền lương

Trang 17

1.4.3.2 Định mức xây dựng và giá xây dựng công trình

a Định mức dự toán

Là định mức kinh tế-kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu,nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắphoặc kết cấu xây lắp tạo thành công trình Định mức dự toán dùng để tính toángiá xây dựng, tính toán lượng vật liệu xây dựng, lao động và ca máy thi côngcần thiết sử dụng trong công trình Nó là cơ sở để xác định giá xây dựng, tínhtoán giá mời thầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu tham khảo khi xác định giá dựthầu trong trường hợp đấu thầu

Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mứcchi phí tỷ lệ :

+ Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu,nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xâydựng

+ Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công

việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm: quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây

dựng, chuẩn bị công trường, chi phí chung, trực tiếp phí khác, nhà tạm để ở

và điều hành thi công tại hiện trường, thu nhập chịu thuế tính trước và một sốcông việc, chi phí khác

b Lập và quản lý định mức xây dựng

1 Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng và công

bố định mức xây dựng

2 Trên cơ sở phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định tại mục

1 nêu trên, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và công bố các địnhmức xây dựng cho các công việc đặc thù của ngành, địa phương

3 Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựngđược công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêucầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn được điều

Trang 18

chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.

4 Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mứcxây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứtheo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức

do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức hoặc áp dụng các địnhmức xây dựng tương tự ở các công trình khác

5 Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinhnghiệm để thực hiện lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức xây dựng quyđịnh ở khoản mục 3 và mục 4 nêu trên Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm trướcpháp luật và chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng

đã thực hiện

6 Trường hợp các định mức được lập theo quy định tại mục 3 và mục 4nêu trên được sử dụng để lập các đơn giá trong các gói thầu sử dụng vốnngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáongười quyết định đầu tư xem xét, quyết định (riêng công trình xây dựngthuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng

Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định)

c Hệ thống giá xây dựng công trình

1 Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng côngtrình và giá xây dựng tổng hợp Đơn giá xây dựng công trình được lập cho

công trình xây dựng cụ thể Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp từ các đơn

giá xây dựng công trình

2 Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựngtrong tổng mức đầu tư và dự toán công trình

d Lập đơn giá xây dựng công trình

1 Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở giá thị trường hoặcmức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thànhmột đơn vị khối lượng công tác xây dựng và các yếu tố chi phí có liên quan

Trang 19

cụ thể đến công trình như sau:

a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủngloại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể Giá vậtliệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cungcấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đãđược áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự Giá vậtliệu đến hiện trường xây lắp được tính theo phương pháp lập đơn giá xâydựng công trình;

b) Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủtiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biếncủa từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng;

c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo công trình cụ thể

và theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc theo mặt bằng thịtrường giá ca máy phổ biến

2 Đối với những công trình xây dựng (kể cả các công trình sử dụng

nguồn vốn ODA) có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệunhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giáxây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù củacông trình

e Quản lý giá xây dựng công trình

1 Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêucầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xâydựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức

đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí.

2 Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có

đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần côngviệc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình Tổ chức, cá nhân tư vấnphải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về tính hợp lý, chính xác

Trang 20

của giá xây dựng công trình do mình lập.

3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết

bị thi công phổ biến theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và công

bố giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập

đơn giá xây dựng công trình

f Chỉ số giá xây dựng

1 Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giáxây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnhtổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

2 Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo các yếu

tố chi phí, cơ cấu chi phí, loại vật liệu xây dựng chủ yếu, theo khu vực vàđược công bố theo từng thời điểm Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng

và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng

3 Đối với công trình xây dựng đặc thù mà chưa có trong chỉ số giá xâydựng do Bộ Xây dựng công bố thì chủ đầu tư được thuê các tổ chức tư vấn có

đủ điều kiện năng lực xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình theophương pháp xây dựng chỉ số giá do Bộ Xây dựng công bố để làm cơ sở lập,điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xâydựng và quản lý chi phí Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính chính xác,hợp lý của các chỉ số giá xây dựng đã cung cấp

1.4.3.4 Giá gói thầu

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải đảm bảo hiệu quả của dự

án, phù hợp với năng lực quản lý của chủ đầu tư và khả năng tham gia thựchiện gói thầu của các nhà thầu Việc phân chia gói thầu trong kế hoạch đấuthầu phải căn cứ vào quy mô, tính chất, thời gian thực hiện dự án; trình tự đặcđiểm, yêu cầu kỹ thuật của loại công việc cần thực hiện để đảm bảo tính đồng

bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô của gói thầu Do đó gói thầu có thể là

