Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại: 3
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: 3
1.1.2 Các hình thức bảo lãnh của NHTM: 5
1.1.3 Các nội dung chủ yếu của bảo lãnh 9
1.2 Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 19
1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh 19
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh, đánh giá chất lượng bảo lãnh 23
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 31
2.1 Tổng quan về ngân hàng Techcombank 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương VN 32
Trang 22.2 Thực trạng hoạt dộng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 35
2.2.1 Chính sách bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 35
2.2.2 Quy trình thực hiện hoạt động bảo lãnh của Techcombank 402.2.3 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Techcombank từ năm 2007 đến năm 2008 47
2.3 Đánh giá chất lượng bảo lãnh tại Techcombank 53
2.4 Minh họa một nghiệp vụ bảo lãnh tại Techcombank: 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 63
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Techcombank 63
3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển chung 63
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh 68
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Techcombank 69
3.2.1 Tuân thủ quy trình bảo lãnh 69
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 69
3.2.3.Thành lập các bộ phận quản lý rủi ro trong bộ máy ngân hàng70
3.2.4 Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh 71
3.2.5 Xây dựng mức phí bảo lãnh hợp lý 72
3.2.6 Nâng cao uy tín của ngân hàng 73
3.2.7 Phát triển nguồn nhân lực 73
Trang 33.2.8 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 74
3.3 Một số kiến nghị giúp nâng cao chất lượng bảo lãnh 75
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 75
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Trang 4- CVKH: Chuyên viên khách hàng
Trang 5Bảng 2.1: Doanh số bảo lãnh Techcombank 2007-2008 48
Hình 2.2: So sánh doanh số bảo lãnh của Techcombank 2007-2008 48
Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh của Techcombank 2007-2008 50
Hình 2.4: Cơ cấu số dư bảo lãnh tháng 12/2007 51
Hình 2.5: Cơ cấu số dư bảo lãnh tháng 12/2008 51
Bảng 3 : Ký quỹ bảo lãnh tại Techcombank 52
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng không còn là một nghềnghiệp thầm lặng như có lúc đã là như vậy, đúng như lời tuyên bố của mộtông chủ ngân hàng Mỹ: “ Bất chấp cả những bộ complet màu đen mà cácngười cầm đầu ngân hàng mặc, hoạt động ngân hàng là một công nghiệp rấtnăng động” Câu nói ấy hàm ý ngoài những nghiệp vụ kinh doanh truyềnthống trong tài sản nội bảng, các ngân hàng thương mại đang mở rộng quy môhoạt động, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ và thu nhập của mìnhthông qua việc tăng nhanh các hoạt động ngoại bảng Đây cũng là một xu thếtất yếu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính – tiền tệ.Tính đa dạng trong kinh doanh sẽ giúp các ngân hàng thương mại nâng caonăng lực cạnh tranh của mình, từ đó hoạt động có hiệu quả và lành mạnh hơn
Là một nghiệp vụ nằm trong các tài sản ngoại bảng, bảo lãnh ngân hàngđang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong kinh doanh khi luôn đượcxem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bántrả chậm Nó không chỉ tạo thuận lợi cho những kế hoạch kinh doanh mà còn
là cơ sở để các đối tác đặt niềm tin vào các doanh nghiệp Nhờ vậy, bảo lãnh
đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việcthúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở tronglĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chấtlượng sản phẩm… Vì vậy, sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tạiHội Sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, em đã
chọn đề tài “Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Trang 7Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàngthương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2008 Trên
cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạtđộng này tại ngân hàng
Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từPGS.TS Phan Thị Thu Hà Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũngđược sự chỉ bảo tận tình của các anh chị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO
LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:
Nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của các NHTM là các nghiệp vụnội bảng Thông qua các nghiệp vụ này, ngân hàng thể hiện rõ chức năngtrung gian tài chính của mình qua việc huy động vốn từ các nguồn tiềnnhàn rỗi trong dân cư và cho vay lại với nền kinh tế Tuy nhiên, với sựphát triển không ngừng của thị trường tài chính – tiền tệ, các hoạt độngkinh doanh ngoại bảng đang được các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn
và có xu hướng phát triển rất nhanh Điều này thể hiện rõ thông qua sự đadạng của các loại hình dịch vụ trong hoạt động ngoại bảng của ngân hàng,
và cũng là đặc điểm quan trọng của một NHTM hiện đại Bảo lãnh ngânhàng là một trong những hoạt động ngoại bảng điển hình đang ngày càngchứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàngthời gian qua
Mặc dù mới chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây,nhưng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã có lịch sử khá lâu đời Bắt đầuxuất hiện vào khoảng giữa những năm 1960 tại Mỹ, bảo lãnh ngân hàng đãnhanh chóng được sử dụng như là một công cụ đảm bảo vô cùng quantrọng trong các giao dịch quốc tế trong suốt đầu những năm 1970 Nhu cầuđầu tiên đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng được bắt nguồn từ các nướcTrung Đông Sự gia tăng mạnh mẽ về của cải của những nước sản xuất dầu
mỏ ở Trung Đông đã cho phép những nước này kí kết các hợp đồng vớicác hãng ở phương Tây cho những dự án có quy mô lớn như phát triển hạtầng cơ sở, phúc lợi xã hội, các dự án công nghiệp và nông nghiệp, các dự
Trang 9án phục vụ cho hệ thống phòng thủ quốc gia Do rủi ro có thể xảy ra trongquá trình thực hiện hợp đồng cũng như trong quá trình thanh toán, cả 2 bênđều cần tới một công cụ đảm bảo của một ngân hàng có uy tín nhằm hạnchế những rủi ro đó và tạo điều kiện thuận lợi cho cả 2 bên trong quá trình
kí kết và thực hiện hợp đồng Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã ra đời
từ đó Ngày nay, khi các giao dịch thương mại, các hợp đồng xây dựngngày càng phát triển với quy mô lớn và phức tạp hơn thì bảo lãnh ngânhàng là một công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ các giao dịch đượcdiễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi
Có thể nói, sự ra đời của hoạt động bảo lãnh ngân hàng là tất yếu kháchquan Một cách chung nhất, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là:
Bảo lãnh ngân hàng ( gọi tắt là bảo lãnh) là cam kết bằng văn bản của
tổ chức tín dụng( bên bảo lãnh) với bên có quyền( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng( bên được bảo
lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay
Như vậy, trong quan hệ bảo lãnh tồn tại 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhậnbảo lãnh và bên được bảo lãnh Bên bảo lãnh là người phát hành thư bảolãnh, thường là các ngân hàng, các tổ chức trung gian tài chính và các phápnhân như Ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính hay Kho bạc Nhà nước.Bên được bảo lãnh là người yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành thư bảolãnh cho mình và tùy vào từng hợp đồng, bên được bảo lãnh có thể làngười xuất khẩu ( bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu, bảo lãnh hoàntrả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành…), người nhập khẩu ( bảo lãnh thanhtoán hợp đồng nhập khẩu, bảo lãnh nhận hàng không có vận đơn gốc…),
Trang 10người vay nợ ( bảo lãnh vay vốn) hay người dự thầu ( bảo lãnh dự thầu).Bên nhận bảo lãnh hay còn gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh cũng tùy vàotừng trường hợp mà có thể là người xuất khẩu( bảo lãnh thanh toán hợpđồng nhập khẩu…), người nhập khẩu( bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuấtkhẩu, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành…), người chovay( bảo lãnh vay vốn), chủ thầu( bảo lãnh dự thầu) Mối quan hệ giữa cácbên trong hợp đồng bảo lãnh được minh họa trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ trong hoạt động bảo lãnh
