Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 34)

L ỜI CẢM ƠN

2.4.3.Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3.Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

- Tên khoa học của loài cây được xác định theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (2003-2005) [3], Phạm Hoàng Hộ (1992) [10].

- Sử dụng phần mềm Excel trên máy tính để tính các chỉ số đường kính trung bình (D), chiều cao trung bình (H) và đường kính tán (DT).

- Phân chia dạng sống cây xanh theo cây rừng Việt Nam (2000) [1]. - Việc đánh giá chất lượng cây xanh đô thị theo cấp chất lượng (tốt, trung bình, xấu, rất xấu) được tiến hành trên cơ sở thống kê số lượng cây theo từng cấp chất lượng, rồi tính % trong tổng số theo công thức sau:

N =   m i N N 1 Trong đó:

N% là phần trăm cây của một cấp chất lượng N là số cây thực tế của cấp chất lượng.

2.4.4. Phương pháp điều tra thu thập qua người dân

Điều tra thu thập số liệu đánh giá hiện trạng được hiện theo các tuyến (phố, đường phố), theo cụm dân cư (xóm, làng, khu phố), theo hệ thống vườn

hoa, công viên; theo hệ thống công sở (cơ quan, trường học, khu công nghiệp, nhà máy...).

Thu thập các số liệu về sinh trưởng (chiều cao, đường kính) được thực hiện các phương pháp trong điều tra lâm học hiện nay.

Trong quá trình điều tra, xác định tên khoa học và tên Việt Nam thường gọi. Những cây chưa xác định được tên, thu mẫu tiêu bản để giám định tại phòng thí nghiệm. Các số liệu thu thập được ghi riêng cho từng loài.

Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân PRA để thu thập số liệu về hiện trạng, nguồn gốc cây xanh; về nguyện vọng, quan điểm phát triển hệ thống cây xanh qua các đối tượng là người dân, cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại các cơ quan, ban ngành ở địa phương.

Ngoài các số liệu thu thập được, chúng tôi đã tham khảo các số liệu nghiên cứu đã được được công bố, hoặc các số liệu do các nhà nghiên cứu đã điều tra thu thập được để phân tích đánh giá hiện trạng cây xanh, nhất là cho các nội dung liên quan đến sinh trưởng, phát triển, nơi sống và khả năng thích nghi và sống sót của các loài.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 34)