1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THÁI độ HÀNH VI về DINH DƯỠNG, sức KHỎE bà mẹ TRẺ EM, nước SẠCH,VỆ SINH môi TRƯỜNG tại bốn HUYỆNKRÔNG PA, KÔNG CHRO, MANG YANG và KBANG – TỈNH GIA LAI

58 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 172,52 KB

Nội dung

Tỉnh Gia Lai đang thực hiện các giải pháp nâng cao hệ số sử dụng nước sạch và vệsinh môi trường ở vùng nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 85% số dân sử dụng, trong đó 35% số dân sử dụng

Trang 1

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ

- HÀNH VI VỀ DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM, NƯỚC SẠCH,VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI BỐN HUYỆNKRÔNG PA, KÔNG CHRO, MANG YANG VÀ KBANG – TỈNH GIA LAI

Trang 2

MỤC LỤC

I Đặt vấn đề 5

II Phương pháp nghiên cứu 9

2.1 Nghiên cứu định lượng 9

2.2 Nghiên cứu định tính 11

III Kết quả nghiên cứu và bàn luận 12

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 12

3.2 Thực trạng, kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường 14

3.2.1 Kiến thức của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường 14

3.2.2 Thực hành của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường 17

3.3 Thực trạng và kiến thức của các bà mẹ về sức khỏe bà mẹ, trẻ em 24

3.3.1 Kiến thức và thực hành của người dân về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em 25

3.3.2 Kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong giai đoạn mang thai, sinh đẻ và sau sinh 31

3.3.3 Thực trạng chăm sóc sức khỏe trẻ em 39

3.4 Các vấn đề liên quan đến truyền thông tại địa bàn nghiên cứu 42

3.4.1 Truyền thông liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường 42

3.4.2 Truyền thông liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em 44

3.4.3 Mức độ hài lòng của người dân trong cung ứng các dịch vụ tư vấn tại địa phương ……… 46

3.5 Những khó khăn trong can thiệp chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ và vệ sinh môi trường 50

3.5.1 Rào cản trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ 50

3.5.2 Rào cản trong chăm sóc DDTE ở đồng bào DTTS 52

3.5.3 Rào cản trong sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh 53

IV Kết luận và khuyến nghị 54

4.1 Kiến thức và thực hành trong sử dụng nước và vệ sinh môi trường: 54

4.2 Kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em: 54

4.3 Kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai, sinh đẻ và sau sinh: 55

4.4 Các kết luận liên quan đến truyền thông: 56

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu 12

Bảng 2 Kiến thức của người dân về nước sạch 14

Bảng 3 Biết về sự cần thiết phải uống nước đun sôi 15

Bảng 4 Lý giải về việc phải uống nước đun sôi 15

Bảng 5 Kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh 16

Bảng 6 Thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của người dân địa phương 17

Bảng 7 Thực trạng sử dụng nguồn nước trong ăn uống của người dân địa phương 18

Bảng 8 Trung bình điểm quan sát nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình 19

Bảng 9 Thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân địa phương 20

Bảng 10 Điểm trung bình quan sát sử dụng nhà tiêu và quản lý rác tại hộ gia đình 22

Bảng 11 Thực trạng rửa tay và sử dụng xà phòng rửa tay trong vệ sinh thường ngày 23

Bảng 12 Nguyên nhân không rửa tay bằng xà phòng 24

Bảng 13 Kiến thức liên quan đến cho trẻ ăn sam/ăn dặm của các bà mẹ trong nghiên cứu .25

Bảng 14 Kiến thức của các bà mẹ liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ 26

Bảng 15 Thực hành cho con bú của các bà mẹ trong nghiên cứu 28

Bảng 16 Thực trạng liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thời kỳ thai sản 32 Bảng 17 Một số thực hành chăm sóc sức khỏe của bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu 34

Bảng 18 Tỷ lệ các bà mẹ đi siêu âm khi mang thai 35

Bảng 19 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của các bà mẹ trong nghiên cứu ở thời kỳ thai sản35 Bảng 20 Địa điểm các bà mẹ lựa chọn cho việc sinh đẻ 37

Bảng 21 Các hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ 39

Bảng 22 Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em 40

Bảng 24 Mức độ hài lòng trong cung ứng dịch vụ tư vấn liên quan đến nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà tiêu 47

Bảng 25 Mức độ hài lòng trong cung ứng dịch vụ tư vấn liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 48

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Thực trạng chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ trong

nghiên cứu 30

Biểu đồ 2 Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của các bà mẹ trong nghiên cứu 32

Biểu đồ 3 Những nội dung được thực hiện khi bà mẹ đi khám thai 34

Biểu đồ 4 Các nguồn thông tin người dân nhận được liên quan đến nước sạch 43

Biểu đồ 5 Các nguồn thông tin người dân nhận được liên quan đến nhà tiêu vệ sinh 44

Biểu đồ 6 Các nguồn thông tin người dân nhận được liên quan đến rửa tay bằng xà phòng 45

Biểu đồ 7 Các nguồn thông tin người dân nhận được liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 45

Biểu đồ 8 Các nội dung trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được các bà mẹ nhận được 46

Biểu đồ 9 Các nguồn thông tin mà các bà mẹ mong muốn nhận được trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 47

Trang 5

I Đặt vấn đề

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dunglượng nước sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người Nhiều vụ dịch bệnhliên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lị, ỉa chảy, viêm gan A…đã vàđang xẩy ra ở cả những nước phát triển và đang phát triển Thiếu nước cũng gây ảnhhưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnhtruyền qua đường phân miệng Ước tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù dobệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có nguy cơ bị mắc bệnh này Từ những năm

1990, Tổ chức Y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật con người liên quan đến nước,25,000 người chết hàng ngày là do các bệnh có liên quan đến nước Vi khuẩn, vi rút và

ký sinh trùng có khả năng lây truyền thông qua đất, nước, côn trùng, tay bẩn, từ đó thôngqua thức ăn có thể gây ra các bệnh tiêu chảy (bao gồm cả bệnh lỵ và bệnh tả), nhiễm kýsinh trùng và đau mắt hột Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây nhiễm kýsinh trùng đường ruột có tới 500 triệu người có nguy cơ bị đau mắt hột, 146 triệu người

bị đe dọa bởi mù lòa Ngoài ra, có tới 133 triệu người bị mắc các bệnh đường ruột nhưnhiễm giun sán, mà thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như suy giảm nhận thức,kiết lỵ lớn, hoặc thiếu máu Những bệnh này gây ra khoảng 9400 ca tử vong mỗi năm.Năm 2010, các nhà khoa học hàng đầu về lượng giá gánh nặng bệnh tật do các yếu tốnguy cơ đã tiến hành hệ thống hóa các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến gánh nặngbệnh tật do ô nhiễm nước gây ra, kết quả cho thấy ô nhiễm nước chịu trách nhiệm cho116,126 DALYs cho toàn cầu

