Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 60)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4. Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành thành phố

Thái Nguyên

Do có tính chất đặc trưng riêng nên việc đánh giá chất lượng của mỗi loại hình cây xanh khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, do các loại hình có một chức năng chính giống nhau đó là trang trí cảnh quan và điều hoà khí hậu. Với chức năng này thì ngoài khả năng sống sót, sinh trưởng phát triển thì hình thái ngoại mạo của cây trồng được thể hiện ở trạng thái cây, hình thái tán lá, thân cây là một chỉ tiêu quan trọng. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tiêu chuẩn hình thái thân cây và tán lá này để làm tiêu chí đánh giá về chất lượng cây xanh cho tất cả các loại hình.

Đối với các nhóm cây bụi, cây thảo chủ yếu là cây trang trí, chất lượng của chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người, hơn nữa do là cây trang trí và thường xuyên thay đổi, nên chúng tôi không đánh giá chất lượng của cây này. Đối với cây gỗ là nhóm cây chủ đạo và đều là cây lâu năm, cố định trong các loại hình cây xanh, nên việc đánh giá chất lượng để làm cơ sở cho việc tuyển chọn cây trồng cho từng loại hình cây xanh là hết sức cần thiết.

3.2.4.1. Cây xanh đường phố

Chất lượng cây xanh trên các tuyến phố cũng là điều gây nhiều băn khoăn khi hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn cây khi đưa ra trồng tại các công viên, đường phố. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các công trình, các dự án xây dựng, quy hoạch và cả kinh phí đã tạo nên sự không đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ, thậm chí còn làm đường phố trở nên xấu xí, nguy hiểm hơn.

Những cây xanh sống lâu năm trong khu vực thành phố Thái Nguyên cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính xác về tuổi của cây, nhưng qua tài liệu nghiên cứu và khảo sát thực tế, các loài cây xà cừ, bằng lăng, phượng vĩ, dạ hương, si, đa....được trồng ở khu vực trung tâm thành phố và trong các công sở từ thời Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Cho đến nay vẫn còn giữ lại được ở vài nơi như: khuôn viên Bảo tàng, đường Đội Cấn, đường Nha Trang...còn lại hầu hết các tuyến phố khác, hệ thống cây xanh phát triển theo kiểu tự phát.

Qua khảo sát chúng tôi thấy cây xanh trên các tuyến đường phố của thành phố Thái Nguyên có sự khác biệt rất rõ rệt:

- Tuyến đường có mật độ dân cư cao, chức năng chính của đường phố là giao thông, thương mại. Người dân tận dụng tối đa diện tích để bán hàng và thu hẹp tối đa diện tích ở, vì vậy không có gì là khó hiểu khi mật độ cây xanh ở đây rất thấp 0,5m2/ người. Vỉa hè phố có rất ít cây, do dân tự trồng một cách tự phát, lộn xộn và chủ yếu là cây dâu da xoan, cây bàng... như tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Dương Tự Minh, đoạn đầu đường Cách mạng Tháng Tám.

- Trên tuyến đường tập trung hầu hết các khối cơ quan nhà nước như đường Đội Cấn và Nha Trang, đường phố rộng 23m (Đội Cấn), 10,5m (Nha Trang), có nhiều hàng cây cổ thụ rất to ở hai bên vỉa hè, có chiều rộng từ 6-9m, tạo nên không gian đi bộ rất thoải mái. Cây xanh bao gồm: cây xanh đường phố, cây xanh thảm phân làn đường, cây xanh trong vườn hoa nhỏ, nhưng hiện nay đa số các cây xanh trên đường phố này đã già cỗi, rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình ngầm, một số cây bị tỉa trơ làm mất dáng vẻ của cây, số cây được trồng lại không đúng chủng loại, không cùng độ lớn.

