1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (full)

168 673 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN CẢNH QUÝ

HÀ NỘI - 2015

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan tới pháp luật về quyền của

người chưa thành niên phạm tội

6

1.2 Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 29 2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về quyền của người chưa

2.2 Nội dung, vai trò và các tiêu chí của pháp luật về quyền của

người chưa thành niên phạm tội 39 2.3 Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia về quyền của

người chưa thành niên phạm tội và những giá trị có thể vận

Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

3.1 Quá trình phát triển của pháp luật về quyền của người chưa

3.2 Những thành tựu đạt được của pháp luật về quyền của người

chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay 81 3.3 Những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của người chưa

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

4.1 Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của người chưa

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người chưa thành

Trang 5

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Vũ Thị Thu Quyên

LỜI CẢM ƠN 2

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp th iết của đề tài 1

2 Mục đích, n hiệm vụ của luận án 3

2.1 Mục đích của l uận án 3

2.2 Nhiệm vụ của luận án 3

3 Đối tượng và phạm vi ngh iên cứu của luận án 3

4 Cơ sở l ý luận và các phương pháp n ghiên cứu của l uận án 4

4.1 Cơ sở lý luận 4

4.2 Phươn g pháp ng hiên cứu 4

5 Đóng góp về mặt kh oa học của luận án 4

6 Ý nghĩa l ý luận và th ực tiễn của luận án 5

7 Kết cấu của luận án 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 6

1.1.1 Các công tr ình ngh iên cứu trong n ước 6 1.1.1.1 Các công trình n ghiên cứu pháp luật về q uy ền của người chưa thành niên p hạm tội 6

1.1.2 Các công tr ình ngh iên cứu ở nước ngoài 19 1.2 NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG T RÌNH NGHIÊN C ỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC Đ ƯỢC NGHIÊN CỨU T RONG LUẬN ÁN 24

1.2.1 Nhận xét về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 24 1.2.2 Nh ững nộ i dung được tiếp tục ng hiên cứu trong l uận án 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA28 2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶ C ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 28

2.1.1.1 Khái niệm ngườ i chưa t hành niên phạm tội 28 2.1.1.2 Khái niệm quy ền của người chưa t hành niên phạm tộ i 32 2.1.2 Khái n iệm pháp luật về quy ền của người ch ưa thành n iên phạm tội 34

2.2.1.1 Pháp luật về quy ền của NCTNPT trong các văn bản quy phạm pháp luật hình s ự 38

2.2.2 Vai trò của pháp luật về quy ền của NCTNPT 43 2.2.3 Các t iêu chí của pháp luật về q uy ền của người chưa t hành niên phạm tộ i 46

2.3.1 Pháp luật quốc tế về quyền của người chưa thành niên phạm tội 52 2.3.2 Pháp luật của m ột số nước trên thế giớ i về quy ền của người chưa thành n iên phạm tội 56

3.1.3 Pháp luật về quy ền của ngườ i chưa t hành niên phạm tội từ khi có Hiến pháp 1980 đến trước khi Hiến pháp 1992 ra đ ời 73

3.3.4 Nguy ên nhân đạt đ ược nh ững thàn h tựu của pháp luật về quy ền của ngườ i chưa t hành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay 97

4.1.1 Hoàn th iện pháp luật về quy ền của người ch ưa thành n iên phạm tội phải quán triệt các quan điểm , chủ trương của Đảng về quy ền của người chưa thành n iên 114

4.2.2 Hoàn th iện m ột số q uy phạm pháp luật về quy ền của người chưa t hành niên p hạm tội trong pháp luật tố tụn g hìn h sự 128

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG T RÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁ C GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THA M KHẢO 150

Trang 6

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Quý, Viện Nhà nước và Pháp luật - người Thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và giúp tôi tháo gỡ những khó khăn trong suốt quá trình làm luận án.

Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình về chuyên môn của các Thầy, Cô, các Nhà khoa học của Viện Nhà nước và Pháp luật Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự động viên, góp ý khoa học của các Nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp Bằng tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nhà nước và Pháp luật, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Nhà nước và Pháp luật, Ban Quản lý đào tạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và tham gia nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời cám ơn từ trái tim mình tới gia đình, những người thân

và bạn bè đã luôn bên cạnh, yêu thương, khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2015

Tác giả

Vũ Thị Thu Quyên

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) là hiện tượng tồn tại ở tất cả

các nước trên thế giới Mọi quốc gia đều giải quyết vấn đề NCTNPT theo

những mức độ, cách thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, tập quán vàpháp luật của mỗi nước Ở góc độ quyền con người, quyền của NCTNPT

được công nhận là quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương Pháp luật về

quyền của NCTNPT là công cụ quan trọng để NCTNPT bảo vệ quyền ngay cảkhi các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi phạm tội, đồng thời là công cụhữu hiệu để ngăn chặn các chủ thể xâm phạm quyền của các đối tượng nàytrong quá trình tố tụng

Xuất phát từ quan điểm luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là

động lực phát triển xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nên trong Chiến lược

về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định

hướng 2020 chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền conngười, quyền tự do dân chủ của công dân” [7] Đối với quyền của NCTNPT,Đảng và Nhà nước có chính sách pháp luật phù hợp với mức độ hành vi, sự

phát triển về tâm, sinh lý và nhận thức của các đối tượng này, trong đó cóchính sách hình sự đối với NCTNPT

Hiện nay ở Việt Nam, dưới góc độ lý luận pháp luật về quyền của

NCTNPT đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác Tuynhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có

hệ thống về vấn đề này để làm nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực trạngpháp luật về quyền của NCTNPT

Về mặt thực tiễn, từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em(gọi tắt là Công ước quyền trẻ em) vào năm 1990, Đảng và Nhà nước Việt Nam

đã đạt được những thành tựu nhất định, theo hướng nội luật hóa các nguyên tắc

của Công ước quyền trẻ em vào pháp luật và thực tiễn quốc gia Chính sách phápluật của nước ta từ trước tới nay đều hướng đến việc cải tạo NCTNPT thànhnhững công dân có ích cho xã hội Hệ thống các văn bản pháp luật về giáo dục,

Trang 8

đối xử và bảo vệ các quyền hợp pháp của NCTNPT được ban hành tạo nên sựhài hoà hơn với Công ước quyền trẻ em Các văn bản pháp luật này, cùng với

các biện pháp đã được áp dụng trong thực tiễn góp phần tích cực vào cuộc đấutranh chống vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên (NCTN), mặt khác tạo ra

cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền của NCTNPT

Trong thời gian qua, Nhà nước tiếp tục quan tâm ghi nhận các quyềncủa NCTNPT trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự

và các văn bản quy phạm pháp luật khác Những văn bản quy phạm pháp luậtnày là cơ sở pháp lý quan trọng để NCTNPT được hưởng quyền, đồng thời đó

chính là các bảo đảm về mặt pháp lý yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền phảitiến hành nhằm đáp ứng việc hưởng quyền của NCTNPT Tuy nhiên, donhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, một số quy phạm pháp luật

về quyền của NCTNPT còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu thốngnhất, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, thiếu tính khả thi, lạc hậu, thậmchí mâu thuẫn Tất cả những điều này đã và đang làm cho một số trường hợp

NCTNPT không được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình; bên cạnh

đó cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền của các đối tượng này còn chưa phù hợp,gây khó khăn, cản trở quá trình thực thi pháp luật

Thực trạng nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết nghiên cứu hoàn thiện hệthống các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT nhằm nâng cao hiệuquả ngăn ngừa vi phạm quyền của các đối tượng này, đồng thời đảm bảoNCTN vẫn được hưởng quyền khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư

cách là người phạm tội

Đặc biệt, trong xu thế mở cửa hội nhập sâu với thế giới, Việt Nam đã

ký nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em trong đó có các quyền củaNCTNPT thì việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT rấtcấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Pháp

luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i ở Việ t Nam” để nghiên

cứu viết luận án tiến sĩ Luật học

Trang 9

2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

2.1 Mụ c đích củ a luậ n án

Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuấtcác quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền củaNCTNPT ở Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệ m vụ củ a luậ n án

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:

Một là, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;

Hai là, xây dựng các khái niệm: NCTNPT; quyền của NCTNPT; pháp

luật về quyền của NCTNPT; làm rõ đặc điểm, nội dung, vai trò và tiêu chí

đánh giá pháp luật về quyền của NCTNPT; khái quát hóa các quy định pháp

luật của quốc tế và một số quốc gia về quyền của NCTNPT; làm rõ sự tươngthích của pháp luật quốc gia - quốc tế về pháp luật về quyền của NCTNPT;

Ba là, khái quát pháp luật về quyền của NCTNPT từ năm 1945 đến

nay; đánh giá khách quan thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT ở nước

ta trong thời gian qua, nêu lên những thành tựu và hạn chế, từ đó rút ranguyên nhân và những bài học kinh nghiệm qua thực tiễn làm cơ sở cho việc

đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này;

Bốn là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng một số quan

điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi, phù hợp với thông lệ

quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn vàquan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam

Dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, phạm vi nghiên cứu của

luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quyền củaNCTNPT với tư cách là người thực hiện hành vi phạm tội, tham gia tố tụngvới tư cách là bị can, bị cáo, người thi hành án hình sự (theo nghĩa rộng được

Trang 10

chỉ ra ở chương 2) Trong luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, đánhgiá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT từ năm

2004 đến năm 2014 (thời điểm BLTTHS 2003 có hiệu lực)

4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luậ n

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, những

quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền của NCTNPT

4.2 Phư ơ ng pháp nghiên cứ u

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả đã sử

dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lịch sử được sử dụng ở các chươngcủa luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thựctrạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền củaNCTNPT

- Phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh được sử dụng để đánh giá quátrình phát triển, thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT

- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh pháp luật cũng được sửdụng trong việc xác định quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyềncủa NCTNPT có tính đến kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này

5 Đóng góp về mặt khoa học của luận án

Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu vấn đề

pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diệncác vấn đề lý luận đối với vấn đề pháp luật về quyền của NCTNPT ở ViệtNam; xây dựng khái niệm NCTNPT, quyền của NCTNPT, pháp luật về quyềncủa NCTNPT, phân tích nội hàm các khái niệm này

Trang 11

Luận án đưa ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò và tiêu chícủa pháp luật về quyền của NCTNPT Luận án đã khái quát hóa một số quy địnhpháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một số quốc gia, đồng thời chỉ ranhững kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.

