1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên

80 893 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 503,78 KB

Nội dung

Trang 1 TRẦN VĂN NHÊĐÂNH GIÂ THỰC TRẠNG VĂ ĐỀ XUẤTGIẢI PHÂP PHÂT TRIỂN CĐY XANH CẢNHQUAN MƠI TRƯỜNG KHU VỰC NỘI THỊ,THĂNH PHỐ THÂI NGUNLUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Trang 2 TRẦN

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học :PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sựcủa cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và sựnghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn.

Các số liệu, mô hình và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đềxuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dướibất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giáluận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Thái nguyên, ngày tháng 11 năm 2014

Học viên

Trần Văn Nhã

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống câyxanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môitrường, môi sinh Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với nhữngthành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triểnmạnh Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, cótác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị

Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố TháiNguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây xanh bóngmát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiếnhành thực hiện đề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên”.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng quản lý đàotạo Sau Đại học – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể cácthầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức trong thời gian học tập vàrèn luyện trong nhà trường

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn KhắcThái Sơn giảng viên của khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trìnhthực hiện và đến nay hoàn thành đề tài khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014

Sinh viên

Trần Văn Nhã

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH iix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 5

1.2 Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường 5

1.2.1 Vai trò của cây xanh 5

1.2.2 Phân loại hệ thống cây xanh đô thị 7

1.2.3 Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị 8

1.2.4 Tiêu chuẩn cây xanh đô thị 9

1.2.5 Các nguyên tắc bố trí cây trồng 14

1.3 Những nghiên cứu về cây xanh cảnh quan môi trường trên thế giới và Việt Nam 14

Trang 6

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 14

1.3.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 19

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 20

2.3 Nội dung nghiên cứu 20

2.4 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 22

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 22

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu 23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 Khái quát tình hình cơ bản vùng nghiên cứu 25

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới hành chính 25

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 25

3.1.3 Khí hậu 26

3.1.4 Thủy văn 31

3.1.5 Tình hình dân sinh kinh tế 32

3.2 Thực trạng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 33

3.2.1 Phân loại và xác định các loại hình cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 33

3.2.2 Thành phần loài, dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên 34

Trang 7

3.2.3 Sinh trưởng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên

43

3.2.4 Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố Thái Nguyên 49

3.3 Đánh giá các chỉ tiêu về môi trường tại các khu vực cây xanh nội thị thành phố Thái Nguyên 57

3.3.1 So sánh nhiệt độ không khí 57

3.3.2 So sánh độ ẩm không khí 58

3.3.3 So sánh tốc độ gió 60

3.4 Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên 61

3.5 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 63

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TP.TN : Thành phố Thái Nguyên

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình

tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2012 27Bảng 3.2: Thành phần loài cây xanh bóng mát nội thành, thành phố

Thái Nguyên 35Bảng 3.3: Số họ, chi, loài cây xanh bóng mát nội thành thành phố

Thái Nguyên 40Bảng 3.4: Các nhóm dạng sống của cây xanh bóng mát nội thành,

thành phố Thái Nguyên 42Bảng 3.5: Sinh trưởng cây trồng trên các đường phố xây dựng trước

năm 1980 45Bảng 3.6: Sinh trưởng của một số loài cây trồng sau năm 1990 46Bảng 3.7: Sinh trưởng cây xanh bóng mát trong công sở, trường học 47Bảng 3.8: Sinh trưởng cây xanh chức năng khu vực nội thành, thành

phố Thái Nguyên 48Bảng 3.9: Chất lượng cây xanh đường phố TP.TN trước năm 1980 52Bảng 3.10: Chất lượng cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên

trồng sau năm 1990 53Bảng 3.11: Chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở 55Bảng 3.12: Chất lượng cây xanh chức năng 56Bảng 3.13: So sánh chỉ tiêu nhiệt độ ở các vùng nghiên cứu được

quan trắc vào tháng 2/2014 57Bảng 3.14: So sánh chỉ tiêu nhiệt độ ở các vùng nghiên cứu được

quan trắc vào tháng 6/2014 57Bảng 3.15: So sánh chỉ tiêu độ ẩm không khí ở các vùng nghiên cứu

được quan trắc vào tháng 2/2014 58

Trang 10

Bảng 3.16: So sánh chỉ tiêu độ ẩm không khí ở các vùng nghiên cứu

được quan trắc vào tháng 6/2014 59Bảng 3.17: So sánh tốc độ gió ở các vùng nghiên cứu được quan trắc

vào tháng 2/2014 60Bảng 3.18: So sánh tốc độ gió ở các vùng nghiên cứu được quan trắc

vào tháng 6/2014 60

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 28Hình 3.2 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 29Hình 3.3 Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 30Hình 3.4 Biểu đồ số giờ nắng trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012 30

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị từ thủa sơ khai luôn có mối quan hệ thuận hoà giữa các yếu tốcảnh quan thiên nhiên và nhân tạo Thời kỳ đầu do quá trình đô thị nhỏ, dân

cư ít, cây xanh cũng đã được sử dụng trong đô thị nhưng chưa được xem làmột thành phần quan trọng của cấu trúc đô thị Ngày nay do sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm chodân số đô thị ngày một tăng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề

Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống câyxanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môitrường, môi sinh Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với nhữngthành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triểnmạnh Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, cótác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị [29]Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá,quá trình đô thị hoá ở thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra nhanh chóng, bộmặt đô thị được cải thiện, đổi mới từng ngày Thành phố Thái Nguyên làtrung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nơi tậptrung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhiều nhàmáy lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề khácnhau, tác động của con người đến môi trường ngày càng tăng về quy mô,cũng như mức độ ô nhiễm môi trường thành phố ngày một tăng Do đó, côngtác bảo vệ môi trường để làm xanh sạch đẹp thành phố là một yêu cầu rất cầnthiết Ngày 27/4/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra ban hànhQuy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh TháiNguyên [19] Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấpcác ngành, đặc biệt đối với ngành tài nguyên môi trường