- Nét đặc trưng dễ nhận thấy là cây hoa sữa chiếm ưu thế trên một số tuyến phố (đường Lương Ngọc Quyến, Phan Đình Phùng...), hoa có mùi hương nồng vào cuối mùa hè đã ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Ngoài ra, cây bàng được người dân tự trồng rất nhiều, có tầng tán đẹp nhưng loài cây

này được khuyến cáo không nên trồng trong đô thị vì loài cây này có bộ rễ chùm dễ đổ khi có gió bão, đồng thời hoa, quả, lá rụng ra đường phố rất mất vệ sinh không đảm bảo an toàn vệ sinh cho người và các công trình công cộng, hơn nữa loài cây này thường có rất nhiều sâu bệnh đặc biệt là sâu róm trồng nhiều trên tuyến đường Thống Nhất, Phủ Liễn ...Tình trạng người dân tự ý trồng, chặt và di chuyển cây xanh đường phố cũng xảy ra thường xuyên nhưng do chưa có quy định xử lý và lực lượng bảo vệ cây xanh đường phố nên không thể xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy trên nhiều tuyến phố có những loài cây tiềm tàng những nguy hiểm, có nguy cơ gãy, đổ hoặc che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Tuổi cây phụ thuộc vào lịch sử hình thành đường phố. Đường phố càng lâu đời, tuổi cây càng nhiều. Theo thời gian, những cây chết hay bị gẫy đổ đã được trồng lại nên cùng một đường phố tuổi cây trồng khác nhau, có cây hàng trăm năm tuổi, nhưng có cây mới được trồng được 2-3 năm gần đây. Tuy nhiên, do số lượng cây trồng lại không nhiều nên những cây cùng tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao, từ 80-90% trên cùng một tuyến phố.

Trên một đường phố tổ thành loài cây đơn giản, thường chỉ 1 loài. Nếu có hai hay nhiều loài khác nhau thì các loài đều được trồng luân với chiều dài trên dưới 500m/loài. Do cây trồng lại không cùng loài với cây chết nên đã làm thay đổi tổ thành loài cây. Tuy nhiên, mức độ không nhiều và loài cây chủ đạo (cây trồng chính) vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối (trên 90%).

Trên các phố chính đều có hè rộng (5-6m), nếu các công trình xây dựng nằm sâu bên trong thì không gian sinh trưởng của cây xanh gần như chưa bị vi phạm (đường Nha Trang, Đội Cấn, Nguyễn Du, Hùng Vương... ). Những nơi có hè phố hẹp (dưới 3m) và có nhà xây sát ra hè phố đều ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của cây. Những đường mới được xây dựng thường có hè rộng (3-6m). Nếu hai bên đường là cơ quan hay công sở với các công trình xây dựng sâu vào trong thì không gian sinh trưởng của cây trồng chưa bị ảnh

hưởng. Những nơi có nhà sát hè phố (kể cả cơ quan và nhà dân) thì cây có chiều cao trên 4m đã bị ảnh hưởng: tán cây đã phát triển sát vào ban công, tường nhà và không còn không gian để phát triển tiếp (đường Bến Tượng, đường Phan Đình Phùng, đường Việt Bắc...).

Trên các tuyến phố đã điều tra, hầu hết những cây cao trên 3m bị ảnh hưởng bởi hệ thống cột điện và đường dây diện. Mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào tính chất của hệ thống. Những cây dưới đường dây cao thế cây trồng thường xuyên bị chặt cành hạ thấp chiều cao cây để đảm bảo an toàn hành lang điện. Việc xây dựng, cải tạo, đặc biệt mở rộng đường đã đứt rễ cây, xây bó vỉa hè làm thu hẹp diện tích mặt đất, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và sống sót của cây. Do quy hoạch đường giao thông và xây dựng hành lang đường phố làm cho một số hàng cây xanh bóng mát đã bị đẩy ra sát mép đường như hàng.