Luận án đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về quyền củaNCTNPT, qua đó thấy được những nội dung tích cực cũng như phát hiệnnhững mâu thuẫn, sự không tương thích và bất cập trong một số quy định củapháp luật về quyền của NCTNPT

Luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tínhtoàn diện hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT tạo cơ sở pháp lý vữngchắc cho việc thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền của NCTN khi họphạm tội Những giải pháp luận án đưa ra có tính mới, có cơ sở khoa học, gópphần giải quyết những bất cập trong pháp luật về quyền của NCTNPT

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn:

- Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý

luận của pháp luật về quyền của NCTNPT và việc hoàn thiện pháp luật tronglĩnh vực này

- Về thực tiễn: Luận án góp thêm những thông tin có giá trị giúp các

nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác nghiêncứu, giảng dạy cũng như những người làm công tác áp dụng pháp luật có cáchnhìn sâu sắc, toàn diện hơn đối với pháp luật về quyền của NCTNPT; trên cơ

sở đó có những đóng góp tích cực nhằm tăng cường cơ sở pháp lý đối vớiviệc thực thi pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo chonhững người quan tâm nghiên cứu, làm công tác thực tiễn, thực thi pháp luật

về NCTN nói chung, NCTNPT nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận án gồm có 4 chương, 10 tiết

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứ u pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i

Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và toàn diện

pháp luật về quyền NCTNPT mà chỉ có những nghiên cứu liên quan đến phápluật về NCTNPT ở những khía cạnh cụ thể

Về các sách đã xuất bản có thể kể đến cuốn sách Tư pháp với người chưa

thành niên và quyền trẻ em [5] Cuốn sách này biên soạn cho cán bộ làm công tác

trên lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như tất cả những ai quan

tâm đến vấn đề trẻ em, quyền của trẻ em Nội dung của cuốn sách phân tích một

số văn bản quốc tế và Việt Nam có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng pháp luật

đối với NCTN vi phạm pháp luật và thực tiễn bảo vệ, thực hiện quyền trẻ em theo

tinh thần của Công ước quyền trẻ em Tại chương 2, trình bày khái quát pháp luậtViệt Nam với trẻ em làm trái pháp luật để làm căn cứ “tiến tới hài hoà hệ thống tưpháp với NCTN ở Việt Nam với Công ước của LHQ về quyền trẻ em” trong

chương 3 của cuốn sách

Nguyễn Văn Thông có cuốn Toà án và quyền trẻ em [65] Cuốn sách

phân tích những chế định cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trongcác vụ án dân sự, lao động, hành chính, hình sự, và cung cấp thông tin về một

số tội vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam

Chương 3 đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp

luật bảo vệ quyền trẻ em

Quyền trẻ em [82] là cuốn tài liệu tập huấn đã chỉ ra mối quan hệ giữa

quyền trẻ em với quyền con người và cơ sở của việc bảo vệ quyền trẻ em

Trang 13

chính là bảo vệ quyền con người của trẻ em Đặc biệt tài liệu này đã trực tiếp

đề cập đến quyền của trẻ em trong pháp luật quốc tế và Việt Nam Quyền trẻ

em trong pháp luật Việt Nam được đề cập một cách trực diện trên tất cả cáclĩnh vực Tài liệu này cũng cung cấp những thông tin cơ bản về việc thực hiệnquyền của trẻ em ở Việt Nam, hướng dẫn gợi mở các phương pháp tiếp cận,

nâng cao năng lực trong việc tổ chức thực hiện bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về quyền phụ nữ và trẻ em [84] là tài

liệu tập huấn cho cán bộ ngành Toà án, đồng thời là sổ tay giúp người trựctiếp làm việc có liên quan đến quyền trẻ với mục đích nâng cao trình độnghiệp vụ cho những người làm công tác có liên quan đến quyền trẻ em Nộidung của cuốn sách, một mặt tổng hợp các quy phạm pháp luật hiện hành cóliên quan đến quyền trẻ em, mặt khác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết loại án

liên quan đến quyền của nhóm đối tượng này

Cuốn sách Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc

tế và Việt Nam [83] đã khái quát những vấn đề cơ bản về quyền con người nói

chung, quyền trẻ em nói riêng trong pháp luật quốc gia và quốc tế cho cán bộcông tác trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội - những ngườitrực tiếp hoạt động lập pháp Các tác giả nêu khái quát về vấn đề quyền trẻ em

trong các văn bản pháp luật Đồng thời cuốn sách cũng trình bày đầy đủ cácđiều ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia Đây

chính là một trong những tài liệu tham khảo bổ ích, qua đó giúp cho chúng ta

có bức tranh toàn cảnh về pháp luật thực định đối với vấn đề quyền trẻ em

Một số thuật ngữ và nguyên tắc cơ bản về tư pháp người chưa thành niên [91] là tài liệu cung cấp các thuật ngữ cơ bản về tư pháp đối với NCTN

được sử dụng trong pháp luật quốc tế và quốc gia Các thuật ngữ, khái niệmđược biên soạn dựa theo pháp luật Việt Nam Phần thứ hai của cuốn tài liệu

cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về các văn kiện pháp luật quốc tế vềTPNCTN Áp dụng pháp luật với NCTN là một chủ đề được đề cập trongnhiều tiêu chuẩn quốc tế Các tiêu chuẩn này đề cập đến một phạm vi rộng vàphức tạp các vấn đề từ phòng ngừa đến can thiệp sớm, xét xử, các điều kiện

Trang 14

giam giữ và tái hòa nhập xã hội Phần thứ ba là các nguyên tắc cơ bản vềTPNCTN Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thốngTPNCTN ở Việt Nam cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo tính

tương thích với luật pháp quốc tế

Cuốn sách Đánh giá tính tương thích các điều khoản của Bộ luật tố tụng

hình sự về người vi phạm pháp luật hình sự, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với các chuẩn mực quốc tế [106], trình bày kết quả

nghiên cứu các điều khoản của BLTTHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

quy định các vấn đề liên quan đến người vi phạm pháp luật hình sự và người

bị hại, người làm chứng là NCTN, so sánh với các chuẩn mực quốc tế về tưpháp với trẻ em nhằm đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định hiệnhành của Việt Nam với chuẩn mực quốc tế, cũng như đánh giá việc thực hiện

các quy định này trên thực tế Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, báo cáo đưa

ra kết luận và khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định hình sự hiện hànhnhằm đảm bảo tính tương thích với Công ước quyền trẻ em cũng như cácchuẩn mực và thông lệ quốc tế có liên quan đến vấn đề quyền trẻ em

Đề tài Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi

phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam [110] là một trong 7 tiểu dự án

trong chương trình hợp tác tổng thể của Dự án Bảo vệ trẻ em được nghiên cứudưới dạng một đề tài khoa học Mục tiêu chính của đề tài là nhằm cải thiện

khung pháp luật, chính sách về NCTN vi phạm pháp luật, nâng cao nhận thức và

tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc với các đối tượng;tăng cường chăm sóc về tâm lý xã hội cho NCTN vi phạm pháp luật Nghiên

cứu đi sâu đánh giá, phân tích tình trạng NCTN vi phạm pháp luật và hệ thống

xử lý NCTN vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay nhằm góp phần hoàn thiệnchính sách, pháp luật về đối tượng này Đề tài tập trung nghiên cứu về NCTN viphạm pháp luật bị xử lý hành chính bằng hai biện pháp là đưa vào trường giáo

dưỡng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn; về NCTN vi phạm pháp bị xử lý về

hình sự cũng chủ yếu nghiên cứu hình phạt tù và các biện pháp tư pháp Tập thểtác giả đã minh hoạ bức tranh toàn cảnh, sinh động về NCTN vi phạm pháp luật

Trang 15

ở Việt Nam, tuy nhiên những vấn đề của pháp luật về quyền của NCTNPT trong

đề tài này chưa đưa ra được cơ sở lý luận cũng như những yêu cầu cần thiết liênquan đến nội dung của pháp luật về quyền của NCTNPT

Bên cạnh đó có dự án Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người

chưa thành niên tại Việt Nam [109] của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tổ chức và hoạtđộng tư pháp, vận dụng quan niệm có tính hướng dẫn của LHQ trong Quy tắc

Bắc Kinh, Dự án này đã tập trung phân tích, đối chiếu các chuẩn mực quốc tế

về tư pháp đối với NCTN trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã thamgia với thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vựcnày Trên cơ sở đó, Dự án đã đưa ra đánh giá tổng hợp về sự hài hoà giữapháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp về NCTN;những ưu điểm và hạn chế của hệ thống TPNCTN ở Việt Nam Đồng thời, Dự

án đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống

TPNCTN ở Việt Nam Dự án chỉ rõ, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật củaNhà nước ta đối với NCTN vi phạm pháp luật tập trung chủ yếu vào việchoàn thiện ba yếu tố, đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức,

bộ máy của các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ, viên chức tư pháp, đảmbảo sự vận hành đúng đắn của từng mắt xích và những phương thức phối, kếthợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các mắt xích trong cả hệ thống đó

