Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (TT)

28 564 5
Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở việt nam (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ THU QUYÊN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2015 Công trình đợc hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYN CNH QUí Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng cp Hc vin Họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi giờ , ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại - Th viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Th viện Quốc Gia Phn bin 3: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (6), tr.42-45. 2. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr.36-39. 3. Vũ Thị Thu Quyên (2010), "Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người qua nghiên cứu trường hợp người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Giáo dục lý luận, (12), tr.44-48. 4. Vũ Thị Thu Quyên (2012), "Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5), tr.8-14. 5. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Xét xử người chưa thành niên phạm tội - Thực trạng và kiến nghị thành lập tòa chuyên trách", Tạp chí Cảnh sát phòng chống tội phạm, (46), tr.41-46. 6. Vũ Thị Thu Quyên (2014), "Quan điểm chỉ đạo quá trình hoàn thiện pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (10), tr.18-22. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ quan điểm luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nên trong Chiến lược về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng 2020 chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân”[7]. Đối với quyền của NCTNPT, Đảng và Nhà nước có chính sách pháp luật phù hợp với mức độ hành vi, sự phát triển về tâm, sinh lý và nhận thức của họ, trong đó có chính sách hình sự đối với NCTNPT. Hiện nay ở Việt Nam, dưới góc độ lý luận pháp luật về quyền của NCTNPT đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về vấn đề này để làm nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT. Về mặt thực tiễn, từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (gọi tắt là Công ước quyền trẻ em) vào năm 1990, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, theo hướng nội luật hóa các nguyên tắc của Công ước quyền trẻ em vào pháp luật và thực tiễn quốc gia. Hệ thống các văn bản pháp luật về giáo dục, đối xử và bảo vệ các quyền hợp pháp của NCTNPT được ban hành để tạo nên sự hài hoà hơn với Công ước quyền trẻ em, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên (NCTN), mặt khác tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền của NCTNPT. Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, một số quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, thiếu tính khả thi, lạc hậu, thậm chí mâu thuẫn… làm cho NCTNPT không được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình, không có những cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền của các đối tượng này; đồng thời gây khó khăn, cản trở quá trình thực thi pháp luật. Yêu cầu cấp thiết nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT tạo cơ sở pháp lý cho việc hưởng quyền và bảo vệ quyền của NCTNPT. Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i ở Việ t Nam” để nghiên cứu viết luận án tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mụ c đích củ a luậ n án Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệ m vụ củ a luậ n án Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau: Một là, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; Hai là, xây dựng các khái niệm: NCTNPT; quyền của NCTNPT; pháp luật về quyền của NCTNPT; làm rõ đặc điểm, nội dung, vai trò và tiêu chí đánh giá pháp luật về quyền của NCTNPT; khái quát hóa các quy định pháp luật của quốc tế và một số quốc gia về quyền của NCTNPT; làm rõ sự tương thích của pháp luật quốc gia với quốc tế về pháp luật về quyền của NCTNPT; Ba là, khái quát pháp luật về quyền của NCTNPT từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT, nêu lên những thành tựu và hạn chế, rút ra nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này; Bốn là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án xây dựng một số quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u Dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền của NCTNPT với tư cách là người thực hiện hành vi phạm tội, tham gia tố tụng với tư cách là bị can, bị cáo, người thi hành án hình sự (theo nghĩa rộng được chỉ ra ở chương 2 của luận án). Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền của NCTNPT từ năm 2003 đến năm 2014. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luậ n Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền của NCTNPT. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lich sử, và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở các chương của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT. - Phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh được sử dụng để đánh giá quá trình phát triển, thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT. - Phương pháp so sánh pháp luật cũng được sử dụng trong việc xác định quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT có tính đến kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. 5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án - Là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu vấn đề pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay. - Là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện vấn đề lý luận của pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam; xây dựng khái niệm NCTNPT, quyền của NCTNPT, pháp luật về quyền của NCTNPT, phân tích nội hàm các khái niệm này. - Đã đưa ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò và tiêu chí của pháp luật về quyền của NCTNPT; khái quát hóa một số quy định pháp luật điển hình của quốc tế, một số quốc gia và chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT; chỉ ra nội dung tích cực, phát hiện những mâu thuẫn, sự không tương thích và bất cập trong một số quy định của pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam. - Xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật, bảo đảm quyền của NCTNPT. Những giải pháp luận án đưa ra có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong pháp luật về quyền của NCTNPT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật về quyền của NCTNPT và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. - Về thực tiễn: Luận án góp thêm những thông tin có giá trị giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những người làm công tác áp dụng pháp luật có cách nhìn sâu sắc, toàn diện hơn đối với pháp luật về quyền của NCTNPT; trên cơ sở đó có những đóng góp tích cực tăng cường cơ sở pháp lý đối với việc thực thi pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu, làm công tác thực tiễn, thực thi pháp luật về NCTN nói chung, NCTNPT nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm có 