Bảng 3.9: Chất lượng cây xanh đường phố TP.TN trước năm 1980[6]

Tên loài N

Tốt Trung bình Xấu Rất xấu Số cây % Số cây % Số cây % Số cây %

Xà cừ (Cách mạng

Tháng Tám) 75 56 74,67 14 18,67 3 4,00 2 2,66

Phượng vĩ (Đội Cấn) 36 17 47,22 12 33,34 4 11,11 3 8,33

Bàng (Thống nhất) 87 59 67,82 18 20,69 6 6,89 4 4,60

Sữa (Nguyễn Du) 35 23 65,71 7 20,00 3 8,57 2 5,71

Sấu (Phan Đình Phùng) 32 19 59,37 8 25,00 2 6,25 3 9,38

Trung bình 62,96 23,54 7,36 6,14

Đối với cây trồng trước năm 1980 số liệu bảng 3.8 cho thấy:

- Tỷ lệ cây có chất lượng tốt chiếm từ 47,22% (Phượng vĩ) đến 74,67% (Xà cừ), trung bình là 62,96%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng trung bình từ 18,67% (Xà cừ) đến 33,34% (Phượng vĩ) trung bình là 23,54%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng xấu từ 4,00% (Xà cừ) đến 11,11% (Phượng vĩ), trung bình là 7,36%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng rất xấu chiếm từ 2,66% (Xà cừ) đến 9,38% (Sấu), trung bình là 6,14%.

Bảng 3.10: Chất lượng cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên trồng sau năm 1990[6]

Tên loài N

Tốt Trung bình Xấu Rất xấu Số cây % Số cây % Số cây % Số cây %

Phượng vĩ (Nha Trang) 40 35 87,50 3 7,50 2 5,00 0 0

Móng bò (Phủ Liễn) 35 29 82,85 3 8,57 1 2,86 2 5,71

Trứng cá (Bến Tượng) 72 62 86,11 5 6,94 3 4,17 2 2,78

Bằng lăng (Hùng Vương) 32 24 75,00 4 12,50 3 9,38 1 3,12

Bàng (Minh Cầu) 30 20 66,67 7 23,33 1 3,34 2 6,66

Sữa (Lương Ngọc Quyến) 34 28 82,35 5 14,71 0 0 1 2,94

Sấu (Hoàng Văn Thụ) 47 38 80,85 5 10,64 3 6,38 1 2,13

Dâu da xoan (Dương Tự Minh) 45 32 71,11 7 15,56 4 8,89 2 4,44

Đinh trống (Lương Ngọc Quyến) 65 57 87,69 6 9,23 1 1,54 1 1,54

Trung bình 80,01 12,11 4,62 3,26

Đối với cây trồng sau năm 1990, số liệu bảng 3.9 cho thấy:

Chất lượng cây trồng đạt tỷ lệ cây tốt trên 60%, tỷ lệ cây xấu và rất xấu đều dưới dưới 10%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng tốt chiếm từ 66,67% (Bàng) đến 87,69% (Đinh trống), trung bình là 80,01%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng trung bình từ 6,94% (Trứng cá) đến 23,33% (Bàng), trung bình là 12,11%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng xấu từ 1,54% (Đinh trống) đến 9,38% (Bằng lăng), trung bình là 4,62%.

- Tỷ lệ cây có chất lượng rất xấu chiếm từ 1,54% (Đinh trống) đến 6,66% (Bàng), trung bình là 3,26%.

Như vậy có thể thấy rằng chất lượng cây xanh trồng trước năm 1980 có ít nhất có 13,50% cây có chất lượng xấu đến rất xấu cần phải thanh lý hoặc trồng lại. Cây trồng sau 1990, chủ yếu trên các phố mới xây dựng sau những năm 1990, có 7,88% cây xấu đến rất xấu cần thanh lý để trồng lại, trong đó có 4,62% cây xấu và 3,26 % cây rất xấu.

3.2.4.2. Cây xanh bóng mát vườn hoa, công viên

Số lượng loài cũng như số lượng cá thể cây xanh bóng mát trong vườn hoa Sông Cầu không nhiều nên chúng tôi không lập bảng thống kê số liệu các cá thể của các loài. Vì không gian sinh trưởng không hoặc ít bị tác động nên cây trồng đều có hình dáng đẹp, không bị chèn ép bởi các công trình xây dựng như cây trồng trên đường phố nên chất lượng cây trồng là khá tốt.