Trang 13

Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phốThái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển câyxanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các loại hình cây xanh đô thị, đặc điểm về thành phầnloài, thành phần dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thànhthành phố Thái Nguyên

- Qua quan trắc biết được chỉ số các chỉ tiêu môi trường tại các khu vựcnghiên cứu

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nói lên tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh mang lại cho conngười Ở các khu vực nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh giúp cho môi trườngtrong lành hơn và giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt từ môi trường

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua nghiên cứu đánh giá đề tài làm cơ sở cho các nhà quy hoạch đô thịtham khảo và lựa chọn mô hình cho phù hợp với điều kiện cảnh quan

Trang 14

Cần bố trí hợp lý các loại cây cho từng công trình phù hợp.

Giúp cho mọi người biết được về việc tồn tại và phát triển các loại câyxanh trong khu vực thành phố Thái Nguyên

Đề tài thống kê lại hiện trạng của các cây xanh trong khu vực nội thànhthành phố Thái Nguyên, từ đó giúp thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ cây

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Cơ sở lý luận

Theo quy hoạch đô thị thì cây xanh được trồng dọc theo vỉa hè đườngphố, cứ 9 đến10m (2 lô đất) có 1 cây xanh [18] Khi cây lớn, khoảng 4 đến 5tuổi sẽ cho bóng mát, giúp khu phố được mát mẻ, mỹ quan, giảm tiếng ồn và

ô nhiễm Ngày nay, cây xanh được ươm trồng ở vườn ươm đến khi đã lớn,khoảng 4 đến 5 năm tuổi mới đem trồng nên sự phát triển của chúng rất nhanh

và còn tránh được các tác nhân gây hư hỏng khi cây còn nhỏ Cây xanh đườngphố sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng theo những cách chính sau đây:

- Ngăn chặn sự hấp thụ năng lượng từ ánh nắng mặt trời và tạo bóng râm mátvào mùa hè

- Hấp thụ năng lượng mặt trời và làm mát không khí

- Làm giảm việc luân chuyển khối không khí nóng vào mùa hè và chắngió lạnh vào mùa đông

Những điều này rất dễ hiểu nếu chúng ta tưởng tượng đang sống trongmột ngôi nhà mặt phố ở hướng Tây, với các trường hợp vỉa hè có trồng câyxanh và không trồng cây xanh Ở thành phố Thái Nguyên và nhiều thành phốkhác, mặc dù các đơn vị quản lý đô thị đã đầu tư trồng cây trên các vỉa hènhưng người dân vẫn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để trồng thay cây mới lớnhơn, tạo bóng mát ở vỉa hè đường, ngay trước cửa nhà, nhằm tạo mỹ quan vàtiết kiệm năng lượng Rõ ràng, mọi người dân đều ý thức được nếu nhà nhàtrồng cây xanh thì bộ mặt của đô thị không những được cải thiện mà các hộgia đình còn giảm được việc sử dụng máy điều hòa, quạt làm mát, sẽ tiết kiệmđược năng lượng tiêu thụ trong mùa hè.[17]

Trang 16

Vấn đề cây xanh và tiết kiệm năng lượng đã được kiểm chứng qua nhiềunghiên cứu trong và ngoài nước Nghiên cứu của tổ chức USDA ForestService, Center of Urban Forest Research là một ví dụ điển hình Theo đó, tổchức này đưa ra kết luận rằng, khi đầu tư 1$ cho cây xanh sẽ mang lại 1,31$.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như: điều hòamôi trường không khí, hấp thụ các chất thải độc hại, khói bụi, diệt vi khuẩn,giảm tiếng ồn,… góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.Ngoài ra, cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc kháctạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnhquan đô thị, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đôthị.[16]

1.2 Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường

1.2.1 Vai trò của cây xanh

Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữusinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần côngnghệ Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất [14]Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng nănglượng qua hệ sinh thái Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm cóphần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành Phần trung tâm là nơi tậptrung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiềuhướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Mức độ tập trung dân

cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn Vùng ngoại thànhđược coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinhthái nhân tạo Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ônhiễm môi trường ngày càng tăng Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phươngtiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinhhoạt hàng ngày Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải,

Trang 17

tiếng ồn Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước Để bảo

vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh cóvai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau [4]:Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng cókhả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước,giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểmsoát gió và lưu thông gió

Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: cây xanh có thể giảm thiểu cácchất độc hại trong không khí (CO2, SO2, CO…) và dưới đất (Chì (Pb), Sắt(Fe), Kẽm (Zn)…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đốilưu không khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ cây Hoè hoa vàngrất phù hợp trồng trên đường phố, mỗi năm 1 cây Hoè có thể giữ được 2.156tấn bụi trên lá và bụi trên bãi cỏ dưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so vớibình thường [12]

Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,hoa, thân cây, trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trịthẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.[23]

Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tácdụng kiểm soát giao thông và phòng hộ an toàn Việc kiểm soát giao thông baogồm cả xe cơ giới và người đi bộ Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trongvườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng chongười đi bộ Ví dụ, hàng cây bên đường có tác dụng định hướng nhờ các gốc câyđược sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường

Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tácdụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng

Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh tháikhác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp ) cây xanh trong hệ sinh

Trang 18

thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trangtrí cảnh quan.

