L ỜI CẢM ƠN
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.5 Tình hình dân sinh kinh tế
Thành phố Thái Nguyên có số dân 279.710 người (2009), trong đó khu vực thành thị 200.420người, khu vực nông thôn 79.290 người, mật độ dân số 1.474 người/km2. Dân tộc Kinh có số lượng đông nhất, do nhiều bộ phận hợp thành. Các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu...sống xen kẽ với các dân tộc khác trong thành phố. Tuy mỗi dân tộc hội tụ về thành phố Thái Nguyên từ những vùng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng nhưng do đặc điểm cư trú thành những đơn vị nhỏ, xen kẽ giữa các dân tộc, nên quá trình hòa hợp giữa các dân tộc diễn ra khá sớm và dễ dàng, như một lẽ tự nhiên, trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân thành phố Thái Nguyên [21].
Thành phố Thái Nguyên có vị trí thuận lợi và hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Do ở vị trí tiếp giáp giữa vùng rừng núi phía bắc và đồng bằng Bắc Bộ, lại có đường giao thông thủy bộ dọc ngang nên từ xa xưa Thái Nguyên đã là nơi buôn bán sầm uất.
Thành phố Thái Nguyên là một đô thị loại 2, đóng vai trò là một đô thị trung tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa-y tế-giáo dục-khoa học-quân sự của vùng Đông Bắc. Thành phố có hệ thống giáo dục đứng thứ ba so với cả nước chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, đứng thứ hai miền Bắc sau Hà Nội. Với 6 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của đất nước, do đó cũng là nơi quy tụ được một số lượng lớn thành phần trí thức, kỹ thuật viên đủ các ngành nghề khác nhau, đó cũng là một thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh và thành phố. Song mặt khác cũng gây ra áp lực lớn về sinh hoạt, về đất ở của thành phố. Cũng từ vấn đề đông dân số, nên đã nảy sinh ra những khó khăn mà hiện nay vẫn đang là nỗi bực xúc của thành phố như mật độ dân cư ngày càng cao, dẫn đến tình trạng làm giảm diện tích đất trồng cây, diện tích ao hồ...thêm vào đó
nguồn chất thải, khí thải trong sinh hoạt, trong sản xuất kinh doanh đã tạo ra một khối lượng các chất gây ô nhiễm lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất, nước, không khí của thành phố.
Sau gần 15 năm đổi mới nền kinh tế, thành phố đã có những biến chuyển đáng kể, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là những năm gần đây, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng là 1.454.000 đồng [7]. Cùng với sự phát triển chung của thành phố, các ngành, các cấp thường xuyên quan tâm tu bổ, sửa chữa, mở rộng xây dựng mới nhiều hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, đê điều và các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng...đặc biệt mạng lưới thông tin, liên lạc ngày càng được nhân rộng tạo điều kiện tốt cho việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Như vậy thông qua các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội chúng ta có thể đưa ra những thuận lợi, khó khăn, những tiềm năng đối với việc tìm ra những loài cây phù hợp, thích ứng tốt, cải tạo được môi trường, đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ và tạo bản sắc riêng cho thành phố Thái Nguyên