Xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 74)

L ỜI CẢM ƠN

3.5.xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực

3. Ý nghĩa của đề tài

3.5.xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực

nội thị, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Cây xanh khu cảnh quan môi trường tại thành phố Thái nguyên nhìn chung được giữ gìn và bảo vệ tốt, không có sự thay đổi nhiều về số lượng và chất lượng cây xanh so với các năm trước đây. Tuy nhiên ngoài một số tuyến đường, nơi công cộng, trường học, công sở… đã có hệ thống cây xanh lâu năm thì những nơi mới xây dựng thì hệ thống cây xanh vẫn còn thiếu và chất lượng chưa tốt. Đây cũng là mô hình phát triển đô thị theo hướng bền vững, song song với việc phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng thì chất lượng môi trường cần được quan tâm, cụ thể ở đây là hệ thống cây xanh cảnh quan môi trường cho các công trình công cộng.

Một số giải pháp được đưa ra để phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên:

Giải pháp về chính sách

- Quản lý, chăm sóc, duy trì cây xanh công cộng cần phải có sự tham gia của người dân;

- Việc trồng cây xanh trong khuôn viên các cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học ... phải có quy hoạch và được quan tâm đầu tư đúng mức cả về số lượng và chất lượng;

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển cây xanh đô thị.

Giải pháp về kinh tế

Ngoài nguồn vốn ngân sách thành phố cấp, cần phải huy động các nguồn lực tài chính trong cộng đồng xã hội cho việc đầu tư phát triển cây xanh.

Giảipháp về quản lý

Để thực hiện quản lý tốt cây xanh, thành phố cần thay đổi phương thức quản lý: cơ quan chuyên trách (công ty quản lý đô thị) là người điều hành quản lý và đảm bảo các khâu về kỹ thuật, công việc chăm sóc và bảo vệ giao cho các hộ gia đình, các cơ quan có cây xanh trên khu vực hè đường trước cổng nhà hay cơ quan của họ.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1. Qua nghiên cứu biết được các điều kiện về tự nhiên, kinh tế khu vực thành phố Thái Nguyên, khí hậu thành phố có 2 mùa đặc trưng, về mùa mưa cây xanh phát triển rất tốt còn tời mùa khô hanh cây ngừng phát triển và rụng lá, vì vậy cần lựa chọn một số loại cây trồng đường phố cho phù hợp.

2. Nghiên cứu 4/6 loại hình cây xanh bóng mát khu vực nội thành, thành phố Thái Nguyên bao gồm: cây xanh đường phố; cây xanh vườn hoa, công viên; cây xanh công sở, trường học; cây xanh khu chức năng.

Đã ghi nhận hệ thống cây xanh đô thị khu vực nội thành, thành phố Thái Nguyên có 109 loài thuộc 81 chi 41 họ thuộc hai ngành thực vật

- Có 4 dạng sống: Nhóm cây gỗ bao gồm cây gỗ lớn, gỗ trung bình và gỗ nhỏ. - Sinh trưởng của cây xanh: Những cây lâu năm (trồng trước 1980) đã đạt kích thước cây trưởng thành với đường kính thân cây từ 35,3cm đến 65,5cm, chiều cao từ 6,1m đến 15,5m, đường kính tán từ 3,9m đến 7,1m. Khả năng sống sót của cây xanh khá cao, đạt từ 95-100%.

3. Qua việc quan trắc và so sánh các chỉ tiêu môi trường : Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Các khu vực trồng nhiều cây xanh nhiệt độ ổn định hơn các khu vực trống trải không có cây xanh, tương tự các chỉ tiêu về độ ẩm, tốc độ gió cũng tốt hơn.

4. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được đưa ra các giải pháp để phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên, giúp cho cảnh quan, môi trường thành phố Thái Nguyên ngày càng được nâng cao.