Tình trạng ô nhiễm nước đang là vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, một nghiên cứu

về mức độ ô nhiễm nước ăn và sinh hoạt tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Longnăm 1995 cho thấy nước sông Hồng bị ô nhiễm nhiều, nước máy tại 13 nhà máy ở 7 tỉnhphía Bắc đều không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, các loại nước ở đồng bằng sông CửuLong ô nhiễm do phân người luôn ở mức đáng lưu ý Ước tính số lượng nước trung bìnhđược sử dụng ở khu vực đô thị tại Việt Nam là 80-90 lít/người/ngày, thấp hơn nhiều sovới mức nước trung bình sử dụng tại các thành phố lớn trên thế giới (120-130lít/người/ngày) Các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun sán,đường ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhândân Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt đạt quy chuẩn QCVN2:2009/BYT là 40,7% Một nghiên cứu khác của Cục Quản lý môi trường Y tế vàUNICEF trong năm 2010 tại khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy 15,1% hộ gia đình sửdụng nước trực tiếp từ sông, suối và ao/hồ 30,4% các hộ gia đình có nguồn nước khônghợp vệ sinh Còn đến 4,6% và 15,3% hộ gia đình sử dụng nguồn nước có nguy cơ ô

nhiễm cao và rất cao

Liên quan đến điều kiện vệ sinh, cuộc khảo sát được tiến hành bởi Bộ Y tế trong năm

2007 cho thấy tỷ lệ tiêu chuẩn vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình nông thôn theo Quyết định số

Trang 6

08/2005/QĐ-BYT là rất thấp Chỉ có 18% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩntrong xây dựng, sử dụng và bảo trì Xem xét riêng vệ sinh trong sử dụng và bảo trì, chỉ có22,2% hộ gia đình có đủ điều kiện Cuộc khảo sát cũng tổng kết, trong số 75% hộ giađình nông thôn có nhà tiêu, chỉ có 33% là có nhà tiêu hợp vệ sinh Kết quả khảo sát gầnđây nhất về KAP của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường tại 4 tỉnh đồng bằng

sông Hồng bao gồm Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương (năm 2009) cho thấy

về nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, phần lớn các HGĐ sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước

khác nhau tùy theo mùa để có thể đảm bảo cho mục đích ăn uống quanh năm và nướcmưa hiện vẫn là nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích ăn uống, số cònlại dùng giếng khoan, giếng đào và cũng còn một tỉ lệ tương đối cao các HGĐ sử dụngnguồn nước mặt ô nhiễm (ao, hồ, sông, kênh, mương…) cho mục đích sinh hoạt Cácphương pháp thu gom xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu hiện nay là người dân thực hiệnphân loại rác tại hộ gia đình, những loại rác khô dễ cháy thì được đốt ngay tại vườn, một

số thì đào hố chôn lấp, rác hữu cơ thì có thể tiết kiệm làm thức ăn cho gia súc hoặc làmphân bón

Đối với việc tiếp cận với các kênh thông tin giáo dục truyền thông, phần lớn người dân đã

từng nghe nói/đọc các thông tin liên quan đến nước sạch VSMT và từ nhiều nguồn khácnhau Các nguồn thông tin mà người dân tiếp nhận được chủ yếu là thông qua họp thôn,loa phát thanh xã/thôn, cán bộ chính quyền đoàn thể, từ đài phát thanh, truyền hình củatỉnh và trung ương

Tỉnh Gia Lai đang thực hiện các giải pháp nâng cao hệ số sử dụng nước sạch và vệsinh môi trường ở vùng nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 85% số dân sử dụng, trong

đó 35% số dân sử dụng nước đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; trên 38% hộ gia đình có nhàtiêu, 39% hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại, 100% trường học mầm non và phổthông (điểm trường chính), trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh Qua kết quảkiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc – Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy, nhiều côngtrình nước sạch trên địa bàn tỉnh sử dụng kém hiệu quả, ảnh hưởng đến đời sống và sinhhoạt của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hiện nay, vẫn còn một

số nơi vùng sâu xa trong tỉnh có nước, có nhà tiêu nhưng không đưa vào sử dụng mà rasông suối để lấy nước về dùng và sinh hoạt bừa bãi Hơn nữa, công tác vận động, tuyêntruyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường chưađược chú trọng, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nhiều buôn làng dân tộcvẫn còn tình trạng nuôi gia súc thả rông hoặc nuôi nhốt gần nơi ở, dưới sàn nhà; nhữngcông trình nước sạch được xây dựng gần nơi đồng cỏ bị trâu bò gây hư hỏng

Ở Gia Lai, nước sinh hoạt ở nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn.Trung tâm Y tế dự phòngTỉnh đã xét nghiệm được 256 mẫu Kết quả, 180 mẫu không đạt tỷ lệ về vi sinh hóa, chỉ

Trang 7

cao, tỷ lệ sắt Florua, các chỉ số E.coli, Coliform đều cao.,vv Nguyên nhân chính dẫn đếncác hợp chất chiếm tỷ lệ cao là do vệ sinh tại các nguồn nước không đảm bảo, bị ô nhiễmngay từ đầu nguồn nước Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là do nhận thức

và hành vi về vệ sinh môi trường của người dân chưa cao. 

Dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ, trẻ em:

Ở nước ta, mặc dù việc tư vấn và truyền thông về lợi ích của việc NCBSM và các nỗlực hỗ trợ thực hành chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ đã được thực hiện từ nhữngnăm của thập kỷ 80 và cho đến nay các hoạt động này đã được đưa vào các chương trình

y tế quốc gia về sức khỏe bà mẹ và trẻ em Kết quả điều tra dinh dưỡng quốc gia 2010cho thấy tỷ lệ cho con bú sớm trên toàn quốc là khoảng 61,7%, tỷ lệ trẻ bú hoàn toàn đếnhết 6 tháng đầu là 19,6%, trong khi đó, các tỷ lệ này ở Gia Lai vào khoảng 73% và 22%.Tuy nhiên Gia Lai cũng là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (26,2%) và còi cọc(36,2%) ở trẻ dưới 5 tuổi xếp vào loại tỉnh có tỷ lệ cao trong toàn quốc.Những con sốthống kê năm 2012 của sở Y tế Gia Lai về công tác tiêm chủng mở rộng cho thấy côngtác này đang dần được cải thiện, trong đó số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

là 90,3%, số phụ nữ có thai tiêm vaccine uốn ván 2 mũi là 77,3% Các hoạt động phòngchống suy dinh dưỡng cũng được triển khai thông qua các hoạt động truyền thông, tư vấn

và thực hành dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 và 5 tuổi dựatrên cân nặng.Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được tiếnhành nhưng đạt chỉ tiêu chưa cao Ví dụ tỷ lệ phụ nữ có thai khám đủ 3 lần chỉ đạt 42%(năm 2012) và tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ y tế là khoảng 74%

Chương trình Sự sống còn và phát triển của trẻ em (CSD), một trong những hợp

phần của Chương trình Hợp tác giữa UNICEF và tỉnh Gia Lai 2012-2016 được thiết kếnhằm tập trung giải quyết một số vấn đề chính về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dinhdưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường do cách biệt về địa lý, xã hội và hạn chế về đầu

tư của chính quyền trung ương và địa phương Qua phân tích số liệu của các chương trình

về các lĩnh vực kể trên, có thể thấy tại Gia Lai: (i) Tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sócsức khỏe và xã hội cơ bản như nước sạch, vệ sinh môi trường và cá nhân, tiêm chủng chotrẻ em, chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và bà mẹ còn khá hạn chế, gây ra nhiều thách thứclớn trong việc giảm tỉ lệ tử vong và thấp còi ở trẻ em; (ii) Số lượng trẻ em dưới 6 tuổi cóbảo hiểm y tế chăm sóc sức khỏe miễn phí còn thấp; (iii) Hạn chế về năng lực của hệthống y tế địa phương trong những nội dung quan trọng như thực hiện/áp dụng các tiêuchuẩn hướng dẫn của các chương trình mục tiêu và các chương trình quốc gia khác liênquan đến y tế (tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kiểm soát bệnh tả, nhiễm trùng hôhấp cấp, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn); (iv) Khả năng phân tích số liệu củacác cán bộ y tế còn hạn chế và chưa có các thông tin và dữ liệu phân tách cần thiết để xácđịnh những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhằm phục vụ cho việc hoạch định y tếtại địa phương

Trang 8

Thêm vào đó, hạn chế trong năng lực thực hiện hiệu quả công tác truyền thông cộng đồngnhằm chăm sóc sức khỏe, cải thiện các thông tin, kiến thức và thực hành cơ bản tronglĩnh vực chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe đặc biệt với đối tượng là bà mẹ và trẻ em làmột trong những lĩnh vực chương trình hướng tới hỗ trợ.

Trung Tâm Truyền Thông Gia Lai trực thuộc Sở Y Tế và dưới sự điều hành chuyên môncủa TTTT Trung Ương được thống nhất đóng vai trò đầu mối và thực hiện các hoạt độngtruyền thông của hợp phần Vì Sự Sống Còn và Phát Triển trong chương trình hợp tác2012-2016 Qua những cuộc họp làm việc giữa UNICEF và Sở Y Tế và Trung TâmTruyền Thông, một trong những ưu tiên cho hoạt động truyền thông trong chu kỳ của

chương trình được xác định là việc thực hiện các nghiên cứu điều tra về kiến thức, thái

độ và thực hành (KAP) một số các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm cung cấp thông tin cho các can thiệp

truyền thông nhằm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức và dẫn đến thay đổi cộng đồngtrong các thói quen và tập quán có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể là

Nghiên cứu triển khai với 3 mục tiêu chính:

1 Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môitrường tại 4 xã thực hiện dự án

2 Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

bà mẹ trẻ em

3 Mô tả hoạt động truyền thông về sử dụng nước sạch, VSMT và chăm sóc sức khỏe

bà mẹ trẻ em

II Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu được thiết kế dưới dạng nghiên cứu mô tả cắt ngang kết

hợp định lượng và định tínhnhằm xác định hiểu biết và thực hành của bà mẹ có con dưới

5 tuổi về sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc SKBMTE

Địa điểm nghiên cứu:Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, một tỉnh

miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực

nước biển Diện tích: 15.536,9 km2 Dân số tỉnh Gia Lai có 1.322.000 người (số liệu

thống kê năm 2011), chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, bao gồm 34 cộng đồng dân tộc

Trang 9

cùng sinh sống Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số Còn lại là các dân tộc

Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng và một số dân tộc khác Tổ chức hành

chính của Gia Lai gồm có 1 thành phố (Pleiku), 2 thị xã và 14 huyện (Đak Pơ, Đak Đoa,

Chư Pah, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Kbang, Krông Pa, Kông Chro, Mang

Yang, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh) Mỗi huyện có 1 thị trấn và từ 8 đến 13 xã.

II.1 Nghiên cứu định lượng

Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ hoặc vợ/chồng/con/bố mẹ chủ hộ có độ tuổi từ 18 tuổi

trở lên, có khả năng trả lời các câu hỏi của điều tra viên Như vậy bà mẹ có con dưới 5tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời các câu hỏi thông qua phỏng vấntrực tiếp tại hộ gia đình cũng sẽ là đối tượng nghiên cứu/người cung cấp thông tin cho cảhai nội dung liên quan đến mà mẹ trẻ em và nước sạch và vệ sinh môi trường

Quan sát điều kiện sử dụng nước, vệ sinh và rác thải của hộ gia đình:

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Do tính tương đồng về chủng tộc, văn hóa và nhằm

đảm bảo tính khả thi và đại diện của mẫu được chọn, phương pháp chọn mẫu nhiều giaiđoạn Cỡ mẫu dự tính cho điều tra KAP là 390 hộ gia đình có bà mẹ dưới 5 tuổi tại 4huyện dự án Cỡ mẫu này sẽ cho phép xác định được các vấn đề, hành vi sức khỏe phổbiến trong quần thể với nguồn lực hạn chế

Các bước chọn mẫu tại thực địa bao gồm:

Bước 1: Chọn xã từ các huyện được chọn: Chọn mỗi xã từ mỗi huyện thuộc 4 huyệnKrông Pa, Kông Chro, Mang Yang và K' Bang được chọn từ đầu bằng phương pháp bốcthăm bằng cách viết tên các xã của từng huyện lên mỗi thăm và chọn ngẫu nhiên 1 thăm

từ số thăm tương ứng với số xã trong mỗi huyện Sau bốc thăm ta sẽ có danh sách 4 xãthuộc 4 huyện Krông Pa, Kông Chro, Mang Yang và K' Bang được chọn từ đầu 4 xãđược chọn cụ thể là: Lơ Pang (huyện Mang Yang), Lơ Ku (huyện Kbang), Đăk Sông(huyện Kông Chro) và Chư Đrăng (huyện Krong Pa)