Trong phạm vi chuyên đề này, em sẽ tập trung nghiên cứu vào mối quan
hệ giữa bên được bảo lãnh (khách hàng của ngân hàng) và bên bảo lãnh (ngânhàng) Đây là mối quan hệ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ quá trình bảolãnh, từ lúc bắt đầu phát sinh nhu cầu bảo lãnh cho tới khi bảo lãnh kết thúc.Tất cả các yêu cầu, nội dung cũng như các tiêu chí đánh giá hoạt động bảolãnh sẽ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai bên này
Trang 11theo những tiêu chí phân loại khác nhau Nếu căn cứ vào tính chất của hợpđồng cơ sở thì bảo lãnh được chia ra thành 6 hình thức sau:
* Bảo lãnh dự thầu
Là một cam kết của ngân hàng với chủ thầu về việc sẽ trả tiền phạt thaycho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm những quy định được ghi trong hợpđồng dự thầu
Thông thường, đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồngxây dựng, cung cấp máy móc thiết bị, chủ đầu tư thường tổ chức đấu thầunhằm tìm kiếm những nhà thầu uy tín, có đủ năng lực để thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên trong thực tế để tìm kiếm những nhà thầu có đủ điều kiện như vậy
là việc không dễ dàng, mặt khác để hạn chế những rủi ro như bên dự thầutrúng thầu song lại rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định, chủ đầu tưphải cần đến một cam kết của ngân hàng về việc bảo đảm rằng nếu những rủi
ro trên xảy ra thì ngân hàng sẽ bồi thường cho chủ đầu tư một khoản tiền gọi
là tiền phạt Khoản tiền này sẽ dùng để trang trải những chi phí đấu thầu thiệthại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầukhác Nếu chủ công trình không yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng thì bên dựthầu sẽ phải nộp một khoản tiền gọi là tiền ký quỹ( đặt cọc) dự thầu Điều nàygây ra nhiều thủ tục phiền phức cho cả hai bên và đặc biệt làm đọng vốn củabên dự thầu, cản trở tiến trình thực hiện công việc nên trong nhiều trườnghợp, bảo lãnh dự thầu vẫn hay được sử dụng hơn là ký quỹ Nhìn chung, bảolãnh dự thầu thường chiếm từ 2% - 5% giá trị của hợp đồng và thường có thờihạn từ 3 – 6 tháng
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là một cam kết của ngân hàng cho bên thụ hưởng rằng sẽ chi trả nhữngtổn thất nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ hợp đồng như đã camkết Loại bảo lãnh này rất hay được sử dụng Các hợp đồng được bảo lãnh
Trang 12thường là các hợp đồng cung cấp hàng hóa, xây dựng… Việc khách hàngkhông thực hiện đúng như hợp đồng đã quy định đều có thể gây tổn thất chobên thứ ba Bảo lãnh thực hiện hợp đồng không những bù đắp một phần tổnthất đó mà còn góp phần thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợpđồng Loại bảo lãnh này thường được dùng kèm với những phương thứcthanh toán khác và bảo lãnh khác( VD như trong đấu thầu, ngoài bảo lãnh dựthầu, nếu bên tham gia trúng thầu thì chủ đầu tư thường yêu cầu thêm một bảolãnh thực hiện hợp đồng) Giá trị của bảo lãnh thực hiện hợp đồng thườngchiếm 10% trị giá của hợp đồng và tùy theo từng hợp đồng sẽ có thời hạnkhác nhau, nhưng thông thường là từ 1 – 3 năm.
* Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
Trong các hợp đồng thương mại hay các hợp đồng xây dựng lớn, để giúpcho bên cung cấp hàng hóa dịch vụ có một phần vốn để hỗ trợ sản xuất kinhdoanh và để đảm bảo bên mua sẽ mua hàng của mình, bên nhận hàng hóa dịchvụ( bên mua) thường phải đặt cọc( ứng trước) một khoản tiền trong giá trị hợpđồng Tuy nhiên, để đề phòng người cung cấp không hoàn trả lại số tiền đãđặt cọc và cả số lãi phát sinh trên số tiền đặt cọc đó, bên mua thường yêu cầubên cung cấp phải có một bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của Ngân hàng.Giá trị bảo lãnh sẽ bằng số tiền ứng trước cộng thêm khoản lãi phát sinh Giátrị này sẽ giảm dần tương ứng với tiến độ giao hàng( hợp đồng thương mại)hay tiến độ thi công công trình( hợp đồng xây dựng).Vậy bảo lãnh hoàn trảtiền ứng trước là cam kết của ngân hàng sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước chobên mua (người thụ hưởng bảo lãnh) nếu bên bán (người được bảo lãnh)không trả
* Bảo lãnh thanh toán
Là một cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo hợp đồngcho bên bán( bên thụ hưởng bảo lãnh) nếu bên mua( bên được bảo lãnh)
Trang 13không trả Ngân hàng có thể thanh toán ngay cho bên thụ hưởng nếu bên thụhưởng có bản tuyên bố đầu tiên kèm theo một lệnh thanh toán cho thấy bênđược bảo lãnh đã không thanh toán như trong hợp đồng quy định; hoặc ngânhàng có thể chỉ thanh toán cho bên thụ hưởng nếu bên thụ hưởng có đầy đủcác chứng từ, hay các bằng chứng pháp lý chứng minh rằng bên được bảolãnh đã vi phạm hợp đồng Việc bồi thường của ngân hàng theo hình thức nào
là tùy thuộc vào điều kiện được ghi trong hợp đồng bảo lãnh Hiện nay, trênthế giới bảo lãnh thanh toán thường được phát hành dưới dạng Thư tín dụng
dự phòng
* Bảo lãnh bảo hành
Loại bảo lãnh này dùng với mục đích bảo đảm chất lượng sản phẩm trongthời gian bảo hành Với các hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị, ngoài việcgiao hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng sản phẩm; người bán còn phải camkết bảo hành cho người mua một thời gian nhất định tùy thuộc vào tuổi thọcủa sản phẩm Bảo lãnh bảo hành là một cam kết của ngân hàng sẽ bồi thườnggiá trị bảo hành cho bên mua nếu bên bán không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ bảo hành như đã quy định trong hợp đồng Như vậy,thời hạn của bảo lãnh bảo hành sẽ kéo dài từ lúc bắt đầu lắp ráp thiết bị chođến hết thời hạn bảo hành của thiết bị
* Bảo lãnh vay vốn
Đây là hình thức bảo lãnh mà trong đó, người bảo lãnh cam kết với ngườicho vay( bên thụ hưởng) rằng sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho bên đi vay nếubên đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả tiền đầy đủ, đúng hạn của mình.Người bảo lãnh phải ghi rõ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng về việc
sẽ bảo lãnh cho bên đi vay cả phần gốc và lãi của khoản vay hay chỉ bảo lãnhphần gốc Vì đây là một hình thức bảo lãnh có độ rủi ro rất cao nên đòi hỏingân hàng phải cân nhắc, thẩm định kỹ càng không khác gì cho vay trực tiếp
Trang 141.1.3 Các nội dung chủ yếu của bảo lãnh
Chính sách bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một loại hình dịch vụ có tầmquan trọng và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hoạt động ngoạibảng của ngân hàng Nhưng bên cạnh đó, bảo lãnh cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro Vì vậy, cần một chính sách bảo lãnh điều chỉnh hoạt động này Một chínhsách chặt chẽ, hợp lý, đầy đủ và toàn diện là điều kiện tiên quyết giúp chohoạt động bảo lãnh của ngân hàng được thống nhất, trôi chảy và ngày cànghoàn thiện hơn Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến việc cấp bảo lãnh đềuđược đưa vào chính sách bảo lãnh Nhìn chung, chính sách bảo lãnh bao gồmnhững nội dung chính sau:
Chính sách khách hàng
Khách hàng được nhận bảo lãnh của ngân hàng rất đa dạng,tuy nhiên luậtpháp cũng cấm hoặc hạn chế bảo lãnh đối với một số đối tượng nhất định.Các khách hàng được nhận bảo lãnh phải tuân thủ các điều kiện của luật phápnói chung và của bản thân ngân hàng nói riêng Ví dụ như mục đích đề nghị
tổ chức tín dụng bảo lãnh phải hợp pháp, có khả năng tài chính để thực hiệnnghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn cam kết, nếu bảo lãnhhối phiếu, lệnh phiếu thì khách hàng phải đảm bảo các quy định của pháp luật
về thương phiếu…
Ngoài ra, ngân hàng cũng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống vàquan trọng, khách hàng khác Việc phân loại này để dễ dàng xây dựng cácchính sách ưu đãi cho các khách hàng truyền thống và quan trọng, từ đó nângcao hình ảnh và uy tín của ngân hàng
Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh không thể cấp bảo lãnh cho tất cả các nghĩa vụ của kháchhàng trong hợp đồng cơ sở mà chỉ trong một phạm vi các nghĩa vụ nhất định
Trang 15Đó có thể là nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng hóa, vật tư; nghĩa vụ thựchiện hợp đồng với bên nhận bảo lãnh; nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế đốivới Nhà nước Việc quy định phạm vi bảo lãnh nhằm mục đích an toàn, hợppháp và tránh rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng có thể bảo lãnh một phần hoặctoàn bộ các nghĩa vụ đó, tùy từng trường hợp cụ thể Bên cạnh đó, mỗi ngânhàng đều có sự linh hoạt trong phạm vi bảo lãnh của mình dựa trên sự thỏathuận với khách hàng.