1.2.2 Phân loại hệ thống cây xanh đô thị

Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đang có những phương phápphân loại để xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị như sau [22]:

- Theo nguồn gốc: gồm có cây trồng nhân tạo và cây tự nhiên

- Theo dạng sống thực vật:

+ Theo hình thái lá: cây lá rộng, cây lá kim

+ Theo trạng mùa: cây rụng lá, bán rụng lá, cây thường xanh

+ Theo hình dạng tán lá: cây tán rộng, cây tán hẹp; cây tán dày, cây tánthưa; tán hình chóp, hình trứng, hình dù

+ Theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây leo Trong nhóm cây

gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình cóH=15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m và cây gỗ nhỏ H=6-10m Cây bụi có chiềucao H<6m

- Theo mục đích sử dụng: gồm có cây che bóng, cây phủ xanh, cây trang trí

- Theo tuổi thọ: cây lâu năm, cây một năm; cây có đời sống dài, cây cóđời sống ngắn; cây dài ngày, cây ngắn ngày

- Kết hợp dạng sống và chức năng sử dụng có thể phân chia thành cácnhóm: cây đại mộc, cây rào che, cây rào chắn, cây dạng bụi, dây leo, cỏ, câyche phủ nền và hoa ngắn ngày

- Phân chia theo qui hoạch môi trường đô thị có:

+ Cây xanh tập trung: là rừng trồng hỗn giao hay thuần loại tạo thànhvành đai xanh có tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường và phục vụ các nhucầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của các tầng lớp nhân dân Ngoài ra còn có tácdụng phục phụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học

+ Cây xanh đường phố: chức năng chính là che bóng, trang trí và bảo vệmôi trường

Trang 19

+ Cây xanh công viên và vườn hoa: bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu,trang trí cảnh quan phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi củanhân dân.

+ Cây xanh chuyên dụng: bảo vệ các công trình kiến trúc văn hoá, cáckhu di tích lịch sử

+ Cây xanh khu chức năng: là hệ thống cây xanh trong các khu côngnghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy có chức năng chính là ngăn cản khíđộc, bụi, điều hoà khí hậu

+ Cây xanh trường học và công sở: chủ yếu là che bóng, điều hoà khíhậu, phục vụ công tác giáo dục và học tập

+ Cây xanh vườn hộ và biệt thự: là hệ thống cây ăn quả, cây trang trí.Như vậy, có nhiều phương pháp xác định thành phần hệ thống cây xanh

đô thị Trong đó phương pháp xác định theo qui hoạch môi trường đô thị làthích hợp hơn cả, đang được sử dụng rộng rãi Để điều tra, đánh giá hiện trạng

và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành,thành phố Thái Nguyên tôi cũng sử dụng cách phân chia này

1.2.3 Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị

Theo Lê Đồng Tấn (2003) [20] thì cây xanh đô thị sinh trưởng trong môitrường bị biến đổi do các hoạt động xây dựng của con người Cụ thể:

- Cây xanh đường phố: thường phải sinh trưởng trong điều kiện môitrường hoàn toàn thay đổi so với điều kiện tự nhiên của chúng Những biếnđổi đó là: nền đất bị xáo trộn, tầng đất mặt bị đào thay thế bằng đất mớithường không thích hợp với cây trồng Môi trường sống bị ô nhiễm do vậtliệu xây dựng, khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra Sau khi trồng,luôn luôn bị tác động do việc xây dựng cải tạo các công trình có liên quan, docác hoạt động của con người hàng ngày Không gian sinh trưởng bị hạn chế

do chiều cao của các công trình xây dựng Nhiều nơi thường bị ngập nước vàomùa mưa do hệ thống thoát nước kém

Trang 20

- Cây xanh vườn hoa công viên: Môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm dovật liệu xây dựng, điều kiện lập địa bị biến đổi do công tác xây dựng Môitrường không khí ít bị ảnh hưởng, nhưng đây là nơi có nhiều người qua lạinên sẽ bị tác động chủ yếu do con người.

- Cây xanh công sở trường học: cũng như các loại hình trên, điều kiện lập địacũng bị biến đổi, môi trường đất bị ô nhiễm hoặc biến dạng trong quá trình thicông xây dựng công trình Những tác động sau khi trồng chủ yếu do không giansinh trưởng bị hạn chế, nền đất bị tác động do hoạt động của con người

- Cây xanh khu chức năng: ngoài môi trường đất bị ô nhiễm và biếndạng, cây xanh ở đây còn bị ô nhiễm bởi khói bụi của nhà máy, xí nghiệp.Không gian sinh trưởng bị thu hẹp Những bức xạ và nhiệt độ không khí tăng

do sự phản xạ của các công trình nhà máy có tác động đáng kể đến đời sốngcủa cây trồng

- Cây xanh chuyên dụng: đây là nhóm cây ít bị tác động nhất so với cácloại hình khác Những ảnh hưởng chủ yếu do tác động của con người trongviệc xây dựng cải tạo, hoặc do các công trình xây dựng làm thu hẹp khônggian sống của cây

- Cây xanh vườn hộ, biệt thự: Mặc dù được chăm sóc tốt nhưng cây xanhvườn hộ, biệt thự vẫn bị nhiều tác động làm ảnh hưởng đến sinh trưỏng củacây Trong khu vực nội thành hiện nay những ảnh hưởng này ngày càng giatăng và các điều kiện sinh trưởng của cây cũng ngày càng bị vi phạm do quĩđất bị thu hẹp và tốc độ đô thị hoá

1.2.4 Tiêu chuẩn cây xanh đô thị

Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị gồm 3 loại:

- Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinhhoạt ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt độngvăn hóa quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần

Trang 21

- Cây xanh vườn hoa: Là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đếndạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn Diện tích vườn hoa khônglớn, từ vài ba ha trở xuống Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và cáccông trình xây dựng tương đối đơn giản.