Trang 21

toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án; một công trình xây dựng

có thể là một gói thầu hoặc bao gồm một số gói thầu

Dự án có thể được phân chia thành các gói thầu lựa chọn tổng thầu xâydựng, tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý dự án, nâng cao hiệu quả đầu tư vàphát huy năng lực cạnh tranh cùa các Nhà thầu

Giá gói thầu bao gồm cả dự phòng tính cho toàn bộ thời gian thực hiệngói thầu, được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư, hoặc dự toán xây dựngcông trình và các quy định về lập, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình Do việc chia dự án thành các gói thầu liên quan trực tiếp tới tổng mứcđầu tư của dự án nên khi tổ chức đấu thầu đối với từng gói thầu cụ thể cầnxem xét, kiểm tra, rà soát lại…để đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hạn chế cácphát sinh về chi phí có thể xảy ra

Giá gói thầu tư vấn được xác định căn cứ vào chi phí tư vấn trong tổngmức đầu tư, dự toán chi phí tư vấn được duyệt Đối với các gói thầu tư vấnđược thực hiện trước khi dự án được phê duyệt thì căn cứ vào chi phí tư vấntrong sơ bộ tổng mức đầu tư, chi phí tư vấn của gói thầu tương tự đã thựchiện, tham khảo định mức chi phí dự án, công trình xây dựng để lập dự toángói thầu làm cơ sở xác định giá gói thầu Xác định giá gói thầu tư vấn ở giaiđoạn chuẩn bị dự án (khi chưa có quy mô, mức vốn cụ thể cho từng côngtrình) cần lưu ý kết hợp đồng thời các phương pháp để đối chiếu, so sánh giáphù hợp (phương pháp tương tự, dự toán chi phí, kinh nghiệm của tư vấn,những đặc điểm, yêu cầu cụ thể của dự án làm cơ sở để tính toán, xác định giáphù hợp)

Giá gói thầu thi công xây dựng được xác định dựa vào chi phí xây dựngtrong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình được duyệt (đối vớitrường hợp dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) Theo quy định củapháp luật đấu thầu, kế hoạch đấu thầu phải được lập cho toàn bộ dự án, ngaysau khi dự án được duyệt để trình người quyết định đầu tư xem xét, phê

Trang 22

duyệt Vì vậy, khi xác định giá gói thầu xây lắp thường chỉ xác định từ thiết

kế cơ sở được duyệt mà chưa có thiết kế chi tiết và thời gian từ khi phê duyệt

kế hoạch đấu thầu đến khi tổ chức đấu thầu cho các gói thầu của dự án thườngkéo dài, đặc biệt với các dự án lớn Do đó, khi tính toán giá gói thầu phải dựkiến đủ chi phí, tránh việc điều chỉnh chỉnh nhiều lần giá gói thầu, phát sinhnhiều thủ tục, kéo dài tiến độ, giảm hiệu quả dự án

Giá gói thầu tổng thầu xây dựng được xác định căn cứ vào chi phí thựchiện các công việc của tổng thầu nêu trong tổng mức đầu tư được duyệt kể cảcác khoản chi phí về đào tạo, chuyển giao công nghệ nếu có và chi phí quản

lý dự án của tổng thầu xây dựng Đối với gói thầu tổng thầu chìa khóa traotay, việc xác định giá gói thầu có thể căn cứ vào sơ bộ tổng mức đầu tư tínhtheo suất vốn đầu tư hoặc chi phí của dự án tương tự đã thực hiện và yêu cầukhác của Chủ đầu tư

a Điều chỉnh giá gói thầu

Trong khi tổ chức đấu thầu, Chủ đầu tư phải xem xét về sự phù hợp của

kế hoạch đấu thầu được duyệt với điều kiện thực hiện Trường hợp thấy cầnthiết phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu thì Chủ đầu tư báo cáo người quyếtđịnh đầu tư và thực hiện việc điều chỉnh theo quy định nếu có được chấpthuận Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu bao gồm: nhập, tách hoặc bổ sungcác gói thầu, điều chỉnh giá gói thầu, thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu

Việc điều chỉnh giá gói thầu được thực hiện trong các trường hợp:

- Nhà nước thay đổi quy định về thuế, tiền lương, giá cả ảnh hưởngtrực tiếp đến giá gói thầu được phê duyệt;

- Có biến động mạnh về giá vật liệu;

- Thay đổi nội dung, công việc của gói thầu

1.4.3.5 Giá dự thầu, giá đề nghị trúng thầu, giá trúng thầu

- Giá dự thầu là giá do Nhà thầu nêu trong đơn giá dự thầu thuộc hồ sơ

dự thầu Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm

Trang 23

- Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá

dự thầu của Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sailệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầulàm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1.4.3.6 Giá hợp đồng