Chính sách về giới hạn bảo lãnh
Ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng với số dư bảo lãnh nằm trong mộtgiới hạn do luật pháp quy định Số dư bảo lãnh của ngân hàng đối với mộtkhách hàng bao gồm số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thứctín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được kháchhàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán Ngân hàng xácđịnh tổng mức bảo lãnh phù hợp với năng lực và tình hình tài chính của mình,bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành về các tỷ lệ đảm bảo an toàn tronghoạt động của tổ chức tín dụng, từ đó có quyết định về giới hạn cấp bảo lãnhcho từng khách hàng cụ thể Các quyết định này đều phải dựa trên sự tínhtoán của ngân hàng về mức độ rủi ro và sinh lời của cam kết bảo lãnh
Trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá giới hạn bảo lãnhcủa ngân hàng thì ngân hàng sẽ cùng với các tổ chức tín dụng khác thực hiệnbảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng, gọi là đồng bảo lãnh Một cách cụ thể,đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụcủa khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối Việc phối hợp, quytrình đồng bảo lãnh cũng được thực hiện như quy trình đồng tài trợ củaNHNN
Trang 16Nếu khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ như đã cam kết dẫntới việc tổ chức tín dụng phải thực hiện thay thì việc bồi thường theo hìnhthức đồng bảo lãnh diễn ra như sau:
+ Các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh đều phải chịu trách nhiệmliên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
+ Nếu tổ chức tín dụng đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay chokhách hàng thì các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệmhoàn lại cho tổ chức tín dụng đầu mối số tiền tương ứng với tỷ lệ tham giađồng bảo lãnh Số tiền này đã được quy định cụ thể trong hợp đồng đồng bảolãnh
+ Trường hợp nghĩa vụ của khách hàng có thể chia thành các phần nghĩa
vụ riêng biệt, độc lập thì mỗi tổ chức tín dụng có thể phát hành bảo lãnh chotừng nghĩa vụ đó mà không phải chịu trách nhiệm liên đới Mỗi tổ chức tíndụng chỉ chịu trách nhiệm cho phần bảo lãnh của mình với khách hàng
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng phải bao gồm Đề nghị bảo lãnhtheo mẫu của ngân hàng cùng với các tài liệu khác có liên quan Khách hàngphải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu này và phải cung cấpđầy đủ các thông tin,tài liệu có liên quan đến giao dịch bảo lãnh theo yêu cầucủa ngân hàng
Phí bảo lãnh
Khách hàng phải trả cho ngân hàng phí bảo lãnh Mức phí do ngân hàng vàcác bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với chi phí ngân hàng và mức độ rủi rocủa nghiệp vụ này Chi phí ngân hàng bỏ ra cho một khoản bảo lãnh bao gồmcác chi phí hồ sơ, chi phí thẩm định, chi phí trả lương cho cán bộ công nhânviên… Mức phí bảo lãnh trên thị trường là một yếu tố quan trọng giúp ngânhàng tham khảo, từ đó đưa ra mức phí của mình một cách cạnh tranh nhất
Trang 17Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảolãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàngchấp nhận thanh toán
Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bênđược hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từngbên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng Khách hàng sẽ trả phí bảolãnh cho tổ chức tín dụng làm đầu mối, sau đó các tổ chức tín dụng sẽ hưởngphí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia bảo lãnh của mình từ tổ chức tín dụng làmđầu mối
Trường hợp ngân hàng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàngcùng tham gia thực hiện thì ngân hàng thoả thuận với từng khách hàng vềmức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng tronghợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng
Đối với những khoản phí bảo lãnh chậm thanh toán cho ngân hàng, kháchhàng và ngân hàng thỏa thuận để đưa ra hình thức xử lý
Chính sách về tài sản đảm bảo
Ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng dựa trên uy tín của mình, do vậy việc
có hay không có tài sản đảm bảo là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận.Nếu khách hàng là khách hàng truyền thống, có uy tín, năng lực thực hiện hợpđồng cao và tình hình tài chính tốt, ngân hàng có thể bảo lãnh không cần tàisản đảm bảo Trong những trường hợp còn lại, ngân hàng có thể đòi hợp đồngđảm bảo Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng bao gồm cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, ký quỹ và các biện phápbảo đảm khác theo quy định của pháp luật Ngân hàng chỉ chấp nhận các tàisản có thể bán được làm tài sản đảm bảo, do vậy định giá tài sản đảm bảo làmột khâu quan trọng trong quá trình cấp bảo lãnh của ngân hàng Tài sảnđược dùng làm đảm bảo rất đa dạng, đó có thể là tiền gửi các loại, vật tư hàng
Trang 18hóa hay các giấy tờ có giá khác… Các tài sản dùng làm đảm bảo này thường
bị ngân hàng phong tỏa hoặc theo dõi chặt chẽ việc sử dụng
Quy trình hoạt động bảo lãnh của NHTM
Quy trình bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhiều bước, mỗi bước có quan hệmật thiết với nhau và cần thực hiện một cách tuần tự Mục đích xây dựng quytrình bảo lãnh là nhằm thống nhất và chuẩn hóa quá trình bảo lãnh, hạn chếrủi ro cũng như nâng cao chất lượng bảo lãnh; do vậy cán bộ ngân hàng cầntuân thủ chặt chẽ theo các bước trong quy trình này
Bước 1: Thẩm định hồ sơ và xét duyệt thư bảo lãnh
- Cán bộ ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng Trước
đó, cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơtheo đúng quy định của từng loại bảo lãnh cụ thể Nếu hồ sơ còn thiếu, cán bộngân hàng phải yêu cầu bổ sung Trên hồ sơ phải ghi rõ số tiền bảo lãnh vàmục đích bảo lãnh Dựa trên những tài liệu mà khách hàng cung cấp, ngânhàng tiến hành thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng vàphương án phát hành thư bảo lãnh Tùy từng hình thức bảo lãnh mà quá trìnhthẩm định sẽ là khác nhau nhưng nhìn chung, nội dung thẩm định gồm nhữngphần chính sau:
+ Phân tích khách hàng: cần đánh giá về tình hình hoạt động của kháchhàng Trong hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng có bảng cân đối kế toán, ngânhàng sẽ dựa vào đó để đánh giá về tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động),khả năng thanh toán cũng như các khoản nợ của khách hàng Bên cạnh đó,các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như doanh thu , ROE, ROA và chu kì kinhdoanh qua các năm cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc.Việc đánh giá nàynhằm mục đích xem khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn địnhkhông, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng dẫn đếnviệc ngân hàng phải trả thay thì khách hàng có đủ năng lực tài chính để trả nợ
Trang 19ngân hàng hay không Đây là một bước rất cần thiết trong quá trình thẩmđịnh.
+ Đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng: khả năng thực hiện đúng nghĩa
vụ cam kết trong hợp đồng cơ sở của khách hàng là yếu tố quan trọng bậcnhất trước khi ra quyết định cấp bảo lãnh Các nội dung cần đánh giá bao gồmđánh giá đối tượng và thời hạn của hợp đồng cơ sở Ngân hàng cần xem xétkhách hàng có hiểu rõ và có khả năng cung cấp, thực hiện đối tượng của hợpđồng cơ sở hay không, thời hạn của hợp đồng cơ sở có phù hợp với năng lựckhách hàng không Chẳng hạn như với một bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong
đó khách hàng phải cung cấp máy móc thiết bị cho bên thứ ba, các máy mócthiết bị đó là hàng nhập khẩu từ một doanh nghiệp khác mà khách hàng làmđại lý; ngân hàng cần đánh giá sự am hiểu của khách hàng về máy móc thiết
bị đó, quan hệ với đối tác của khách hàng và thời hạn để khách hàng giaohàng hóa có phù hợp Từ đó ngân hàng sẽ đưa ra nhận định liệu khách hàng
có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Bên cạnh việc đánh giánăng lực thực hiện hợp đồng, ngân hàng cũng phải tính toán các rủi ro có thểphát sinh và xây dựng các phương án phòng ngừa những rủi ro đó
+ Thẩm định tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn chính mà ngânhàng sẽ sử dụng để bù đắp cho khoản trả thay của ngân hàng cho bên thứ bakhi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng Dovậy, thẩm định tài sản đảm bảo là khâu rất quan trọng trong quá trình thẩmđịnh Các nội dung cần thẩm định gồm tính pháp lý của tài sản và định giá tàisản đảm bảo
Quá trình thẩm định là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp ngân hàng đưa raquyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh Đây là quá trình tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro do vậy mất nhiều thời gian và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của cán bộngân hàng Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần cố gắng để thẩm định hồ sơ khách
Trang 20hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất, tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng và nâng cao chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.