- Cây xanh đường phố: Thường bao gồm bulơva, dải cây xanh venđường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa cácđường, hướng giao thông

Chất lượng cây là nội dung quan trọng, đảm bảo cho hệ thống cây trồngsống sót và phát triển Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về lĩnh vựcnày còn rất hạn chế Đỗ Hữu Thư và cộng sự [27], Lê Đồng Tấn (2003) [20]

đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn hình thái sinh thái cho các loại hình câyxanh đô thị như sau:

- Tiêu chuẩn cây xanh đường phố

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình hay gỗ nhỏ

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, có khả năng sống sót và sinh trưởngtốt trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng (khói, bụi, tiếng ồn), đất đai

bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém

+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, có rụng lá thì chỉ từng phần.+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp

+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc Không có cành nhánhgiòn dễ gẫy, ít hay không có gai Rễ ăn sâu để có khả năng đứng vững khi gióbão, không có rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình ngầm Lákhông quá nhỏ, nhưng dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt.Hoa lá có khả năng tiết các chất thơm càng tốt Ít hoặc không sâu bệnh

- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hoa, công viên

Trang 22

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình, gỗ nhỏ và cây bụi.

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốttrong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém.+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá

+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao, hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp Trong vườn hoa công viên, cây xanh được bố trí theonhiều cách, vì vậy tiêu chuẩn cho các đối tượng này cũng phải khác nhau:

 Cây đứng độc lập: có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo,kích thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển

tự nhiên hay cắt xén để tạo hình

 Cây trồng theo đám hay rừng nhỏ: có thể cây gỗ, cây bụi; cây lá kimhay cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá

 Cây trồng theo hàng: có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống(như Phượng vĩ), cây cao, thẳng

+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc Không có cành nhánhgiòn dễ gẫy, ít hay không có gai Rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gióbão Lá dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt Cây có khảnăng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt

- Tiêu chuẩn cây xanh trường học, công sở

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình, gỗ nhỏ và cây bụi

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốttrong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa cao hay thấp, thoátnước tốt hay kém

+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp; có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo, kích

Trang 23

thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển tựnhiên hay cắt xén để tạo hình; có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống(như phượng vĩ), cây cao, thẳng.

+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn

dễ gẫy, không có gai Rễ phát triển có khả năng đứng vững khi gió bão, cókhả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt

- Tiêu chuẩn cây xanh chức năng

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình, gỗ nhỏ và cây bụi

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc chậm,

có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường độc hại,

bị ô nhiễm nặng bởi khí độc do nhà máy thải ra, đất đai bị biến dạng, điềukiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém

+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp

+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễgẫy, không có gai, rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gió bão; có lá dày,mập, tán lá rậm rạp, nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quảkhông có mùi hôi, không có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, cácchất phitoxit diệt khuẩn càng tốt

Cây cách ly khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất ngoài các tiêuchuẩn trên, để nhanh chóng phát huy tác dụng: ngăn chặn khói, bụi và các hạtchất lơ lửng trong không khí, cây phải sinh trưởng nhanh, có lá thường xanh,mập, dày có nhiều lông tơ càng tốt

- Tiêu chuẩn cây xanh chuyên dụng

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình, gỗ nhỏ

Trang 24

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc chậm,

có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất đai

và không khí bị ô nhiễm, lập địa thấp, thoát nước kém

+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp

+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễgẫy, không có gai, đứng vững khi gió bão; có lá dày, mập, tán lá rậm rạp,nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quả không có mùi hôi, không

có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩncàng tốt

Cây ven sông, ven hồ: Các loại cây trồng ở đây rất đa dạng có thể là cây

gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ hay các loại thân thảo, thân tre Các loại câynày có bộ rễ phát triển mạnh trống xói mòn, phát triển nhanh, tán lá dầy rậm

có thể giữ được các chất bụi Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh sống của cácloài sinh vật làm tăng tính đa dạng sinh học

- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hộ, biệt thự

+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trungbình, gỗ nhỏ và cây bụi

+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốtđiều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém

+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá

+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màusắc xinh tươi, đẹp

+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn

dễ gẫy, ít hay không có gai, có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxitdiệt khuẩn

Trang 25

1.2.5 Các nguyên tắc bố trí cây trồng

Ngoài chức năng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường thì cây xanh còn

là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan Vì vậy, trong các côngtrình xây dựng người ta thường sử dụng cây xanh để trang trí cảnh quan.Những nguyên tắc chính trong bố trí cây trồng đã được một số tác giả nghiêncứu Cụ thể với cây xanh bóng mát đường phố cần tuân thủ theo các nguyêntác sau: [15]

- Đơn giản: trên một đường phố (đoạn phố) nên trồng một loài cây

- Thay đổi: Nên kết hợp hình dạng màu sắc và kết cấu để tạo nên sự thayđổi, tăng tính đa dạng sinh học, khắc phục sự đơn giản, tẻ nhạt của việc trồngthuần loài Trên một đường phố, nhất là đối với những đường phố dài, có thểchia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn trồng một loài cây

- Cân bằng: Cân bằng là sự cần thiết đối với một công trình kiến trúc Nóđược thể hiện ở cách bố trí hàng cây ở hai bên đường sao cho hình dạng củahàng cây bên này là hình ảnh của hàng cây bên kia và ngược lại hàng cây bênkia là hình ảnh của hàng cây bên này

- Liên tục: Cây trồng đường phố phải tạo thành dải liên tục, đều, khôngđứt quãng

- Cân đối: Tuỳ theo đường phố rộng hẹp, các công trình kiến trúc hai bênđường phố mà chọn loài cây trồng sao cho thích hợp với không gian

