Những nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 25)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.1Những nghiên cứu trên thế giới

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1Những nghiên cứu trên thế giới

Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài...

Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị là hệ thống cây xanh, vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình kiến trúc, nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị.

Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quí tộc, sự ham mê của những người làm vườn... Về phương diện bảo vệ môi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.

Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông... làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.

Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này mới được nghiên cứu một cách hệ thống.

Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị...

Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường Đại học Torondo (Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm, Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ông thì lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản lý các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản lý cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại.

Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây, cây xanh chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự-chuyên ngành lâm nghiệp đô thị. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý...

Xu hướng phát triển cây xanh các nước trên thế giới rất đa dạng. Các quốc gia phát triển rất sớm không gian xanh cho các đô thị, trước hết là cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh khu chung cư, trong cơ quan, trường học, bệnh viện… Các quốc gia đều quan tâm đến chỉ số m2/người. Chỉ tiêu này càng lớn thì không gian xanh của đô thị càng hoàn hảo.

Boo Chih Min, Kartini Omar-Hor & Ou-Yang Chow Lin (2006) [33] đã mô tả hệ thống các vườn thực vật ở Singapore, trong đó có nêu lên vai trò của

các cảnh quan, đặc điểm của các loài cây trong việc thiết kế cảnh quan và kỹ thuật làm vườn.

Garrett Eckbo (2002) [34] đặc biệt lưu ý đến việc thiết kế cảnh quan phù hợp với cuộc sống của người dân, nhất là người dân trong các đô thị. Tác giả đã mô tả các kỹ thuật và đưa ra phương pháp xây dựng các vườn (cảnh quan) không chỉ trên qui mô là vườn hoa hay công viên phục vụ chung cho cộng đồng, mà còn đưa ra các mô hình cho các hộ gia đình để tạo nên không gian xanh cho căn hộ hay khu vườn của gia đình.

1.3.2.Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm. Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị [2].

Phần lớn cây xanh trên hè phố, trong các công viên, các vườn của các dinh thự Hà Nội mới trồng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Theo Đại Nam nhất thống chí: Hà Nội là kinh đô xưa có 36 phố phường, năm (1875) có 21 phố: Hà Khẩu, Việt Đông, Hàng Mắm, Hàng Mã, Báo Thiên, Nam Hoa, Hàng Bồ, Hàng bạc, Hàng Thiếc, Hồng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà...sang đầu thế kỷ 20 phố xá mở rộng ra phía đông và phía nam như hiện nay. Như vậy thảm cây xanh Hà Nội chỉ được trồng sau khi phố xá hình thành khoảng một trăm năm[5].

Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mép hồ. Tháng 11 năm 1885 giải toả các hộ dân sống chung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hồ và cho san lấp những vùng trũng thấp. Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy quanh Hồ Gươm được khánh thành. Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng được trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước. Vì vậy thảm cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực Bách Thảo. Có thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ít chịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa [9].

Các công viên và vườn hoa khác của thành phố như: Chí Linh, Diên Hồng, Tao Đàn, Pát-xtơ, Thủ Lệ...được trồng cùng thời gian với các hàng cây trên hè phố theo quy hoạch đô thị thời đó. Nhưng cây cối trên các đường phố thuộc khu vực Hồ Tây, Ba Đình được trồng sớm hơn khu vực phía nam Hồ Gươm. Nhưng nói chung thảm cây xanh Hà Nội có tuổi trên 100 năm đã tạo nên màu xanh tô thêm vẻ đẹp tự nhiên cho thành phố. [11]

Nhiều đường phố trồng thuần một loại cây đặc trưng như Xà cừ trên đường Hoàng Diệu và đường Bà Triệu, Phượng vĩ trên đường Lý Thường Kiệt, cây Bằng lăng trên đường Hàng Bông, Thợ Nhuộm, cây Sao đen trên đường Lò Đúc, cây Sấu trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng và Điện Biên Phủ, cây Sữa trên đường Nguyễn Du...đã để lại những dấu ấn khó quên không chỉ đối với những người đã từng sống ở đây mà còn được ghi nhận của nhiều người trên những trang thơ, câu hát về Hà Nội. [30]

Cây xanh không thể thiếu vắng trong cân bằng sinh thái và môi trường. Cây xanh đô thị lại càng có vai trò to lớn hơn. Nó đã hấp thụ một lượng lớn khí cacbonnic do con người và các nhà máy thải ra, bổ xung nguồn ôxy đáng kể cho con người sử dụng, làm dịu đi cái oi nóng mùa hè, chắn đỡ những nguồn gió bấc lạnh lẽo mùa đông, giảm bớt tiếng ồn của hàng vạn xe có động cơ qua lại hằng ngày. Sau ngày làm việc căng thẳng đi dạo hay ngồi dưới vòm cây, tâm hồn sẽ trở nên thư thái. Cây Đa, cây Đề, cây Muỗng, cây Xoài, cây Đại trồng trong các đình chùa mang lại ý nghĩa tâm linh.[13]

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 25)