- Sau khi đã thẩm định hồ sơ bảo lãnh, cán bộ thẩm định báo cáo kết quảthẩm định và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt để xét duyệt thư bảolãnh
Bước 2: Kí hợp đồng bảo lãnh với khách hàng
Sau khi có kết quả thẩm định và ý kiến của cán bộ cấp trên, cán bộ ngânhàng tiến hành thông báo với khách hàng việc ngân hàng có chấp thuận khoảnbảo lãnh hay không Trường hợp ngân hàng chấp thuận, cán bộ ngân hàngsoạn thảo hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh Nội dung của hợp đồng bảolãnh theo mẫu quy định của ngân hàng và được lập thành hai bản, mỗi bên giữmột bản Hợp đồng bảo lãnh là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền
và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ cấp bảo lãnh, đồng thời nó phải tuânthủ các điều khoản pháp luật quy định, do vậy cả ngân hàng và khách hàngđều phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng bảo lãnh
Bước 3: Theo dõi bảo lãnh
Trong suốt thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, cán bộ ngân hàng có tráchnhiệm thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, các biếnđộng ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng thực hiệncác nghĩa vụ mà ngân hàng đã bảo lãnh Với bảo lãnh dự thầu cần xem xéttình hình xét thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng cần xem xét tiến độ - khảnăng thực hiện hợp đồng,với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán cần theodõi tình hình giải ngân, tình hình tài chính công nợ để đủ nguồn thanh toáncủa khách hàng… để tránh việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay Bêncạnh đó cũng cần đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ như
đã cam kết trong hợp đồng
Bước 4: Giải tỏa bảo lãnh
Trang 21Khi bảo lãnh đã hết hiệu lực và khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụcam kết, ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh cho khách hàng Cán bộ ngânhàng có nhiệm vụ giải tỏa tiền ký quỹ và tài sản đảm bảo cho khách hàngđồng thời xử lý các công việc có liên quan khác.
Trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ cam kết trong hợpđồng cơ sở giữa khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân
để đưa ra quyết định của mình Nếu đúng là lỗi do khách hàng, và bên nhậnbảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng
từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong camkết bảo lãnh, ngân hàng tiến hành bồi thường cho bên nhận bảo lãnh.Nếu cácbên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnhngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quytắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảolãnh, ngân hàng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đềnghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền ngân hàng đã trả thay, sau khi trừphần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có)
Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền ngân hàng đã trả thay Trongtrường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suấtphạt đối với khoản nợ ngân hàng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất tronghợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảolãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang ápdụng, kể từ ngày ngân hàng thực hiện trả thay
Trên đây là những bước chung nhất mà một quy trình bảo lãnh cần phải
có Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng cũng như năng lực cán bộ,
mô hình tổ chức… mà mỗi ngân hàng sẽ quy định chi tiết quy trình bảo lãnhriêng cho mình
Nội dung hợp đồng bảo lãnh
Trang 22Quan hệ bảo lãnh là quan hệ 3 bên, do vậy khi soạn thảo hợp đồng bảolãnh ngân hàng sẽ cần tới 2 loại hợp đồng: hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng
và khách hàng và hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng và bên thứ ba Dochuyên đề tập trung nghiên cứu vào quan hệ giữa ngân hàng và khách hàngnên sẽ chỉ giới thiệu hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng và khách hàng, gọi tắt
là hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa ngânhàng và khách hàng, thể hiện ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ
ba Việc soạn thảo hợp đồng bảo lãnh là khâu mang tính quyết định trong toàn
bộ quy trình bảo lãnh Hợp đồng bảo lãnh có rõ ràng, chặt chẽ thì mới tạođiều kiện cho các bên trong quá trình giao dịch cũng như tránh các tranh chấpnảy sinh về sau Vì bảo lãnh ngân hàng là 1 hình thức bảo đảm mang tính pháisinh, được xây dựng trên giao dịch giữa khách hàng và bên thứ ba nên việcsoạn thảo hợp đồng bảo lãnh không thể tách rời với hợp đồng cơ sở Xem xétcác yếu tố trong hợp đồng cơ sở sẽ giúp ngân hàng xác định rõ những nộidung trong hợp đồng bảo lãnh Các yếu tố cần xem xét bao gồm: bản chất củagiao dịch cơ sở, nghĩa vụ của khách hàng và thời hạn của hợp đồng cơ sở.Xem xét bản chất của giao dịch cơ sở sẽ giúp ngân hàng nhận định rõ mức rủi
ro có thể xảy ra, từ đó xác định được mức bảo lãnh phù hợp Nghĩa vụ củakhách hàng trong hợp đồng cũng cần được phân tích xem có phù hợp vớinăng lực thực hiện của khách hàng không, ngân hàng nên bảo lãnh cho nghĩa
vụ nào bởi trách nhiệm của ngân hàng là phải bồi thường cho bên thứ ba khikhách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã camkết trong hợp đồng Bên cạnh đó, thời hạn của hợp đồng cơ sở cũng là yếu tốkhông thể không cân nhắc khi nó quyết định thời hạn của bảo lãnh Tóm lại,hợp đồng cơ sở là một căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho cán bộ ngân hàng
có thể quyết định các nội dung trong hợp đồng bảo lãnh
Trang 23Tuy không có một mẫu chung thống nhất của hợp đồng bảo lãnh cho tất cảcác loại hình bảo lãnh cũng như cho các ngân hàng phát hành, nhưng nhìnchung hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên và địa chỉ của các bên liên quan: Bao gồm tên và địa chỉ của ngân
hàng( người bảo lãnh), người yêu cầu bảo lãnh (khách hàng của ngân hàng)
và người thụ hưởng bảo lãnh Ngoài ra, nếu là bảo lãnh gián tiếp thì cần cóthêm tên và địa chỉ của ngân hàng phát hành bảo lãnh gián tiếp
- Mục đích bảo lãnh: khách hàng phải ghi rõ xin ngân hàng cấp bảo lãnh
để làm gì
- Số tiền bảo lãnh: một hợp đồng bảo lãnh phải ghi rõ số tiền tối đa mà
ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh cùng với đồng tiền thanh toán
- Thời hạn bảo lãnh: Một bảo lãnh cần phải quy định rõ thời hạn bảo lãnh.
Bảo lãnh có thể hết hiệu lực vào một ngày xác định( ngày hết hiệu lực) hoặckhi ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận được các chứng từ đã được quy định
về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh( trường hợp hết hiệu lực) Nếu cả ngày hếthiệu lực và trường hợp hết hiệu lực đều được ghi trên hợp đồng bảo lãnh thìbảo lãnh sẽ hết hiệu lực khi một trong hai điều trên xảy ra trước
- Hình thức bảo lãnh: hợp đồng bảo lãnh phải ghi rõ loại hình bảo lãnh.
- Ký quỹ bảo lãnh và tài sản đảm bảo cho bảo lãnh của khách hàng: các
mục này phải ghi rõ số tiền, đồng tiền và tỷ trọng trong giá trị bảo lãnh
- Phí bảo lãnh: hợp đồng bảo lãnh phải ghi rõ mức phí bảo lãnh cũng như
số lần trả phí bảo lãnh (trả ngay hay trả nhiều lần)
- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của
ngân hàng: trong đó quy định rõ trường hợp nào ngân hàng sẽ tiến hành bồi
thường cho bên thứ ba và trách nhiệm của ngân hàng đối với tính đầy đủ vàchính xác của các giấy tờ chứng minh sự vi phạm do bên thứ ba cung cấp
Trang 24- Điều kiện bồi hoàn khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: bao gồm
việc xử lý tài sản đảm bảo, số tiền mà khách hàng phải hoàn trả cho ngân
hàng, lãi suất phạt khi khách hàng không hoàn trả ngay…
1.2 Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh
Thuật ngữ “chất lượng” đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất rộng rãi
và phổ biến trong cuộc sống thường ngày Chất lượng sản phẩm là một phạmtrù rất phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội
Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm về định nghĩa chấtlượng sản phẩm, một số định nghĩa thường gặp là:
Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for
Quality Control): “Chất lượng là mức độ phù hợp với yêu cầu người tiêu
dùng”.
