MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường. Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng nhận thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu quả về môi trường thì phải phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặt ra cho chúng ta là trong khi phát triển kinh tế thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải bảo vệ được môi trường tự nhiên một cách có hiệu quả, nằm trong giới hạn cho phép của môi trường để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững; môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả của thiên tai còn nặng nề [42, tr.169]. Do đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững có ý nghĩa sống còn đối với nước ta cả trước mắt và lâu dài. Trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế con người đã tác động rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi do phát triển kinh tế gây ra, con người đã đặt ra yêu cầu và đi tìm các biện pháp để vừa tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Những địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp như các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam, thường phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì vậy, mức độ tác động đến môi trường càng lớn do phải khai thác nhiều hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) là một vùng kinh tế còn khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh tế kém phát triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực, nhưng kết quả phát triển kinh tế không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Thực tế việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng về vấn đề này vẫn còn hạn chế; vẫn còn biểu hiện tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, v.v.. Do vậy, kết hợp giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề mang tính bức thiết hiện nay. Bởi vì, để đạt được các lợi ích kinh tế đơn thuần, hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường. Để bảo đảm sự cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những ý kiến đề xuất và những giải pháp trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề này ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Vì vậy, để tiếp tục khẳng định cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển bền vững, tác giả chọn vấn đề: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH TRNG HNG KếT HợP TĂNG TRƯởNG KINH Tế VớI BảO Vệ MÔI TRƯờNG ở CáC TỉNH BắC TRUNG Bộ VIệT NAM HIệN NAY Chuyờn ngnh : Ch ngha duy vt bin chng v Ch ngha duy vt lch s Mó s : 62 22 03 02 LUN N TIN S TRIT HC Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS. TRN VN PHềNG 2. PGS.TS. BI VN DNG H NI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Trọng Hưng MỤC LỤC Trang M Ở ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình đ ề cập đến những vấn đ ề lý luận về kết hợp tăng trư ởng kinh tế với bảo vệ môi tr ư ờng 6 1.2. Các công trình đ ề cập đến thực trạng kết hợp tăng tr ư ởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Trung bộ Vi ệt Nam nói ri êng 16 1.3. Các công trình đ ề cập đến quan đi ểm, giải pháp kết hợp tăng trư ởng kinh tế với bảo vệ môi tr ư ờng 23 1.4. Khái quát k ết quả của các công tr ình nghiên c ứu liên quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 34 Chương 2: K ẾT HỢP TĂNG TR Ư ỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 37 2.1. Kinh t ế, tăng trư ởng kinh tế và phát tri ển kinh tế 37 2.2. Môi t rư ờng v à b ảo vệ môi tr ư ờng 47 2.3. Yêu c ầu, nội dung và nh ững nhân tố ảnh h ư ởng đến k ết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 53 Chương 3: TH ỰC TRẠNG V À M ỘT SỐ V ẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 7 5 3.1. Đi ều kiện tự nhi ên, đ ặc điểm tình hình kinh t ế - xã h ội v à môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam 75 3.2. Th ực trạng việc kết hợp tăng tr ư ởng kinh tế với bảo vệ môi tr ư ờng ở các t ỉnh B ắc Trung bộ hi ện nay 8 4 3.3. M ột số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng tr ư ởng kinh tế v ới bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 97 3.4. Nguyên nhân c ủa thực trạng kết hợp tăng tr ư ởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 108 Chương 4: M ỘT SỐ QUAN ĐIỂM V À GI ẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KẾT HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 114 4.1. M ột s ố quan điểm nhằm k ết hợp hài hòa tăng trư ởng kinh tế với b ảo vệ môi tr ư ờng ở các tỉnh B ắc Trung bộ Vi ệt Nam hiện nay 11 4 4. 2. M ột số giải pháp c h ủ yếu nhằm kết hợp h ài hoà tăng trư ởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 134 K ẾT LUẬN 15 5 DANH M ỤC CÁC CÔNG TR ÌNH KHOA H ỌC CỦA TÁC GIẢ 15 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 9 PHỤ LỤC 1 7 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCN : Cụm công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN : Công nghệ CT - XH : Chính trị - xã hội ĐT : Đào tạo GD : Giáo dục KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KH : Khoa học KT - XH : Kinh tế - xã hội MT : Môi trường MTST : Môi trường sinh thái Nxb : Nhà xuất bản PTBV : Phát triển bền vững PTKT : Phát triển kinh tế TN - MT : Tài nguyên - môi trường TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TTKT : Tăng trưởng kinh tế XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường. Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng nhận thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu quả về môi trường thì phải phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặt ra cho chúng ta là trong khi phát triển kinh tế thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải bảo vệ được môi trường tự nhiên một cách có hiệu quả, nằm trong giới hạn cho phép của môi trường để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững; môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: 2 Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả của thiên tai còn nặng nề [42, tr.169]. Do đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững có ý nghĩa sống còn đối với nước ta cả trước mắt và lâu dài. Trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế con người đã tác động rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi do phát triển kinh tế gây ra, con người đã đặt ra yêu cầu và đi tìm các biện pháp để vừa tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Những địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp như các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam, thường phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì vậy, mức độ tác động đến môi trường càng lớn do phải khai thác nhiều hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) là một vùng kinh tế còn khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh tế kém phát triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực, nhưng kết quả phát triển kinh tế không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Thực tế việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng về vấn đề này vẫn còn hạn chế; vẫn còn biểu hiện tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, v.v Do vậy, kết hợp giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề mang tính bức thiết hiện nay. Bởi vì, để đạt được các lợi ích kinh tế đơn thuần, hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường. Để bảo đảm sự cân 3 bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những ý kiến đề xuất và những giải pháp trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề này ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Vì vậy, để tiếp tục khẳng định cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển bền vững, tác giả chọn vấn đề: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Môi trường là một vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường sống (tồn 4 tại), môi trường phát triển, môi trường xã hội Ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự kết hợp biện chứng tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tính từ năm 2000 trở lại đây). Tác giả luận án xác định ba nhiệm vụ chính cần phải giải quyết (2.2) trong khuôn khổ cho phép của một luận án tiến sĩ Triết học, đặc biệt, tập trung đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. Các điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ được tác giả luận án tiếp tục đào sâu nghiên cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và công tác của mình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là phép biện chứng duy vật, những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; những thành tựu lý luận hiện đại về cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án là: phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; cách tiếp cận hệ thống, so sánh đối chiếu, điều tra khảo sát trên tinh thần kết hợp lý luận với thực tiễn. 5. Đóng góp về khoa học của luận án - Làm rõ hơn cơ sở triết học của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. - Phân tích, chỉ rõ thực trạng của việc giải quyết sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. - Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường, kết hợp vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế. - Luận án có thể giúp những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã hội, xây dựng pháp luật tham khảo vận dụng vào địa phương mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Kinh tế là một trong những lĩnh vực cơ bản của xã hội. Khi nói đến kinh tế là muốn nói đến các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các hoạt động kinh tế của con người ngày càng tác động sâu sắc tới tự nhiên, tạo nên sự tăng trưởng về nhiều mặt trong đó có tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một trong những nội dung được các học giả trao đổi, bàn luận khá nhiều dưới các góc độ kinh tế, xã hội, môi trường Ở khía cạnh kinh tế học, khái niệm tăng trưởng kinh tế được sử dụng khi muốn nói tới sự lớn lên, tăng thêm hay mở rộng của một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là “mức tăng sản lượng thực tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định”; nói một cách khác, tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng quy mô sản xuất quốc gia, tiềm năng của một nước, tiềm năng thực hiện: việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất [47]. Các chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) [18], [30], [36], [47], [84], [120] Tác giả Trần Thọ Đạt với các công trình “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” [44] và “Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế” [45]; tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng với công trình “Giáo trình kinh tế phát triển” [79] đã đi sâu phân tích các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới như: mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes, Harrod Domar, tăng trưởng tân cổ điển mở rộng, tăng trưởng nội sinh Liên hệ ở Việt Nam về mô hình tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng, cho đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn là mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, dựa vào tăng quy mô tài sản [...]... các tác giả đã tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm tăng trưởng kinh tế, chỉ ra và so sánh các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay Các nghiên cứu đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước trên thế giới và Việt Nam, bàn luận, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt. .. cứu bản chất kinh tế của các hành động của con người với động lực bảo vệ môi trường của họ Ở Việt Nam, vấn đề mối quan hệ giữa tăng trưởng với bảo vệ môi trường được giải quyết một cách hài hòa và giản dị trong tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh quan niệm độc đáo về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế với gìn giữ, bảo vệ môi trường, theo đó, Người đã nói: Việt Nam ta có hai... lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chủ động đề phòng nạn ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; tăng trưởng kinh tế và những bảo đảm cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển bền vững 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN THỰC TRẠNG KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM NÓI RIÊNG Trong tiến trình... liên quan đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, bảo vệ và giám sát quá trình thực thi pháp luật về môi trường có: Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Bùi Văn Dũng với đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền [33], tác giả đã lý giải rõ hơn cơ sở triết học trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; phân... của Liên Hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những bài học về phát triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [34], Bùi Văn Dũng (Chủ nhiệm đề tài) đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. .. những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tác giả Lương... loài người Luật Bảo vệ môi trường đã ghi rõ: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” [82, tr.12] Do vậy, bảo vệ môi trường không những tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững hơn, mà còn giúp cho mọi người ngày một tiếp cận với cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường thực chất... nền kinh tế vào môi trường cũng tăng lên Tuy nhiên, những tác động của kinh tế lên môi trường rất khó nhìn thấy ngay, vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường là rất khó khăn Tác giả cũng đã đưa ra các ví dụ điển hình về mức độ môi trường bị ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất phải thực hiện ngay những biện pháp để bảo vệ môi trường cho sự phát triển Thảo luận chính sách về Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: ... sự tăng trưởng và phát triển bền vững Nói cách khác, nhân loại cần tìm đến quan điểm, và các giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường Xung quanh vấn đề này, trong thời gian gần đây đã có các tác giả trong và ngoài nước đề cập trên các phương diện khác nhau Bài viết Có phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuznets môi trường. .. giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở tầm vĩ mô Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam [16] của Lê Thạc Cán, Trương Quang Học, Phan Quang Thắng đã bàn tới sự cần thiết phải bảo vệ môi trường để tạo nên sự phát triển bền vững ở Việt Nam với những giải pháp cụ thể, thiết thực Về luận án tiến sĩ đã thực hiện . sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. - Phân tích, chỉ rõ thực trạng của việc giải quyết sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện. về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