Đề tài Hoàn thiện các quy định về thủ tục điều tra, truy tố và xét xử người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

[105], trên cơ sở phân tích về mặt lý luận về thủ tục tố tụng đối với NCTNPTcũng như thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS) năm 2003 liên quan đến thủ tục tố tụng xử lý NCTNPT trong thời

gian qua, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định của BLTTHS về

thủ tục điều tra, truy tố và xét xử NCTNPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả áp dụng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế

Về luận án tiến sĩ, có luận án nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn

về thủ tục đối với người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Trang 16

[43] Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu trực diện về đề tài này ở cấp độ tiến sĩ.Luận án đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối vớiNCTNPT trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Công trình khoa học này đã chỉ ranhững đặc điểm của thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với NCTNPT; chỉ ra mục

đích của việc đặt ra các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTNPT; phân tích

thực trạng pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng trong các vụ án có NCTN là

bị can, bị cáo, đồng thời phân tích thực tiễn thực thi các thủ tục tố tụng này đối vớicác vụ án có NCTN là bị can, bị cáo, từ đó chỉ ra những hạn chế bất cập trongpháp luật tố tụng hình sự về thủ tục của những vụ án này Trên những cơ sở đó,tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, chính sách,

cơ chế liên quan đến thủ tục tố tụng trong các vụ án có NCTN là bị can, bị cáo

Về luận văn thạc sỹ, trên phương diện Luật hình sự, các nghiên cứu tậptrung vào các loại, mức trách nhiệm hình sự áp dụng với NCTNPT Luận văn

Các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam [44] và luận văn Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam [18] đều có chung phần lớn đối tượng nghiên

cứu, dù có cách tiếp cận khác nhau: các quy định về trách nhiệm hình sự - các

quy định về hình phạt Các luận văn này cũng đã chỉ ra được cơ sở lý luận và

thực tiễn của pháp luật hình sự về chính sách hình sự đối với NCTNPT Trong

đó đã phân tích các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp được quy định trong

BLHS và chỉ ra sự phù hợp giữa tính chất của các loại hình phạt, biện pháp tưpháp với yêu cầu trừng phạt và giáo dục, cải tạo đối với NCTNPT; đã đưa ranhững nhận định trên phương diện lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự

đối với NCTNPT

Không chỉ nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự,

luận văn thạc sỹ Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

[66], xác định cụ thể vai trò của pháp luật đối với việc thực hiện quyền trẻ em

Trong đó, tác giả đã đề cập đến vai trò của pháp luật đối với việc bảo vệ trẻ

em vi phạm pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền trẻ

em, những hạn chế về pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em Từ

Trang 17

các vấn đề nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về quyền trẻ em ở Việt Nam.

Trong số các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, có một số sách

chuyên khảo dưới dạng bình luận khoa học BLHS, BLTTHS như cuốn Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 [107], cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự tố tụng hình sự năm 2003 [115] Trong các cuốn bình luận khoa

học này, đường lối xử lý, chính sách hình sự, thủ tục TTHS đối với NCTNPTcũng được quan tâm nghiên cứu và đưa ra những bình luận khoa học mà nội

dung tương đối thống nhất, đó là giải thích các điều khoản Chương X BLHS

và Chương XXXII BLTTHS, mà không đánh giá nhiều về tính phù hợp của

pháp luật với các vấn đề lý luận về TPNCTNPT, sự tương tác giữa pháp luậtvới thực tiễn tình hình tội phạm, không đưa ra những số liệu, những vụ án,những trường hợp nổi cộm trong thực tiễn tư pháp để bình luận, không so

sánh các quy định về đường lối xử lý, chính sách hình sự, thủ tục TTHS đối

với NCTNPT trong pháp luật Việt Nam so với pháp luật nước ngoài

Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên [62] đã chỉ ra thực

trạng pháp luật về xử lý NCTN vi phạm pháp luật, trong đó nêu rõ nguyên tắc

xử lý, hệ thống biện pháp xử lý chính thức theo pháp luật Việt Nam Từ đó,tác giả kiến nghị 7 vấn đề hoàn thiện luật pháp, chính sách xử lý đối vớiNCTN vi phạm pháp luật

Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên

vi phạm pháp luật [99] đã phân tích bản chất, tính ưu việt của việc xử lý chuyển

hướng và các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và khẳng định, việc áp dụng xử lý

chuyển hướng đối với NCTN vi phạm pháp luật có những điểm ưu việt nổi trội sovới việc áp dụng các chế tài chính thức trong quy định của pháp luật Tác giả cũngchỉ ra thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng xử lý chuyển hướng đối vớiNCTN vi phạm pháp luật ở nước ta Trên cơ sở đó, đã đánh giá và đưa ra một sốkiến nghị trong việc thực hiện xử lý chuyển hướng đối với NCTN vi phạm phápluật ở Việt Nam

Trang 18

Bài viết Hệ thống điều tra thân thiện với người chưa thành niên [31] đã

hệ thống lại các chuẩn mực quốc tế về điều tra thân thiện - điều tra nhạy cảm

và so sánh các chuẩn mực đó với việc quy định và thực hiện các quy định củaTTHS về hoạt động điều tra, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡngchế khác được áp dụng trong vụ án NCTNPT của pháp luật Việt Nam Để bảo

đảm quyền của NCTNPT, tác giả cũng đã đưa ra các quan điểm cá nhân ở

mức độ những ý tưởng ban đầu mang tính gợi mở về các giải pháp nâng caohiệu quả hệ thống điều tra thân thiện như: hoàn thiện pháp luật, xây dựng quátrình điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến NCTNPT theo hướng thânthiện, xây dựng môi trường thân thiện với NCTNPT trong quá trình điều tra,

nâng cao năng lực Cơ quan điều tra trong việc giải quyết các vụ án liên quanđến NCTNPT, tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động điều tra liên quanđến NCTNPT

Pháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên [68] đi sâu phân tích những yêu

cầu cơ bản của quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với NCTN và cả NCTN

là người bị hại, người làm chứng trong vụ án hình sự Tác giả cũng trình bày

khái quát pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng xét xử đối với NCTN đồngthời đối chiếu với pháp luật quốc tế Trong phần ba của bài viết, tác giả đềxuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng xét xử đối vớiNCTN tạo môi trường xét xử thân thiện, đáp ứng những yêu cầu bảo vệ, thúc

đẩy các quyền của trẻ em và NCTN theo các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam

đã cam kết và phê chuẩn

Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật [26] đã chỉ ra rằng, NCTN vi phạm pháp luật bị áp dụng các chế tài,

trong đó có những chế tài phải cách ly môi trường hoạt động bình thường của

xã hội, chịu sự quản lý, giám sát của các cơ sở có thẩm quyền, khi quay vềvới gia đình, cộng đồng thì Nhà nước có những chính sách tái hòa nhập xã hộiphù hợp để các đối tượng này trở thành công dân có ích cho xã hội Thực tiễncông tác tái hòa nhập cộng đồng đối với NCTN vi phạm pháp luật ở nước ta

Trang 19

còn nhiều bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế đã đượctác giả chỉ ra sinh động, cụ thể Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết choNCTN vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng theo tác giả, phải có những

quy định cụ thể, đầy đủ, phù hợp, đồng thời phải có cơ chế phối hợp giữa các

chủ thể trong việc thực thi vấn đề này

Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội [58] đã khắc

họa rõ nét chính sách hình sự - chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước tadành cho NCTNPT kể cả khi các đối tượng này vi phạm pháp luật hình sự Bàiviết cũng cho thấy, mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với NCTN vi phạmpháp luật hình sự là nhằm giáo dục, giúp đỡ những đối tượng này sửa chữa sailầm, có cơ hội để phát triển và trở thành công dân có ích cho xã hội Với mục đích

đó, việc xử lý và áp dụng biện pháp hình sự đối với NCTNPT phải tuân thủ theo

những nguyên tắc dành riêng cho họ được quy định trong BLHS và các quy địnhkhác của hệ thống pháp luật

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứ u về đả m bả o và thự c hiệ n pháp luậ t

về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về đảm bảo và thực hiện pháp luật

về quyền của NCTNPT có thể kể đến:

Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội – Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội [118] đã phân tích, đánh giá những vấn đề về phòng ngừa

NCTNPT Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đặt ra những yêu cầu đối với việc

hoàn thiện các quy định của pháp luật về NCTNPT và những bảo đảm đểquyền của NCTNPT được thi thi trên thực tế

Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam [67] tuy không đề cập cụ thể đến việc bảo đảm quyền của NCTNPT

nhưng đã tiếp cận quyền con người trong phạm vi hẹp và liên quan nhiều hơnđến lĩnh vực nghiên cứu của luận án: quyền con người trong pháp luật hình sự

và tố tụng hình sự

Trang 20

Hoạt động của Radda Barnen vì trẻ em làm trái pháp luật, người chưa thành niên phạm pháp [79] đã khái quát hoạt động của Tổ chức Cứu trợ trẻ

em Thuỵ Điển, thông qua các chương trình điều tra, nghiên cứu trong lĩnh vựccông tác với trẻ em làm trái pháp luật ở nhiều cấp độ khác nhau Nhóm tác giả

đã trình bày khá ngắn gọn và đa dạng về hoàn cảnh xô đẩy trẻ em sa vào vòng

tội lỗi hoặc bị đẩy vào vòng tội lỗi, qua đó đề cao ý tưởng về sự phòng ngừa

hơn là những biện pháp xử phạt, kêu gọi sự trợ giúp của xã hội chung tay

cùng giải quyết vấn đề trẻ em làm trái pháp luật hơn là sự thẳng tay trừng trị.Tài liệu chỉ rõ, pháp luật của quốc gia phải đảm bảo sự an toàn và an sinh chotrẻ em phù hợp với Công ước quyền trẻ em, ngay cả khi các em là người cóhành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo các định chế pháp luật