Theo tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
Theo Giáo sư Philip B Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” Theo J M Juran, một chuyên gia về chất lượng nổi tiếng của Mỹ: “Chất
lượng bao gồm những đặc điểm của sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng”.
Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402:
2000 (Quality Management and Quality Assurance): “Chất lượng là toàn bộ
các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn”.
Xuất phát từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng chất lượng sản phẩmđược đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Chất lượng của 1 sản phẩm, dịch vụ là khácnhau tùy thuộc vào yêu cầu, kì vọng của mỗi người, từ người cung cấp sảnphẩm, dịch vụ cho tới người sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó Mỗi người sản
Trang 25xuất hay người tiêu dùng lại có những quan niệm khác nhau về chất lượng khiđứng trên góc độ của mình để xem xét Như vậy có thể thấy chất lượng sảnphẩm đã được hình thành từ quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sảnxuất, trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong suốt thời gian sửdụng Các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng thường đượcchuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định Người cung cấp sảnphẩm dịch vụ mong muốn sản phẩm mình tạo ra được nhiều người quan tâm,hưởng ứng và đem lại lợi nhuận tối đa cho mình; trong khi người sử dụng sảnphẩm lại mong muốn sản phẩm mình mua phải có các đặc tính như tính dễ sửdụng, tính sẵn sàng, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, độ tin cậy, tính
an toàn thẩm mỹ và các tác động đến môi trường Đặc biệt, giá cả của sảnphẩm là yếu tố quan trọng khi nói tới chất lượng Chất lượng sản phẩm phảiđược thể hiện cùng với chi phí Người sử dụng sản phẩm sẽ không chấp nhậnmua một sản phẩm với bất kì giá nào Đến đây sẽ có một vấn đề được đặt ra làphải chăng quan điểm về chất lượng sản phẩm giữa người cung cấp sản phẩmdịch vụ và người sử dụng là mâu thuẫn nhau, bởi người sản xuất luôn mongmuốn sẽ bán được với giá cao để thu lợi nhuận lớn trong khi người sử dụnglại mong muốn mua được sản phẩm tốt với giá thấp Thực tế không phải nhưvậy Nếu sản phẩm được bán ra với giá quá cao, người tiêu dùng sẽ khôngchấp nhận nó, doanh nghiệp sẽ không bán được hàng và không thu được lợinhuận Do vậy, giá cả phải có sự phù hợp với đặc tính của sản phẩm Từ đó
có thể thấy quan điểm về chất lượng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng chỉkhác nhau chứ không mâu thuẫn nhau
Nói tóm lại, một sản phẩm có được đánh giá là có chất lượng tốt haykhông là phụ thuộc vào sự khác biệt giữa kì vọng của một người trước khicung cấp hay sử dụng sản phẩm dịch vụ với thực tế những gì họ nhận đượcsau khi cung cấp hay sử dụng sản phẩm dịch vụ đó Sự khác biệt đó nói lên
Trang 26rằng lợi ích của họ liệu có được thỏa mãn hay nói cách khác, chất lượng phảiđược đi kèm với lợi ích.
Bảo lãnh là một dịch vụ của ngân hàng, do đó khái niệm chất lượng bảo
lãnh cũng không nằm ngoài các quan niệm trên Một cách tổng quát, chất
lượng bảo lãnh là việc đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia trong quan hệ bảo lãnh Như đã biết, mối quan hệ trong bảo lãnh ngân hàng bao
gồm 3 bên: bên bảo lãnh (ngân hàng), bên được bảo lãnh (khách hàng củangân hàng) và bên thụ hưởng bảo lãnh (bên thứ ba) Đây là một mối quan hệmật thiết, cụ thể giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh là quan hệ đáp ứngyêu cầu của bên được bảo lãnh, giữa bên bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh
là cam kết đảm bảo sẽ bồi thường cho bên thụ hưởng một số tiền nhất địnhnếu bên được bảo lãnh có vi phạm, giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng
là quan hệ hợp đồng kinh tế, xây dựng làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh Nhưvậy, mỗi bên sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng bảo lãnh Nếuđứng trên góc độ của khách hàng và ngân hàng, các yêu cầu của mỗi bên nàyđối với một khoản bảo lãnh được thể hiện như sau:
-Với khách hàng của ngân hàng: yêu cầu của khách hàng đối với một bảolãnh trước tiên là sự đa dạng, phong phú trong các loại hình bảo lãnh để cóthể đáp ứng mọi đòi hỏi của bên thứ ba, bởi khách hàng sẽ dựa trên yêu cầucủa người thụ hưởng để xin cấp bảo lãnh Có thể thấy yêu cầu của người thụhưởng đối với một khoản bảo lãnh đã được chuyển tải phần nào thông quakhách hàng Yêu cầu tiếp theo của khách hàng là được ngân hàng cấp bảolãnh với mức phí cạnh tranh, tài sản đảm bảo và tỷ lệ ký quỹ hợp lý tạo điềukiện thuận lợi cho khách hàng sản xuất – kinh doanh Bên cạnh đó, thái độcủa cán bộ ngân hàng và thủ tục cấp bảo lãnh cũng là các nhân tố quan trọngtrong yêu cầu của khách hàng Thông qua việc đề xuất các yếu tố liên quanđến xin cấp bảo lãnh, bên yêu cầu bảo lãnh mong muốn các cán bộ ngân
Trang 27hàng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm với thái độ phục vụ niềm nở, luônsẵn sàng tư vấn cho khách hàng về thủ tục, các loại bảo lãnh phù hợp với mụctiêu và khả năng của khách hàng, tạo điều kiện tối đa để khách hàng cóphương án bảo lãnh tối ưu nhất Ngoài ra, thủ tục xin cấp bảo lãnh cần đơngiản, thuận tiện và nhanh chóng
- Với ngân hàng: yêu cầu đối với một khoản bảo lãnh bao gồm việc kháchhàng thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng, ngân hàngkhông phải trả thay (hay nói cách khác là không để xảy ra rủi ro trong bảolãnh đối với ngân hàng, sau đây gọi tắt là rủi ro trong bảo lãnh) đồng thời thuđược một khoản phí đầy đủ, đúng hạn đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra và đemlại lợi nhuận cho ngân hàng Rủi ro từ nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũnggiống như rủi ro trong các nghiệp vụ tín dụng khác, đó là rủi ro phản ánh tổnghợp mức rủi ro của nền kinh tế Tuy nhiên rủi ro trong bảo lãnh còn đáng ngạihơn các nghiệp vụ khác ở chỗ: các yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cam kết thườngđưa ra tương đối đột ngột và ngân hàng phải thanh toán ngay, do đó sẽ gâykhó khăn về vốn khả dụng cho các ngân hàng Nếu doanh số bảo lãnh lớn vàngân hàng bị yêu cầu thanh toán một khoản lớn thì sẽ có ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của ngân hàng đó Mặt khác do bảo lãnh là một nghiệp vụ tàitrợ thông qua uy tín nên hậu quả của các rủi ro trong bảo lãnh không chỉ đơnthuần là tài chính mà nó còn liên quan trực tiếp đến uy tín của ngân hàng pháthành Một ngân hàng bị chậm trễ trong việc thực hiện cam kết hoặc bị lôicuốn vào vòng khiếu kiện về một nghĩa vụ bảo lãnh sẽ làm cho uy tín củangân hàng bị giảm sút đáng kể Do vậy, việc hạn chế được rủi ro trong bảolãnh không chỉ giúp ngân hàng tránh được các rắc rối về mặt tài chính màthông qua đó còn góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trong mắt ngườithụ hưởng bảo lãnh, bởi trách nhiệm của ngân hàng là phải thẩm định và đônđốc khách hàng thực hiện đúng hợp đồng cơ sở Từ đó, người thụ hưởng sẽ
Trang 28tin tưởng vào dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng và yêu cầu bên được bảo lãnhdùng nhiều bảo lãnh của ngân hàng hơn, qua đó làm tăng doanh số và doanhthu trong bảo lãnh, góp phần thúc đẩy quá trình kinh doanh của ngân hàng.
