Môi trường, ô nhiễm môi trường liên quan đến sức khoẻ con người Môi trường và ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường lao động liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của người lao động Những n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO - BỘY TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
MOI TRUONG LAO DONG VA TINH HINH SUC KHOE
CUA CONG NHAN Xi NGHIEP BE TONG CHEM
Trang 2Ts Tién Niue Nguyen, bron cwsng ui lucing dén hoa hee, dé tan tim lucéng
Toi xin bay U8 lang bibl on sau lắc lei Ban Gidm hibu, ede Thay ede Cb gide,
cdc edn 6 cong whan uiôw Tuteng Dai hoc y té cing cing da tuyén thu uhiing hitn
dinh y bhoa thank phé, Tung tam y UE due phing Ha Noi, Ban 2udn ly, dye én SEY
“i Ha Nei di tao điều liệu, Hing vién, khich le, uà bi be nhiéu mat HE Tei hoan
tai (lo địa
Tei xin cém on gia Linh, ban be dé lubn dong uiên, giáp be Toi vuest qua cde
Xin chén thanh cém en./
Nauyén Xuén Tucing
Trang 3Bụi phổi Silic Cán bộ công nhân viên Cán bộ công nhân viên văn phòng Chức năng hô hấp
Công nhân xí nghiệp bê tông Cộng sự
Đường hô hấp Huyết áp Lao động Môi trường lao động Trị số tối đa
Ô nhiễm không khí Răng hàm mặt Sức khỏe
Số lượng Suy nhược thần kinh Trung bình
Tiêu chuẩn cho phép
Tăng huyết áp Trung học cơ sở
Trung học phổ thông Thần kinh trung ương
Tai mũi họng Tai nạn lao động
Trang 4Môi trường, ô nhiễm môi trường liên quan đến sức khoẻ con người
Môi trường và ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường lao động liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của
người lao động
Những nghiên cứu ảnh hưởng của các chất khí thải đến sức khoẻ con
người
Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ cộng đồng tại Hà Nội
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu xác định nồng độ khí độc
Mẫu phỏng vấn và khám sức khoẻ toàn điện
Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số môi trường lao động và phân loại sức
khoẻ bệnh tật người lao động
17 J9
Trang 5Các yếu tố môi trường lao động tại xí nghiệp Bê tông Chèm và nhận
thức về môi trường của người lao động
Các yếu tố môi trường lao động tại XN Bê tông Chèm (từ 1998 - 2003)
Hiểu biết về môi trường lao động và sức khoẻ của người lao động
Thực trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động ở Xí nghiệp Bê
tông Chèm
Tính chất lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân
Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của công nhân qua theo đối và đánh giá
- xếp loại của Phòng y tế công ty Bê tông Hà Nội (từ 1998 - 2002)
Tự đánh giá sức khoẻ và bệnh tật của người lao động (tại thời điển
điều tra, tháng 6/2003)
Đánh giá sức khoẻ và bệnh tật của người lao động qua kết quả khám
toàn điện (tháng 6/2003)
Chương 4 Bàn luận
4.1 Về các yếu tố môi trường lao động tại xí nghiệp Bê tông Chèm và
nhận thức về môi trường của người lao động
4.1.1 Các yếu tố môi trường lao động tại xí nghiệp Bê tông Chèm
4.1.2 Nhận thức về môi trường lao động của công nhân
4.2 _ Về thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người lao động ở XN Bê tông
Chèm
4.2.1 Sức khoẻ người lao động và phân loại sức khoẻ người lao động
4.2.2 Tình hình bệnh tật của người lao động
KẾT LUẬN
Thực trạng ô nhiễm môi trường lao động tại XN Bê tông Chèm
Thực trạng sức khoẻ và bệnh tật của người lao động ở XN Bê tông
Trang 6Các biến số, chỉ số nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ, bệnh tật và
phương pháp thu thập thông tin
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố vi khí hậu tại XN Bê tông Chèm, theo dõi trong 5 năm (từ
Nồng độ các khí độc ở XN Bê tông Chèm theo dõi trong 5 năm (từ 1998 - 2002)
Định lượng các khí độc ở XN Bê tông Chèm và Văn phòng công ty
(tháng 6/2003)
Cường độ tiếng ồn tại XN Bê tông Chèm theo dõi trong 5 năm (từ 1998 - 2002)
Cường độ tiếng ồn ở XN Bê tông Chèm và Văn phòng công ty (6/2003)
Người lao động đánh giá các yếu tố bụi, vi khí hậu, tiếng ồn tại nơi
làm việc ảnh hưởng đến sức khoẻ
Người lao động đánh giá tác động của loại yếu tố môi trường ảnh
hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ
Sự tiếp cận thông tin về vệ sinh an toàn lao động của người lao động
Ý kiến để xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động nhằm hạn
chế tác động xấu đến sức khoẻ của người lao động
Trang 7Phân loại sức khoẻ công nhân XN Bê tông Chèm từ năm 1998 - 2002
Tình hình bệnh tật, tai nạn lao động của công nhân XN Bê tông Chèm
qua thống kê theo dõi hàng năm của Phòng y tế công ty Bê tông Hà Nội
Tình hình nghỉ ốm của công nhân XN Bê tông (qua theo dõi hàng năm
của Phòng Y tế công ty Bê tông Hà Nội)
Tình hình nghỉ do TNLĐ của công nhân XNBê tông Chèm (qua theo
dõi hàng năm của phòng y tế Công ty Bê tông Hà Nội)
Người lao động tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của bản thân
Tình hình mắc các triệu chứng/bệnh ở mũi, họng, phổi, tai trong 2 tuần