Kỷ yếu hội thảo khoa học Vấn đề chế tài xử lý các hành vi vi phạm

quyền trẻ em; việc xử lý đối với trẻ em vi phạm pháp luật; trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em [88] tập

hợp các bài viết về nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em, trẻ em vi phạm phápluật, cách thức xử lý vi phạm pháp luật của trẻ em, trách nhiệm của các chủthể trong xã hội đối với vấn đề thực hiện quyền trẻ em của những nhà nghiêncứu, người làm công tác thực tiễn về các vấn đề nêu trên Trong các nội dung

đó, các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em vi phạm

pháp luật hành chính, hình sự, những trẻ em là đối tượng vi phạm pháp luật;

đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của trẻ em trong các thủ tục xử lý

đưa ra những ý kiến đúng đắn hơn về việc nên xử lý NCTN vi phạm pháp luật

và có các quyết định sáng suốt hơn về các hình thức can thiệp có thể sẽ có

Trang 21

hiệu quả đối với các em Tài liệu chỉ ra rằng, trong những năm gần đây cómột số lượng đáng kể các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu rõ hơnnhững yếu tố tác động đến tình trạng phạm pháp của NCTN, những giải pháp

có hiệu quả nhất giúp ngăn chặn tình trạng phạm pháp của NCTN, và nhữnghoạt động cụ thể để phòng ngừa NCTN đã có hành vi vi phạm pháp luậtkhông tiếp tục vi phạm pháp luật nữa

Tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam [95] đã

chỉ ra tính chất, mức độ nghiêm trọng của loại hành vi vi phạm cũng như cácbiện pháp xử lý đối với NCTN vi phạm pháp luật; xác định được các yếu tố

nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở NCTN Đây là căn cứ giúpngười làm công tác thực tiễn có cái nhìn khái quát về thực trạng pháp luậtnước ta đối với vấn đề xử lý NCTN vi phạm pháp luật; đồng thời khắc phụcđược những nguyên nhân tiềm ẩn của hành vi vi phạm pháp luật ở NCTN

Tài liệu Tư pháp phục hồi và xử lý theo hướng không giam giữ [96]

nghiên cứu khái niệm tư pháp phục hồi và xử lý theo hướng không giam giữ,

trên cơ sở các nguyên tắc và các quyền được quy định trong Công ước quyền

trẻ em Tư pháp phục hồi là biện pháp phản ứng hiệu quả nhất đối với NCTN

vi phạm pháp luật nhằm buộc họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi củamình, theo cách thức tạo điều kiện cho các em tái hoà nhập cộng đồng mộtcách thuận lợi, đồng thời làm cho NCTN không có cảm giác bị cô lập và miệtthị “Xử lý theo hướng không giam giữ” là một thủ tục thay thế để xử lýNCTN phạm pháp theo cách không chính thức, ngoài hệ thống tư pháp chínhthống Nó đề cập đến việc chuyển hoặc đưa người chưa thành niên ra khỏi hệthống tư pháp chính thức, theo nghĩa đen, để xử lý theo một thủ tục thay thế,dựa vào cộng đồng Trong quá trình này, xử lý theo hướng không giam giữ cóthể lôi kéo sự tham gia của một số thành tố tư pháp phục hồi, tuỳ thuộc vàotính chất của việc xử lý theo hướng không giam giữ

Người chưa thành niên và công an [92] là tài liệu tập huấn, đã chỉ ra

rằng, lần tiếp xúc đầu tiên của NCTN với hệ thống TPNCTN thường là lúccác em bị công an hoặc cơ quan điều tra khác bắt giữ Sự tiếp xúc ban đầu này

Trang 22

sẽ có tác động hết sức lâu dài đối với NCTN và có thể sẽ có ảnh hưởng sâusắc đến thái độ của họ đối với cán bộ nhà nước cũng như nguyên tắc nhà nướcpháp quyền Bắt, tạm giữ và tạm giam là những biện pháp ngăn chặn nghiêmkhắc nhất có thể được áp dụng đối với một NCTN bị tố cáo là đã vi phạmpháp luật hoặc thực hiện một tội phạm Các biện pháp này được thừa nhậnrộng rãi là không có lợi cho NCTNPT vì chúng cách ly các em khỏi gia đình,

đặt các em trước nguy cơ bị lạm dụng về thể chất và bị ảnh hưởng bởi nhữngthói hư, tật xấu từ những người cùng bị giam giữ khác, đồng thời cản trở các

em thực hiện các quyền khác như quyền học hành, quyền được chăm sóc y tế

Giải quyết vi phạm pháp luật của người chưa thành niên [90] quan tâm

đến vấn đề NCTN phải tham gia vào các thủ tục tố tụng của toà án hoặc một

hình thức xử lý khác do bị tố cáo là đã vi phạm pháp luật Sự việc này xảy ravào thời điểm mà NCTN vốn rất dễ bị tổn thương cần được giúp đỡ và hướngdẫn Các thủ tục tố tụng và kỹ năng đặc biệt là hết sức quan trọng để bảo đảmcho NCTN vi phạm pháp luật được đối xử một cách công bằng, được tạo cơhội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, và được tạo

cơ hội thứ hai để tránh mắc phải những sai phạm như vậy trong tương lai, có

thể phát triển thành những công dân có ích cho xã hội NCTN bị coi là hay bị

tố cáo là đã vi phạm pháp luật có quyền được đối xử theo cách thức phù hợp

Áp dụng các chế tài hành chính và hình sự đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật [89] đã chỉ ra rằng một trong những nội dung chính để phân

biệt giữa hệ thống tư pháp về NCTN với hệ thống tư pháp dành cho người đãthành niên Tài liệu chỉ rõ: Mục đích của việc áp dụng chế tài; Nguyên tắc

tương xứng trong áp dụng chế tài đối với NCTN vi phạm pháp luật; Áp dụng

các biện pháp tước tự do ở mức tối thiểu đối với NCTN; Các giải pháp thaythế cho việc áp dụng các biện pháp tước tự do (đưa vào cơ sở quản lý tập

trung đối với NCTN); Cải tiến việc áp dụng chế tài hành chính và hình sự đối

với người NCTN vi phạm pháp luật

Phục hồi và các dịch vụ hỗ trợ cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật [93] cho thấy việc cung cấp các dịch vụ giám sát và hỗ trợ tại cộng đồng

Trang 23

cho NCTN vi phạm pháp luật là một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều so vớicác nỗ lực cải tạo các em trong trường giáo dưỡng, các cơ sở giam giữ hoặc

cơ sở tập trung khác Tài liệu này nghiên cứu các loại hình dịch vụ hỗ trợ có

thể được cung cấp cho NCTN để thúc đẩy sự phục hồi và tái hoà nhập của các

em nhằm ngăn ngừa các em tái phạm

Luật pháp và thuật ngữ quốc tế liên quan đến điều tra trẻ em và người chưa thành niên [30] là một trong những tài liệu của Chương trình tập huấn

cho lực lượng công an về điều tra thân thiện đối với NCTN vi phạm pháp luật,nạn nhân và nhân chứng trẻ em Tài liệu chỉ ra: luật pháp, các tiêu chuẩn liênquan tới công tác điều tra của các vụ án liên quan tới nghi phạm và nạn nhântrẻ em và NCTN; khái niệm cơ bản trong các tiêu chuẩn quốc tế về điều tracác vụ án liên quan tới phạm nhân và nạn nhân trẻ em và NCTN; các tiêuchuẩn quốc tế liên quan tới các hoạt động nhạy cảm với trẻ em trong quá trình

điều tra các tội danh liên quan tới trẻ em và NCTN

Trợ giúp pháp lý và đại diện cho người chưa thành niên gặp xung đột với pháp luật, nạn nhân trẻ em và nhân chứng trẻ em [29] là cuốn cẩm nang

dành cho những người hành nghề luật tại Việt Nam Nội dung chỉ rõ, những

người hành nghề luật có vai trò quan trọng trong bảo vệ các quyền của trẻ em

thông qua việc đại diện cho trẻ em trong các tiến trình tố tụng, cũng như cungcấp thông tin và tư vấn pháp lý cho trẻ em Cuốn sổ tay bao gồm 6 phần: Mô

tả nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế về TPNCTN và vai trò của các chuyêngia pháp lý trong hệ thống tư pháp; Trình bày về trẻ em và NCTN dễ bị tổn

thương và có nguy cơ trở thành nạn nhân; Mô tả các nhu cầu của trẻ em và

NCTN bị khởi tố hoặc kết án về các hành vi vi phạm pháp luật, những vấn đề

mà các em gặp phải khi xung đột với hệ thống tư pháp hình sự, cũng như cáchình thức trợ giúp pháp lý mà các em cần trong bối cảnh đó; Xem xét các trườnghợp trẻ em và NCTN bị lạm dụng, bị khai thác hoặc trở thành nạn nhân của tộiphạm và các hình thức trợ giúp pháp lý mà nhóm các em này có thể cần đến;

Xem xét các trường hợp trẻ em là nhân chứng của tội phạm mà theo yêu cầu của

Trang 24

pháp luật, các em phải hợp tác trong việc điều tra và truy tố tội phạm; Hướngdẫn trình bày một số thực tiễn điển hình trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý và