Đó cũng là yêu cầu chung đối với tất cả các nghiệp vụ khác của ngân hàng.Trong phạm vi chuyên đề này, em sẽ nghiên cứu về chất lượng bảo lãnhđứng trên góc độ của ngân hàng Như vậy, chất lượng bảo lãnh theo quan
điểm của ngân hàng được hiểu như sau: Chất lượng bảo lãnh là việc khách
hàng thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng và ngân hàng thu được một khoản phí bảo lãnh hợp lý.
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh, đánh giá chất lượng bảo lãnh
Chất lượng bảo lãnh, như đã phân tích ở trên, bao gồm hai khía cạnh là rủi
ro trong bảo lãnh và mức phí bảo lãnh ngân hàng thu được Do vậy các tiêuchí đánh giá chất lượng bảo lãnh phải cho thấy khách hàng có thực hiện đúng
và đầy đủ nghĩa vụ hay không, ngân hàng có phải trả thay hay không đồngthời mức phí ngân hàng thu được liệu có mang tính cạnh tranh và đảm bảo lợinhuận cho ngân hàng Đối với ngân hàng thì chất lượng bảo lãnh được thểhiện qua 2 nhóm tiêu chí là nhóm tiêu chí phản ánh rủi ro bảo lãnh và nhómtiêu chí phản ánh lợi nhuận thu được từ bảo lãnh :
Nhóm tiêu chí phản ánh rủi ro trong bảo lãnh:
- Môi trường hoạt động của người yêu cầu bảo lãnh: đây là một tiêu chírất quan trọng để xác định mức rủi ro trong bảo lãnh Nếu môi trường sảnxuất kinh doanh của khách hàng không ổn định, chịu nhiều tác động xấu củanền kinh tế hay luôn có những thay đổi đột ngột ảnh hưởng bất lợi đến ngườiyêu cầu bảo lãnh thì khả năng khách hàng không thực hiện được hợp đồngnhư đã cam kết với bên thứ ba là rất cao, ảnh hưởng xấu đến chất lượng bảolãnh
Trang 29- Tình hình tài chính của người yêu cầu bảo lãnh: nếu khách hàng có tìnhhình tài chính yếu kém, không lành mạnh thì sẽ rất khó có khả năng thực hiệnhợp đồng Một khi ngân hàng đã trả thay cho khách hàng khoản bồi thườngbảo lãnh và nếu khách hàng đang lâm vào khó khăn tài chính, sẽ có rất ít khảnăng khách hàng bồi hoàn lại khoản trả thay đó cho ngân hàng Thông thườngtrước khi cấp bảo lãnh ngân hàng đã phải thẩm định và đánh giá rất chi tiếttình hình tài chính của khách hàng, nhưng có những biến cố xảy ra ngoài khảnăng dự báo của ngân hàng khiến rủi ro trong bảo lãnh là rất cao
- Dư nợ do trả thay bảo lãnh: là khoản tiền mà ngân hàng phải thanh toáncho bên thụ hưởng bảo lãnh do bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã camkết Khoản tiền này sẽ được tính vào nợ bắt buộc của bên được bảo lãnh
- Nợ quá hạn bảo lãnh và Tỷ lệ Nợ quá hạn bảo lãnh/Tổng số dư bảo lãnh:
Nợ quá hạn bảo lãnh là khoản tiền mà ngân hàng đã bồi thường cho bên thụhưởng bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết nhưngbên được bảo lãnh chưa hoàn trả được cho ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánhmức độ rủi ro trong bảo lãnh, ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh Chỉ tiêunày cùng với chỉ tiêu dư nợ do trả thay bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, phản ánh những mức độ rủi ro khác nhau trong bảo lãnh: Nợ quá hạnbảo lãnh và tỷ lệ Nợ quá hạn bảo lãnh/Tổng số dư bảo lãnh có mức rủi ro caohơn so với dư nợ do trả thay bảo lãnh Trong khi nợ do trả thay bảo lãnh mớichỉ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng trong thời gian ngắn thì nợquá hạn bảo lãnh đã cho thấy hi vọng thu được khoản bảo lãnh trả thay chokhách hàng là rất mong manh, ngân hàng khó có thể thu hồi được
- Các khoản bảo lãnh có vấn đề: mặc dù ngân hàng chưa phải bồi thườngcho bên thụ hưởng nhưng trong quá trình theo dõi, cán bộ ngân hàng nhậnthấy khách hàng khó có thể thực hiện được hợp đồng vì nhiều lý do khác nhau
Trang 30thì khả năng ngân hàng phải trả thay cho khách hàng là rất lớn, ảnh hưởngxấu đến chất lượng bảo lãnh.
- Sự đa dạng của các khoản bảo lãnh: chỉ tiêu này dựa trên quy luật kinh tế
“không bỏ trứng vào cùng một giỏ” Nếu ngân hàng chỉ tập trung bảo lãnhcho một loại hình bảo lãnh, một ngành nghề hay một đối tượng khách hàngnhất định thì khi ngành nghề hay đối tượng đó lâm vào khủng hoảng, rủi rotrong bảo lãnh của ngân hàng là rất lớn
Nhóm tiêu chí phản ánh lợi nhuận thu được từ bảo lãnh:
- Sự tăng trưởng của doanh số bảo lãnh: doanh số bảo lãnh phản ánh quy
mô từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Doanh số bảo lãnh là một nhân tốảnh hưởng lớn đến thu từ hoạt động bảo lãnh Khi ngân hàng cấp bảo lãnhcho khách hàng, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản gọi là phí bảolãnh Các khoản phí bảo lãnh đó tạo nên doanh thu từ bảo lãnh cho ngân hàng.Công thức tính phí bảo lãnh như sau:
Phí bảo lãnh = Doanh số bảo lãnh * Số ngày bảo lãnh thực tế * Mức phí
Từ công thức trên có thể thấy doanh số bảo lãnh càng tăng thì doanh thu từbảo lãnh càng lớn, góp phần đáng kể trong thu nhập của ngân hàng Mặc dùvậy nhưng để đánh giá chính xác hoạt động bảo lãnh có đem lại nhiều lợi íchcho ngân hàng hay không thì không thể chỉ dựa vào tiêu chí này bởi tăngdoanh số cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro trong bảo lãnh
- Doanh thu từ bảo lãnh: phản ánh trực tiếp số tiền thu được từ việc cungcấp bảo lãnh cho khách hàng, qua đó nói lên khả năng sinh lời của bảo lãnh.Chỉ tiêu này thường được tính toán cùng với các chỉ tiêu khác như Doanh thu
từ bảo lãnh/Tổng doanh thu dịch vụ, Doanh thu từ bảo lãnh/Tổng tài sản Tuy nhiên, đây chỉ là một tiêu chí mang tính chất tham khảo bởi muốn xemxét hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt hay không còn phải so sánh với chiphí bỏ ra, nếu doanh thu bảo lãnh tăng nhưng chi phí bảo lãnh cũng tăng,
Trang 31thậm chí tăng lớn hơn thì cũng không mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng,đôi khi còn thua lỗ, do vậy không thể coi là có chất lượng tốt.
- Lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh: lợi nhuận thu được từ bảo lãnh sẽ đượctính bằng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trừ đi chi phí bỏ ra cho việc cấpbảo lãnh Chi phí cho bảo lãnh bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.Các chi phí trực tiếp thường rất nhỏ, bao gồm chi phí thẩm định, chi phí hồsơ…Các chi phí gián tiếp thường lớn hơn, cụ thể là các chi phí marketing chohoạt động quảng cáo, tuyên truyền… nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín củangân hàng và tìm kiếm khách hàng mới Ngân hàng sẽ chỉ đạt được lợi nhuận
từ bảo lãnh khi các chi phí bảo lãnh này nhỏ hơn so với doanh thu từ bảolãnh Một bảo lãnh chỉ được coi là có chất lượng khi nó đem lại lợi nhuận chongân hàng
Trên đây là các tiêu chí đánh giá chất lượng bảo lãnh Tùy thuộc vào mụctiêu phát triển của từng thời kỳ như ưu tiên tăng lợi nhuận hay mục tiêu pháttriển bền vững mà ngân hàng sẽ đặt thứ tự ưu tiên và có những chiến lược cụthể cho các tiêu chí đánh giá chất lượng bảo lãnh này
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM
Hoạt động bảo lãnh chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố, từ các nhân tốkhách quan đến các nhân tố chủ quan thuộc phạm vi các bên trong quan hệbảo lãnh Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh là việc rấtcần thiết bởi nó giúp tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bảo lãnh củangân hàng
Các nhân tố khách quan:
- Sự thay đổi trong môi trường kinh tế: các thay đổi trong điều hành chínhsách kinh tế vĩ mô như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, chươngtrình đầu tư… sẽ gây bất lợi cho bên được bảo lãnh, có thể dẫn đến tình trạngbên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình
Trang 32- Hành lang pháp lý không đồng bộ: sự thiếu rõ ràng, chặt chẽ trong môitrường pháp lý sẽ khiến cho các bên không nhận thức rõ được quyền lợi cũngnhư nghĩa vụ của mình, từ đó dễ nảy sinh các tranh chấp, khiếu kiện về sau.