Hợp đồng được ký kết sau khi hoàn thành lựa chọn nhà thầu và kết thúcđàm phán hợp đồng với Nhà thầu trúng thầu (trường hợp đấu thầu và chỉ địnhthầu) Hợp đồng xây dựng được gắn liền với quá trình lựa chọn Nhà thầu và

là sản phẩm của quá trình lựa chọn Nhà thầu

Giá hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu),không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu).Khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người có thẩm quyền cho phép

1 Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trảcho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chấtlượng, tiến độ, điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận tronghợp đồng xây dựng

2 Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế,phí (nếu có); giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loạihợp đồng, giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng

3 Giá hợp đồng được xác định như sau:

a) Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thươngthảo hợp đồng giữa các bên;

b) Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào dự toán, giá gói thầu đượcduyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên

4 Giá hợp đồng có các loại sau:

a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt

Trang 24

quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vihợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định nhưsau:

Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợpđồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoàiphạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn làkhối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) Trường hợp này, khiđiều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc khôngvượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán,thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổngmức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượngcác công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu

để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;

b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn

giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng Đơngiá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng

c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở

đơn giá cho các công việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận tronghợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng Điều chỉnh giá do trượtgiá thực hiện theo phương pháp như sau:

- Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tínhchất công việc, loại giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợpđồng;

- Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp vớinội dung công việc trong hợp đồng Trong hợp đồng phải quy định việc sửdụng nguồn thông tin giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền để điều chỉnh giá theo công thức sau:

Trang 25

- Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể phương pháp điều chỉnh giá hợpđồng xây dựng.

d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao

cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thờigian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ

- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác địnhtrên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏathuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần,ngày, giờ)

- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí

đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác

đ) Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công

trình hoặc giá trị khối lượng công việc Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cảcác nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu sốtiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trìnhhoặc giá trị khối lượng công việc

e) Trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với cácloại giá hợp đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồngnhư đã nêu ở trên

Trang 26

Điều chỉnh hợp đồng

1 Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giáhợp đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếucó) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

2 Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng không làm thay đổi mục tiêu đầu

tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư đượcquyền quyết định; trường hợp làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổngmức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư cho phép

3 Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơngiá cố định, đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian Trong hợp đồngxây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giáhợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng;phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng,tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng

4 Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điềuchỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng và được quy định như sau:

a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượngcông việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa cóđơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theonguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;

b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khốilượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợpđồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có)

để thanh toán;

c) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gianthì khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổngiá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà

Trang 27

nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợpđồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư vàcác bên có thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợpđồng được điều chỉnh theo phương pháp hướng dẫn cho những khối lượngcông việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu camkết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định

kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực

Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:

a) Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tínhchất công việc, loại giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợpđồng;

b) Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp vớinội dung công việc trong hợp đồng Trong hợp đồng phải quy định việc sửdụng nguồn thông tin giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền để điều chỉnh giá theo công thức sau:

- Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể phương pháp điều chỉnh giá hợpđồng xây dựng

1.4.4 Giai đoạn kết thúc đầu tư

Trang 28

a) Thanh toán hợp đồng xây dựng

1 Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng,giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết

2 Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạnthanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán vàđiều kiện thanh toán

3 Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lầnthanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hànhcông trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quyđịnh khác

4 Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợpđồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tươngứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng,khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết

5 Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: đượcthực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tănghoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá

đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng

6 Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định nhưsau:

a) Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương chochuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồngnhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày,giờ)

b) Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toántheo phương thức quy định trong hợp đồng

7 Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giáhợp đồng Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp

Trang 29

đồng Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bêngiao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị côngtrình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định tronghợp đồng.

8 Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng, thì việcthanh toán phải thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng đó

9 Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa cóđơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng màcác bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy địnhcủa pháp luật có liên quan

10 Thời hạn thanh toán

Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngàylàm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏathuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đềnghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủtục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;

b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơthanh toán hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển

đủ giá trị của lần thanh toán cho bên nhận thầu

Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp vớitừng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng

Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợpđồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận

Hồ sơ thanh toán hợp đồng bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:

a) Đối với hợp đồng trọn gói:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanhtoán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và

Trang 30

đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhậnhoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợpvới phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thicông xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế;đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) màkhông cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;

- Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợpđồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn(nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giátrị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phátsinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạnsau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đạidiện bên nhận thầu

b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm

so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận củađại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhậnthầu;

- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng(nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việcnày có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) vàđại diện bên nhận thầu;

- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giátrị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phátsinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạnsau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đạidiện bên nhận thầu

Ngày đăng: 18/08/2015, 16:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w