qua của người lao động qua hỏi bệnh (tính từ trước ngày khám sức khoẻ)
Tình hình mắc các triệu chứng bệnh về mắt trong 2 tuần qua của
người lao động qua hỏi bệnh (tính từ trước ngày khám sức khoẻ)
Tình hình mắc các triệu chứng/bệnh về da trong 2 tuần qua của người
lao động qua hỏi bệnh (tính từ trước ngày khám sức khoẻ)
Các triệu chứng/bệnh toàn thân và thần kinh TW trong 2 tuần qua của
người lao động qua hỏi bệnh (tính từ trước ngày khám sức khoẻ)
Các triệu chứng của hệ thần kinh thực vật trong 2 tuần qua của người
lao động qua hỏi bệnh (tính từ trước ngày khám sức khoẻ)
Phân bố các bệnh/chứng bệnh đang mắc của người lao động qua khám
toàn diện
Tính OR và XŸ theo tần số mắc bệnh giữa XN Bê tông Chèm (đơn vị
nghiên cứu) với Văn phòng Công ty (đơn vị đối chứng)
Kết quả chụp phim X quang phổi những trường hợp chẩn đoán mắc các
bệnh về phổi qua khám lâm sàng (tháng 6/2003)
Phân bố bệnh BP - Sĩ, BP - Sĩ lao theo tính chất nghề nghiệp ở XN Bê tông
Chem (tính tir 1998 - 2003)
Phân bố bệnh/chứng bệnh trên một người bệnh được khám toàn diện ở
nhóm chủ cứu và nhóm chứng (tháng 6/2003)
Phân loại sức khoẻ người lao động (nhóm chủ cứu và nhóm đối chứng)
qua khám toàn diện (tháng 6/2003)
Trang 8Hình - Biểu đồ Nội dung
Qui trình sản xuất bê tông ở XN Bê tông Chèm
Sơ đồ nghiên cứu
Chỉ số ô nhiễm bụi (bụi trọng lượng) tại XN sản xuất Bê tông Chèm
Cường độ tiếng ồn ở XN Bê tông Chèm và Văn phòng Công ty so với
chứng qua khám toàn diện, tháng 6/2003)
Diễn tiến số luỹ tích của bệnh bụi phổi (BP - Si) ở XN Bê tông Chèm
qua các năm (từ 1998 - 2003)
3.10 Phân bố tỷ lệ mắc bệnh BP - S¡ trong công nhân theo tuổi nghề ở XN Bê
tông Chèm (Tính từ khi phát hiện mắc bệnh BP - Si)
3.11 Tính chất đa bệnh lý ở nhóm chủ cứu và nhóm đối chứng, qua khám
toàn diện (tháng 6/2003)
3.12 Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở công nhân XN Bê tông Chèm qua
khám lâm sàng (tháng 6/2003) (không tính cao răng và bệnh phụ khoa
của phụ nữ)
3.13 Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm đối chứng qua khám lâm sàng
tháng 6/2003 (không tính cao răng và bệnh phụ khoa của phụ nữ)
Trang 9Loài người đã, đang và sẽ còn phải trải qua sự tác động của một loạt các yếu tố nguy cơ lớn: bùng nổ dân số, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo và ô nhiễm
môi trường Tất cả các nguy cơ trên đều dẫn đến môi trường sống trong lành của con
người bị thu hẹp và hủy hoại dân Đây chính là mối quan tâm chung của toàn nhân loại và ngày càng trở nên cấp bách hơn [56], [57], [73]
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường sinh hoạt hay môi trường lao động phần lớn đều do hành vi của con người gây nên [10], [59]
Đối với môi trường lao động: có khoảng 45% dân số thế giới tham gia vào lực lượng lao động Lực lượng này đang duy trì cơ sở vật chất và kinh tế cho xã hội Trong lao động sản xuất, môi trường lao động thường có các tác nhân gây hại, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sức khoẻ người lao động gấp nhiều lần so với tác hai của môi trường sống bên ngoài (WHO - 1995) [13], [82]
Nước ta từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986), với nhiều chính sách kinh tế
mới đã tạo điều kiện cho kinh tế đa thành phần phát triển và cạnh tranh Nhiều nhà
máy, xí nghiệp, công nông trường đã đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất, làm
thay đổi cơ cấu ngành nghề và có sự phân bố sắp xếp lại lực lượng lao động, Nhờ
đó mà kinh tế đất nước tăng trưởng không ngừng, đời sống vật chất, tỉnh thần và môi trường lao động của người lao động cũng được cải thiện và nâng cao [28] Mặc dù vậy, qua các số liệu điều tra, nghiên cứu, báo cáo thống kê của các nhà khoa học và các cơ quan chức năng, hàng năm, nước ta vẫn có hàng nghìn trường hợp bị tai nạn lao động, hàng nghìn người bị bệnh nghề nghiệp và mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp Năm 1995, Bộ công nghiệp đã nhận định sau 3 - 5 năm nữa, sức khoẻ công nhân (ngành công nghiệp nhẹ) loại I sẽ nhanh chóng chuyển xuống loại III, IV va nhìn chung sức khoẻ người lao động vẫn ở trạng thái giống những năm trước, không
có sự chuyển biến theo hướng tích cực mặc dù điều kiện vật chất và chăm sóc sức
khoẻ người lao động đã được cải thiện tốt hơn trước nhiều [13] Điều này cho thấy
các yếu tố độc hại từ môi trường lao động tác động lên sức khoẻ người lao động vẫn
còn nhiều và ngày càng báo động hơn Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường lao động không chỉ gây tác hại trực tiếp đến sức khoẻ người lao động mà còn góp phần làm
Trang 10Công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngày càng cần nhiều đến dịch vụ của ngành xây dựng, trong đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng phải đáp ứng, cung cấp một khối lượng vật tư cấu kiện bê tông đúc sắn cho nhu cầu xây dựng là không nhỏ
Xí nghiệp Bê tông Chèm được thành lập từ năm 1961, là 1 trong 5 cơ sở sản xuất thuộc Công ty Bê tông Hà Nội Với nhiệm vụ qua các thời kỳ và cho đến nay vẫn
không thay đổi là: sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm phục vụ
cho các nhu cầu xây dựng của thành phố Hà Nội và các công trình dân dụng trên toàn quốc Hiện nay, xí nghiệp có 127 công nhân trực tiếp sản xuất ở môi trường lao động
ngoài trời Dây chuyền và quy trình sản xuất rất thủ công với nhiều yếu tố độc hai như:
nắng, nóng, hơi khí độc, tiếng ồn, bụi, Người lao động sản xuất vật liệu xây dựng
ở xí nghiệp Bê tông Chèm phải đối mặt với những yếu tố độc hại của môi trường
lao động lên sức khoẻ của chính mình vì cuộc sống và mưu sinh Không những
thế, công tác bảo hộ lao động cho công nhân chưa được quan tâm đúng mức: ý thức thực hiện quy chế vệ sinh, an toàn lao động của công nhân chưa cao sẽ làm cho sức
khoẻ công nhân XN Bê tông Chèm bị ảnh hưởng
Nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về môi trường lao động và sức khoẻ, bệnh tật của công nhân, nhất là ở các phân xưởng và công đoạn sản
xuất có nhiều yếu tố độc hại ở XN Bê tông Chèm
Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ''Mới trường lao động và tình hình sức khoẻ bệnh tật của công nhân xí nghiệp Bê tông Chèm - Công ty bê tông
Hà Nội"
Trang 11Mục tiêu chung:
Mô tả các yếu tố môi trường lao động và thực trạng sức khoẻ của công nhân Xí
nghiệp Bê tông Chèm ( năm 2003 ), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
môi trường lao động và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân sản xuất bê tông
Trang 121.1 Môi trường, ô nhiễm môi trường liên quan đến sức khoẻ con người
1.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường
~ Môi trường là tập hợp tất cả những điều kiện, trong đó, con người tồn tại và phát triển; bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường kỹ thuật, môi trường lao động và môi trường xã hội [56], [73]
-_ Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
*_Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các yếu tố, các thành phần và các bộ phận trong môi trường [56], [73]
* O nhiém méi trường là sự xuất hiện các chất lạ hay nồng độ của các chất vượt quá
tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác [6], [7], [63], [81]
* Diéu 2, chuong I của luật Bảo vệ môi trường năm 1993 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nêu rõ: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường".[35], [73], [57]
» _ Theo từ điển Oxford của Last J.M và cộng sự (1990): “Ô nhiễm là bất kỳ sự thay đổi nào ngoài mong muốn về không khí, nước hoặc thức ăn, gây ra bởi các chất độc hoặc các chất có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, hoặc gây khó chịu mặc dù không nhất
thiết gây hại cho sức khoể" và WHO ở khu vực châu Âu (WHO regional office for
Europe Copenhagem) cũng thống nhất với định nghĩa này [26]
Mặc dù định nghĩa về ô nhiễm môi trường còn có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng bản chất chung là: có sự thay đổi tính chất của môi trường, gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ con người được biểu hiện qua các
tình trạng:
-_ Nhiễm bẩn đất và tác hại:
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường xung quanh có liên quan chặt chẽ tới đời sống, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của con người.[29]
Trang 13đông dân cư, các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, Dù các nguồn phát sinh
khác nhau, song tựu chung lại đều do các yếu tố lý - hóa và vi sinh vật gây ô nhiễm đất [29]
Việc dân số tăng, kéo theo sự gia tăng tất yếu về nhu cầu lương thực và thực phẩm Con người phải mở rộng diện tích canh tác, gieo trồng và sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học, các chất trừ sâu diệt cỏ, trong đó có nhiều loại độc hại
Nhu cầu về hàng công nghiệp cũng tăng theo tỷ lệ dân số, do đó chất thải công nghiệp ngày càng tăng lên
Đã có những vùng do sử dụng hóa chất trừ sâu vô tổ chức, hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau, quả, thịt, sữa, đều cao hơn bình thường [29], [31], [32], [63] [78]
Đất là nơi người, động vật bài xuất ra nhiều chất thải bẩn như phân, nước tiểu,
xác chết, rác, Các chất hữu cơ khi mục rữa có thể làm thoát ra những khí mùi khó chịu như amoniac, hydrosunfua, indol, Phân của người và động vật có thể lẫn nhiều mầm bệnh: vi khuẩn, vi rút, trứng giun sán Những mầm bệnh này có khả năng tồn tại
lâu hoặc phát triển ở trong đất và là tác nhân gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho con người
Khi đất đã bị nhiễm bẩn, nếu khí hậu nóng quá, đất khô quá, nhiệt độ không khí dao động lớn, bụi đất bay vào không khí tạo điều kiện phát triển các bệnh như: viêm
mũi, họng, phế quản, kết mạc, bệnh ngoài da, hoặc đất nhiễm bẩn bị ngập lụt, ẩm ướt
cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa, xương - khớp, thần kinh, [27], [29]
- Nhiễm bẩn nước và tác hại
Nước rất cần thiết cho sự sống và liên quan đến mọi hoạt động của con người Nguy cơ thiếu nước và nhất là thiếu nước sạch ngày càng thể hiện rõ rệt khi các
nguồn nước trên hành tỉnh của chúng ta ngày càng bi ô nhiễm nặng nề [80]
Ô nhiễm nguồn nước có thể do hiện tượng tự nhiên (núi lửa, lũ lụt, xâm nhập mặn, phong hóa ) nhưng sự hoạt động của con người là nguyên nhân quan trọng nhất Các hoạt động của con người trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng công trình thủy lợi, giao thông đường thủy, du
lịch đưa khối lượng chất thải ngày càng lớn vào nguồn nước sông hô, đại dương,
Trang 14Nước được coi là ô nhiễm khi thành phần của nước bị biến đổi và khi nó trở
thành không thích hợp trong sử dụng hàng ngày của con người Sự biến đổi tính chất
lý học, hóa học và sinh vật học của nước với sư có mặt của các chất ở thể lỏng, thể
khí hay thể rắn làm cho nước trở thành độc hại đối với sức khoẻ [33], [36]
Trong hoạt động sống, con người hàng ngày đã thải vào môi trường xung quanh một khối lượng nước bẩn bằng khối lượng nước sạch đã được cung cấp [29], [80] gọi
đó là nước thải
Luồng nước thải bẩn chảy ra từ các khu dân cư, đô thị, thành phố, nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp có chứa một khối lượng lớn chất bẩn rất đa dạng làm thay đổi tính chất cảm quan của nước, có mùi khó chịu, tăng hàm lượng chất hữu cơ, xuất hiện các hóa chất độc cùng các loại vi sinh vật, vi trùng gây bệnh và trứng giun
san [29], [37], [40]
Theo Hurt V và Grossman M (1960) đường lây truyền qua nước đóng một vai
trò quan trọng trong sự lan truyền các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tả, ly,
thương hàn, viêm gan A, giun sán, [77], [78]
Dịch bệnh thường theo đường nước tràn lan trong điều kiện thiếu nước sạch và phương tiện vệ sinh làm cho hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chết
vì bệnh tiêu chảy, hàng trăm triệu người bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột [80]
- _ Nhiễm bẩn không khí và tác hại
Từ lâu, khái niệm không khí sạch, không khí bẩn đã được nhiều nhà khoa học môi trường đưa ra đều nhấn mạnh ảnh hưởng của không khí bẩn đối với sức khoẻ con người
Theo WHO: "Ô nhiễm không khí là trong không khí có một chất lạ hoặc có một biến đổi quan trọng trong thành phân không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một
sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tâm nhìn xa do bụi)" [57] Như vậy, bất kỳ
sự thay đổi nào của không khí dù chỉ là gây ra cảm giác khó chịu thôi cũng được gọi
là ô nhiễm
Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí, đó là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra và nguồn do hoạt động của con người Ba hoạt động cơ
Trang 15Trong ba nguồn trên thì nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp tác động tới
sức khỏe con người nặng nề nhất, các chất ô nhiễm chủ yếu do quá trình đốt cháy
nhiên liệu và sản xuất công nghiệp sinh ra [59]
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự khuyếch tán và lan truyền các chất gây ô
nhiễm không khí (ONKK) Đó là các yếu tố khí tượng, địa hình, công trình nhà cửa
và đặc điểm của chính nguồn thải chất ô nhiễm Trong các yếu tố khí tượng, gió là
yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tốc độ gió và nồng độ chất ô nhiễm trong không
khí Khi nguồn thải chất ô nhiễm thấp, tốc độ gió từ 0-Im/giây thì hàm lượng chất ô nhiễm trong không khí ở thành phố sẽ lớn nhất [1§], [19]
» - Các chất gây ô nhiễm không khí và tác hại:
Có nhiều chất gây ÔNKK như SO;, H;S, CO, các loại oxit Nito (N,0, NO,NO,), các loại khí thuộc loại nhóm Halogen (Clo, Brom, Iod), các hợp chất Flo, các dẫn chất tổng hợp, xăng, các chất lơ lửng (bụi rắn, lỏng, vi sinh vat, ) [18], [19], [74], [75] Không khí ô nhiễm gây nên các tổn thương cho đường hô hấp (ĐHH) từ mũi, họng, tai đến các tổ chức của phế quản phổi Nó làm cho các tuyến tiết nhày phì đại, quá sản các tế bào hình đài (califorme) của biểu mô phế quản, gây nên hình ảnh viêm mãn không đặc hiệu Nếu có giãn phế nang kết hợp thì lớp cơ của mạch máu dày lên, lưới mao mạch bị phá hủy và thưa thớt, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi cũng bị biến đổi [59], [32], [34], [35]
Các chất gây ÔNKK có nhiều nhưng người ta chỉ chọn một số chất chỉ điểm chính để đánh giá sự ô nhiễm của môi trường không khí Hệ thống theo dõi môi trường toàn cầu (Global Environment Monitoring System - GEMS) đã chọn SO;, CO;,
NO; và bụi lơ lửng để đánh giá mức độ ÔNKK [50] Trong "Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường", phân "Chất lượng không khí - tiêu chuẩn chất lượng không
khí xung quanh” (Air quality - Ambient airquality standard) quy định giá trị giới hạn