Bước 2: Chọn hộ gia đình có bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã được chọn: Để thực hiệnviệc chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại các xã được chọn, cán bộ y tế củatừng xã sẽ lên danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi vào tháng 11/2013 Cỡ mẫu của từngxã/ấp được tính tỷ lệ theo dân số và được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thốngvới khung mẫu là danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi của từng xã và với khoảng cáchmẫu là tổng số hộ có bà mẹ dưới 5 tuổi trong xã chia cho số hộ cần điều tra trong xã đó.Tương ứng với mỗi xã được chọn, cỡ mẫu cụ thể cho mỗi xã ở 4 huyện là: Krông Pa: 120

bà mẹ, Kông Chro: 120 bà mẹ, Mang Yang: 80 bà mẹ và K’Bang: 80 bà mẹ

Biến số và bộ công cụ định lượng thu thập số liệu:

Dựa trên mục tiêu của nghiên cứu, 4 bộ câu hỏi được xây dựng để đáp ứng đượcnhu cầu thu thập các thông tin cần thiết, bao gồm: 01 bộ câu hỏi dành cho bà mẹ có trẻdưới 5 tuổi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến kiến thức và thực hành của mẹ

Trang 10

trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 01 bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng hộ gia đình

về thực trạng sử dụng và kiến thức thực hành liên quan đến nước sạch, nhà tiêu và vệsinh môi trường 02 bộ câu hỏi quan sát tương ứng với quan sát các nguồn nước và nhàtiêu, vệ sinh xung quanh của hộ gia đình nhằm bước đầu đánh giá được nguy cơ ô nhiễmnước và vệ sinh của hộ gia đình tham gia nghiên cứu

02 bộ câu hỏi quan sát được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ ônhiễm nước và vệ sinh của Bộ Y tế và Cục quản lý môi trường y tế Bộ câu hỏi quan sát

đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá ban đầu về nguy cơ ô nhiễm nguồnnước và vệ sinh tại hộ gia đình Bộ câu hỏi cũng được thử nghiệm trên thực tế địa bànnghiên cứu trước khi được áp dụng để thu thập thông tin

02 bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng gồm 3 phần:

 Phần 1: thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm các câu hỏi liên quan đếntuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp

 Phần 2: nội dung cụ thể phục vụ thu thập thông tin cho nghiên cứu Phần này baogồm các câu hỏi liên quan đến thực trạng sử dụng nguồn nước, kiến thức và thựchành của người dân trong sử dụng nước sinh hoạt/ăn uống và vệ sinh nhà tiêu (đốivới bộ câu hỏi phỏng vấn thành viên hộ gia đình) Đối với bộ câu hỏi về chăm sócsức khỏe bà mẹ và trẻ em, phần 2 này bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập cácthông tin liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong thời kỳ thaisản

 Phần 3: tìm hiểu các nội dung liên quan đến truyền thông và đánh giá truyền thôngnhằm tìm hiểu các thông tin gợi ý cho các can thiệp truyền thông

Xử lý và phân tích số liệu: Tất cả các số liệu thu thập được làm sạch, nhập và quản lý

bằng chương trình Epi Data Sau khi được làm sạch, số liệu được chuyển sang phần mềmSPSS 12.0 và được phân tích theo mục tiêu nghiên cứu Các phân tích thống kê mô tảđược dùng để đưa ra các phân bố tần số, tỷ lệ, số trung bình chung cho 4 huyện Dự án.Các phân tích thống kê suy luận với các kiểm định tham số và phi tham số như Khi bìnhphương, kiểm định t (Student-T test) được sử dụng để tính toán các mối liên quan

II.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu về thực trạng, rào cản văn hóa và các vấn đềliên quan đến sức khỏe bà mẹ trẻ em, NS VSMTNT trong công tác cung cấp nước sạch,thay đổi hành vi vệ sinh

Đối tượng nghiên cứu: Thành viên hộ gia đình hoặc bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

Các nhóm thông tin thu thập

Trang 11

 Thói quen và rào cản trong việc tiếp cận với dinh dưỡng, chăm sóc SSKBMTEcủa bà mẹ.

 Thói quen và rào cản liên quan đến sử dụng nước, nguồn nước hợp vệ sinh, nhàtiêu hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân

Cách thức thu thập thông tin: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát không tham dự.

 Thảo luận nhóm: mỗi xã 3 cuộc x 4 xã = 12 cuộc

 Phỏng vấn sâu: mỗi xã 3 cuộc x 4 xã = 12 cuộc

Trang 12

III Kết quả nghiên cứuvà bàn luận

III.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 4 huyện địa bàn của Gia Lai là K’Bang, KôngChro, Krông Pa và Mang Yang với cỡ mẫu lần lượt là 80 (20,1%), 119 (29,8%), 120(30%) và 80 (20,1%).Đặc điểm của đối tượng và hộ gia đình được mô tả ở các bảng 1dưới đây

Bảng 1 Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu

Trang 13

về kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 4,5% nam giới là nhữngđối tượng để tìm hiểu về tình trạng vệ sinh chung Các hộ gia đình tham gia nghiên cứu

có trung bình 2 con nhỏ

Về đặc điểm dân tộc, đối tượng nghiên cứu tập trung ở 2 nhóm dân tộc thiểu số làdân tộc Bana (63,4%) và dân tộc Gia Rai (27%), các dân tộc khác như Kinh, Tày…chiếm tỷ lệ ít hơn (9,6%) Về đặc điểm tôn giáo, các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn đaphần không theo tôn giáo nào (91,5%), đối tượng theo đạo Thiên chúa chiếm tỷ lệ caonhất trong nhóm các đối tượng theo đạo (4,5%) Các kết quả này phù hợp với đặc điểmdân số, địa lý của địa phương khi các huyện này chủ yếu là các đồng bào Bana và Gia Raisinh sống

Liên quan đến trình độ học vấn, tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu bị mù chữ (49,1%),

tỷ lệ chỉ biết đọc biết viết chiếm đến 13% tổng số đối tượng nghiên cứu Tốt nghiệp đạihọc/cao đẳng chỉ có 2,3% Kết quả này phản ánh đúng thực trạng của người dân tại địaphương Việc tham gia học tập thỏa mãn các bậc học không được chú trọng

Nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu là nghề nông (chiếm 85% cơ cấunghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu).Tỷ lệ hộ nghèo là 50,9% trong tổng số đốitượng nghiên cứu

Trang 14

III.2 Thực trạng, kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng nước sạch,

vệ sinh môi trường

III.2.1 Kiến thức của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường Bảng 2 Kiến thức của người dân về nước sạch

Trong,

không

màu

Không mùi vị Không có Vi sinh vật Không có hóa chất Đạt tiêu chuẩn của BYT

lý nước của các đối tượng nghiên cứu Bảng 6 liệt kê tỷ lệ người dân biết về sự cần thiếtkhi sử dụng nước cần đun sôi

Nhìn chung, chỉ có 31,7% tổng số đối tượng biết về sự cần thiết phải uống nướcđun sôi Trong đó những đối tượng ở huyện KBang có tỷ lệ nhận biết là cao nhất Điềunày cũng tương đối phù hợp với thực trạng sử dụng nguồn nước ở huyện này Huyện

Trang 15

KBang có nguồn nước ăn uống và sinh hoạt chủ yếu là nước sông/suối chưa qua lọc phèn

và nước chảy

Bảng 3 Biết về sự cần thiết phải uống nước đun sôi

g

Tính chung

Bảng 4 Lý giải về việc phải uống nước đun sôi

“uống nước lạnh không làm sao” nên vẫn yên tâm uống Có nhiều hộ gia đình có nước

Trang 16

giếng đào, nhưng nguồn nước đó chỉ dùng cho tắm giặt, nấu nướng, còn nước uống thìvẫn dùng trực tiếp nước suối, vì theo đồng bào nước suối “ngon hơn và mát hơn”

Theo kết quả phỏng vấn, trong 4 xã thì có xã Đăk Sông thuộc huyện Kông Chro là

xã thiếu nước trầm trọng về mùa khô Vì thế, ngay cả nhà vệ sinh dội nước trong trườnghợp này cũng không thể sử dụng được Tại xã này, dự án Hema đã xây dựng được một sốcông trình nước sạch (giếng và bể chứa) Nhưng sau 3 năm đóng dự án, đến nay hầu hếtcác công trình này đều không được sử dụng do hỏng hóc, không có đường ống dẫn nước

về các bể chứa… Người dân không tự sửa chữa để dùng tiếp Ở những khu vực này,chúng tôi nhận thấy đồng bào còn cho rằng xóa đói giảm nghèo là việc của Nhà nước,của chính quyền Vì thế, ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác cơ sở hạ tầng do nhà nướcđầu tư còn hạn chế Đây là nguyên nhân giải thích tại sao tính duy trì của các dự án triểnkhai ở khu vực đồng bào DTTS còn rất thấp

Bảng 5 Kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh

Sàn khô, sạch Không có mùi hôi, ruồi nhặng Cách xa nguồn nước

Trang 17

III.2.2 Thực hành của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Bảng 6 dưới đây trình bày thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của các đốitượng nghiên cứu theo từng huyện và chung cho toàn bộ nghiên cứu

Bảng 6 Thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của người dân địa phương

Địa điểm Loại nguồn nước

Nướcsông/suốilắng phèn

Nước sông/suối Nước giếng

đào

Nướcgiếngkhoan

Trang 18

Bảng 7 Thực trạng sử dụng nguồn nước trong ăn uống của người dân địa phương

Địa điểm Loại nguồn nước

Nướcsông/suốilắng phèn

Nướcsông/suối

Nước giếngđào

Nướcgiếngkhoan

Nguồn nước được sử dụng phục vụ cho mục đích ăn uống được trình bày tại bảng

3 Kết quả cho thấy điểm tương đồng với kết quả được chỉ ra ở bảng 7 khi nước giếngđào được sử dụng làm nguồn nước ăn uống chính (50,3%) Điểm khác biệt tương đối rõràng trong nhận thức của người dân được tìm hiểu cho thấy, với mục đích ăn uống, nguồnnước sông/suối có lắng phèn trở thành nguồn nước được người dân sử dụng đứng thứ 2(chiếm 38,5%) trong các nguồn nước được liệt kê Với mục đích sinh hoạt, nguồn nướcsông/suối không lắng phèn lại là nguồn nước đứng thứ 2 Điều này cho thấy nhận thứccủa người dân trong việc lựa chọn nguồn nước phục vụ cho ăn uống tương đối tốt.Tuynhiên, xem xét chi tiết theo từng huyện thì người dân huyện Mang Yang và Kbang vẫn sửdụng luôn nguồn nước sông/suối không lắng phèn và nguồn nước chảy làm nguồn nướcphục vụ ăn uống Lý giải cho điều này, nghiên cứu cho kết quả tìm hiểu và quan sáttương đồng khi địa bàn 2 huyện được các dự án nước ngoài xây dựng, trang bị cho hệthống nước chảy Vị trí địa lý của địa bàn 2 huyện không phù hợp cho các nguồn nước vệsinh hơn như giếng đào và giếng khoan

Trang 19

Bảng 8 Trung bình điểm quan sát nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình

Nước chảy Nước giếng đào Nước giếng

khoan

Dụng cụ chứa nước

Thiết kế nghiên cứu song song tiến hành quan sát tại hộ gia đình để đánh giá mức

độ nguy cơ của các nguồn nước hộ gia đình sử dụng.Bảng kiểm quan sát được xây dựngdựa trên các tiêu chí về đánh giá nguy cơ nguồn nước theo các chuẩn của Bộ Y tế banhành Điểm nguy cơ được xác định trong các khoảng điểm cụ thể, ví dụ như với khoảng 0– 3 thì 0 điểm là chưa có nguy cơ hiện hữu, 3 điểm là nguy cơ đã xảy ra và có thể có ảnhhưởng đến sức khỏe; 1-2 điểm cho thấy nguồn nước còn chưa thực sự tạo ra nguy cơ sứckhỏe nhưng cũng bắt đầu có chiều hướng tạo thành nguy cơ Các tiêu chí xác định đượcthể hiện qua việc đánh giá các nguy cơ cụ thể từ việc quan sát đường ống, các hoạt độngsinh hoạt, rác thải, hệ thống trữ nước, dẫn nước (phụ lục bảng kiểm quan sát các nguồnnước sử dụng) Điều tra viên tiến hành tìm hiểu nguồn nước hộ gia đình sử dụng sau đótương ứng với các nguồn nước này, điều tra viên tiến hành quan sát tại hộ gia đình theocác tiêu chí đặc trưng cho các nguồn nước tương ứng trong bảng điểm Điểm trung bìnhđược tính là trung bình các điểm ở từng tiêu chí trong bảng kiểm quan sát Nguồn nướcchảy có điểm nguy cơ 0 – 3, nguồn nước giếng đào có điểm nguy cơ 0 – 5, nguồn nướcgiếng khoan và dụng cụ chứa nước có điểm nguy cơ 0 – 2