- Môi trường chính trị - xã hội mất ổn định: thiên tai, dịch bệnh, chiếntranh, khủng hoảng… đều là các nguyên nhân bất khả kháng ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho họ không thểthực hiện được nghĩa vụ của mình với đối tác
Các nhân tố chủ quan:
- Về phía người yêu cầu bảo lãnh: tình hình tài chính của người yêu cầubảo lãnh không ổn định, sự yếu kém trong công tác quản lý… đều là nguyênnhân gây ra rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, ảnh hưởng đến chất lượng bảolãnh Rất nhiều bên yêu cầu bảo lãnh không thể hoặc không có khả năng tínhtoán những bất trắc có thể xảy ra trong kinh doanh cũng như không thể khắcphục, vượt qua những khó khăn đó Một trường hợp nữa là bên yêu cầu bảolãnh cố tình lừa đảo ngân hàng, cung cấp tài liệu, hồ sơ giả nhằm đạt đượcmục đích bảo lãnh bằng mọi giá của mình
- Về phía ngân hàng:
+ Năng lực của cán bộ thẩm định bảo lãnh: trình độ nghiệp vụ yếu kémcủa cán bộ tiếp nhận hồ sơ bảo lãnh, đạo đức nghề nghiệp… là một trongnhững nguyên nhân gây ra rủi ro bảo lãnh Cán bộ ngân hàng muốn thẩm địnhtốt hồ sơ bảo lãnh cần phải am hiểu về lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu bảolãnh, có kiến thức tốt về kinh tế - xã hội cũng như có khả năng dự báo các vấn
đề có liên quan Do vậy họ phải được đào tạo và tự đào tạo thật kỹ lưỡng,tránh trường hợp làm việc quá máy móc, rập khuôn để xảy ra sai sót và lúngtúng khi gặp phải một số trường hợp hơi khác biệt so với thông thường Bêncạnh đó, sống trong môi trường đầy cám dỗ như tiền bạc, cán bộ ngân hàngphải có đạo đức nghề nghiệp tốt, nếu không họ sẽ tiếp tay với khách hàng để
Trang 33âm mưu rút ruột và lừa lọc ngân hàng Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cũng cần
có khả năng theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng một cách kịpthời và tế nhị
+ Quy trình thẩm định bảo lãnh: quy trình thẩm định cũng là nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh Quy trình thẩm định bảo lãnh đượcxây dựng nên nhằm mục đích phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng đốitượng, đồng thời quy định cụ thể từng nội dung công việc phải làm khi phântích, đánh giá một khoản xin cấp bảo lãnh Do vậy nếu quy trình thẩm địnhchặt chẽ, chi tiết và cụ thể sẽ giúp cán bộ ngân hàng đánh giá khoản bảo lãnhđược chính xác nhất với thời gian nhanh nhất, góp phần làm giảm thiểu rủi rotrong bảo lãnh
+ Công nghệ ngân hàng: công nghệ thông tin là nhân tố không thể bỏ quatrong hoạt động ngân hàng Ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin tốt sẽđáp ứng yêu cầu về độ chính xác, tốc độ cũng như khối lượng tìm kiếm thôngtin liên quan đến khoản bảo lãnh, góp phần làm giảm thiểu rủi ro, giảm thiểuchi phí trong bảo lãnh, nâng cao chất lượng bảo lãnh
+ Chính sách phí bảo lãnh: một chính sách hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận tối
đa cho ngân hàng, làm cân đối lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng trongquan hệ bảo lãnh
+ Trình độ quản lý và kiểm soát nội bộ: hệ thống quản lý và kiểm soát tốt
sẽ giúp phát hiện kịp thời những vướng mắc đồng thời giúp ngăn chặn nhữngsai phạm trong hoạt động bảo lãnh
+ Uy tín của ngân hàng: do bảo lãnh là một nghiệp vụ tài trợ thông qua uytín nên nếu ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao trên thị trường thì khách hàng
sẽ sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng nhiều hơn, qua đó làm tăng doanhthu trong bảo lãnh
Trang 34- Về phía người thụ hưởng: người thụ hưởng bảo lãnh là người sẽ nhậnđược khoản tiền bồi thường từ ngân hàng phát hành bảo lãnh, do vậy chấtlượng bảo lãnh chịu ảnh hưởng rất lớn vào sự trung thực của người thụhưởng Người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ giả để đòi thanh toán vớingân hàng, nếu ngân hàng không phát hiện được sẽ phải thanh toán cho ngườithụ hưởng mà không đòi được tiền từ phía người yêu cầu bảo lãnh Sự gianlận trong chứng từ bảo lãnh có thể được kết luận khi người thụ hưởng bảolãnh xuất trình chứng từ đòi thanh toán trong các trường hợp sau:
+ Người được bảo lãnh đã hoàn thành hợp đồng như đã cam kết Lúc nàyngười được bảo lãnh cần xuất trình các giấy tờ chứng minh việc thực hiện hợpđồng của mình cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, nếu đúng ngân hàng có thểkết luận người thụ hưởng bảo lãnh có ý đồ lừa đảo
+ Khi người thụ hưởng không thực hiện nghĩa vụ bắt buộc của mình như
đã thỏa thuận trong hợp đồng gốc như không thực hiện trả trước, không cungcấp lao động hay các thiết bị cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng….chongười yêu cầu bảo lãnh khiến người yêu cầu bảo lãnh không thể hoàn thànhnghĩa vụ của mình
+ Nguyên nhân khiến cho người được bảo lãnh không hoàn thành đượchợp đồng là bất khả kháng như thiên tai, đình công, hỏa hoạn… và ngườiđược bảo lãnh có đầy đủ các bằng chứng chứng minh việc này Bất cứ mộtyêu cầu đòi thanh toán nào từ phía người thụ hưởng lúc này đều bị coi là bấthợp pháp, ngân hàng không có trách nhiệm phải thanh toán cho người thụhưởng
+ Người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng thanh toán cho toàn bộ các hợpđồng bảo lãnh khi việc vi phạm chỉ xảy ra trong 1 hợp đồng bảo lãnh,hoặcviệc vi phạm này không liên quan đến hợp đồng yêu cầu thanh toán bảo lãnh
mà lại xuất phát từ một hợp đồng khác Mỗi một hợp đồng bảo lãnh chỉ bảo
Trang 35lãnh cho một rủi ro nhất định cho một giao dịch cơ sở chứ không bao gồmcác rủi ro trong các giao dịch khác, do vậy những yêu cầu thanh toán như vậyđều là gian lận.
+ Khi người được bảo lãnh có bằng chứng chứng minh rằng người thụhưởng có động cơ bất hợp pháp như cố tình phá vỡ hợp đồng hay cố gắng rúttiền từ một bảo lãnh cho dù không có thiệt hại nào xảy ra
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng Techcombank
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam ( Techcombank)được thành lập ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàngthương mại cổ phần đầu tiên được thành lập trong bối cảnh nước ta đangtrong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Từ số vốn điều lệ 20 tỷđồng và trụ sở chính ban đầu tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trảiqua quá trình phát triển, tới nay Techcombank đã tăng số vốn điều lệ lên3.165 tỷ đồng với mạng lưới trải dài 15 tỉnh thành trong cả nước và trụ sởchính hiện nay đặt tại 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trở thành mộttrong những ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ và mạng lướilớn nhất Việt Nam
Mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động trong hơn 15 năm nhưng Techcombank
đã ghi lại những dấu ấn rực rỡ trong lịch sử của mình Năm 2001,Techcombank đã được mọi người thực sự chú ý khi số vốn điều lệ lúc đó chỉhơn 100 tỷ nhưng dám đầu tư tới gần 20 tỷ cho hệ thống phần mềm ngânhàng GLOBUS của Temenos Holding NV (Thụy Sĩ) Phần mềm core bankingGLOBUS này đã khiến Techcombank khẳng định được đẳng cấp về côngnghệ thẻ ATM khi kết nối trực tiếp được với tài khoản tiền gửi của kháchhàng Năm 2002, Techcombank thành lập hàng loạt các chi nhánh tại HảiPhòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và cũng là ngân hàng cổ phần có mạnglưới giao dịch rộng lớn nhất tại thủ đô Hà Nội Mạng lưới bao gồm Hội sởchính với 8 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cảnước Sau đó, Techcombank lại trở thành hiện tượng khi là ngân hàng đầutiên tại Việt Nam triển khai Internet banking toàn diện cho phép chuyển tiền
Trang 37có giải thích nội dung qua Internet tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày, rồi kếtnối sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm… Vào năm 2005, Ngân hàngHồng Kông – Thượng Hải HSBC đã trở thành đối tác chiến lược củaTechcombank khi mua 10% cổ phần của Techcombank với tổng giá trị 17,3trUSD Đến tháng 7/2007, con số này đã tăng lên 15% và đến tháng 9/2008 là20%, cùng với đó là số vốn điều lệ đã tăng lên tới 3.165 tỷ đồng Mạng lướicác chi nhánh , phòng giao dịch không ngừng được mở rộng với hoạt độngngày càng hiệu quả góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng lợi nhuậnngân hàng Các sản phẩm, dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt đềuđặn, khẳng định thế mạnh của ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ.