các thông số cơ bản trong không khí xung quanh gồm 6 thông số đó là nồng độ của SO;, CO;, NO;, Pb, O; và bụi lơ lửng Quy định nêu rõ "ứiêu chuẩn này áp dung dé
đánh giá mức chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không
Trang 16ở môi trường bên ngoài hay các môi trường lao động trong các nhà máy, xí nghiệp
(1], [2], [41], [42]
1.1.2 Ô nhiễm môi trường lao động liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của người lao động
Con người và môi trường có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau Trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, nhất là trong môi trường lao động
(MTLĐ) con người càng dễ tiếp xúc với những yếu tố độc hại Con người không có khả năng hoàn toàn thích ứng với mọi điều kiện thiên nhiên và điểu kiện lao động [17] [39]
Hội thảo lần thứ nhất về môi trường từ ngày 5 - 7 /5 /1996 tại Bộ Khoa học công
nghệ và Môi trường, các nhà khoa học đã dùng cụm từ chỉ thị môi trường
(Environmental indicator), đó là tập hợp các chỉ số về môi trường (các yếu tố vật lý,
hóa học, sinh vật ) có thể là đại diện cho việc đánh giá về hiện trạng của môi trường nào đó như: đất, nước, không khí của một cơ sở sản xuất, một nhà máy xí nghiệp, một địa phương hay một quốc gia [L7], [46]
Sức khỏe của công nhân và MTLĐ là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau Môi trường ô nhiễm làm suy giảm sức khỏe công nhân thậm chí có thể gây nên những bệnh khó chữa như: bệnh BP- Si, bệnh điếc nghề nghiệp .mặc dù sau đó đã
cách ly người lao động khỏi môi trường bị ô nhiễm
Hiện trạng sức khoẻ của công nhân là thước do tổng hợp trạng thái của MTLĐ Sức khỏe công nhân thường chịu tác động bởi các yếu tố trong MTLĐ đó là: [17]
- Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất, bức xạ nhiệt, tiếng ồn
- Bụi (yếu tố lý hóa)
- Các yếu tố hóa học : Khí CO;, SO;, CO, NO; và các hóa chất khác
- Các yếu tố sinh vật : Nấm mốc, vi khuẩn
1.2 Những nghiên cứu ảnh hưởng của các chất khí thải đến sức khoẻ con người Theo y văn, vấn đề ÔNKK và tác động của nó đến sức khoẻ con người đã được
đề cập từ thời Hipocrat (460 - 377 trước Công Nguyên)
Trang 17hơi chì do sản xuất sinh ra trong các nhà máy
Gallien ở thế kỷ thứ hai cũng đã nêu lên một vài bệnh do tác động của yếu tố ô nhiễm nghề nghiệp phát sinh trong các nhà máy
Thế kỷ X và XI, tại một số khu mỏ khai thác bạc ở dãy núi Hartz vùng Silesia và
Bohemia đã xuất hiện những bệnh án đầu tiên về bệnh do ô nhiễm môi trường sản
xuất gây ra và bụi được coi là nguyên nhân gây bệnh [78]
Thế kỷ thứ XIV, XV là thời kỳ con người bắt đầu biết dùng than đá và do đó
việc đốt than đá trong sản xuất tăng lên gây khói, bụi làm cho người sản xuất khó chịu và mắc bệnh [78]
Thế kỷ thứ XVI, George Bauer, một thây thuốc ở vùng mỏ đã mô tả tổn thương
đường hô hấp của công nhân khai thác mỏ và luyện kim Ông cho rằng nguyên nhân
là do ô nhiễm bụi trong quá trình sản xuất, bụi đã xâm nhập vào phổi gây khó thở, ăn
mòn phổi và tàn phá cơ thể cong nhan [81]
Thế kỷ thứ XVII, Ramazzini được coi là người sáng lập ra ngành Vệ sinh lao động với tác phẩm "Bệnh của người lao động" nổi tiếng Suốt đời ông nghiên cứu về
điều kiện lao động của các ngành nghề và bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra
Thé ky XVIIL Percival Pott, người đầu tiên đã mô tả bệnh ung thư do ô nhiễm
môi trường gây ra [52]
Đến thế kỷ XIX, ô nhiễm không khí đã thực sự trở thành mối quan tâm của con
người Năm 1863, Anh là quốc gia đầu tiên ban hành đạo luật để giữ gìn không khí trong sạch (đạo luật Alcali), nước Anh đã thành lập cơ quan thanh tra về môi trường,
chống ô nhiễm không khí Tại nước Mỹ, ngày 1/1/1864 đã ra Pháp lệnh về chống ô nhiễm không khí [59]
Đâu thế kỷ XX, thủ đô và thành phố lớn ở hầu hết các nước trên thế giới đã trở thành các trung tâm công nghiệp phát triển, đồng thời cũng đồng nghĩa với noi gay ra 6
nhiễm môi trường lớn nhất Không khí ô nhiễm không chỉ tác động tới những người công nhân trực tiếp sản xuất mà còn tác động lên cả một vùng dân cư rộng lớn xung
quanh Hàng loạt các thảm họa ô nhiễm không khí lớn đã xảy ra ở các thành phố của
Bỉ, Mỹ, Anh, Ấn Độ, làm nhiều người chết Điển hình là vụ thảm họa ô nhiễm không
Trang 18khí ở thung lũng Meuse của Bỉ (1930) đã làm 60 người chết và 6000 người phải vào các
cơ sở y tế để điều trị Một thảm họa ô nhiễm không khí khác ở vùng Pennsylvania của
Mỹ (1948) đã làm 20 người chết và 6000 người bị bệnh Một sự kiện ô nhiễm không
khí đặc biệt xảy ra ở thủ đô London nước Anh (ngày 8/9/1952) do khói bụi của các nhà máy thải ra cộng với sương mù bao phủ dày đặc đã làm 4000 bị chết do ngạt và 10.000 người phải vào điều trị tại các cơ sở y tế Tháng 8/1969 tại Los Angeles (Mỹ) cũng đã
xảy ra một vụ thảm họa ô nhiễm không khí tương tự, không khí ô nhiễm đã bao phủ