Kết quả bảng 8 cho thấy, nhìn chung các nguồn nước được sử dụng trên địa bànnghiên cứu chưa có nguy cơ xảy ra các ảnh hưởng lên sức khỏe Với nguồn nước chảy,điểm nguy cơ trung bình được tính bằng 1, điều này tương đương với nguồn nước chảytrên địa bàn chưa thực sự xuất hiện nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng chothấy nguồn nước này cũng đã và đang tồn tại nguy cơ gây ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồnnước Với nguồn nước giếng đào, điểm trung bình nguy cơ cho kết quả bằng 3,48, điềunày cũng cho thấy nguồn nước này đã bắt đầu có dấu hiệu cho thấy có tồn tại các nguy cơ

Trang 20

gây ô nhiễm và cần thiết có các biện pháp khống chế Nguồn nước giếng khoan và dụng

cụ chứa nước có kết quả điểm nguy cơ thấp, điều này cho thấy 2 nguồn nước này chưathực sự có những nguy cơ ô nhiễm rõ ràng (0,02 và 0,55)

Khi xem xét chi tiết điểm trung bình nguy cơ theo từng huyện, với nguồn nướcchảy, huyện Mang Yang có dấu hiệu cho thấy có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước(2,2) Với nguồn nước giếng đào, kết quả cho thấy, nếu xét riêng huyện KBang, nguồnnước giếng đào cho kết quả điểm trung bình nguy cơ vượt mức 5 điểm (5,6), điều nàycho thấy với huyện KBang, nguồn nước giếng đào đã có sự ô nhiễm và sự ô nhiễm này

có thể có những ảnh hưởng lên sức khỏe người dân nếu tiếp tục sử dụng trong thời giandài mà không có các biện pháp can thiệp hiệu quả Tiếp đến là huyện Kông Chro cũng cónguy cơ nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm (3,65) Hai huyện Mang Yang và Krông Pachưa có nguy cơ cao liên quan đến ô nhiễm nguồn nước giếng đào

Mặc dù điểm trung bình chung nguy cơ chưa đạt mức báo động cao nhưng xemxét chi tiết từng tiêu chí quan sát Các nguồn nước trên địa bàn nghiên cứu đều đạt điểmbáo động liên quan đến các tiêu chí xung quanh (nguồn nước không cách xa nguồn thải,chuồng gia súc, rác, phân) và hệ thống thoát nước, chứa nước hộ gia đình

Ngoài việc tìm hiểu thực hành của đối tượng nghiên cứu liên quan đến sử dụngnước, nghiên cứu còn tiến hành tìm hiểu thực trạng thực hành liên quan đến vấn đề vệsinh của người dân địa phương Bảng 9 cho kết quả về thực trạng sử dụng các loại nhàtiêu của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 9 Thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân địa phương

Hố xí tự hoại

Hố xí thấm dội

Hố xí chìm

có ống thông hơi

Hố xí có ngăn ủ phân

Trang 21

Nhìn chung, người dân địa bàn nghiên cứu không sử dụng các loại nhà tiêu vệ sinh Cóđến 98,5% số đối tượng được hỏi trả lời đi vệ sinh thẳng ra sông/suối hoặc đi ra vườn.Phần nhỏ các hộ gia đình của các đối tượng nghiên cứu có các loại nhà tiêu hợp vệ sinhtập trung ở địa bàn huyện KBang và Mang Yang Trong số các hộ gia đình có sử dụngcác loại nhà tiêu hợp vệ sinh, khi được tự đánh giá về mức độ sạch, vệ sinh của nhà tiêu,cũng chỉ có 34,2% số đối tượng này cho thông tin nhà tiêu sạch sẽ, 42,1% số đối tượngđánh giá là bình thường, vẫn còn đến 23,7% số đối tượng tự đánh giá nhà tiêu hộ gia đìnhkhông được sạch và vệ sinh Các kết quả này đồng nhất với kết quả tìm thấy trong bảng 5phía trên đề cập đến kiến thức của người dân về nhà tiêu vệ sinh (có đến 42,2% số đốitượng hoàn toàn không có kiến thức gì liên quan đến nhà tiêu vệ sinh)

Để giải đáp cho câu hỏi tại sao người dân nơi đây lại rất ít sử dụng nhà vệ sinh/nhàtiêu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với đối tượng là bà mẹ cócon dưới 5 tuổi (theo mục tiêu của thiết kế nghiên cứu như trên) Kết quả cho thấy, ở cả 4

xã, hiện tượng không có nhà vệ sinh và đi vệ sinh ở ngoài chiếm ưu thế Dù việc làm nhàtiêu tự đào (nhà tiêu 2 ngăn) nằm trong khả năng, nhưng họ không làm và vẫn đi vệ sinh

ở ngoài Họ thích có nhà vệ sinh dội nước hơn, nhưng làm loại này cần phải có nhiều

tiền Loại tự đào không được ưa chuộng, vì “thà đi ngoài còn hơn là nhà vệ sinh đào, mùi

hôi lắm” và vì “rừng còn nhiều thế cơ mà” Vì thế, đồng bào không làm nhà vệ sinh mà

tận dụng vạt rừng quanh nhà Cũng có những gia đình khá giả, có khả năng làm nhà vệsinh dội nước, nhưng họ cũng không làm Thông qua trao đổi với y tế thôn bản, chúng tôighi nhận được ý kiến như sau:

“Cái nhà vệ sinh ở đây em nghĩ là do họ không có nghĩ là cần làm nên là ai có

họ cũng không muốn làm luôn Có nhà khá giả đó nhưng mà họ không có nghĩ tới Nhà

vệ sinh giờ 15 triệu, 20 triệu chắc mấy người cũng làm được, nhưng họ không nghĩ tới, không cần, kiểu không cần thiết lắm.” (Y tế thôn bản xã Chư Đrăng, huyện K’Bang)