2. Đề nghị

1. Những kết quả đánh giá về hiện trạng cây xanh mới là bước đầu, nên cần có nghiên cứu chi tiết hơn, đặc biệt cần thực hiện kiểm kê đánh giá một cách tổng thể về chất lượng cây xanh để có biện pháp xử lý những cây có chất lượng xấu và rất xấu để đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong các mùa mưa bão. Hiện nay thành phố có một số lượng đáng kể cây cổ thụ cần được bảo tồn

(gồm cây trồng trên đường phố, khuôn viên bảo tàng) đã trở nên già cỗi, thậm chí có cây đã bị rỗng ruột, thối rễ, một số khác đang có nguy cơ bị xâm lấn về nơi sống... thành phố nên có biện pháp chăm sóc, bảo vệ.

2. Để thực hiện quản lý tốt cây xanh, thành phố cần thay đổi phương thức quản lý: cơ quan chuyên trách (công ty quản lý đô thị) là người điều hành quản lý và đảm bảo các khâu về kỹ thuật, công việc chăm sóc và bảo vệ giao cho các hộ gia đình, các cơ quan có cây xanh trên khu vực hè đường trước cổng nhà hay cơ quan của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

[1]. Bộ NN & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[2]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[3]. Nguyễn Tiến Bân (2003 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[4]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. NXB Giáo dục.

[5]. Công ty công viên cây xanh Hà Nội (1992), Luận chứng kinh tế kỹ thuật cây xanh Hà Nội thời kỳ1992-1993.

[6]. Công ty quản lý đô thị Thái Nguyên,Nghiên cứu thực trạng, định hướng quy hoạch và các giải pháp phát triển cây xanh đô thị phù hợp với sự phát triển, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường đô thị thành phố Thái Nguyên. Báo cáo khoa học đề tài cấp tỉnh Thái Nguyên năm 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[7]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái nguyên năm 2009.

[8]. Vũ Xuân Đề (1994), Tổng quan phân vùng đất và qui hoạch không gian xanh nhằm sử dụng hợp lý đất và bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội.

[9]. Phạm Kim Giao, Hàn Tất Ngạn, Đỗ Đức Viêm (1991), Quy hoạch đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[10]. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993),Cây cỏ Việt Nam. Montreal, tập I, II, III. [11]. Trần Công Khanh, Trần Thanh Trăng (2000), Báo cáo chuyên đề đánh

[12]. Chế Đình Lý (1997), Cây xanh - Phát triển và quản lý trong môi trường đô thị.NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[13]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. NXB Thế giới. Hà Nội.

[14]. Trần Viết Mỹ (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học cây xanh và chọn loài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh.Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

[15]. Hà Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị. NXB xây dựng, Hà Nội.

[16]. Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc quản lý cây xanh đô thị.

[17]. Trần Ngũ Phương (1970), Qui luật cấu trúc rừng hỗn loại. NXB KH&KT, Hà Nội.

[18]. Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”

[19]. Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

[20]. Lê Đồng Tấn (2003), “Môi trường sinh trưởng và tiêu chuẩn cây trồng trong các loại hình cây xanh đô thị ở Hà Nội đến năm 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 4/2003, 459 - 462.

[21]. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

[22]. Lê Phương Thảo, Phạm Kim Chi (1980), Cây trồng đô thị, tập 1.NXB Xây dựng, Hà Nội.

[23]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu Thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[24]. Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

[25]. Dương Hữu Thời (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[26]. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức quản lý cảnh quan môi trường đô thị.NXB Xây dựng, Hà Nội.

[27]. Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (2001). Báo cáo chuyên đề " Các giải pháp khoa học kỹ thuật phát triển hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Hà Nội, 2001.

[28]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội.

[29]. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Công Tụng (2002), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triểncây xanh ở Hà Nội. Báo cáo Khoa học đề tài cấp thành phố Hà Nội năm 2001.

[31] Tường Tuyết Mai (2010),Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đô thị tại Thái Nguyên.Báo cáo đề tài cấp tỉnh 2010 [32] Trung tâm quan trắc môi trường – Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh

Thái Nguyên

II. TiếngAnh

[33] Chih Min, Kartini Omar-Hor & Ou-Yang Chow Lin (2006), 1001 Garden Plants In Singapore. National Park Board.

[34] Garrett Eckbo (2002), Landscape for living. Hennessey and Ingalls Santa Moniga.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh cảnh quan môi trường khu vực nội thị, thành phố thái nguyên (Trang 74)