Có thể nói, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đạt được vị thế nhưngày hôm nay một phần là do bản thân ngân hàng đã xây dựng được mộtchiến lược phát triển đúng đắn, rõ ràng ở từng giai đoạn và luôn luôn mạnhdạn trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là hệ thống côngnghệ thông tin, tạo ra một nền tảng bền vững trong quá trình phát triển củamình
2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương VN
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhấttrong nền kinh tế Nó đồng thời cũng là một doanh nghiệp đặc biệt cung cấpcác dịch vụ cho công chúng và cho các doanh nghiệp khác Các dịch vụ củaNgân hàng bao gồm mua bán ngoại tệ, nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản vật
có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngânquỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ ( VD như mua trái phiếu Chính phủhay cho vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ…), bảo lãnh, cho thuê thiết
bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn, dịch vụ môi giớiđầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý Thông
Trang 38qua các sản phẩm dịch vụ này, Ngân hàng làm lợi cho các doanh nghiệp, các
cá nhân và cho chính bản thân mình, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vàphát triển, góp phần ổn định xã hội
Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, các hoạt động cơ bản cũnggồm tất cả các sản phẩm dịch vụ nói trên nhưng Techcombank lại phân chiacác dịch vụ của mình theo đối tượng sử dụng dịch vụ: Dịch vụ Ngân hàng cánhân và Ngân hàng doanh nghiệp Tùy theo từng đối tượng mà ngân hàng sẽxây dựng các chính sách về dịch vụ, sản phẩm chiến lược phục vụ cho từngđối tượng đó Với Ngân hàng cá nhân, các dịch vụ cơ bản gồm tiết kiệm, tàikhoản, tín dụng bán lẻ, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Với Ngân hàng doanhnghiệp, do đây là nguồn thu chính của Techcombank về lãi tín dụng và phídịch vụ nên các sản phẩm dành cho doanh nghiệp rất đa dạng và cũng mangtính đặc thù riêng Các dịch vụ chính gồm huy động và dịch vụ tài khoản, tíndụng trong nước, tài trợ thương mại, thanh toán, bảo lãnh, Internet Banking,dịch vụ tư vấn và các sản phẩm phái sinh Đối tượng khách hàng doanhnghiệp truyền thống và quan trọng của Techcombank là nhóm các doanhnghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới gần 80% tổng số khách hàng doanh nghiệp củangân hàng Bên cạnh việc hoàn thiện các quy trình, ban hành những hướngdẫn triển khai sản phẩm cho phù hợp hơn với từng nhóm ngành, lĩnh vực (nhưdệt may, đóng tàu, thi công công trình …), để nâng cao chất lượng và hiệuquả phục vụ, Techcombank còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằmđáp ứng các nhu cầu từng nhóm khách hàng trong từng lĩnh vực như: Sảnphẩm F@st SBank (Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán), Tàitrợ nhà cung cấp, Cổng thanh toán điện tử F@st VietPay… Mục tiêu củaTechcombank là trở thành ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạngnhất, tiên tiến nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam
Trang 39Nằm trong mảng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, hoạt động bảo lãnh tạiTechcombank đang trở nên ngày càng phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trongnguồn thu từ phí dịch vụ trong nước của ngân hàng Các hình thức bảo lãnhtại Techcombank rất đa dạng, bao gồm: bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnhbảo hành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh khác( bảolãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh…tùy theonhu cầu của khách hàng) Các dịch vụ bảo lãnh của Techcombank được đánhgiá cao bởi thủ tục phát hành nhanh gọn, mức phí hợp lý tương ứng từng hìnhthức bảo lãnh, mức ký quỹ và tài sản bảo đảm linh hoạt theo từng doanhnghiệp Bên cạnh đó, do Techcombank là một ngân hàng có uy tín lớn trongdịch vụ bảo lãnh nên thư bảo lãnh của Techcombank được nhiều ngân hàng
và doanh nghiệp trong, ngoài nước chấp nhận
Trong hai năm 2007 và 2008, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, bất lợi
từ nền kinh tế Việt Nam cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngânhàng nhưng Techcombank vẫn đạt được những thành tựu đáng kể Năm 2007,tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đạt 39.542,5 tỷ đồng, vốn điều lệđạt 2.521,3 tỷ đồng nâng tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng lên 3.573,42 tỷđồng Lợi nhuận trước thuế lũy kế năm 2007 đạt 709,74 tỷ đồng, gần gấp đôi
so với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2006 và đứng thứ ba trong khối cácngân hàng cổ phần Tổng thu nhập thuần năm 2007 đạt 1.216 tỷ đồng, tăng 98,9% so với năm 2006 Trong đó, doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 207 tỷ đồng– tăng 56% so với năm 2006 Vốn huy động từ khách hàng cả năm 2007 đạt24.476,58 tỷ đồng, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006 Trong đó, huyđộng vốn từ dân cư 14.119,27 tỷ đồng, chiếm 40,17% tổng huy động Nhìnchung nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn địnhvới cơ cấu hợp lý bảo đảm một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn chongân hàng Năm 2008, Techcombank cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng
Trang 40trong việc củng cố hệ thống quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp và tăngtrưởng nhanh Tổng tài sản Techcombank năm 2008 là 59.360 tỷ đồng, tăng19.818 tỷ đồng so với tháng 12/2007, đạt 93% so với kế hoạch Lợi nhuậntrước thuế cả năm đạt: 1.600,348 tỷ đồng (vượt 569,348 tỷ so với kế hoạch đãđược điều chỉnh), đạt 155% so kế hoạch và bằng 225% so với thực hiện năm
2007 Tổng nguồn huy động bằng 149% so với thực hiện năm 2007, đạt 98%
so kế hoạch, trong đó chủ yếu do huy động từ tổ chức kinh tế bị giảm so kếhoạch nhưng vẫn bằng 101% so với thực hiện năm 2007 Mặc dù trong năm
2008 có một số chỉ số không đạt kế hoạch đề ra, về tổng tài sản, về huy độngnhưng nhìn chung kết quả hoạt động trong năm 2008 của Techcombank tiếptục có sự tăng trưởng tốt so với năm 2007, các chỉ tiêu chính đặc biệt là chỉtiêu lợi nhuận đạt 155% so với kế hoạch đề ra và bằng 225% so năm 2007 Bên cạnh đó, hình ảnh của ngân hàng đang được nhận biết rộng rãi trênphạm vi cả nước, cùng với sự gia tăng, mở rộng không ngừng của các chinhánh, phòng giao dịch đang làm việc hết sức hiệu quả, góp phần đáng kể vào
sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng Có thể nói, Techcombank đang ngàycàng tiến đến gần hơn với định hướng của mình là trở thành ngân hàng được
ưa chuộng nhất và dẫn đầu trong một số lĩnh vực chủ chốt mà ngân hàngnhắm tới Đó là các định hướng cơ bản để phát triển một ngân hàng thươngmại đa năng
2.2 Thực trạng hoạt dộng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam
2.2.1 Chính sách bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Với mục đích hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng bảo lãnh của ngânhàng, Techcombank cũng xây dựng cho riêng mình một chính sách bảo lãnh.Nội dung của chính sách bảo lãnh của Techcombank phần lớn dựa trên Quy