Qua phỏng vấn, các chị em cho biết trong làng cũng có một số hộ gia đình có nhà

vệ sinh dội nước, song người già vẫn đi vệ sinh ở ngoài vì chưa biết sử dụng nhà vệ sinh.Hơn nữa, người già vẫn có thói quen đi vệ sinh ở ngoài Họ thấy không tự nhiên với nhà

vệ sinh kiểu mới

Trang 22

Bảng 10 Điểm trung bình quan sát sử dụng nhà tiêu và quản lý rác tại hộ gia đình

Tự hoại/dộinước

Chìm có ốngthông hơi

Tự tạo Tình trạng thu gom

Bảng 10 cho thấy kết quả, với điểm trung bình là 0,6, loại nhà tiêu hố xí tự hoại cónguy cơ ô nhiễm Tình trạng vệ sinh xung quanh có điểm trung bình nguy cơ bằng 0,83cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh đã đến mức báo động cần phải có cácbiện pháp can thiệp hiệu quả

Trang 23

Bảng 11 Thực trạng rửa tayvà sử dụng xà phòng rửa tay trong vệ sinh thường ngày

Không Thường

xuyên (không xà phòng)

Thỉnh thoảng (không xà phòng)

Thường xuyên (có xà phòng)

Thỉnh thoảng (có

có rửa tay sau khi đi vệ sinh?sau khi đi làm đồng/đi rẫy? Thông tin được ghi nhận cụthể theo 3 mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng hay không rửa Kết quả cho thấy, đa phầnđối tượng nghiên cứu có thực hiện hành vi rửa tay nhưng không với xà phòng (84,4%),việc rửa tay có xà phòng chỉ chiếm có 9,8%, trong đó thường xuyên rửa tay bằng xàphòng chỉ chiếm có 9,3% tổng số đối tượng phỏng vấn

Tìm hiểu chi tiết hơn theo địa bàn nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu trên địabàn huyện KBang có hành vi rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cao nhất, tuy nhiên

sự khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê (p=0,103) Huyện Krông Pa có số đốitượng không rửa tay chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không tìmthấy có ý nghĩa thống kê với p = 0,113

Trang 24

Bảng 12 Nguyên nhân không rửa tay bằng xà phòng

Không quen Không cần thiết Không có xà phòng Khác

Trong tổng số 360 đối tượng nghiên cứu trong toàn bộ nghiên cứu không có hành

vi rửa tay hay rửa tay bằng xà phòng, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sâu hơn lýgiải hiện tượng này Các thông tin được coi là nguyên nguyên dẫn đến hiện tượng nàyđược ghi nhận trong bảng 12 Các đối tượng nghiên cứu lý giải việc không rửa tay bằng

xà phòng là do họ thấy không quen (52,8%), cảm thấy không cần thiết cũng chiếm tỷ lệtương đối lớn với 31,5% số đối tượng nghiên cứu trả lời, 43% trong tổng số 360 đốitượng nghiên cứu không rửa tay bằng xà phòng lý giải họ không dùng xà phòng vì họkhông có Điểm này tương đồng với kết quả được tìm thầy trong phần quan sát và cũngtương đồng với tình trạng kinh tế của địa bàn nghiên cứu (50,9% hộ gia đình trongnghiên cứu là hộ nghèo) Các lý do khác được các đối tượng nghiên cứu liệt kê ở đây làchỗ rửa tay không thuận tiện hay vị trí để xà phòng không tiện…

III.3 Thực trạng và kiến thức của các bà mẹ về sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Song song với việc tìm hiểu các thông tin thực trạng liên quan đến nước sạch và

vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu, mục tiêu quan trọng khác của nghiên cứu làtìm hiểu các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em 399 bà mẹ cócon dưới 5 tuổi được đưa vào vào nghiên cứu, tương đồng với cỡ mẫu nghiên cứu củađiều tra thực trạng nước và vệ sinh Các bà mẹ này có tuổi trung bình là 27 tuổi, trong đótuổi trung bình của các bà mẹ ở Kông Chro là trẻ nhất (26 tuổi), các đối tượng ở cáchuyện khác có độ tuổi trung bình tương đồng (27 tuổi) Tuy nhiên, sự khác biệt nàykhông có ý nghĩa thống kê, điều này có thể cho thấy tính tương đồng về cơ cấu tuổi củacác bà mẹ tại các huyện nghiên cứu

Trang 25

III.3.1 Kiến thức và thực hành của người dân về dinh dưỡng và chăm sóc sức

Mang Yang

Tính chung Nên cho

Các bà mẹ trong nghiên cứu có kiến thức chưa đúng liên quan đến thời điểm nênbắt đầu cho trẻ ăn sam/ăn dặm 51,2% số các bà mẹ cho rằng nên cho trẻ ăn sam/ăn dặmcàng sớm càng tốt Chỉ có 18% số bà mẹ lựa chọn cho con bắt đầu ăn dặm/ăn sam sau 6tháng tuổi Đa phần các bà mẹ đều liệt kê được các nhóm thức ăn bổ sung cần thiết chotrẻ, trong đó được kể đến nhiều nhất là ăn bổ sung chất bột (56,9%) tiếp đến là chất đạm(44,9%), cần ăn bổ sung chất béo và các vitamin, khoáng chất được các bà mẹ liệt kê íthơn (lần lượt là 25,3 % và 26,1%) Có sự khác nhau giữa các bà mẹ trên địa bàn nghiêncứu trong việc liệt kê các thức ăn bổ sung cần thiết cho trẻ, tuy nhiên sự khác biệt này lạikhông có ý nghĩa thống kê (p=0,342)

Bảng 14 dưới đây trình bày tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức liên quan đến phòngchống suy dinh dưỡng ở trẻ Bú mẹ 6 tháng đầu là biện pháp phòng chống suy dinhdưỡng ở trẻ được biết đến nhiều nhất (33,6%), tiếp đến là ăn bổ sung hợp lý với 26,1%.22,3% số bà mẹ trả lời tiêm chủng đầy đủ là 1 biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ởtrẻ Vẫn còn đến 10,8% số các bà mẹ có kiến thức sai khi lựa chọn phương án trẻ cần bú

mẹ ít nhất 18 – 24 tháng là một biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ Các tỷ lệnày ở các huyện địa bàn là tương đồng nhau (p = 0,102)

Trang 26

Bảng 14 Kiến thức của các bà mẹ liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

KBang Krong Chro Krông Pa Mang Yang Tính chung

Ăn bổ sung hợp

Trẻ bú mẹ ítnhất 18-24

mẹ không tự nấu cháo cho con trong giai đoạn ăn dặm ban đầu là phổ biến Họ cho con