- Nhấn mạnh: Để tạo nét độc đáo, tránh sự đơn giản, tẻ nhạt Tính chấtnày được thể hiện ở việc bố trí những loài cây tương phản với các loài câykhác trên cùng một đường phố Nó có thể là một khóm cây, một hàng cây,thậm chí chỉ một cây [28]

1.3 Những nghiên cứu về cây xanh cảnh quan môi trường trên thế giới

và Việt Nam

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Trang 26

Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữvai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan Người Trung Hoa, La Mã, AiCập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ,tượng đài

Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần đượchình thành và không ngừng phát triển Cùng với sự phát triển của đô thị là hệthống cây xanh, vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trìnhkiến trúc, nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị

Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnhquan Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của cácnhà quí tộc, sự ham mê của những người làm vườn Về phương diện bảo vệmôi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đốivới một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó

Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngànhcông nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông làm cho môitrường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng Cho nên, bảo vệ môitrường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách

Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, cóvai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường vàgiải quyết các vấn đề môi sinh Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì

sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môitrường Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoahọc quan tâm Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề nàymới được nghiên cứu một cách hệ thống

Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuậtngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh,lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị

Trang 27

Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiềungười chú ý và sử dụng Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trườngĐại học Torondo (Canađa) vào năm 1965 Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm,Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này Theo ông thì lâmnghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản lý các cây cá lẻ

mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởiquần thể cư dân đô thị Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm

và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản lý câyxanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnhrừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành.Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đôthị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệmôi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại

Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năngtrong hệ sinh thái đô thị: trước đây, cây xanh chủ yếu là trang trí và kiến trúccảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường Cây xanh đô thị

đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự-chuyên ngành lâm nghiệp

đô thị Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoahọc công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệthống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý

Xu hướng phát triển cây xanh các nước trên thế giới rất đa dạng Cácquốc gia phát triển rất sớm không gian xanh cho các đô thị, trước hết là câyxanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh khu chung cư, trong cơ quan,trường học, bệnh viện… Các quốc gia đều quan tâm đến chỉ số m2/người Chỉtiêu này càng lớn thì không gian xanh của đô thị càng hoàn hảo

Boo Chih Min, Kartini Omar-Hor & Ou-Yang Chow Lin (2006) [33] đã

mô tả hệ thống các vườn thực vật ở Singapore, trong đó có nêu lên vai trò của

Trang 28

các cảnh quan, đặc điểm của các loài cây trong việc thiết kế cảnh quan và kỹthuật làm vườn.

Garrett Eckbo (2002) [34] đặc biệt lưu ý đến việc thiết kế cảnh quan phùhợp với cuộc sống của người dân, nhất là người dân trong các đô thị Tác giả

đã mô tả các kỹ thuật và đưa ra phương pháp xây dựng các vườn (cảnh quan)không chỉ trên qui mô là vườn hoa hay công viên phục vụ chung cho cộngđồng, mà còn đưa ra các mô hình cho các hộ gia đình để tạo nên không gianxanh cho căn hộ hay khu vườn của gia đình

1.3.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trămnăm Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảngvài chục năm gần đây Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ởhai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Quan điểm về vấn

đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thốngcây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệmôi trường và kiến trúc cảnh quan Hệ thống cây xanh đô thị của nước tachưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan Tỷ lệ diện tích câyxanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý Chúng ta vẫn còn thiếu một giảipháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị [2]

Phần lớn cây xanh trên hè phố, trong các công viên, các vườn của cácdinh thự Hà Nội mới trồng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Theo Đại Nam nhấtthống chí: Hà Nội là kinh đô xưa có 36 phố phường, năm (1875) có 21 phố:

Hà Khẩu, Việt Đông, Hàng Mắm, Hàng Mã, Báo Thiên, Nam Hoa, Hàng Bồ,Hàng bạc, Hàng Thiếc, Hồng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà sang đầu thế kỷ

20 phố xá mở rộng ra phía đông và phía nam như hiện nay Như vậy thảm câyxanh Hà Nội chỉ được trồng sau khi phố xá hình thành khoảng một trămnăm[5]

Trang 29

Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mép hồ Tháng 11 năm

1885 giải toả các hộ dân sống chung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hồ vàcho san lấp những vùng trũng thấp Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạyquanh Hồ Gươm được khánh thành Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũngđược trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước Vìvậy thảm cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vựcBách Thảo Có thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ítchịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa [9]

Các công viên và vườn hoa khác của thành phố như: Chí Linh, DiênHồng, Tao Đàn, Pát-xtơ, Thủ Lệ được trồng cùng thời gian với các hàng câytrên hè phố theo quy hoạch đô thị thời đó Nhưng cây cối trên các đường phốthuộc khu vực Hồ Tây, Ba Đình được trồng sớm hơn khu vực phía nam HồGươm Nhưng nói chung thảm cây xanh Hà Nội có tuổi trên 100 năm đã tạonên màu xanh tô thêm vẻ đẹp tự nhiên cho thành phố [11]

Nhiều đường phố trồng thuần một loại cây đặc trưng như Xà cừ trênđường Hoàng Diệu và đường Bà Triệu, Phượng vĩ trên đường Lý ThườngKiệt, cây Bằng lăng trên đường Hàng Bông, Thợ Nhuộm, cây Sao đen trênđường Lò Đúc, cây Sấu trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng vàĐiện Biên Phủ, cây Sữa trên đường Nguyễn Du đã để lại những dấu ấn khóquên không chỉ đối với những người đã từng sống ở đây mà còn được ghinhận của nhiều người trên những trang thơ, câu hát về Hà Nội [30]