vùng trời Chicago, Milwaukee tới Ñew Orphans và Philadelphia gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả một vùng dân cư rộng lớn Thảm họa lớn nhất trong lịch sử loài người do ô nhiễm không khí là vụ dò khí MIC (Methyl - Iso - Cyanate) ở Ấn Độ năm 1984, làm cho khoảng 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó 5000 người chết và 50.000 người rơi vào trạng thái nhiễm độc trầm trọng [I8]
Như vậy, ô nhiễm không khí do sản xuất lao động của con người gây ra đã tác động đến sức khoẻ con người và đã được biết đến từ rất sớm Nhưng chỉ đến khi nền sản xuất công nghiệp thế giới phát triển gây ra một loạt các thảm họa ô nhiễm không khí ở các nước châu Âu, châu Mỹ thì loài người mới thực sự cảnh tỉnh và quan tâm và các cố gắng
để kiểm soạt ô nhiễm môi trường không khí mới thực sự được tiến hành Năm 1976, 50
nước đã tham gia hệ thống theo dõi môi trường toàn cầu (GEMS) [64], [73]
Cho đến nay, ngày càng có nhiều người, nhiều chính phủ và nhiều tổ chức phi
chính phủ nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tác động lên sức khoẻ con người
ỞViệt Nam:
Vụ Vệ sinh phòng dịch, Bộ Y tế (1995) đã cho biết số liệu báo cáo thu được từ
các tỉnh trong quý II/1994, 79,8% số mẫu không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Đối với yếu tố bụi, qua 125 mẫu đo, có 56 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép (44,8%) Tương tự như thế, 25% số mẫu ồn vượt tiêu chuẩn 90dB A Từ 35- §§%số mẫu do chất độc trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép [13]
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thiết và Trương Việt Dũng (1995) [8], [13], có tới 69,3% số công nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao, 71,2% lao động trong môi trường ồn hoặc rung chuyển, 37,8% lao động nặng nhọc, gò bó, 61,0% tiếp xúc với bụi, 60,2% tiếp xúc
với I hoặc nhiều chất độc, 18,9% lao động có căng thẳng thần kinh tâm lý Tại các cơ sở
sản xuất cỡ nhỏ, vừa, môi trường xấu hơn cơ sở sản xuất lớn Các hộ sản xuất tư nhân
Trang 19gây ô nhiễm nặng nề do vi phạm các quy định vệ sinh thiết kế và khoảng cách bảo vệ với khu dân cư, tại các cơ sở áp dụng kỹ nghệ mới, mức độ độc hại vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép và chế độ làm việc quá 8 giờ một ngày vẫn sảy ra Người lao động được tuyển
dụng không đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Do điều kiện vệ sinh khu sản xuất chưa được đảm bảo do cộng nghệ sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp còn chưa hiện đại, chưa đồng bộ, nhất là công nghệ sản xuất
thuốc trừ sâu ở Việt Nam còn ở mức độ thô sơ, chỉ là pha chế đóng gói, nên nguồn
gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí chứa chất độc bay ra trong quá trình pha trộn Hiện
nay chúng ta vẫn chưa bắt kịp với thế giới để sản xuất ra những loại thuốc có độc tố thấp, dễ phân hủy, các loại thuốc trừ sâu sinh học, nên tỷ lệ mắc bệnh ngoài da, bệnh
nghề nghiệp khá cao Khảo sát nghiên cứu của Viện Y học lao động Pasteur Nha
Trang cho thấy lượng Wofatox, dây dính trên da ở vào khoảng từ 0.28-
119mg/100cem” Tỷ lệ bệnh ngoài da của công nhân là 30%, trong đó có 21,23% là có bệnh nghề nghiệp (do các hóa chất hữu cơ như Wofatox, Diphterex, Malathion, Clo hữu cơ ) Có 80% bệnh nghề nghiệp gây ra bởi các chất kích thích, trong đó có nông dược chứa Clo [13]
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chủ yếu là dựa vào số lần khám sức khoẻ
định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám cho dân cư quanh vùng bị ô nhiễm nặng
đã cho thấy: Tại khu vực xung quanh nhà máy xi măng Hải Phòng, nồng độ bụi cao gấp 35 lần cho phép nên số trẻ em bị mắc bệnh phế quản, phế viêm cao gấp 6 lần, hen
phế quản gấp 9 lần, viêm đường hô hấp cao gấp 2 lần so với các khu vực dân cư
khác, bệnh ngoài da tăng 3 - 5 lần, viêm phế quản người già tăng 4 lần so với trước đây Tình hình bệnh tật trong công nhân, những người trực tiếp làm việc trong môi trường ô nhiễm như vậy chắc hẳn cũng cao hơn nhiều [13]
Qua các đợt khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân thuộc các xí nghiệp, các nhà
máy cho thấy các yếu tố độc hại đã tác động đến người lao động một cách đáng kể Theo
số liệu của 13 tỉnh thành trong cả nước thì trong giai đoạn 1976 - 1990, số công nhân mắc
bệnh nghề nghiệp là 5182 người Trong đó, bệnh bụi phổi là 89,75%, điếc nghề nghiệp là 9,18%, nhiễm độc chì có 45 người được giám định cấp sổ Điểm đặc biệt nổi bật là bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh nhiễm độc chì tăng lên gấp 4 lần so với trước Trong một điều tra
năm 1992 tại các nhà máy cho thấy việc mở rộng các mặt hàng sản xuất để đáp ứng với
nền kinh tế thị trường là 18,5% các nhà máy có tăng thêm các yếu tố độc hại mới, khoảng
Trang 2050% số công nhân trong diện có nguy cơ ảnh hưởng do bụi và tiếng ồn, 26,8% có nguy cơ
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hóa học độc hại Tình hình sức khoẻ của công nhân ngành công nghiệp nhẹ trong năm 1995 được xếp loại như sau:
