Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 72)

L ỜI CẢM ƠN

3.4Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4Nghiên cứu lựa chọn mô hình cây xanh có hiệu quả cho đô thị khu vực

vực nội thị, thành phố Thái Nguyên

Vai trò của cây xanh đối với con người là điều mà con người hiển nhiên đã biết, tuy nhiên ngày nay với việc phát triển kinh tế, đô thị mà hệ thống cây xanh bị suy giảm. Đối với các thành phố trên cả nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng thì hệ thống cây xanh vẫn còn thiếu và chất lượng cây xanh cũng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, Qua nghiên cứu và tham khảo tôi đưa ra một số mô hình trồng cây xanh cảnh quan ở đường phố, công viên, trường học … để có thể lựa chọn áp dụng như sau:

Trồng cây độc lập có thể là cây thân gỗ hoặc bụi để phát triển tự nhiên hay cắt xén, uốn tỉa theo những hình dạng đặc thù khác nhau. Cây độc lập thấp nhỏ thường có giá trị trang trí cao, còn cây lớn thường mang cảm giác mát mẽ. [26]

Cây độc lập thường làm cận cảnh hay trung tâm của bố cục cảnh quan. Đôi khi cây độc lập có thể tượng trưng cho một chủ đề tư tưởng nào đó hay góp phần làm rõ ý đồ bố cục chung. Do đó cây độc lập trong bố cục cảnh quan phải là cây có hình khối, dáng dấp cân đối, màu sắc hài hòa, độc đáo.

Tuy nhiên tùy theo tính chất của các công trình cảnh quan vườn – công viên hay bố cục tại các điểm nhấn trong vườn – công viên mà cây độc lập có hình dạng, màu sắc và vị trí bố trí khác nhau.[8]

- Khi bố trí cây độc lập thì cần phải lưu ý khoảng cách giữa cây độc lập đến các cây khác (khoảng cách tối thiểu là 3 lần chiều cao của cây độc lập).

Trồng cây theo hàng cây có vị trí quan trọng trong bố cục cảnh quan đường phố, công viên.

Hàng cây thưa: - Các cây được bố trí thẳng hàng và cách nhau một khoảng cách nhất định nhằm đảm bảo tán của cây này không chồng chéo lên tán cây kia đồng thời không để không gian trống quá lớn.

- Hàng cây thưa có tác dụng tạo , mát 2 bên đường phố và tạo vòm bóng mát tren lòng đường của các tuyến đường chính trong công viên đồng thời có giá trị trang trí.

- Hàng cây thưa có thể đon thuần toàn cây bóng mát hoặc tàn cây bụi trang trí cũng có thể phối kết hợp giữa cây bóng mát và cây bụi theo những quy luật trang trí nhất định.Hàng cây dày:

- Tường cây xanh: các cây dc trồng thành hàng dày và có chiều cao từ 3m trỏ lên. Tường cây xanh có thể trồng cây thân gỗ nhiều cành nhánh hoặc cây thân bụi dc cắt xén tạo không gian kín của một khu đất nhỏ hay có tác dụng chia cắt không gian vườn 1 cách dứt khoát, rõ ràng đảm bảo tính độc lập cho các hoạt đọng nghỉ ngơi giải trí ở các khu vực khác nhau trong vườn công viên.

- Hàng rào cây xanh: các cây trong hàng dc trồng dày sat nhau và có đọ cao 0.5 – 3m. hàng rào xanh có thể để sinh trưởng , ptrien tự nhiên hoặc dc cắt xén tạo hình thường dùng đẻ bao quanh công trình cảnh quan vườn công viên hoặc mang tính chất trang trí ngăn chia không gian 1 cách ước lệ.

- Đường viền cây xanh : Cây được trồng thành hàng dày , các cây trong hàng chủ yếu là cây thân thảo hoặc cây bụi thấp dc cắt xén tạo đường viền xung quanh các bồn hoa , bồn cảnh , khóm đá.. để tôn tạo bồn hoa, cảnh lên đó và làm rõ chu vi của 1 hình thể dc viền. độ cao của đường viền cây xanh thường nhỏ hơn 0.5 m. Đường viền dc trồng từ cây thân thảo để phát triển tự nhiên thường mang lại cảm giác mềm mại, đường viền bằng cây bụi dc cắt xén thường gây ấn tượng về sư nghiêm túc, khỏe mạnh và dứt khoát.

Phối kết theo mảng rừng[24]

- Cây xanh được bố trí theo mảng dày, rộng, chiếm từ 0,25 -0,5 ha tạo nên những mảng rừng. mảng rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình

thành không gian kín và là kiểu phối kết cây xanh chủ yếu trong phong cảnh vườn, công viên, rừng phong cảnh.

- Mảng rừng có thể được tạo thành bởi sự phối kết của một loài cây or nhiều loại cây, và cây trong mảng rừng có thể phối kết theo hàng hay tự do.

+ Mảng rừng phối kết bởi 1 loài cay thường tạo thành rừng 1 tầng, tạo cảnh quang thoáng đảng dưới tán rừng

+ Mảng rừng được phối kết bởi nhiều loài cây

Trong quy hoạch thiết kế vườn- công viên nên phối kết cây lá rộng với cây lá kim, thảm cỏ, cây trang trí và một số tác phẩm nghệ thuật. đối với Việt Nam thì 40% là cây phối kết, 60 % là thảm cỏ.

Việc trồng mới hay trồng lại cây cũ đã chết phải chọn kích thước cây phù hợp (cây trưởng thành có tán lá cách xa tường nhà, cửa số, ban công tối thiểu là 1m). Những đường phố có hè rộng <3m + nhà sát hè thì không nên trồng cây. Các tuyến đường giao thông chính không trồng cây có tán xòe rộng ra lòng đường, hoặc nếu có thì chiều cao tán phải cao từ 4m trở lên.[25]

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 72)