Cây xanh không thể thiếu vắng trong cân bằng sinh thái và môi trường.Cây xanh đô thị lại càng có vai trò to lớn hơn Nó đã hấp thụ một lượng lớnkhí cacbonnic do con người và các nhà máy thải ra, bổ xung nguồn ôxy đáng

kể cho con người sử dụng, làm dịu đi cái oi nóng mùa hè, chắn đỡ nhữngnguồn gió bấc lạnh lẽo mùa đông, giảm bớt tiếng ồn của hàng vạn xe có động

cơ qua lại hằng ngày Sau ngày làm việc căng thẳng đi dạo hay ngồi dưới vòmcây, tâm hồn sẽ trở nên thư thái Cây Đa, cây Đề, cây Muỗng, cây Xoài, câyĐại trồng trong các đình chùa mang lại ý nghĩa tâm linh.[13]

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phốThái Nguyên

- Chỉ tiêu môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

cơ quan hành chính, trường học, công sở, một số cụm dân cư, nhà máy xínghiệp, vườn hoa, công viên trung tâm thành phố Thái Nguyên

- Giới hạn về mặt thời gian: Từ tháng năm 2013 đến năm 2014

- Giới hạn về mặt nội dung: Đánh giá hiện trạng cây xanh bóng mátthuộc 4/6 loại hình cây xanh đô thị nội thành, thành phố Thái Nguyên

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014

Thời điểm quan trắc các chỉ tiêu môi trường 2 thời điểm: Tháng 2 vàtháng 6 năm 2014

Trang 31

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Tại các tuyến đường, công trình công cộng, khu dân cư, các cơ quan, nhàmáy, trường học

Cụ thể khi đo các chỉ tiêu môi trường tại một số khu vực điểm như: Khuvực quảng trường thành phố Thái Nguyên, khu vực Đường tròn Gang Thép,Cổng trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Tổ 5 phường Phú Xá TP TháiNguyên, khu vực đường tròn Tân Long, Bãi rác Đá Mài, khu vực cổng câncông ty Gang thép Thái Nguyên

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Nội dung 2 Đánh giá thực trạng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Hiện trạng về chủng loại cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nộithị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

+ Có những loài nào

+ Đặc điểm thực vật học cơ bản của từng loài

- Hiện trạng về số lượng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thịthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

+ Với cây thân gỗ: Từng loại có bao nhiêu cây

+ Với cây thân thảo: Từng loài có bao nhiêu m2

- Hiện trạng về chất lượng cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nộithị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

+ Với cây thân gỗ: Bình quân số cây trên diện tích, bình quân số cây trênnghìn người dân

Trang 32

+ Với cây thân thảo: Bình quân số m2 cây trên diện tích, bình quân số m2cây trên nghìn người dân.

- Thực trạng về diễn biến cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thịthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

+ Với cây thân gỗ: Diễn biến số lượng cây trong 3 năm gần đây, từ 2011đến 2013

+ Với cây thân thảo: Diễn biến số lượng m2 cây trong 3 năm gần đây, từ

2011 đến 2013

Nội dung 3 Đánh giá ảnh hưởng của cây xanh cảnh quan môi trường đến một số chỉ tiêu về môi trường khu vực nội thị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Ảnh hưởng của cây xanh cảnh quan môi trường đến nhiệt độ không khíkhu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

(So sánh nhiệt độ không khí giữa nơi có cây xanh và nơi không có cây xanh)

- Ảnh hưởng của cây xanh cảnh quan môi trường đến ẩm độ khu vực nộithị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

(So sánh ẩm độ giữa nơi có cây xanh và nơi không có cây xanh)

- Ảnh hưởng của cây xanh cảnh quan môi trường đến ánh sáng khu vựcnội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

(So sánh ánh sáng giữa nơi có cây xanh và nơi không có cây xanh)

- Ảnh hưởng của cây xanh cảnh quan môi trường đến tốc độ gió khu vựcnội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

(So sánh tốc độ gió giữa nơi có cây xanh và nơi không có cây xanh)

Nội dung 4 Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh đô thị có hiệu quả khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên

- Lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả để đưa ra đề xuất phát triển hệthống cây xanh đô thị

Trang 33

- Định hướng phát triển hệ thống cây xanh khu vực nội thị, thành phốThái Nguyên theo hướng có hiệu quả về mặt môi trường, cảnh quan…

Nội dung 5 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Từ kết quả của các đề tài đã nghiên cứu như: Nguyễn Công Tụng vàcộng sự (2002) đã xác định hệ thống cây xanh đô thị thành phố Hà Nội có 7loại hình: cây trồng tập trung, cây xanh đường phố, cây xanh vườn hoa côngviên, cây xanh công sở trường học, cây xanh chuyên dụng, cây xanh khu chứcnăng và cây xanh vườn nhà biệt thự Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (2001) đã ápdụng phương pháp phân chia này để nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giảipháp phát triển cây xanh đô thị Hà Nội Lê Đồng Tấn (2003) đã nghiên cứumôi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị

Số liệu thu thập từ các cơ quan chức năng như: Công ty Môi trường đôthị Thái Nguyên, Cục thống kê …

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Đo các chỉ tiêu môi trường có liên quan đến sự ảnh hưởng của cây xanh như:

* Phương pháp đo nhiệt độ

Dùng máy đo nhiệt độ để đo, vị trí để cách mặt đất 2 mét, đo trong bóngrâm Theo dõi nhiệt độ của không khí ở mức ổn định và ghi lại

Đo tại các nơi có cây xanh thân gỗ, thân thảo và không có cây xanh Đomỗi loại tại 04 vị trí khác nhau