3.2.4.3. Cây xanh bóng mát trường học, công sở

Việc trồng cây xanh trong các công sở, trường học thường do chủ dự án xây dựng thực hiện. Việc chọn lựa loài cây nào để trồng lại phụ thuộc vào ý tưởng của người chủ quản (thủ trưởng cơ quan đương nhiệm). Tuy nhiên, các

loài cây trồng đều là những cây truyền thống như: Phượng vĩ, Bằng Lăng, Xà Cừ, Liễu…

Cây trồng trong loại hình này thường có không gian sinh trưởng tốt, các tác động ảnh hưởng đến cây trồng chủ yếu do các hoạt động hái hoa bẻ cành của học sinh (trong trường học) hoặc do gió bão. Những đơn vị, cơ quan có điều kiện cũng có đầu tư kinh phí để chăm sóc hàng năm. Các hoạt động chăm sóc chủ yếu là cắt tỉa cành để chống gẫy đổ trong mùa mưa bão, xây bó xung quanh gốc cây để bảo vệ…

Bảng 3.11: Chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở[31]

Tên loài N

Tốt Trung bình Xấu Rất xấu

Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % Phượng vĩ 75 43 57,33 14 18,67 11 14,67 7 9,33 Móng bò 30 16 53,33 5 16,66 7 23,34 2 6,67 Bằng lăng 85 43 50,59 31 36,47 6 7,06 5 5,89 Bàng 65 47 72,31 12 18,46 4 6,15 2 3,08 Sữa 45 35 77,78 5 11,11 2 4,45 3 6,66 Nhội 30 17 56,67 9 30,00 3 10,00 1 3,33 Xà cừ 55 39 70,91 11 20,00 2 3,64 3 5,45 Đinh trống 45 32 71,11 6 13,33 5 11,11 2 4,45 Trung bình 63,75 20,59 10,05 5,61

Do ít bị tác động nên chất lượng cây trồng trong loại hình khá tốt. Tỷ lệ cây tốt chiếm từ 53,33% (Móng bò) đến 77,78% (Sữa), trung bình là 63,75%. Tỷ lệ cây trung bình từ 11,11% (Sữa) đến 36,47% (Bằng lăng) và trung bình là 20,59%. Tỷ lệ cây xấu từ 3,64% (Xà cừ) đến 23,34% (Móng bò), tỷ lệ cây rất xấu từ 3,08% (Bàng) đến 9,33% (Bàng) và trung bình 5,61%.

Những cây có chất lượng xấu và rất xấu đều cần được thanh lý và trồng lại. Trước hết là cây có chất lượng rất xấu. Đây là những cây có tán lá bị vỡ, thân cây bị sâu bệnh, rễ thối.

3.2.4.4. Cây xanh chức năng

Các nhà máy xí nghiệp đều rất quan tâm đến việc duy trì và bảo quản cây xanh, thường xuyên trồng lại hoặc thay thế những cây không thích hợp hay không đủ chất lượng. Vì vậy chất lượng cây khá cao.

Bảng3.12: Chất lượng cây xanh chức năng[31]

Tên loài N Tốt Trung bình Xấu Rất xấu Số cây % Số cây % Số cây % Sốcây %

Si 35 24 68,57 9 25,71 1 2,86 1 2,86

Sấu 50 42 84,00 7 14,00 4 8,00 1 2,00

Phi lao 100 75 75,00 17 17,00 5 5,00 3 3,00

Keo tai tượng 90 67 74,44 19 21,11 4 4,44 0 0

Sữa 65 52 80,00 8 12,31 2 3,08 3 4,61

Nhãn 70 46 65,71 15 21,43 6 8,57 3 4,29

Xà cừ 85 57 67,06 17 20,00 7 8,23 4 4,71

Bạch đàn 100 68 68,00 21 21,00 6 6,00 5 5,00

Trung bình 72,85 19,07 5,77 3,31

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)