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các công trình nghiên cứ u pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i Luận án nghiên cứu một số công tình tiêu biểu là: Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1997 của Vũ Ngọc Bình; Nguyễn Văn Thông (chủ biên) có cuốn sách Toà án và quyền trẻ em, do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998. Cuốn sách Đánh giá tính tương thích các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự về người vi phạm pháp luật hình sự, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với các chuẩn mực quốc tế của Viện khoa học Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) phối hợp với các chuyên gia của UNICEF thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Nhi đồng của LHQ tại Việt Nam xuất bản năm 2012. Đề tài Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2003; Đề tài Hoàn thiện các quy định về thủ tục điều tra, truy tố và xét xử người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Viện Khoa học Kiểm sát thực hiện năm 2008. Dự án Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam được ký kết giữa Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp Việt Nam) và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Raadda Barnen) năm 2000. Về luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, với đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục đối với người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, thực hiện tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008. Trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (tháng 12/2008) có: Đặng Thanh Sơn có bài Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên; Đỗ Thúy Vân có bài Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Phạm Văn Hùng Hệ thống điều tra thân thiện với người chưa thành niên; Nguyễn Xuân Tĩnh có bài Về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên; Nguyễn Văn Hoàn có bài Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật… 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứ u về đả m bả o và thự c hiệ n pháp luậ t về quyề n củ a ngư ờ i chư a thành niên phạ m tộ i Sách chuyên khảo Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội của tác giả Nguyễn Xuân Yêm (chủ biên) do Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2004 (gần 500 tr); Sách chuyên khảo Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trần Quang Tiệp, Nxb Chính trị quốc gia năm 2007. Kỷ yếu hội thảo khoa học Vấn đề chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em; việc xử lý đối với trẻ em vi phạm pháp luật; trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em năm 2001 do Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức và xuất bản. Sổ tay Trợ giúp pháp lý và đại diện cho người chưa thành niên gặp xung đột với pháp luật, nạn nhân trẻ em và nhân chứng trẻ em do Hội Luật gia Việt Nam biên soạn năm 2007. Về luận án tiến sĩ có đề tài Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, của Lê Minh Thắng năm 2013 bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [...]... pháp luật về quyền của NCTNPT trên cơ sở luận giải, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với vấn đề này Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1.1 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và quyền của người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên là người dưới... NCTN Thứ sáu, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định thông qua các biện pháp giáo dục Chư ơ ng 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM 3.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM 3.1.1 Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời... đồng bộ của pháp luật về quyền của NCTNPT; Thứ hai, tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về quyền của NCTNPT; Thứ ba, tính tương thích với luật quốc tế của pháp luật về quyền của NCTNPT Thứ tư, tính khả thi của pháp luật về quyền của NCTNPT; Thứ năm, tính khoa học trong xây dựng pháp luật về quyền của NCTNPT 2.3 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI... Vai trò của pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền của NCTNPT; Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò bảo vệ quyền con người của NCTNPT; Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò ngăn ngừa sự vi phạm quyền của NCTNPT; Thứ tư, pháp luật về quyền của NCTNPT... luật về quyền của NCTNPT chưa thật sự đáp ứng yêu cầu, chưa có lộ trình và xác định nội dung ưu tiên thích hợp Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM 4.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Một là, Hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT phải quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng về quyền. .. DỤNG Ở VIỆT NAM 2.3.1 Pháp luật quốc tế về quyền của người chưa thành niên phạm tội Quyền của NCTNPT trong một số văn bản pháp lý quốc tế: Công ước về quyền trẻ em; Quy tắc Bắc Kinh; Hướng dẫn của LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (Hướng dẫn Riát); Quy tắc của LHQ về việc bảo vệ NCTN bị tước tự do (Quy tắc 1991) 2.3.2 Pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền của người chưa thành niên phạm tội. .. dung này, Luận án đi nghiên cứu: pháp luật Thái Lan; pháp luật Trung Quốc; pháp luật Nhật Bản ở Châu Á; Ở Châu Âu có pháp luật của Cộng hoà Pháp; Ở Châu Mỹ có pháp luật Hoa Kỳ; và Châu Đại dương có pháp luật của New Zealand về quyền của NCTNPT 2.3.3 Những kinh nghiệm trong pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở các nước có thể vận dụng vào pháp luật Việt Nam Luận án rút ra những kinh... quyền của NCTNPT ra đời sớm; Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác; Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT tập trung quy định, bảo vệ và điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền của NCTNPT 2.2 NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI... 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng - Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCABTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 3.2 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1 Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội. .. vận dụng ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định thời hạn tiến hành tố tụng và thủ tục rút gọn Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định theo mô hình xử lý thân thiện Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn Thú tư, pháp luật về của NCTNPT quy định quyền được giữ bí mật cho NCTNPT Thứ năm, pháp luật về quyền của NCTNPT . 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1.1. Khái niệm người chưa thành niên. TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM 3.1.1. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời Thời. dương có pháp luật của New Zealand về quyền của NCTNPT. 2.3.3. Những kinh nghiệm trong pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở các nước có thể vận dụng vào pháp luật Việt Nam Luận

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan