1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma

74 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức WTO đã chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đó là giai đoạn của nền kinh tế phát triển thị trường. Nền kinh tế này luôn đặt ra những khó khăn thử thách cho doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ấy mỗi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những doanh nghiệp như vậy là Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma. Rượu từ lâu đã trở thành một thứ hàng hóa tiêu dùng thường xuyên, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Sản phẩm truyền thống này không chỉ một thứ đồ uống mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc. Công ty CP Rượu Bia Nước giải khát Aroma tuy thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Với sản phẩm chính là Rượu Men’ Vodka Công ty đã tạo nên những tiếng vang lớn trong ngành sản xuất Rượu. Điều đó đã tạo nên sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và đầy sôi động. Một giải pháp quan trọng trong cạnh tranh là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đồng thời cũng là biện pháp tăng lợi nhuận. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma. Em nhận thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy em xin chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma” cho Chuyên đề thực tập của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận Chuyên đề gồm có 3 chương: - Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma. - Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma. - Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma. Trong thời gian thực tập với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn Chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

o0o

-CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đ Ề TÀI:

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Văn Thuận

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Hương

Lớp : Kế toán 12B

Hµ Néi, 10/ 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA 3

1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty 3

1.1.1 Danh mục sản phẩm 3

1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng 3

1.1.3 Tính chất của rượu Men’ Vodka 3

1.1.4 Loại hình sản xuất 4

1.1.5 Thời gian sản xuất 4

1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang 4

1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty 5

1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất 5

1.2.1.1 Quy trình sản xuất cồn tinh luyện 5

1.2.1.2 Quy trình sản xuất Rượu Men’ Vodka 9

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 11

1.3 Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty 14

1.3.1 Xây dựng định mức chi phí sản xuất 14

1.3.1.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14

1.3.1.2 Định mức chi phí nhân công trực tiếp 15

1.1.3.2 Định mức chi phí sản xuất chung 15

1.3.2 Lập dự toán chi phí sản xuất 15

1.3.2.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15

1.3.2.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 15

1.3.2.3 Dự toán chi phí sản xuất chung 15

1.3.3 Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty 16

1.3.3.1 Môi trường kiểm soát 16

1.3.3.2 Thủ tục kiểm soát 16

1.3.3.3 Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất 16

1.3.3.4 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA 19

2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 19

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19

2.1.1.1 Nội dung chi phí 19

2.1.1.2 Tài khoản sử dụng 20

2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21

2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 30

2.1.2.1 Nội dung chi phí 30

2.1.2.2 Tài khoản sử dụng 32

Trang 3

2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 33

2.1.3 Kế toán sản xuất chung 39

2.1.3.1 Nội dung chi phí 39

2.1.3.2 Tài khoản sử dụng 39

2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung 40

2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 55

2.1.4.1 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 55

2.1.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất 56

2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty 60

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 60

2.2.2 Quy trình tính giá thành 60

2.2.2.1 Tính giá thành sản phẩm cồn 60

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI TIẾT SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT AROMA 63

3.1 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 63

3.1.1 Những ưu điểm 63

3.1.2 Những tồn tại 65

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 65

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 66

KẾT LUẬN 68

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPBNVL: Bảng phân bổ nguyên vật lieuBPBKH: Bảng phân bổ khấu hao

HĐ: Hóa đơnBHXH : Bảo hiểm xã hộiBHYT : Bảo hiểm y tếKPCĐ : Kinh phí công đoànBHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

CP : Cổ phầnTSCĐ : Tài sản cố địnhTSDH : Tài sản dài hạnCPNVL tt: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCCDC : Công cụ dụng cụ

CPNCtt : Chi phí nhân công trực tiếpSXSP : Sản xuất sản phẩm

CPSXC : Chi phí sản xuất chung

TK : Tài khoảnNXB: Nhà xuất bản

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất cồn tại Công ty 6

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất rượu 11

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại phân xưởng 13

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất 13

Sơ đồ 2.1: Một số nghiệp vụ chủ yếu TK 621 22

Sơ đồ 2.2: Một số nghiệp vụ chủ yếu TK 622 34

Sơ đồ 2.3: Một số nghiệp vụ chủ yếu TK 627 43

Sơ đồ 2.4 : Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 41

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng 19

Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP- XUẤT- TỒN 23

Bảng 2.3: BẢNG TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT 25

Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động tại Công ty năm 2012 30

Bảng 2.5: BẢNG CHẤM CÔNG 34

Bảng 2.6: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 8 34

Bảng 2.7: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 35

Bảng 2.8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 44

Bảng 2.9: BẢNG KÊ CHI PHÍ KHÁC BẰNG TIỀN 44

Bảng 2.10: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 52

Bảng 2.11: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NỬA THÀNH PHẨM 60

Bảng 2.12: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM RƯỢU 61

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang 6

Biểu 2.2: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 26

Biểu 2.3: Chứng từ ghi sổ số 368 27

Biểu 2.4: Chứng từ ghi sổ số 376 28

Biểu 2.5: Sổ cái TK 621 29

Biểu 2.6: Chứng từ ghi sổ số 369 36

Biểu 2.7: Chứng từ ghi sổ số 377 37

Biểu 2.8: Sổ cái TK 622 38

Biểu 2.9: Phiếu xuất kho số 156 42

Biểu 2.10: Phiếu chi 576 43

Biểu 2.11: Chứng từ ghi sổ số 370 45

Biểu 2.12: Chứng từ ghi sổ số 371 46

Biểu 2.13: Chứng từ ghi sổ số 372 47

Biểu 2.14: Chứng từ ghi sổ số 373 48

Biểu 2.15: Chứng từ ghi sổ số 374 49

Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 375 50

Biểu 2.17: Chứng từ ghi sổ số 378 51

Biểu 2.18: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 52

Biểu 2.19: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 627 53

Biểu 2.20 : Sổ cái TK 627 54

Biểu 2.21: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 58

Biểu 2.22: Sổ cái TK 154 59

Trang 7

Rượu từ lâu đã trở thành một thứ hàng hóa tiêu dùng thường xuyên, không thểthiếu trong đời sống sinh hoạt của con người Sản phẩm truyền thống này không chỉmột thứ đồ uống mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc Công ty CP Rượu Bia Nướcgiải khát Aroma tuy thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được những thành tựu đáng

kể, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Với sản phẩm chính là Rượu Men’Vodka Công ty đã tạo nên những tiếng vang lớn trong ngành sản xuất Rượu Điều

đó đã tạo nên sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và đầy sôi động Một giải pháp quantrọng trong cạnh tranh là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Việc

hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của sản phẩmđồng thời cũng là biện pháp tăng lợi nhuận

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác

kế toán tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma Em nhận thấy kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ công

tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất Vì vậy em xin chọn đề tài “Kế toán chi phí

sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma”

cho Chuyên đề thực tập của mình

Ngoài lời mở đầu và kết luận Chuyên đề gồm có 3 chương:

- Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma

- Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma.

Trang 8

- Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Aroma.

Trong thời gian thực tập với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nênchắc chắn Chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được

sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn giúp em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI

KHÁT AROMA 1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty

1.1.1 Danh mục sản phẩm

Công ty CP Rượu bia nước giải khát AROMA là một trong những công ty lớn

về sản xuất rượu bia với sản phẩm nổi tiếng rượu Vodka Men’ Tuy công ty chỉ mớithành lập 6/2006 nhưng đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Toàn bộ dây chuyền thiết bị của nhà máy được nhập ngoại, dây chuyềnnấu, lên men, chiết từ Nhật Bản Dây chuyền thiết bị của nhà máy tương đốihiện đại, tự động đòi hỏi cán bộ công nhân kỹ thuật phải có tay nghề, phảiđược huấn luyện và được đào tạo

Những sản phẩm chính được sản xuất tại Công ty CP Rượu bia nước giảikhát Aroma:

- Rượu truyền thống sân đình

- Sản phẩm Rượu Men’ Vodka

1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng

Công ty sản xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát Tư vấn chuyển giaocông nghệ các lĩnh vực liên quan đến rượu, bia, nước giải khát, xử lý nước thải vàmôi trường

Công ty cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồ uống an toàn vệ sinhthực phẩm, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, duy trì hệ thống quản

lý chất lượng ISO 22000 – 2005 và cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý chấtlượng đó với phương châm năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên nhiênliệu, hiệu quả nhất ở bất kỳ thời điểm nào

1.1.3 Tính chất của rượu Men’ Vodka

Vodka là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào Vodka thường

được cất từ các hạt mễ cốc nghiền nhừ, lên men và lọc bằng than để khử mùi.Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần được xử lý nhằm loại bỏ hương

vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể

Trang 10

Vodka rất lý tưởng để làm nền cho coktail do đặc điểm trung tính của nó giúplàm nổi bật hương vị của thức uống Có lẽ đó là lý do vodka trở thành loại thứcuống có cồn thông dụng nhất tại Mỹ.

1.1.4 Loại hình sản xuất

Để sản xuất sản phẩm Rượu Men’ Vodka Công ty CP Rượu Bia Nước giảikhát Aroma áp dụng loại hình sản xuất dựa trên máy móc Trong doanh nghiệpnguồn nhân công là không thể thiếu nhưng các thiết bị máy móc cũng rất quantrọng Nếu một doanh nghiệp đầu tư đúng đắn và biết cách xây dựng hệ thống máymóc một cách quy củ thì hiệu quả sản xuất sẽ rất cao Máy móc sẽ dần thay thế conngười sản xuất và tạo ra những điều kỳ diệu

Kết hợp với loại hình sản xuất trên Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theophân xưởng Cách tổ chức này đòi hỏi mỗi phân xưởng có một chuyên môn khácnhau, một công việc khác nhau Mỗi phân xưởng thực từng công đoạn và có vai trònhư nhau trong việc hoàn thành sản phẩm

1.1.5 Thời gian sản xuất

Quá trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoàn thành là tương đối dài.Quá trình sản xuất được chia làm nhiều công đoạn khác nhau Mỗi công đoạn lạibao gồm nhiều công việc khác nhau

Hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dangtheo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 11

1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty

1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất

1.2.1.1 Quy trình sản xuất cồn tinh luyện

Với nguyên liệu ban đầu là gạo trộn với nước mềm theo tỉ lệ 1:4 tạo thành hỗnhợp bột gạo nước Sau đó nấu hỗn hợp thành cháo đồng thời sử dụng các enzim,cháo được làm lạnh đến nhiệt độ đường hóa 58o – 60oC Tiếp tục làm lạnh 28o –

30oC để tạo thành dịch đường Tiếp đó đến công đoạn lên men, dấm chín Khi đãlên men đạt yêu cầu thì chuyển sang chưng cất và cuối cùng là thu sản phẩm cồn

Sản phẩm cồn này được chuyển sang phân xưởng pha chế Cồn kết hợp vớicác hương liệu qua công đoạn pha chế trở thành rượu

Yêu cầu đối với cồn là phải có độ tinh sạch cao, đảm bảo giá trị cảm quan và

an toàn cho người sử dụng Nguyên liệu để sản xuất cồn bao gồm:

- Tinh bột được sản xuất từ ngũ cốc hoặc củ

- Các loại ngũ cố như: gạo, bắp, lúa mạch…

- Các loại củ như: khoai tây, khoai mỳ…

Yêu cầu đối với các loại nguyên vật liệu này là:

- Hàm lượng đường và tinh bột phải cao để đem lại hiệu quả kinh tế

- Đảm bảo đủ dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của vi sinh vật

- Sẵn có, giá thành thấp

- Vùng nguyên liệu phải tập trung và đủ cho nhu cầu sản xuất

Các chỉ tiêu hóa lý sử dụng trong sản xuất rượu Men’ Vodka

2 Aldehyde tổng Mg/l Không vượt quá 4

3 Rượu cao phân tử mg/l Không vượt quá 4

5 Methanol Phương pháp thử với fuchsin âm tính Âm tính

6 Axit hữu cơ mg/l Không vượt quá 15

Gạo

Nước

Trang 12

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất cồn tại Công ty

Công ty không nhập cồn từ bên ngoài mà trực tiếp sản xuất ra cồn Quy trìnhsản xuất cụ thể như sau:

* Giai đoạn 1: Nghiền nguyên liệu

Bột

gạo

Cháo

Dịch đường

Hỗn hợp bột nước Nấu gián đoạn, có

Trang 13

Mục đích là để phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật, tạo điều kiện giải phónghatk tinh bột khỏi các mô để khi đưa vào nấu ở áp suất và nhiệt độ phù hợp biếntinh bột thành dạng hòa tan.

Phương pháp thực hiện: Đưa nguyên vật liệu vào máy nghiền

 Các biến đổi trong qua trình nghiền

- Biến đổi vật lý: Đây là quá trình biến đổi quan trọng nhất trong quá trình nghiền.+ Kích thước của nguyên liệu giảm

+ Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng tốc độ của các phản ứng oxy hóa do tiếpxúc với oxy nhiều hơn, mật độ vi sinh vật trên vật liệu sẽ tăng lên và các phản ứngđược xúc tác bởi enzim sẽ dễ dàng hơn

+ Nhiệt độ của vật liệu sẽ tăng lên do trong quá trình nghiền xuất hiện các lực nhưlực ma sát

- Biến đổi hóa học: Khi nghiền vật liệu cấu trúc của vật liệu bị phá vỡ, các thànhphần dễ bị oxy hóa bên trong vật liệu như các axit béo, vitamin… sẽ có điều kiệntiếp xúc với oxy do đó các phản ứng oxy diễn ra dễ dàng

- Biến đổi hóa lý: Có thể xuất hiện hiện tượng biến tính protein do tác dụng củanhiệt độ sinh ra trong quá trình nghiền

- Biến đổi sinh học: Khi nghiền vật liệu dưới tác dụng của lực cơ học vi sinh vật cóthể bị tiêu diệt nhưng ở mức độ không đáng kể Sau khi nghiền diện tích tiếp xúc bềmặt tăng lên Đồng thời các thành phần dinh dưỡng thích hợp của vi sinh vật bêntrong vật liệu có thể thoát ra bên ngoài, làm vi sinh vật phát triển mạnh hơn làmgiảm chất lượng thực phẩm

* Giai đoạn 2: Nấu nguyên liệu

Giai đoạn này có tác dụng phá vỡ màng tế bào của các hạt sinh vật, giúp choamylaza có thể tiếp xúc với tinh bột Tạo điều kiện đưa tinh bột về trạng thái hòatan trong dung dịch

Phương pháp thực hiện: tiến hành một trong ba phương pháp

- Gián đoạn

- Bán liên tục

Trang 14

* Giai đoạn 3: Đường hóa dịch cháo

Đường hóa dịch cháo là quá trình dùng enzim amylase để chuyển hóa tinh bộtthành đường dễ lên men

Phương pháp thực hiện: Có thể tiến hành đường hóa theo hai phương pháp là giánđoạn hoặc liên tục nhưng đều bao gồm các bước:

- Làm lạnh dịch cháo tới nhiệt độ đường hóa

- Cho chế phẩm amylaza vào dịch cháo và giữ ở nhiệt độ thích hợp trong thời gianxác định để amylaza chuyển hóa tinh bột thành đường

- Làm lạnh dịch đường hóa đến nhiệt độ lên men

* Các biến đổi của nguyên liệu

Vật lý và hóa lý: Trong giai đoạn hồ hóa tinh bột sẽ hút nước và trương nở, thểtích hạt tăng lên, độ nhớt của hỗn hợp cũng tăng lên Trong giai đoạn dịch hóa, cấutrúc hạt tinh bột bị phá vỡ và giải phóng các hạt amylase, amylosepectin dạng tự do.Hóa học và hóa sinh: Tinh bột bị thủy phân thành đường gluco và một số dạngkhác Ngoài ra nếu dịch hóa ở nhiệt độ cao phản ứng Mailard sẽ xảy ra, một phầnđường sẽ bị thủy phân tạo nên các hợp chất làm cho dịch thủy phân bị sẫm màu

* Giai đoạn 4: Lên men dịch đường

Sau khi đường hóa xong dịch đường được làm lạnh từ 28-30 oC và được bơmvào thùng lên men.Ở đây dưới tác dụng của nấm men chuyển đường thành rượu, khícacbonic và các sản phẩm trung gian khác Lên men xong thu được hỗn hợp gọi làgiấm chín

* Giai đoạn 5: Chưng cất và tinh chế

Chưng cất là quá trình phân riêng các hỗn hợp các chất lỏng cố khả năng bayhơi khác nhau Sự khác nhau về khả năng bay hơi thể hiện qua sự chênh lệch vềnhiệt độ sôi Chưng cất là quá trình tách rượu và các tạp chất dễ bay hơi ra khỏigiấm chín Kết quả thu được là cồn thô

Tinh chế là là quá trình tách các tạp chất ra khỏi cồn thô và nâng cao nồng độcồn Kết quả thu được là cồn tinh chế hay cồn tinh luyện

Phương pháp thực hiện: Để tách cồn thô ra khỏi giấm chín và nhận được đượccồn có chất lượng cao Công ty đã áp dụng phương pháp liên tục

Trang 15

1.2.1.2 Quy trình sản xuất Rượu Men’ Vodka

Sản phẩm Rượu Men’ Vodka có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi độ tinhkhiết cao Rượu Men’ Vodka được sản xuất theo phương pháp pha chế Quy trìnhcông nghệ bắt đầu từ cồn tinh luyện, dùng nước để giảm nồng độ cồn Sau đó phalẫn hương liệu trở thành rượu Cụ thể:

* Giai đoạn 1: Xử lý bằng than hoạt tính

Quá trình này làm cho Vodka có độ trong suốt Khi nói đến Vodka người tathường nghĩ ngay đến độ trong của sản phẩm Đây là một trong những chỉ tiêu cảmquan quan trọng hàng đầu của Vodka

Quá trình cũng góp phần cải thiện mùi và vị của sản phẩm Ngoài chức nănghấp thụ một số tạp chất ảnh hưởng xấu đến mùi vị của sản phẩm than hoạt tính còn

có khả năng xúc tác phản ứng chuyển hóa ethanol và một số tạp chất có trong rượutạo thành các axit hữu cơ Những axit này sẽ tác dụng với rượu tạo nên một số ester

và ảnh hưởng tốt tới vị của Vodka

Phương pháp thực hiện: Bổ sung than hoạt tính vào thiết bị đã chứa sẵn hỗnhợp cồn, nước và nguyên liệu phụ Tiến hành khuấy trộn hỗn hợp trong một khoảngthời gian nhất định, sau đó sử dụng thiết bị lọc khung bản để tách than Do các hạtthan hoạt tính có kích thước nhỏ nên ta sử dụng thêm bột trợ lọc để đảm bảo thuđược dịch lọc trong suốt

* Giai đoạn 2: Phối trộn

Phối trộn cồn tinh luyện với nước và các nguyên liệu phụ khác để đạt đượcnồng độ yêu cầu Tùy theo tỷ lệ các thành phần phối trộn mà chất lượng Vodkathành phẩm sẽ thay đổi theo Hai thành phần chính chiếm hàm lượng lượng cao nhấttrong quá trình phối trộn là ethanol và nước

 Những vấn đề xảy ra trong quá trình phối trộn

- Khi phối trộn ethanol với nước sẽ xảy ra hai hiện tượng vật lý quan trọng là tỏanhiệt và giảm thể tích Nếu nồng đọ cao hơn hoặc thấp hơn thì nhiệt lượng tỏa ra sẽ

Trang 16

- Đây là vấn đề quan trọng vì khi nhiệt đọ tăng quá cao trong quá trình phối trộn sẽlàm tăng độ tổn thất rượu Còn đối với hiện tượng giảm thể tích các số liệu thựcnghiệm cho thấy với nồng độ cồn trong hỗn hợp sau khi phối trộn là 46 % m/mtương đương với 53,3% v/v thì sự giảm thể tích phối trộn với nước là cao nhất Nếu

ta tăng hoặc giảm độ cồn thì mức độ giảm thể tích của hỗn hợp sau khi phối trộn sẽgiảm đi

Phương pháp thực hiện: Trước khi phối trộn ta chuẩn bị từng thành phầnnguyên liệu theo một quy trình riêng Đối với cồn tinh luyện và nước là hai thànhphần chính của sản phẩm chỉ cần xác định chính xác thể tích sử dụng của mỗi thànhphần Quá trình phối trộn được thực hiện bắt đầu từ hai nguyên liệu chính là cồntinh luyện và nước Sau đó, bổ sung hỗn hợp syrup và các dung dịch nguyên liệuphụ khác

* Giai đoạn : Lọc và hiệu chỉnh độ cồn

Trong quá trình phối trộn cồn tinh luyện với nước và các nguyên liệu phụ hỗnhợp có thể lẫn một ít tạp chất dạng lơ lửng Giai đoạn lọc sẽ giúp chúng ta tách bỏchúng

Sau khi lọc dung dịch trong suốt hầu như không thay đổi về thành phần hóahọc và các thành phần khác, tuy nhiên có sự thay đổi về trạng thái, màu sắc, chấtlượng tăng do tách hết tạp chất và loại được một số vi sinh vật không có lợi theocặn

Nếu độ cồn nằm ngoài giới hạn cho phép, chúng ta cần sử dụng cồn tinhluyện hoặc nước sạch hiệu chỉnh lần cuối cùng Quá trình hiệu chỉnh độ cồn đượcthực hiện trong thiết bị hình trụ đứng, có cánh khuấy bên trong Sau khi hiệu chỉnhcông ty phải lấy mẫu kiểm tra độ cồn một lần nữa trước khi rót vào bao bì

Phương pháp thực hiện: Sử dụng thiết bị lọc gồm cát và sỏi hoạt động theonguyên tắc một dòng

Cồn tinh

luyện

Nước RO

Than hoạt tính

Trang 17

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất rượu

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo mô hình gồmcác phân xưởng thành viên Để thuận tiện cho việc sản xuất cũng như quản lý công

ty đã lập ra 2 phân xưởng chính đó là:

* Phân xưởng cồn: Có nhiệm vụ sản xuất ra cồn từ nguyên liệu tinh bột cung cấp

cho phân xưởng pha chế để pha chế rượu Bao gồm: tổ vận hành lò hơi, tổ vậnchuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hóa lên men, tổ chưng cất…

Trang 18

* Phân xưởng rượu: Có nhiệm vụ sản xuất rượu pha chế từ nguyên liệu cồn và các

nguyên liệu khác Bao gồm:

- Tổ pha chế: Có nhiệm vụ pha chế rượu

- Tổ in : có nhiệm vụ in lên vỏ chai các thông tin về sản phẩm (thành phần, cách bảoquản , hạn sử dụng, ngày sản xuất…)

- Tổ mờ: có nhiệm vụ nhập chai trắng làm mờ chai

- Tổ chiết: có nhiệm vụ chiết chai rượu đã được rót theo thể tích quy định

* Phân xưởng phục vụ: Đây là phân xưởng sản xuất để phục vụ cho hai phân

xưởng sản xuất chính như: sản xuất bao bì, bảo dưỡng máy móc…nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất diễn ra liên tục

Mỗi phân xưởng sản xuất chính đảm bảo một quy trình công nghệ nhất định

và có cùng các chức năng sau:

+ Quản lý lao động và tài sản

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhiệm vụ được giao

+ Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành công tácsản xuất có hiệu quả

* Nhà máy sản xuất: Do Quản đốc đứng đầu quản lý và chịu trách nhiệm về sản

xuất Quản đốc có nhiệm vụ báo cáo với Ban Giám đốc công ty về tình hình hoạtđộng của các phân xưởng các vấn đề liên quan đến sản phẩm

* Ban giám đốc công ty: gồm có

- Giám đốc

Là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty trước NhàNước, công ty và cán bộ công nhân viên

- Phó giám đốc kỹ thuật

Phụ trách về mặt kỹ thuật kiêm trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm mọi mặt

về xây dựng quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng vật tư,sản phẩm của công ty đồng thời trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng kỹ thuật đảmbảo yêu cầu về chất lượng mà công ty đề ra

- Phó giám đốc thị trường

Trang 19

Có trách nhiệm mọi mặt về kinh doanh của công ty trên thị trường trong nước

và ngoài nước, điều hành mọi hoạt động của phòng thị trường

Mỗi phân xưởng đều có cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại phân xưởng

- Tổ trưởng: Là người chịu trách nhiệm về khâu sản xuất được cấp trên giao phó,hướng dẫn và quản lý trực tiếp nhân công thực hiện kế hoạch sản xuất

Nhà máy sản xuất

Phân xưởng cồn

Phân xưởng rượu

Phân xưởng phục vụ

Ban giám đốc Công ty

Tổ phó

Công nhân Công nhân

Công nhân

Tổ trưởng

Trang 20

- Tổ phó: Là người có nhiệm vụ trợ giúp tổ trưởng thực hiện kế hoạch sản xuất,chấm công cho các thành viên trong tổ và thực hiện các công việc khác.

- Công nhân: Là người có nhiệm vụ sản xuất trực tiếp sản phẩm, hoàn thành kếhoạch sản xuất đã đề ra

1.3 Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty

Quản lý chi phí là một trong những chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằmkhông những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thịtrường Nếu doanh nghiệp không chú ý quản lý chi phí thì sẽ không thể nhận biếtđược tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng nhưtình trạng hoạt động của Công ty

1.3.1 Xây dựng định mức chi phí sản xuất

Định mức chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống

và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để sản xuất ra một sản phẩm ở điều kiện hoạtđộng bình thường

Định mức chi phí cho một sản phẩm được xây dựng từ hai yếu tố :

- Định mức lượng : Phản ảnh số lượng các đơn vị đầu vào sử

dụng để tạo nên một đơn vị sản phẩm đầu ra

- Định mức giá: Phản ánh giá bình quân của một đơn vị yếu tố đầu vào

1.3.1.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Định mức lượng chi phí nguyên vật liệu gồm:

Trang 21

Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng dựa trên số liệu của nămtrước thông qua bảng đơn giá tiền lương cho từng phân xưởng trong quá trình sảnxuất Đồng thời dựa trên số lượng lao động tăng lên trong kỳ này ở bộ phận sảnxuất.

1.1.3.2 Định mức chi phí sản xuất chung

Định mức chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chiphí nhiên liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ, chiphí khác bằng tiền Định mức sản xuất chung cũng dựa trên số liệu của kỳ trước và

kế hoạch sản xuất của kỳ này

1.3.2 Lập dự toán chi phí sản xuất

1.3.2.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán = Dự toán * Định mức * Định mức

CPNVLTTi khối lượng sx SX lượng NVLTTi giá NVLTTi

- Định mức lượng NVLTTi được xác định dựa trên kế hoạch sản xuất trong kỳ

- Định mức giá NVLi được xác định dựa trên số liệu của năm trước

Dự toán chi phí NVLTT trong năm của Công ty được xác định:

Dự toán CP = Dự toán + Dự toán CP + Dự toán CP + Dự toán CP + Dự toán CP NVLTT CP gạo đường trắng men cam thảo Vật liệu khác

1.3.2.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí NCTT được xây dựng từ dự toán khối lượng sản xuất và đơngiá nhân công của từng giờ sản xuất Công thức tính dự toán chi phí nhân công trựctiếp như sau:

CPNCTT = T * W

Trong đó:

T : Khối lượng sản phẩm dự toán sản xuất

W: Đơn giá nhân công tính cho một giờ sản xuất

1.3.2.3 Dự toán chi phí sản xuất chung

Đối với việc lập dự toán chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm cáckhoản:

Trang 22

- Các chi phí có tính chất cố định: chi phí lương khoán theo thời gian của nhân viênphân xưởng và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao tài sản, chi phí dụng cụsản xuất

- Chi phí than, dầu và điện có tỷ trọng lớn trong giá thành, dự toán được xác địnhthông qua định mức giá và định mức lượng và kế hoạch sản lượng

- Các chi phi còn lại được tính theo tỷ lệ % trên dự toán chi phí NCTT và dự toánchi phí NVLTT Tỷ lệ % được xác định thông qua phương pháp thống kê

1.3.3 Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty

1.3.3.1 Môi trường kiểm soát

- Đã có sự phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm tách bạch trong sản xuất

- Công ty đã ban hành dưới dạng văn bản các nội qui, qui tắc, chuẩn mực về qui trình sản xuất, chất lượng sản phẩm Những văn bản này làm căn cứ cho việc kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất

1.3.3.2 Thủ tục kiểm soát

- Đã có sự đối chiếu giám sát lẫn nhau trong khi thực hiện nhiệm vụ

- Trong kiểm soát chi phí sản xuất đã thể hiện được sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các bộ phận, cá nhân trong Công ty khi thực hiện sản xuất

* Các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất ở Công ty

- Thủ tục kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Thủ tục kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

- Thủ tục kiểm soát chi phí SXC

1.3.3.3 Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất

- Thực hiện tốt việc xây dựng các định mức về chi phí

- Công tác kế toán đã tập hợp chí phí phát sinh trong quá trình sản xuất kịp thời Hệthống chứng từ được lưu giữ theo đúng quy định Đảm bảo cung cấp hai hệ thống

sổ, sổ chi tiết và sổ tổng hợp về chi phí sản xuất được đầy đủ

1.3.3.4 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến quản lý chi phí

và giá thành sản phẩm.

Chi phí chỉ có thể được kiểm soát khi doanh nghiệp tuân thủ các bước kiểmsoát chi phí Trước hết doanh nghiệp phải lập định mức chi phí, cụ thể là các khoản

Trang 23

chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tíchhoạt động của doanh nghiệp Như vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu các dữ liệutrước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả vàchiến lược phát triển của Công ty Bước kế tiếp là thông tin về chi phí thực tế Côngviệc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán mà còn phải được sự tham giacủa các phòng ban khác để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xử lý thông tinchi phí Công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựatrên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để xác định

sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơiphát sinh chi phí biến động Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến độngchi phí doanh nghiệp sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phậnnhân viên Các bộ phận liên quan đến chi phí gồm có:

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Đây là cơ quan quản trịtoàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanhtrong nhiệm kỳ của mình Đây cũng là đại diện pháp lý của công ty trước pháp luật

* Giám đốc

Là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty trước NhàNước, công ty và cán bộ công nhân viên

* Phó giám đốc kỹ thuật

Phụ trách về mặt kỹ thuật kiêm trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm mọi mặt

về xây dựng quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng vật tư,sản phẩm của công ty đồng thời trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng kỹ thuật đảmbảo yêu cầu về chất lượng mà công ty đề ra

* Phó giám đốc thị trường

Có trách nhiệm mọi mặt về kinh doanh của công ty trên thị trường trong nước

và ngoài nước, điều hành mọi hoạt động của phòng thị trường

Trang 24

Các phòng ban chức năng của công ty

Các phòng ban chức năng của công ty được tổ chức theo yêu cầu quản lý sảnxuất kinh doanh Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo thông qua cáccác trưởng phòng Cụ thể:

- Phòng Thị trường : có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế

hoạch và chỉ đạo cung ứng kế hoạch vật tư, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiệnhợp đồng Tổ chức các hoạt động marketing, tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị trường,xây dựng các chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập kếhoạch phát triển công ty

- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, hướng

dẫn kiểm tra nghiêm ngặt các chỉ tiêu của chất lượng sản phẩm trong quá trình sảnxuất và chất lượng sản phẩm đầu ra cho quá trình tiêu thụ

- Phòng Hành chính, nhân sự: có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ công nhân nhân viên

đảm bảo yêu cầu cho các bộ phận, phòng ban Chịu trách nhiệm về các vấn đề bảohiểm, an toàn lao động, đón tiếp các đoàn khách

- Phòng Tài chính kế toán: có chức năng kiểm soát tài chính của công ty, tổ chức

hạch toán kinh tế, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, cung cấp các thông tin tàichính cho nhà quản trị

- Nhà máy sản xuất: Do Quản đốc đứng đầu quản lý và chịu trách nhiệm về sản

xuất Quản đốc có nhiệm vụ báo cáo với Ban Giám đốc công ty về tình hình hoạtđộng của các phân xưởng các vấn đề liên quan đến sản phẩm

- Các phân xưởng: Đây là bộ phận quan trọng nhất Bộ phận này sẽ trực tiếp nhận

và thực hiện các kế hoạch sản xuất Kế hoạch có hoàn thành được hay không, chiphí trong định mức hay ngoài định mức chính là do bộ phận này quyết định

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI

KHÁT AROMA 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.1.1 Nội dung chi phí

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những nguyên vật liệu cấuthành nên thực thể sản phẩm Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và cácvật liệu khác

Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuấtcủa Công ty, chủng loại đa dạng, phong phú được cung cấp từ nhiều nguồn khácnhau, có tính năng, tác dụng khác nhau

Bảng 2.1: Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng

2.1.1.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

6211 Chi phí NVLtt Phân xưởng cồn

` 6212 Chi phí NVLtt Phân xưởng rượu

- Tài khoản 152: Nguyên vật liệu

Trang 26

15222: Nguyên vật liệu in chai

15223: Nguyên vật liệu pha chế

Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Chứng từ sử dụng

- Các phiếu chi

- Bảng kê nguyên vật liệu

- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

- Hóa đơn giá trị gia tăng

Trang 27

Khi có nhu cầu sản xuất các phân xưởng có nhu cầu sẽ gửi Phiếu đề nghị lĩnhvật tư Khi được Giám đốc và trưởng phòng bộ phận cung ứng vật tư phê duyệt kếtoán sẽ lập Phiếu xuất kho Thủ kho chỉ được phép xuất kho khi đã có đủ chữ kýcủa hai người kể trên và ghi số lượng thực xuất trên Phiếu xuất kho Số lượng thựcxuất không được lớn hơn số lượng yêu cầu Phiếu xuất kho sẽ được lưu làm ba liên:một liên lưu tại phòng vật tư, một liên lưu tại kho và một liên lưu tại phòng kế toán.Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ và các chứng từ kế toán tính giá trịnguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.

Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Trị giá thực tế Giá mua thực Thuế Chi phí Các khoảnnguyên vật liệu = tế chưa thuế + nhập khẩu + phát sinh – giảm trừ nhập kho GTGT TTĐB

- Đối với nguyên vật liệu tự chế biến:

Trang 28

nguyên vật liệu = công cụ dụng cụ thực tế + công chế biến

nhập kho xuất chế biến

- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công:

Trị giá thực tế Trị giá nguyên vật liệu Chi phí gia Chi phínguyên vật liệu = công cụ dụng cụ thực tế + công chế biến + giao dịch nhập kho xuất chế biến

- Đối nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần

Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá được các bên tham gia liên doanh,góp vốn chấp thuận

Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Công ty tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Theo phương pháp này kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thờiđiểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình quân đãtính