đại diện pháp luật cho trẻ em và NCTN

Về luận án tiến sĩ có đề tài Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong

tố tụng hình sự ở Việt Nam [64] Luận án này đã xây dựng được khái niệm bảo

đảm quyền của NCTN trong tố tụng hình sự, xác định các nội dung, đặc điểm bảođảm quyền của NCTN trong tố tụng hình sự; khái quát hóa vấn đề bảo đảm quyền

của NCTN trong tố tụng hình sự Việt Nam và thế giới; làm rõ sự giao thoa phápluật quốc gia và quốc tế về bảo đảm quyền của NCTN trong tố tụng hình sự; đồngthời chỉ ra những bất cập, hạn chế của tư pháp hình sự Việt Nam trong việc bảo

đảm quyền của NCTN Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền

của NCTN trong tố tụng hình sự, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện phápluật nhằm bảo đảm quyền của NCTN trong tố tụng hình sự

Về luận văn thạc sỹ có đề tài Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của

người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay [57] Tác giả chỉ ra khái

niệm quyền của NCTNPT, pháp luật bảo đảm quyền của NCTNPT; đặc điểm,nội dung pháp luật bảo đảm quyền của NCTNPT; phân tích, đánh giá thựctiễn quy định của pháp luật bảo đảm quyền của NCTNPT, những tồn tại, bấtcập trong hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền của NCTNPT Từ cơ sở lýluận và thực tiễn đó, luận văn xác định phương hướng, đề xuất nội dung cụthể hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của NCTNPT ở nước ta đáp ứng yêucầu của cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật ở NCTN phù hợp với thông

lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn

Bảo vệ quyền của NCTN trong tố tụng hình sự là một lĩnh vực của bảo

vệ quyền của NCTN và quyền trẻ em nói chung Trong thời gian vừa qua, cómột số bài viết đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

nghiên cứu về các quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT Bài viết Áp

dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội [40] đã chỉ ra những bất cập trong các quy định về

độ tuổi, về vấn đề bảo đảm quyền bào chữa, về sự tham gia tố tụng của đại

Trang 25

diện gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là các bất cập trong việc quy địnhcác biện pháp bắt, tạm giữ NCTN và tạm giam bị can, bị cáo là NCTNPT Bàiviết đã phân tích tính bất hợp lý trong một số quy định của pháp luật tố tụnghình sự dẫn tới khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và ảnh hưởng đến việcbảo đảm quyền của NCTNPT trong tố tụng hình sự.

Yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội [59] đã phân tích cụ thể về các yêu cầu của pháp luật đối với

người tiến hành tố tụng trong vụ án có NCTNPT Những yêu cầu này là

những đòi hỏi đối với các chủ thể tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm quyền của

NCTNPT, đồng thời đảm bảo quá trình thực hiện quyền của NCTNPT được

hiện thực hóa trên thực tế Các yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng đã

được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên còn nhiều bất

cập và chưa phù hợp thông qua bài viết đề xuất sửa đổi một số quy định vềyêu cầu đối với người tiến hành tố tụng hình sự trong vụ án có NCTNPT

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, việc nghiên cứu về quyền của NCTNPT và pháp luật vềlĩnh vực này đã được triển khai từ rất lâu Vấn đề quyền của NCTNPT trongviệc giải quyết vụ án hình sự đã được đề cập đến trong quá trình hình thành

các trường phái pháp luật và các hệ thống pháp luật ở châu Âu

Từ thế kỷ thứ XVI và thế kỷ XVII hai thẩm phán người Anh là Hale vàWilliam Blackstone đã đặt ra vấn đề quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự (TNHS) nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT Trong đó, Blackstone đã đưa rakhái niệm “a defect of understanding” nghĩa là thiếu khả năng hiểu biết Ôngcho rằng khả năng chịu TNHS không chỉ dựa vào độ tuổi mà còn căn cứ vào

cả yếu tố nhận thức và năng lực nhận biết của họ Còn Hale thì mới đặt ra vấn

đề phân hóa các mức trong độ tuổi chịu TNHS

Thế kỷ XVIII, vấn đề về NCTNPT đã được các nhà tư sản cấp tiến quan

tâm dưới góc độ yêu cầu một cơ chế không chỉ là trừng trị mà phải xử lý nhưđối với người đã thành niên Những người theo trường phái này cũng đã đưa

Trang 26

ra tư tưởng về hình thành thể chế tư pháp hình sự đối với NCTN, trong đó có

vấn đề về thành lập một tòa án NCTN

Ở Pháp, đầu thế kỷ XX, các luật gia đã đề xuất thành lập Tòa án NCTN

ở châu Âu lục địa, điều này đã dẫn đường cho việc ban hành đạo luật đầu tiên

về bảo vệ quyền trẻ em năm 1912 (Loi du 15 mai 1912 sur la protection de

l’enfance) và quy định độ tuổi chịu TNHS là từ 16 tuổi trở lên

Quyền của NCTNPT là những gợi ý để giới khoa học pháp lý châu Âu xây

dựng và thực thi các một số mô hình như: Một là, mô hình ngoài tư pháp là mô hình xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất Hai là, mô hình giảm bớt tính trừng phạt

trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế

Ngoài những nghiên cứu về những vấn đề nêu trên, trong giai đoạn này

chưa có nghiên cứu nào về pháp luật về quyền của NCTNPT Tuy nhiên có

thể khẳng định rằng, những nghiên cứu đó đã đặt nền móng cho các nghiêncứu về quyền của NCTN nói chung cũng như pháp luật về quyền củaNCTNPT nói riêng trong những giai đoạn sau này

Trong những thập niên sau của thế kỷ XX, qua một số sách tham khảo

đã được dịch hoặc chưa dịch ra tiếng Việt, qua các thông tin trên các diễn đàn,

nguồn thông tin và các nghiên cứu pháp luật về quyền của NCTNPT rất ít Cóthể kể tên một số nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề pháp luật vềquyền của NCTNPT như:

Protecting the world's children: Impact of the Convention of the Rights of the Child in Diverse Legal Systems (Bảo vệ trẻ em trên thế giới: Tác động của

Công ước về quyền trẻ em tới các hệ thống pháp luật đa dạng) [137] là một

nghiên cứu so sánh về tác động của Công ước của LHQ về Quyền trẻ em tại 191quốc gia với bốn hệ thống pháp luật điển hình của thế giới: Hệ thống thông luật(Common Law), hệ thống luật dân sự (Civil Law), hệ thống luật Hồi giáo(Muslim Law) và hệ thống pháp luật Châu Phi thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara.Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đúc kết một số kinh nghiệm tốt có thể ápdụng ở nhiều nước trong việc thúc đẩy khuôn khổ pháp luật quốc gia về tư phápvới NCTN phù hợp với Công ước quyền trẻ em

Trang 27

Handbook for Professionals and Policymakers on Justice Matters Involving Child Victims and Witnessed of Crime (Sổ tay về các vấn đề tư pháp

liên quan đến trẻ em là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm dành cho các nhà

lập pháp và nhà chuyên môn) [135] đề cập đến những kiến thức nền tảng vềhoạt động tư pháp đối với NCTN trong luật nhân quyền quốc tế cho các nhà lậppháp và nhà chuyên môn (thẩm phán, luật sư ) của các quốc gia, với mục đíchgiúp họ bảo đảm các quyền của trẻ em trong tư pháp hình sự, trong đó tập trung

vào hai nhóm đối tượng là NCTN là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm

Protecting the rights of children in conflict with the law - Research on Alternatives to the Deprivation of Liberty in Eight Countries (Bảo vệ các

quyền của trẻ em xung đột với pháp luật - Nghiên cứu về những lựa chọn thaythế với việc tước tự do của trẻ em ở 8 quốc gia) [126] đã phân tích các tiêuchuẩn pháp luật quốc tế liên quan đến việc áp dụng những lựa chọn thay thếvới việc tước tự do của trẻ em, sau đó khảo sát thực tế áp dụng những quy

định đó ở 8 quốc gia, bao gồm: Argentina, Brazil, Canada, Cộng hoà Liên

bang Đức, Kenya, Na-uy, Thụy Sĩ, Hà Lan

Cuốn sách Protecting the rights of children in conflict with the law –

Programme and Advocacy Experiences from Member Organizations of the Inter-agency Coordination Panel on Junenile Justice (Bảo vệ quyền của trẻ

em xung đột với pháp luật - Chương trình và những kinh nghiệm vận độngBan điều phối liên tổ chức về NCTN trong hoạt động tư pháp) [138] phân tíchcác chương trình và kinh nghiệm tổ chức, thực hiện các chương trình về

NCTN trong hoạt động tư pháp của các cơ quan LHQ như UNICEF, Cơ quanphòng chống tội phạm và ma tuý của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về nhânquyền và một số tổ chức liên chính phủ ở các quốc gia trên thế giới trong haithập kỷ gần đây, từ đó đưa ra một số nhận định và bài học kinh nghiệm mà cóthể áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới

Improving the Protection of Children in Conflict with the Law in South Asia (Thúc đẩy bảo vệ trẻ em xung đột với pháp luật ở Nam Á) [136] cung

cấp những tri thức toàn diện về các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về NCTN