ăn cháo đóng gói mua sẵn ngoài cửa hàng Lý do viện dẫn cho việc không thể tự nấucháo ở nhà là họ không có thời gian, không có điều kiện để mua các loại thực phẩm, vàthậm chí có có bà mẹ công nhận là do lười và ngại nấu Mặc dù hàng năm trạm y tế xãđều tập huấn cho các bà mẹ cách nấu cháo có đủ chất dinh dưỡng cho con, và bất chấpthực tế là họ thích, khen ngon và có nói rằng về nhà nấu được, nhưng không ai chịu làm

“Cái giai đoạn mà cho ăn cháo là ít lắm Cũng ít người nấu cháo Họ mua cháo

gói cho con ăn thôi Cho dù được học tập người ta nói là phải nấu cháo cho con, nhưng mà họ cứ nói họ không có rảnh, không có thời gian Ví dụ họ cũng nấu

Trang 27

nhưng con không chịu ăn là bỏ Chứ hồi trước ở trạm là thường nấu cháo dinh dưỡng ấy, ở các làng Tập huấn ở mỗi làng cũng 2,3 lần làm đó chứ Như tôi cũng chính là đi gọi chị em, xem rồi tập làm Nhưng mà học rồi cũng bỏ đấy à, cũng không ai chịu làm.” (Cán bộ hội phụ nữ xã Lơ Pang, huyện Mang Yang)

Trẻ cũng không được cho ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển Hiện tượng

cho ăn dặm sớm trước 4 tháng là phổ biến, cá biệt có cả trường hợp cho ăn dặm ngaytrong tháng đầu tiên Thực phẩm cho trẻ thì thường là “có gì ăn nấy” và thậm chí cho ăncơm hạt rất sớm (trong tháng đầu tiên)

Nghiên cứu tìm hiểu các thông tin liên quan đến thực hành cho con bú của các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu Kết quả trong bảng 15 cho thấy, chỉ có 2%các bà mẹ không cho con bú sau khi sinh Khi được hỏi về việc có cho trẻ uống gì trướckhi bú không, 84,7% các bà mẹ trả lời không cho uống gì trước khi cho trẻ bú, 7,8% số

bà mẹ cho con uống sữa công thức, nước đường, nước lọc và mật ong chiếm tỷ lệ thấp.Kết quả cũng cho thấy vẫn có 21,6% các bà mẹ có hành vi vắt bỏ đi sữa non trước khicho con bú

Tìm hiểu về thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, nghiên cứu phân táchthành 2 câu hỏi để xác định tình trạng này trong quần thể các bà mẹ nghiên cứu Chỉ có27,3% số bà mẹ trong nghiên cứu cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu(không cho uống thêm nước lọc), trong khi đó, nếu tính cả việc uống thêm nước lọc, tỷ lệnày cao hơn, đạt 40,6% Tỷ lệ không cho con bú sữa mẹ còn cao và đồng nhất ở cả 2 câuhỏi (14,8%) Xem xét cụ thể theo từng địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ giữa các nhóm tiêu chí(cho bú đủ 6 tháng, không cho bú đủ 6 tháng và không cho bú) là đồng đều nhau

Các bà mẹ hầu hết đều liệt kê được các chất bổ sung cần thiết cho trẻ khi ăndặm/ăn sam (bảng 14), tuy nhiên khi được hỏi về thực tế các bà mẹ có cho con mình ăndặm/ăn sam như các bà mẹ đã liệt kê hay không, kết quả được ghi nhận trong bảng 15cho thất chỉ có 44,7% các bà mẹ có thể cho con ăn dặm/ăn sam đầy đủ chất bổ sung

Trang 28

Bảng 15 Thực hành cho con bú của các bà mẹ trong nghiên cứu

KBang Kông Chro Krongp a Mang Yang Tính chung

Trang 29

và trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, trẻ vẫn được cho uống thêm nước Đặc biệt, việc cho

trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước “lạnh” không phải hiếm Vì bà mẹ cho rằng “mẹ ăn

gì con ăn nấy, mẹ uống gì con uống nấy” Trẻ được chăm sóc sau sinh phần lớn dựa trên

những thông tin truyền miệng và phong tục tập quán chăm sóc trẻ từ bà nội/bà ngoại hoặcngười già tại địa phương Việc cho uống nước “lạnh” từ nguồn nước giếng, suối khi trẻcòn quá nhỏ cũng là do “người già bảo thế” và cho rằng trẻ “thích” uống nước như thế

Họ không chủ động hỏi CBYT về thông tin chăm sóc trẻ vì “có người nhắc rồi, do mẹ, cô

chú, những người sinh con trước, nên đi không hỏi”.

ăn uống nhiều

hơn ăn nhiều chất bột ăn nhiều chất đạm ăn đủ chất béo thuốc/uống rượukhông hút ăn uống bình thường 0.0%

KBang KrongChro Kronpa MangYang Tính chung

Biểu đồ 1 Thực trạng chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của các bà mẹ trong nghiên cứu

Biểu đồ 1 cho thấy đa phần các bà mẹ trong nghiên cứu không có chế độ dinhdưỡng đặc biệt trong thời kỳ mang thai Ăn uống nhiều hơn cũng chỉ chiếm 19,3%, ănthêm chất bột, chất đạm và ăn đủ chất béo đều dưới mức 10% Kết quả này có thể được lýgiải do địa bàn nghiên cứu có nhiều hộ nghèo, vị trí địa lý không thuận lợi cũng như kiếnthức của người dân trong lĩnh vực này còn thiếu

Qua phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận được còn có nhiều hủ tục trong chăm sóc dinhdưỡng sau sinh cho bà mẹ dân tộc thiểu số tại Gia Lai Đầu tiên phải kể đến chế độ ănuống Sau khi sinh, bà mẹ thường ăn kiêng nhiều loại thức ăn, kéo dài và chỉ nghe tư vấn

từ bố mẹ mình và bà già đỡ đẻ/bà mụ Thông thường, bà mẹ sau sinh sẽ chỉ được ăn cơmvới muối trắng và thịt nạc heo nướng với rất ít rau, chủ yếu là rau ngót và thậm chí cótrường hợp không ăn rau Chế độ ăn này kéo dài đến khoảng 2 – 3 tháng hoặc lâu hơn.Tiếp đến là việc phải uống nước nóng hoàn toàn đến khoảng 4 tháng sau sinh Họ khôngdám ăn uống khác đi vì mẹ không cho ăn, họ sợ “mệt và ốm” Chị em cho biết không

Ngày đăng: 17/08/2015, 01:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w