Trị giá nguyên vật liệu = Số lượng vật liệu  Đơn giá bình

xuất kho xuất kho quân cả kỳ dự trữ

Ví dụ: Trong tháng 8/2012 Công ty có số liệu như sau:

Trang 29

…… … ……… …… ……… ……… ……… … …

3717180 + 9530000 Đơn giá gạo xuất = = 9558

dùng trong tháng 189 + 300

- Giá trị vật liệu xuất trong tháng : 124056800

Biểu 2.1: Phiếu xuất kho số 155

Công ty CP Rượu Bia Nước Mẫu số 01- VT

giải khát Aroma Theo QĐ số 15/QĐ BTC Ngày 20/03/2006 BTC

Phiếu xuất kho

Trang 30

Số 155

Nợ TK621

Có TK 152

Họ tên người nhận hàng: Hoàng Thị Quỳnh

Lý do xuất kho: Xuất để sản xuất cồn

Xuất tại kho : vật liệu 1

Bảng 2.3: BẢNG TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT

Trang 31

Số liệu ở bảng trên được ghi vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.Cuối tháng kế toán dựa trên các chứng từ gốc tính và phân bổ các loại chiphí Kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu và kết chuyển sang TK

154 để tính giá thành cho sản phẩm Sau đó kế toán lập Chứng từ ghi sổ đồngthời ghi vào sổ kế toán chi tiết toán TK 621 Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ vừalập kế toán ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó kế toán ghi vào sổ cái

TK 621 Các chứng từ gốc sau khi dùng để lập Chứng từ ghi sổ được dùng làmcăn cứ để ghi vào Sổ quỹ hoặc Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng

Cuối tháng kế toán khóa sổ, tính số phát sinh bên nợ và bên có của Sổđăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ quỹ, Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng và Sổ cái

Trang 32

Biểu 2.2: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Ghi Nợ TK 621

Ghi có TK621

Chi phívật liệuphụ

Chi phínhiênliệu

Chi phívật liệukhác Cộng

03/08 Chi phí nguyên vật liệusxsp 152 …… ……… ……… ……… 9.907.400

31/08 Kết chuyển chi phí nguyênvật liệu trực tiếp 154 ……… ……… ……… ……… 9.907.400

Kế toán trưởng( Đã ký)

Giám đốc( Đã ký)

Trang 33

Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 155 kế toán lập Chứng từ ghi sổ :

Biểu 2.3: Chứng từ ghi sổ số 368

Đơn vị: Công ty CP Rượu Bia Nước Mẫu số: S02a - DN

Giải khát Arroma Theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTCĐịa chỉ: Hưng Yên Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số: 368Ngày 03 tháng 08 năm 2012Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú

Biểu 2.4: Chứng từ ghi sổ số 376

Trang 34

Giải khát Arroma Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTCĐịa chỉ: Hưng Yên Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số: 376Ngày 31 tháng 08 năm 2012

Trích yếu Số hiệu tài khoảnNợ Có Số tiền Ghi chú

Trang 35

Đơn vị: Công ty CP Rượu Bia Nước giải khát Aroma Mẫu số: S02a - DNĐịa chỉ: Hưng Yên Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ)

Tháng 08/2012Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 36

2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.1.2.1 Nội dung chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm Cụ thể ở Công ty CP Rượu Bia Nước giải khát Aroma gồm có:Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản bảo hiểm theo tỷ lệquy định

Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động tại Công ty năm 2012

324901

756285184

655372198

100

48,9851,02

26,4573,55

61,7123,2615,03

53,4730,3716,16

Bên cạnh việc trả lương để bù hoàn sức lao động mà người lao động bỏ ra, trảthưởng để khuyến khích người lao động công ty còn xây dựng các quỹ trợ cấp gồm

có : BHXH, BHYT, BHTN Ngoài ra công ty còn có nguồn kinh phí công đoàndùng cho hoạt động công đoàn hàng tháng Việc hình thành các quỹ này thể hiện sựquan tâm của toàn xã hội cũng như doanh nghiệp đối với người lao động

Trang 37

- BHXH: Là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà Nước BHXH thựchiện chức năng đảm bảo cho người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như:

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…

- BHYT: Là bảo trợ cho người tham gia BHYT về các khoản như: khám chữa bệnh,tiền viện phí, thuốc…Người tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí

- Quỹ KPCĐ: Là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiệnhành Kinh phí này do doanh nghiệp xác lập và chi tiêu theo chế độ quy định

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho nhữngngười bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định

Lương = Lương tối * Hệ số lương + Lương làm + Phụ cấp + Thưởng tháng thiểu cấp bậc thêm giờ

Lương cơ bản = Lương tối thiểu * Hệ số lương cấp bậc

Lương ngày = Lương cơ bản / 26

Đơn giá lương giờ = Lương cơ bản / (26*8)

*Lương làm thêm giờ :

Lương làm thêm giờ = Đơn giá lương giờ x Tỉ lệ tính lương ngoài giờ

Tỷ lệ lương ngoài giờ làm: - Ngoài giờ hành chính : 150%

- Ngày nghỉ : 200%

Ngày đăng: 15/08/2015, 10:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w