Đo 2 lần tại mỗi vị trí đo, tại 2 thời điểm là vào tháng 2 và tháng 6 năm 2014

* Phương pháp đo độ ẩm

Đo độ ẩm không khí, dùng ẩm kế điểm sương, ẩm kế bay hơi, ẩm kế tóc

ẩm kế dùng ở các trạm khí tượng thuỷ văn có cảm biến (xenxơ) là tóc ngườihay màng mỏng hữu cơ (động vật) có khả năng thay đổi chiều dài theo hàm

Trang 34

lượng hơi nước trong không khí (khi độ ẩm tăng, chùm tóc nhiễm ẩm và dài

ra, kéo một đòn bẩy làm di chuyển kim trên bảng chia độ)

Đo 2 lần tại mỗi vị trí đo, tại 2 thời điểm là vào tháng 2 và tháng 6 năm 2014

* Phương pháp đo tốc độ gió

Tốc độ gió tính bằng mét/ giây hoặc bằng km/ giờ Tốc độ gió thườngthay đổi nên mỗi nhóm đo thường kéo dài 100 giây rồi tính tốc độ trung bìnhcho khoảng thời gian đó Để đo tốc độ gió người ta thường dùng máy đocánh quạt hay cánh gáo.Đo bằng máy đo gió cánh quạt

Đo 2 lần tại mỗi vị trí đo, tại 2 thời điểm là vào tháng 2 và tháng 6 năm2014

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

- Tên khoa học của loài cây được xác định theo các tài liệu của NguyễnTiến Bân (2003-2005) [3], Phạm Hoàng Hộ (1992) [10]

- Sử dụng phần mềm Excel trên máy tính để tính các chỉ số đường kínhtrung bình (D), chiều cao trung bình (H) và đường kính tán (DT)

- Phân chia dạng sống cây xanh theo cây rừng Việt Nam (2000) [1]

- Việc đánh giá chất lượng cây xanh đô thị theo cấp chất lượng (tốt,trung bình, xấu, rất xấu) được tiến hành trên cơ sở thống kê số lượng cây theotừng cấp chất lượng, rồi tính % trong tổng số theo công thức sau:

1

Trong đó:

N% là phần trăm cây của một cấp chất lượng

N là số cây thực tế của cấp chất lượng

2.4.4 Phương pháp điều tra thu thập qua người dân

Điều tra thu thập số liệu đánh giá hiện trạng được hiện theo các tuyến(phố, đường phố), theo cụm dân cư (xóm, làng, khu phố), theo hệ thống vườn

Trang 35

hoa, công viên; theo hệ thống công sở (cơ quan, trường học, khu công nghiệp,nhà máy ).

Thu thập các số liệu về sinh trưởng (chiều cao, đường kính) được thựchiện các phương pháp trong điều tra lâm học hiện nay

Trong quá trình điều tra, xác định tên khoa học và tên Việt Nam thườnggọi Những cây chưa xác định được tên, thu mẫu tiêu bản để giám định tạiphòng thí nghiệm Các số liệu thu thập được ghi riêng cho từng loài

Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân PRA đểthu thập số liệu về hiện trạng, nguồn gốc cây xanh; về nguyện vọng, quanđiểm phát triển hệ thống cây xanh qua các đối tượng là người dân, cán bộquản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại các cơ quan, banngành ở địa phương

Ngoài các số liệu thu thập được, chúng tôi đã tham khảo các số liệunghiên cứu đã được được công bố, hoặc các số liệu do các nhà nghiên cứu đãđiều tra thu thập được để phân tích đánh giá hiện trạng cây xanh, nhất là chocác nội dung liên quan đến sinh trưởng, phát triển, nơi sống và khả năng thíchnghi và sống sót của các loài

Trang 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát tình hình cơ bản vùng nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ 21029’đến 21037’ vĩ độ bắc và từ 105043’ đến 105055’ kinh độ đông, cách Thủ đô

Hà Nội 80km về phía bắc Phía bắc, đông bắc giáp huyện Phú Lương, ĐồngHỷ; phía tây giáp huyện Đại Từ; phía nam, tây nam giáp thị xã Sông Công;phía đông, đông nam giáp huyện Phú Bình Thành phố Thái Nguyên nằm trênquốc lộ số 3 Hà Nội đi Cao Bằng [21]

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Thành phố Thái Nguyên có địa hình chủ yếu là đồi bát úp có độ caotương đối khoảng 50 – 60m nhưng hiện nay do quá trình xây dựng thành phố,một số lượng lớn đồi này bị san ủi giành đất cho xây dựng Địa hình thànhphố Thái Nguyên khá bằng phẳng Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tínhchất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo,thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát

úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên Bình quân diện tích đất nôngnghiệp của thành phố là 425,55m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã phía tây,tây nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn Phầnlớn diện tích có độ dốc dưới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm [21].Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 177,15km2, trong đó đất nôngnghiệp 88,88km2, đất lâm nghiệp có rừng 30,10km2, đất chuyên dùng35,82km2, đất ở 13,12km2, đất chưa sử dụng và sông suối 9,15km2 Bình quândiện tích tự nhiên trên một đầu người là 847,78m2 Đơn vị có diện tích nhỏ

Trang 37

nhất là phường Trưng Vương (1,02km2) Đơn vị có diện tích lớn nhất là xãPhúc Xuân 18,53km2.