Trang 28

trong các hoạt động tư pháp mà nghị viện và các nghị sĩ của các quốc gia cầnbiết để áp dụng trong hoạt động lập pháp và giám sát thực thi pháp luật hình

sự với NCTN ở nước mình

Cuốn sách Juvenile Court: A Judge's Guide for Young Adults and Their

Parents (Tòa án NCTN: Hướng dẫn của thẩm phán cho thanh thiếu niên và cha

mẹ của các em) [130] đã giới thiệu một hệ thống khái niệm về NCTN, phântích mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tòa án NCTN, xác định cơ cấu tổchức, cách thức và thủ tục hoạt động của các tòa án NCTN Ngoài ra, cuốnsách còn nêu ra những kỹ năng cần thiết cho NCTN vi phạm pháp luật và cha

mẹ của các em trong quá trình tố tụng tại tòa án

Child Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law (Bảo vệ trẻ em trong hoạt động tư pháp đối với trẻ em xung đột với pháp

luật) [131] đã nêu ra các khái niệm NCTN, NCTN xung đột với pháp luật, đồngthời phân tích các vấn đề như: tuổi chịu TNHS của NCTN; vai trò của cảnh sát,của người giám sát NCTN; việc thực thi hình phạt cải tạo không giam giữ vớiNCTN; vai trò của nhân viên công tác xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, củaluật sư, của các phương tiện truyền thông đối với NCTN xung đột với pháp luật.Tác giả đã phân tích 13 trường hợp thực tế điển hình về NCTN xung đột ở Ấn

Độ để chứng minh cho các luận điểm của mình

Justice for Children: Autonomy Development and the State (Tư pháp cho

trẻ em: Nhà nước và sự phát triển tính tự quản của trẻ em) [127] đã phân tíchnhững thay đổi về tâm sinh lý của lứa tuổi NCTN và rút ra những nhận định vềkhả năng và những vấn đề mà NCTN có thể "tự quản" mà không cần có sự canthiệp của gia đình, nhà trường và pháp luật đối với hành vi của trẻ

Justice for Children: Detention as a Last Resort - Innovative Initiatives

in the East Asia and Pacific Region (Tư pháp cho trẻ em: Giam giữ là biện

pháp cuối cùng - Các sáng kiến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) [139]

đã khảo sát hệ thống tư pháp với NCTN ở bốn quốc gia (Philipin, Thái Lan,

Campuchia, New Zealand) và quần đảo Palau và đưa ra kết luận, trong hoạt

động tư pháp đối với NCTN, việc giam giữ trẻ chỉ được coi là biện pháp cuối

Trang 29

cùng và mục tiêu của hệ thống này của một quốc gia không chỉ nhằm vào việctrực tiếp ngăn ngừa hành vi phạm tội mà còn nhằm giải quyết những vấn đềgốc rễ đẩy trẻ em đến hoàn cảnh phạm tội.

Cuốn sách American Juvenle Justice (hoạt động tư pháp đối với NCTN ở

Hoa Kỳ) [125] đã phân tích các giai đoạn phát triển lịch sử của hoạt động tư

pháp đối với NCTN, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án

NCTN ở Hoa Kỳ Trên cơ sở đó, tác giả lý giải sự cần thiết của việc thiết lập hệthống Tòa án NCTN cũng như của việc áp dụng phương thức xử lý chuyển

hướng đối với tội phạm NCTN từ thực tế và kinh nghiệm của nước Mỹ

Cuốn sách The Juvenile Justice System: Delinquency, Processing, and

the Law (Hệ thống hoạt động tư pháp đối với NCTN: Hành vi phạm pháp,

tiến trình xử lý và pháp luật) [123] đã khát quát những vấn đề lý luận, thựctiễn cốt lõi của một hệ thống TPNCTN; đồng thời phân tích một số trườnghợp điển hình về NCTNPT để rút ra những bài học kinh nghiệm về áp dụngcác hoạt động này ở các quốc gia Cuốn sách cũng trình bày một cách khátoàn diện về lịch sử, sự phát triển và những đặc điểm của hệ thống các hoạt

động TPNCTN ở một số quốc gia

Cuốn sách Juvenile Justice: A Guide to Theory, Policy, and Practice

(Hoạt động tư pháp đối với NCTN: Hướng dẫn về lý thuyết, chính sách vàthực hiện) [134] phân tích toàn diện những vấn đề lý luận và nội dung củapháp luật quốc tế về hoạt động TPNCTN, đồng thời gắn kết những yếu tố nàyvới thực tiễn thực hiện hoạt động TPNCTN trên thế giới để rút ra những nhận

định và bài học kinh nghiệm chung cho các quốc gia

Identity: Youth and Crisis (Bản sắc: Thanh thiếu niên và Khủng hoảng)

[124] phân tích sâu sắc những đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên mà xuấtphát từ cuộc vận lộn nội tâm đi tìm bản sắc ở độ tuổi mới lớn Chính trong cuộcvận lộn đó, có những lúc thanh thiếu niên có tâm trạng “nổi loạn”, muốn phá bỏ,

vượt qua những quy tắc đạo đức và pháp lý trong xã hội Điều này giải thích cho

tỷ lệ phạm pháp cao trong nhóm xã hội này và là một yếu tố mà các nhà nướckhông thể bỏ qua khi xây dựng và thực thi pháp luật với NCTN

Trang 30

Bài viết Psychological Theory, Research, and Juvenile Delinquency

(Học thuyết, nghiên cứu tâm lý học và sự phạm pháp của NCTN) [120] tácgiả đã phân tích những yếu tố tâm lý chi phối hành vi phạm pháp của NCTN,

từ đó đề xuất những cách thức đối xử phù hợp với NCTNPT trong hệ thống tưpháp Theo các tác giả, do chưa trưởng thành về tinh thần, NCTN rất dễ bị

kích động và thực hiện các hành vi vượt ra ngoài các quy tắc cư xử được pháp

luật cho phép Các cơ quan và quan chức thực thi pháp luật cần nhận rõ điều

này để hành xử một cách phù hợp và nhân bản với NCTNPT

1.2 NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

TRONG LUẬN ÁN

1.2.1 Nhận xét về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài

nước đã liệt kê ở các mục trên, tác giả có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một phạm vi rộng

những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về quyền trẻ em nói chung, về hoạt động

tư pháp đối với NCTN nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam Trong những công

trình nghiên cứu này, trẻ em và NCTN tuy là hai khái niệm khác biệt, song đượccoi là trùng khớp với nhau trong hoạt động tư pháp đối với NCTN Một nguyêntắc nền tảng được khẳng định trong các nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài

nước đó là: NCTN có tư cách chủ thể của quyền con người, bình đẳng nhưngười lớn, tuy nhiên, do còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần nên các em phảiđược các nhà nước và xã hội bảo vệ một cách đặc biệt, bao gồm được dành cho

những quyền mà người lớn không được hưởng, trong đó có các quyền trong tốtụng hình sự Thêm vào đó, các quyền con người khi áp dụng với NCTN cũngphải tính đến những đặc thù phát triển về thể chất, tâm lý của lứa tuổi để bảo

đảm lợi ích tốt nhất dành cho các em

Thứ hai, giống như trong nghiên cứu về quyền con người, các nghiên

cứu về quyền của NCTNPT trên thế giới và Việt Nam đều tiếp cận theo

Trang 31

hướng đa ngành Tuy nhiên, nếu như trong nghiên cứu về quyền con người,

những hướng tiếp cận chủ yếu là triết học, chính trị học và luật học thì trongnghiên cứu về quyền của NCTNPT, các hướng tiếp cận trọng tâm là tâm lýhọc, xã hội học và luật học Điều này là bởi quyền của NCTNPT là một nộidung chuyên sâu của lĩnh vực quyền con người, kế thừa, phát triển những nềntảng lý luận và pháp lý của quyền con người Trong hoạt động tư pháp đối vớiNCTNPT, các nguyên tắc cơ bản như tính phổ quát, tính không thể phân chia,tính không thể tước bỏ, tính liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của quyền con ngườivẫn là nền tảng, tuy nhiên, việc áp dụng các quyền con người với NCTNPTcòn được xem xét dưới các góc độ khác, cụ thể là độ trưởng thành về tâm sinh

lý mà khiến cho nhóm xã hội đặc biệt này có khả năng xung đột với pháp luật

ở mức độ cao hơn so với người lớn, cũng như dễ bị tổn thương hơn người lớn

khi phải đối mặt với hệ thống tư pháp của quốc gia

Thứ ba, các công trình nghiên cứu hiện có, đặc biệt là các công trình ở

nước ngoài, đã cung cấp một góc nhìn khá toàn diện về hoạt động tư pháp đối

với NCTNPT ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới Điểm nổi bật rút ra ở

đây là mặc dù các quốc gia trên thế giới đang áp dụng nhiều hệ thống pháp luật

khác nhau song hầu hết đều đã áp dụng những nguyên tắc nền tảng của tư pháp

đối với NCTNPT theo luật nhân quyền quốc tế, đó là coi NCTNPT là những chủ

thể dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ đặc biệt trong tiến trình tố tụng Pháp luậtcủa hầu hết các nước, với mức độ và cách thức khác nhau, đều đã có những quy

định riêng về tố tụng với NCTNPT Điểm nổi bật là các quy định về tố tụng hình

sự đối với NCTNPT có nhiều điểm khác biệt so với người đã thành niên và

thường theo hướng bảo vệ quyền của NCTNPT

Thứ tư, các công trình nghiên cứu hiện có đã khái quát khá toàn diện, đầy

đủ khuôn khổ pháp luật quốc tế về tư pháp đối với NCTNPT, đồng thời bướcđầu phân tích khuôn khổ pháp luật của Việt Nam về vấn đề này Một số công

trình nghiên cứu trong nước, đã ít nhiều so sánh, đánh giá mức độ tương thích

Trang 32

của hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về vấn đề này Điểm nổibật rút ra ở đây là trong vấn đề quyền của NCTNPT, hệ thống pháp luật hiệnhành của Việt Nam đã tương thích với những nguyên tắc và quy định cơ bản củaluật quốc tế, song vẫn còn bất cập ở một số nội dung cụ thể.

1.2.2 Những nội dung được tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Như đã đề cập ở trên, các công trình nghiên cứu hiện có ở trong và ngoàinước đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn và khá toàn diện về TPNCTN

trên thế giới và ở Việt Nam Những tri thức, thông tin đó là tiền đề quan trọng đểtác giả tiếp tục tìm hiểu, phân tích những vấn đề đặt ra trong luận án Từ những

đánh giá ở trên, những nội dung sau đây sẽ được luận án tiếp tục làm rõ:

Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật

về quyền của NCTNPT Trong đó, luận án sẽ đi nghiên cứu để chỉ ra các kháiniệm như NCTN phạm tội, quyền của NCTN phạm tội, pháp luật về quyền củaNCTNPT Đây là những khái niệm nền tảng, nếu nội hàm chưa được làm rõ sẽ

khó xác định phạm vi, tính chất và nội dung của pháp luật về quyền của

NCTNPT một cách phù hợp Vì vậy, trong luận án này sẽ phân tích và xác địnhnội hàm của những khái niệm quan trọng đã nêu

Hai là, pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay chưa

chỉ rõ các quyền của NCTNPT Đa số các công trình nghiên cứu trong

nước chỉ tập trung vào các quyền của NCTNPT trong hoạt động tố tụng

hình sự mà không hoặc ít đề cập đến lĩnh vực khác Trong thực tế, cácquyền của NCTNPT không chỉ thể hiện và được bảo vệ trong tố tụng hình

sự, mà còn trong pháp luật hình sự, quy định của luật thi hành án,… Đểkhắc phục bất cập đó, trong luận án này, trong khi chú trọng các quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự, tác giả cũng mở rộng phân tích đến các nhómquy phạm pháp luật khác có liên quan đến quyền của NCTNPT

Ba là, các nghiên cứu chưa đưa ra được những vấn đề lý luận về quyền

của NCTNPT, các tiêu chí, đặc điểm, vai trò của pháp luật về quyền của

Trang 33

NCTNPT Các nghiên cứu đã cung cấp kiến thức toàn diện về TPNCTN, tuy

nhiên chưa thực sự tách bạch và làm rõ nội hàm các quyền của NCTNPT trong

mối quan hệ so sánh với các quyền của người đã thành niên phạm tội, cũng như

chưa xác định được mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật

quốc tế trong các quy định về quyền của NCTNPT Bất cập này gây khó khăncho việc xác định những sửa đổi, bổ sung cần thiết để hoàn thiện khuôn khổpháp luật Việt Nam về quyền của NCTNPT Đây là một trong những nội dungchính sẽ tập trung giải quyết trong luận án Ngoài ra, luận án đi sâu nghiên cứupháp luật về quyền của NCTNPT ở một số nước trên thế giới và khu vực, từ

đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam

Bốn là, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về quá trình phát triển và

thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT hiện nay, do đó chưa đánh giáthành tựu và những hạn chế Toàn bộ Chương 3 của luận án sẽ nghiên cứu cácthời kỳ phát triển của pháp luật về quyền của NCTNPT kể từ năm 1945 đếnnay Trong các thời kỳ đó, luận án đánh giá sự tiến bộ trong các quy định củapháp luật về quyền của NCTNPT Đồng thời, luận án sẽ phân tích, đánh giápháp luật về quyền của NCTNPT trong thời gian gần đây thông qua các vănbản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự và các

văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quyền của NCTNPT

Năm là, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra tổng thể các quan điểm và

giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT trên cơ sở luận giải,

đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với vấn đề này Vì vậy, luận án

phân tích, xây dựng hệ thống quan điểm, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phápluật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

2.1.1 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và quyền của người chưa thành niên phạm tội

2.1.1.1 Khái niệ m ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i

* Người chưa thành niên

Thuật ngữ NCTN được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác

nhau như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học Tuy nhiên, thuật ngữ

NCTN chưa được thống nhất, tùy theo góc độ, lĩnh vực mà thuật ngữ này

được hiểu khác nhau

Theo nhà tâm lý học G.Stanley Hall, thời kỳ chưa thành niên là thời kỳ

quá độ tuổi trẻ em chuyển lên người lớn và là thời kỳ gắn liền với những xungđột, xáo trộn tâm trạng, nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn

hoặc đang trưởng thành [32]

Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về áp dụng pháp luật với NCTN(Quy tắc Bắc Kinh) không đưa ra khái niệm về NCTN mà chỉ đưa ra thuậtngữ “người ít tuổi” Theo Quy tắc số 2.1 mục a của Quy tắc Bắc Kinh thì

“NCTN là người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì

phạm pháp theo phương thức khác với xét xử người lớn” [34] Quy tắc củaLHQ về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do được Đại hội đồng LHQ thôngqua ngày 14/12/1990, có ghi nhận tại Quy tắc số 11 mục a rằng, NCTN là

người dưới 18 tuổi, giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xácđịnh và không được tước quyền tự do của NCTN

Như vậy, các văn bản pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm,

sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần mà trực tiếp hoặc gián tiếp ghinhận NCTN là người dưới 18 tuổi

Trang 35

Ở Việt Nam, theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm NCTN được hiểu như sau:

“NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân”[81, tr.1114] Khái

niệm đã chỉ rõ, NCTN là người chưa hoàn thiện cả về thể lực, trí lực lẫn tinhthần Do sự phát triển chưa hoàn thiện mà NCTN chưa tự mình thực hiện quyềncũng như chưa thể tham gia một cách đầy đủ, chủ động vào các quan hệ phápluật làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ cụ thể từ các quan hệ pháp luật đó

Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét quan niệm NCTN theo Từ điển tiếng Việt thìrất khó xác định phạm vi đối tượng cụ thể trong cơ cấu dân số là NCTN Theoquan niệm này, yếu tố để xác định đối tượng là NCTN hoàn toàn phụ thuộcvào dấu hiệu sự phát triển về tâm sinh lý, nhận thức Dấu hiệu này được xác

định bởi yếu tố định tính, còn yếu tố định lượng (có thể coi độ tuổi là yếu tốđịnh lượng) chưa được xác định Pháp luật Việt Nam hiện hành, độ tuổi của

NCTN đã được thống nhất trong BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao

động, Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật

khác Các văn bản pháp luật trên quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi

Như vậy về độ tuổi, NCTN là người chưa đủ 18 tuổi Đây có thể coi là

giới hạn trên (tối đa) của tuổi chưa thành niên, còn giới hạn dưới (tối thiểu)

thông thường là 0 Ở độ tuổi này, những đặc điểm về tâm sinh lý của NCTN

có những biểu hiện khá phức tạp và mang những đặc trưng riêng tuỳ theotừng giai đoạn của sự phát triển Qua việc nghiên cứu những đặc trưng vềtâm, sinh lý, xã hội của NCTN, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt củaNCTN so với người thành niên:

- NCTN là người chưa phát triển đẩy đủ về thể chất Sự phát triển nàybiểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện

các giác quan… Điểm khác biệt này là do nhân tố sinh học

- NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về trí tuệ và tâm sinh lý Cũng

là quá trình sinh học, bộ não của nhóm đối tượng này phát triển cùng với sựphát triển về thể chất

- NCTN chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân Độ tuổi của NCTN

Trang 36

là ranh giới để phân biệt họ với người thành niên Theo đó người chưa đủ 18tuổi là NCTN, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân Còn người từ đủ

18 tuổi trở lên, về nguyên tắc có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân

Tóm lại, NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể

chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người

đã thành niên.

* Người chưa thành niên phạm tội

Điều 40(1) Công ước quyền trẻ em đề cập đến NCTNPT là trẻ em có

hành vi vi phạm pháp luật hình sự Điều 37 còn đề cập đến khái niệm trẻ em

bị tước tự do Khái niệm này có thể được hiểu (tương đương với) là NCTNPT

bị tước tự do Ngoài các khái niệm trên, một thuật ngữ khác cũng thường

được sử dụng bởi một số cơ quan nhân quyền LHQ và tổ chức quốc tế khác,

đó là trẻ em làm trái pháp luật, NCTN vi phạm pháp luật Theo UNICEF,

NCTN làm trái với pháp luật là những người dưới 18 tuổi phải làm việc với

hệ thống tư pháp do bị nghi ngờ hay bị cáo buộc là phạm tội Cũng có quan

điểm cho rằng, NCTN vi phạm pháp luật hay làm trái pháp luật được hiểu là

“những người dưới 18 tuổi đã thực hiện, hoặc bị tố cáo là đã thực hiện một

hành vi vi phạm pháp luật (hành chính hoặc hình sự)” [90] Như vậy, kháiniệm NCTN vi phạm pháp luật có nội hàm rộng hơn khái niệm NCTNPT, do

vi phạm pháp luật không có nghĩa chỉ bao gồm pháp luật hình sự, và không cónghĩa trong mọi trường hợp sẽ dẫn đến hậu quả là NCTN bị truy cứu TNHS

và bị xác định là phạm tội như với trường hợp NCTNPT

Ở Việt Nam, NCTNPT là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong luật hình

sự và tố tụng hình sự BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có mộtchương riêng (chương X): Những quy định đối với NCTNPT BLTTHS năm

2003 cũng đề cập đến khái niệm NCTNPT trong nhiều quy định của ChươngXXXII (Thủ tục tố tụng với NCTN) Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật vẫn

chưa nêu ra một định nghĩa chính thức về NCTNPT.

Theo GS.TSKH Lê Cảm và TS Đỗ Thị Phượng thì NCTNPT là người từ

đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực TNHS chưa đầy đủ, do hạn chế bởi

Trang 37

các đặc điểm tâm sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm [13] Quan niệm này chủ

yếu vẫn nhắc lại quy định của pháp luật và đưa ra khái niệm trên cơ sở độ tuổicủa NCTN và tiếp cận ở góc độ hẹp - tội phạm học

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, người phạm tội là “người có đủ dấu

hiệu của chủ thể của tội phạm đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm” [86, tr.36] Người phạm tội có thể đã hoặc chưa thành niên,

trong đó NCTNPT là một dạng đặc thù của người phạm tội nói chung, ranh giớingăn cách NCTNPT và người thành niên phạm tội là 18 tuổi tròn [114, tr.311]

Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị coi

là tội phạm, họ được xem là những người đã thành niên phạm tội, còn người

chưa đủ 18 tuổi mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm

thì sẽ được xem là NCTNPT

Theo Điều 12 BLHS 1999, NCTNPT chỉ bao gồm những người từ đủ 14

tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi Việc quy định về NCTNPT trong luật hình sự

trước hết có ý nghĩa xác định ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi

không phải là tội phạm do họ thực hiện Tuy nhiên, không phải tất cả NCTN

từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều

bị coi là tội phạm Luật hình sự quy định cụ thể, một người nếu chưa đủ 14tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc một người từ đủ 14 nhưng

chưa đủ 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất

nghiêm trọng với lỗi vô ý thì đều không phải chịu TNHS

Như vậy, NCTNPT được quy định trong luật hình sự chủ yếu nhằm xácđịnh tội phạm đối với hành vi do NCTN thực hiện, hình phạt và các biện pháp

tư pháp khác cần áp dụng với NCTNPT cho phù hợp với tính chất, mức độ

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã thực hiện trên cơ sở những đặc

điểm tâm, sinh lí của họ vào thời điểm họ phạm tội Do đó, NCTNPT có thể

là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạmmột tội được quy định trong BLHS

Trang 38

Từ những phân tích trên có thể hiểu NCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến

chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, có lỗi và phải chịu hình phạt.

2.1.1.2 Khái niệ m quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i

Tổ chức Radda Barnen quan niệm, quyền là những điều mà theo

lẽ công bằng và chính đáng một người phải được hưởng hoặc được làm [4, tr.16].

Theo Từ điển tiếng Việt, “Quyền” được hiểu là: Điều mà pháp luật hoặc

xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (quyền công dân,quyền bầu cử và quyền ứng cử); Những điều do địa vị hay chức vụ mà đượclàm [113, tr.815] Cho dù ở nghĩa thứ nhất hay nghĩa thứ hai, thì quyền vẫn lànhững gì mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm,

được yêu cầu, là khả năng xử sự nhất định của chủ thể nào đó, là khả năngđược hưởng, được làm, được yêu cầu từ các chủ thể khác

Trong lịch sử, phản ứng của xã hội và pháp luật đối với NCTN thực hiệnhành vi phạm tội có lúc rất gay gắt Trước đây, nhiều nước trên thế giới, trongluật hình sự không có sự phân biệt giữa NCTNPT hay người đã thành niênphạm tội Thực tế, cả pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều chưa cómột định nghĩa về quyền của NCTNPT Khái niệm này được đa số hiểu thôngqua các quyền cụ thể của NCTN trong hình sự và tố tụng hình sự Xét về lịch

sử, quyền của NCTNPT là một thuật ngữ mới xuất hiện

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia của các nước đều có những quy

định hạn chế nhất định về quyền và tự do ở mức độ phù hợp, cần thiết để bảo

vệ chế độ, đạo đức, sức khỏe và các quyền của người khác, phù hợp với yêucầu bảo đảm an ninh, quốc phòng của nhà nước Hành vi phạm tội của NCTN

là vi phạm nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật [47, điều 79], hành vi ấyphải bị xử lý theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, khi Nhà nước xử lýNCTN có hành vi phạm tội, NCTN vẫn là con người, là công dân có nhữngquyền của mình Nguyên nhân phạm tội của NCTN được giải thích từ nhiều lý

do khác nhau

Trang 39

Mục đích của việc quy định các quyền này là để bảo vệ NCTNPT trongtất cả các giai đoạn của tiến trình tố tụng; đặc biệt là để ngăn ngừa những hành

động tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục, cũng như sự bỏ mặc, thờ

ơ của các chủ thể các liên quan Về bản chất, quyền của NCTNPT cũng là

quyền con người, quyền công dân nhưng được áp dụng với nhóm đối tượng là

NCTN đang đối mặt với Nhà nước và chế tài hình sự Quyền của NCTNPT có

thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng: Quyền của NCTNPT được xác định từ khi NCTN thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm xét theo quy định của Luậthình sự và bị khởi tố cho đến khi thi hành xong hình phạt theo quy định của phápluật hình sự tương ứng với hành vi phạm tội của họ

Theo nghĩa này, quyền của NCTNPT được thể hiện trong tất cả các quy

định của pháp luật kể từ lúc NCTN thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế và bịcác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh quan hệ

pháp luật cho đến khi người đó thực hiện xong các chế tài hình sự do các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với họ NCTN khi thực hiện hành vi

phạm tội, họ có thể là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự, nhưng họcũng có thể tham gia tố tụng với tư cách pháp lý cụ thể như: người bị tạm giam,

bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành bản án, quyết định có hiệulực của Tòa án Trong toàn bộ quá trình này, khi tham gia vào các quan hệ phápluật NCTNPT cũng có các quyền như quyền được ăn, ở, quyền không bị xâmphạm về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền được bảo vệ không bị đánh

đạp, tra tấn, dùng nhục hình, quyền được thông tin, quyền được thăm nuôi… Vì

thế trong mỗi tư cách nêu trên, NCTN đều có quyền theo quy định của pháp luật.Luận án này nghiên cứu quyền của NCTNPT trong tất cả các tư cách nêu trên

Theo nghĩa hẹp: Quyền của NCTNPT được xác định khi NCTN thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS bị tòa án kếttội bằng bản án có hiệu lực pháp luật và cho tới khi thi hành xong bản án.Theo nghĩa này, bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa có bản ánkết tội đã có hiệu lực pháp luật thì không được coi người đó có tội

Trang 40

Trong luận án này, nghiên cứu sinh xin được hiểu theo nghĩa rộng và có

thể đưa ra khái niệm như sau: Quyền của NCTNPT là quyền của người từ đủ

14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được hưởng, được làm và được bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc gia và luật nhân quyền quốc tế kể từ khi người đó có bị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án cho tới khi thi hành xong bản án hình sự.

2.1.2 Khái niệm pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội

Cũng như các quốc gia trên thế giới tội phạm do NCTN thực hiện tồn tạikhá lâu trong lịch sử dân tộc ta Nghiên cứu pháp luật thời kỳ phong kiến,

điển hình là bộ Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) và bộ Hoàng Việt

luật lệ (Bộ luật Gia Long) có đề cập đến chính sách hình sự nhân đạo đối vớiNCTNPT Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa non trẻ đã bắt tay vào xây dựng hệ thống pháp luật để điềuchỉnh các quan hệ xã hội mới, trong đó đã chú ý đến việc thiết lập hành lang

pháp lý để bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự

Điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà nước với người phạm tội được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau Đặc biệt

pháp luật về quyền của NCTNPT dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh giữa Nhà nước (đại diện cho Nhà nước là các cơ quan Công an, Kiểm sát,Tòa án) với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT như các quyền về

ăn, ở, quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền được

thông tin, quyền được học tập, quyền được tham gia Ngoài ra, quyền củaNCTNPT một mặt, để bảo vệ quyền, lợi ích của các đối tượng này khi tham giavào quan hệ pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; mặt khác, là hành lang pháp lý đểcác chủ thể có thẩm quyền trong phạm vi theo luật định tiến hành xử lý hành viphạm tội của các cá nhân trong đó có NCTN

Nhà nước ta trong thời gian qua đã ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật để quy định cụ thể về quyền của NCTNPT như BLHS, BLTTHS, Luật thihành án hình sự và các văn bản pháp luật khác Những văn bản quy phạm

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VIII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VIII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịquyết của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
4. Radda Barnen (2000), Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em
Tác giả: Radda Barnen
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2000
5. Vũ Ngọc Bình (1997), Tư pháp người chưa thành niên và quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư pháp người chưa thành niên và quyền trẻ em
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
6. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
7. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 định hướng 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật đến năm 2010 định hướng 2020
Tác giả: Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
8. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
9. Bộ Công an (2004), Thông tư số 22/2004/TT-BCA (V19) ngày 15/12 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 22/2004/TT-BCA (V19) ngày 15/12hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 163/2003/NĐ-CPngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2004
10. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07/6 hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịchsố 07/2007/TTLT-BCA-BQP-BTC ngày 07/6 hướng dẫn chế độ lao động,dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam
Tác giả: Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính
Năm: 2007
11. Bộ Tư pháp (2012), Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS(SĐ) ngày 24-9-2012 của Ban Soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hìnhsự số 7724/ĐC-BSTBLHS(SĐ) ngày 24-9-2012 của Ban Soạn thảo Bộluật hình sự (sửa đổi)
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2012
12. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật hình sựliên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb Tưpháp
Năm: 2012
13. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), "Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên - những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” (Phần 1 - Những khía cạnh pháp lý hình sự), Tòa án nhân dân, (20/10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư pháp hình sự đối với người chưathành niên - những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạmhọc và so sánh luật học
Tác giả: Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng
Năm: 2004
14. Lưu Ngọc Cảnh (2010), Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đốivới người chưa thành niênphạm tội theo luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Lưu Ngọc Cảnh
Năm: 2010
15. Chính phủ (2003), Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6 quy định vàhướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
16. Chính phủ (2003), Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11 quy địnhviệc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
17. Chính phủ (2008), Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09-10-2008 về “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 09-10-2008 về “Dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
18. Trần Văn Dũng (2003), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niênphạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Dũng
Năm: 2003
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w