Về thổ nhưỡng, đất phù sa chua có 36,23km2, chiếm 20,65% Đất xámferalit trên đá sét và biến chất có 31,79km2, chiếm 27,95%, thích hợp với việcgieo trồng cây hàng năm Đất dốc từ 80đến 250 có diện tích 34,03km2, chiếm19,22% diện tích đất tự nhiên, phù hợp với các loại cây nông nghiệp dài ngày,cây ăn quả, phù hợp với việc phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp vùngđồi Đất có độ dốc trên 250 là 21,72km2, chiếm 2,27% tổng diện tích tự nhiên,phù hợp với việc phát triển rừng lâm nghiệp và rừng cảnh quan du lịch [21]

Mùa mưa là những tháng có nhiệt độ thấp, trời rét, có lượng mưa ít vàthường có gió mùa Đông Bắc tràn về Trong các tháng 11, 12, 1, 2 độ ẩmkhông khí khô, nắng hanh có kèm theo sương muối đã làm ảnh hưởng lớn đếnsản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân

Thái Nguyên có khí hậu đặc thù của một tỉnh miền núi, trung du Bắc bộ.Một năm chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô

Trang 38

Bảng 3.1 Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình

tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2012 Tháng

Chỉ tiêu

Nhiệt độ không khí trung bình – tháng ( 0 C)

Tổng số giờ nắng - tháng

Độ ẩm không khí trung bình – tháng (%)

Tổng lượng mưa – tháng (mm)

Trang 39

Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012

Qua bảng 3.1 biểu diễn khí hậu tỉnh Thái Nguyên năm 2012 ta thấy:Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C và có sự phân hoá rõ rệt theo hai mùa làmùa hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô) nên sự chênh lệch nhiệt giữa haimùa là tương đối lớn Mùa đông lạnh thời tiết khô hanh, nhiệt độ ngày xuốngthấp tới 5-100C, mùa hè thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ ngày cao nhất là 35-380C

3.1.3.2 Chế độ mưa, ẩm

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưatrung bình hàng năm 1638,5mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớngiữa hai mùa Mùa mưa trùng với mùa nóng, thường tập trung vào tháng 5đến tháng 8, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trên100mm trong một năm khá lớn Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn nửa thế

Trang 40

kỷ qua là ngày 25/6/1959, tới 353mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷlục 1.103mm [21] Lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7 với lượngmưa là 465,2mm

Hình 3.2 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2012

Mùa khô trùng với mùa lạnh, thời tiết lạnh và hanh khô Trong đó đầumùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mưa, gây nên tình trạnghạn hán, và tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 Cuối mùa khô khôngkhí lạnh và ẩm do có mưa phùn

Do lượng mưa lớn lên độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định,với độ ẩm trung bình năm là 80%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 6, 7, 8với 83%, thấp nhất là tháng 3 với 77% do chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc khô và lạnh

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ NN &amp; PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Bộ NN &amp; PTNT
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2000
[2]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thựcvật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
[3]. Nguyễn Tiến Bân (2003 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[4]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật.NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ác phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật
Tác giả: Hoàng Chung
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
[8]. Vũ Xuân Đề (1994), Tổng quan phân vùng đất và qui hoạch không gian xanh nhằm sử dụng hợp lý đất và bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phân vùng đất và qui hoạch không gianxanh nhằm sử dụng hợp lý đất và bảo vệ môi trường thành phố Hồ ChíMinh
Tác giả: Vũ Xuân Đề
Năm: 1994
[9]. Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm (1991), Quy hoạch đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch đôthị
Tác giả: Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1991
[10]. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam. Montreal, tập I, II, III Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
[11]. Trần Công Khanh, Trần Thanh Trăng (2000), Báo cáo chuyên đề đánh giá tập đoàn cây xanh Hà Nội đến năm 2000. NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề đánhgiá tập đoàn cây xanh Hà Nội đến năm 2000
Tác giả: Trần Công Khanh, Trần Thanh Trăng
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2000
[12]. Chế Đình Lý (1997), Cây xanh - Phát triển và quản lý trong môi trường đô thị. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh - Phát triển và quản lý trong môitrường đô thị
Tác giả: Chế Đình Lý
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
[13]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. NXB Thế giới.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Lý
Nhà XB: NXB Thế giới.Hà Nội
Năm: 1993
[14]. Trần Viết Mỹ (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học cây xanh và chọn loài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học cây xanh và chọnloài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa thành phố Hồ ChíMinh
Tác giả: Trần Viết Mỹ
Năm: 2001
[15]. Hà Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị. NXB xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cảnh quan đô thị
Tác giả: Hà Tất Ngạn
Nhà XB: NXB xây dựng
Năm: 1996
[17]. Trần Ngũ Phương (1970), Qui luật cấu trúc rừng hỗn loại. NXB KH&amp;KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui luật cấu trúc rừng hỗn loại
Tác giả: Trần Ngũ Phương
Nhà XB: NXBKH&KT
Năm: 1970
[18]. Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch cây xanhsử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
[20]. Lê Đồng Tấn (2003), “Môi trường sinh trưởng và tiêu chuẩn cây trồng trong các loại hình cây xanh đô thị ở Hà Nội đến năm 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 4/2003, 459 - 462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường sinh trưởng và tiêu chuẩn cây trồngtrong các loại hình cây xanh đô thị ở Hà Nội đến năm 2010”, "Tạp chíNông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tác giả: Lê Đồng Tấn
Năm: 2003
[21]. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Thái Nguyên
Tác giả: Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
[22]. Lê Phương Thảo, Phạm Kim Chi (1980), Cây trồng đô thị, tập 1. NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây trồng đô thị
Tác giả: Lê Phương Thảo, Phạm Kim Chi
Nhà XB: NXBXây dựng
Năm: 1980
[23]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu Thực vật.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu Thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
[25]. Dương Hữu Thời (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh thái học
Tác giả: Dương Hữu Thời
Nhà XB: NXB Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2000
[26]. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức quản lý cảnh quan môi trường đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quản lý cảnh quan môitrường đô thị
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1997

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w