Sức khoẻ loại I: 22,64% (loại tốt nhất)
Sức khoẻ loại II: 40,47%
Sức khoẻ loại II: 35,83%
Sức khoẻ loại IV: 1,12% (loại kém nhất)
Bộ công nghiệp nhận định rằng chỉ sau 3 - 5 năm nữa, sức khoẻ của công nhân
loại I nhanh chóng chuyển xuống loại II, IV Nhìn chung, sức khoẻ của công nhân vẫn ở trong tình trạng giống như những năm trước đây không có sự chuyển biến theo hướng tích cực mặc dù điều kiện vật chất và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động
đã được cải thiện tốt hơn trước nhiều [13]
Năm 1996, khám lâm sàng cho 180 công nhân ở Nhà máy cán thép Gia Sàng
phát hiện 27 người mắc bệnh BP - S¡ chiếm tỷ lệ 15% [66]
Tại khu vực khu công nghiệp Biên Hòa, khí Clo, HCI và bụi đã gây nên ô nhiễm chéo tại các nhà máy Qua điều tra của Nguyễn Ngọc Oánh (1997) [13] cho thấy các bệnh về răng chiếm 95,6%, bệnh tai - mũi - họng chiếm 61,6%, bệnh mắt chiếm 46,9%, bệnh da chiếm 32,5% Tại đây đã điều tra trong một diện hẹp số người ở ngoài nhà máy, tỷ lệ nhiễm độc được xác định là 25%
Nguyễn Khác Hải và cộng sự (1998) [17], mô hình bệnh tật chủ yếu của công nhân
ngành vật liệu xây dựng là do bụi gây ra, gồm các bệnh có tỷ lệ mắc cao là: Bệnh viêm đường hô hấp trên, bệnh phổi - phế quản chiếm tỷ lệ từ 23,61 - 70,18%; bệnh tai - mũi -
họng 20,4%; bệnh điếc nghề nghiệp 19%; bệnh về mắt chiếm tỷ lệ 6,2%,
Theo Lê Trung (1999), từ kết quả khảo sát điều kiện lao động tại 6 cơ sở trong
ngành vật liệu xây dựng ở hai miền Nam, Bắc, với tổng số 1500 công nhân được
khám lâm sàng, chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp (CNHH), đo thính lực, khám da, làm test áp da, và đo liều sinh học kết quả như sau [53]:
- Mức độ ô nhiễm môi trường lao động :
+ Bụi toàn phần: từ 3,3 - 240mg/m) (mỏ đá Hóa An), từ 156,7 - 232,9mg/m°
(mỏ đá Phủ Lý)
+ Bui hô hấp: từ 3.0 - 25mg/mể ( mỏ đá Hóa An ), từ 3,0 -232,9mg/m? ( mỏ đá Phủ
Lý )
Trang 21+ Hàm lượng SiO; trong bụi từ 22,8 - 23,2% (mỏ đá Hóa An), từ 4,6 - 5% ( mỏ
đá Phủ Lý ) Tác giả Lê Trung đã nhận xét, hàm lượng SiO; của các mỏ đá ở miền
Bắc thấp, chủ yếu là đá vôi, nhưng lại tăng ở miền Trung và giảm ở các tỉnh phía
Nam Sự phát hiện này có ý nghĩa rất lớn cho các công trình nghiên cứu bệnh nghề nghiệp BP-Si trong nước sau này [53]
- Tình hình bệnh tật của người lao động:
+ Tỷ lệ hiện mắc bệnh BP-Si là 10,1%, lao phổi là 4,5%, bệnh BP-Si kết hợp
với lao là 4% trong số mắc bệnh BP-Si.[53]
+ Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp là 7%.[53]
+ Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,8% (gồm: dị ứng, mẩn ngứa, eczema, sạm
da, nấm da, viêm nang lông, á sừng, tổ đỉa) [53]
Một nghiên cứu khác tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, do Viện y học lao động và vệ sinh môi trường thực hiện năm 1998 cho thấy [34] có 215 công nhân biểu hiện khó thở chiếm tỷ lệ 74,00%; 170 công nhân (58,68%) biểu hiện bệnh
về đa; 51,90% công nhân biểu hiện ho nhiều; 17,86% khạc đờm; 21,11% có biến đổi
CNHH và 6,23% công nhân bị điếc nghẻ nghiệp [66] [67] [68]
Theo báo cáo sơ kết hoạt động y tế dự phòng 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2000 của Vụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế [13] Về bệnh nghề nghiệp: số
người bị mắc bệnh nghề nghiệp là: 12.142 người trong đó chủ yếu vẫn là số công
nhân bị mắc bệnh bụi phổi Silic là 10.273 trường hợp chiếm hơn 80% tổng số trường hợp đã giám định bệnh nghề nghiệp
Các bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mắc và giám định cao là các bệnh: bệnh điếc nghề nghiệp chiếm hơn 10%, nhiễm độc hóa chất trừ sâu 2,4%, nhiễm độc Nicotin
2,1%, nhiễm độc TNT 2,3%, viêm gan virut nghề nghiệp 1,5%, nhiễm độc chì 1,6% Bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp: theo báo cáo thống kê chưa đầy đủ thì
cho đến nay, những bệnh hay gặp từ trước và chiếm tỷ lệ cao như viêm mũi họng cấp
ˆ chiếm khoảng 20% và viêm mũi họng mãn chiếm khoảng 7% so với tổng số khám Các bệnh khác cũng vẫn chiếm tỷ lệ cao như bệnh cơ - xương khớp chiếm 8%, bệnh
Trang 22Theo báo cáo của Lưu Hoài Chuẩn tại Hội thảo phòng chống thương tích và An toàn cộng đồng, Hà Nội ngày 12/7/2000 [13] cho thấy qua số liệu theo dõi 6 tháng đầu năm 1999 ở Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội), Châu Giang (Hưng Yên), Bến Lức (Long An) thấy rằng tai nạn lao động đứng hàng thứ 3 chiếm 18,4%, huyện nông nghiệp có tỷ lệ thương tích cao nhất là Bến Lức, tỷ lệ tai nạn lao động tới 22,7% ( 267 người ), sau đó đến Châu Giang là 19,6%
Về công tác giám sát môi trường lao động 6 tháng đầu năm 2000: Số mẫu do
môi trường lao động vượt tiêu chuẩn lao động cho phép tại các địa phương không giảm, vẫn xấp xỉ 20%[ 13]
Theo Boettcher và cộng sự những BNN chính trong ngành sản xuất vật liệu xây
dựng là bệnh BP-Si, bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh cơ xương khớp và da liễu [L7]
Nhìn chung, các nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng
ở MTLĐ có nhiều bụi, đặc biệt là bụi có hàm lượng SiO; cao thì mô hình bệnh tật chủ yếu là bệnh phổi - phế quản và BNN có tỷ lệ cao nhất chính là bệnh BP-S¡i, một bệnh mặc dù đã được hiểu rất rõ về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh nhưng chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu, cách tốt nhất để chống lại những căn bệnh này vẫn là các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là các biện pháp phòng chống sự phát sinh bụi
chita SiO, trong MTLD.[62], [46] [47] [48] [49] [50]
Trên cơ những nghiên cứu trên, tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
độc hại trong môi trường lao động lên sức khỏe công nhân để từ đó để xuất các biện
pháp dự phòng nhằm giảm thiểu tác hại của môi trường lao động cũng như giảm tỷ lệ
mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp và đặc biệt là các bệnh nghề nghiệp cho người lao động là hết sức cần thiết và góp phần quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
1.3 Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ cộng đồng tại Hà Nội
Nghiên cứu Phạm Ngọc Đăng, Đào Ngọc Phong và cộng sự (1996 - 1998) [18],
về tác động của ô nhiễm không khí khu công nghiệp Thượng Đình đối với dân cư
xung quanh Kết quả khảo sát cho thấy ( bảng 1.1)
Trang 23Bảng 1.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người ở khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội)
Tỷ lệ % số người mắc bệnh trên tổng số người được khám
Bảng 1.2 Tình hình ô nhiễm môi trường lao động ở cácxí nghiệp của Hà Nội
Nam Sử xuỂu đo Không đạt % Số mẫu Không đạt 4
Trang 24Kết quả khám sức khoẻ phân loại bệnh tật cho thấy 10 bệnh mắc cao nhất của công nhân tại 30 cơ sở sản xuất trên là:
- Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp
- Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn
- Hen phé quan, dan phé quan, di ứng
- Bénh than kinh trung ương và ngoại biên
Trang 25Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
-_ Xí nghiệp Bê tông Chèm là điểm chủ cứu:
* Một số đặc điểm chính của đơn vị chủ cứu:
Xí nghiệp Bê tông Chèm nằm ở địa phận xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội; cách Trung tâm thành phố về phía Nam khoảng 20km
XN có diện tích mặt bằng khoảng 10.000 m° Biên chế 127 công nhân lao động
trực tiếp ở 6 tổ sản xuất: Tổ sắt, tổ trộn bê tông, tổ thành hình và 3 tổ thành phẩm Công việc chính của công nhân là sản xuất ra những bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê
tông đúc sẵn ( tấm, cột điện, ống cống ) theo đơn đặt hàng của các cơ quan đơn vị vật tư xây dựng ở thành phố và các địa phương trong cả nước Nguyên vật liệu chính
sản xuất ra bê tông thành phẩm là sắt - thép, xi măng, sỏi, cát, đá và các phụ gia xây dựng khác Mỗi năm, XN sản xuất khoảng 180 nghìn tấn thành phẩm Nguyên liệu sử
dụng gồm: xi măng khoảng 30 nghìn tấn, cát 40 nghìn tấn, sỏi - đá 60 nghìn tấn
* Qui trình sản xuất của xí nghiệp: (Hình 2.1)
Sắt, thép được xe ô tô chuyên chở đến nơi quy định Tại đây, công nhân tổ sắt có
nhiệm vụ cắt sắt thép rồi hàn, buộc thành những khuôn sắt sau đó được vận chuyển và giao cho tổ thành hình Song song với hoạt động của tổ sắt là hoạt động của tổ trộn bê
tông Ở đây, sau khi xe ô tô vận chuyển xi măng, cát, sỏi, đá các chất phụ gia và nước đến, công nhân tổ trộn cân đong định lượng các loại vật liệu, cho vào máy trộn và vận hành máy trộn Sau khi các mẻ vữa bê tông trộn xong thì được xe ô tô vận chuyển đến
tổ thành hình Công việc của tổ thành hình là đổ vữa bê tông đã trộn vào các khuôn sắt để tạo thành những tấm cột bê tông xây dựng Tổ thành hình còn có nhiệm vụ bảo quản, tưới nước, che nắng mưa, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu
kỹ thuật đề ra Sau đó mới chuyển giao cho tổ thành phẩm quản lý và giao cho đơn vị
đặt hàng Thực hiện quy trình trên, công nhân phải làm các công việc ( nghề ): hàn, điện, rèn, vận hành máy trộn bê tông, lái xe và trộn đổ bê tông Ngoài ra còn có một
số thợ đốt lò để nung các vật liệu xây dựng khác FT
TRƯỜNG ĐI; V FEC
THU V
Trang 26
Mặc dù qui trình sản xuất bê tông có máy trộn, xe ô tô vận chuyển, xe ủi và nâng hàng, song tính chất công việc và dây truyền sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công,
Hình 2.1 Qui trình sản xuất bê tông ở XN Bê tông Chèm
Do tính chất công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao nên chỉ có một số ít công nhân được đào tạo trung cấp về nghề như: thợ điện, thợ hàn (số này được xếp bậc tay
nghề) Phân lớn còn lại, công nhân được tuyển từ học sinh THCS, THPT và cả tiểu
học ở các xã của huyện Từ Liêm và các vùng lân cận
Môi trường lao động của XN Bê tông Chèm chủ yếu là lao động ngoài trời, cộng
với tính chất công việc, qui trình sản xuất và nguyên vật liệu sử dụng nên người lao
động chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường như: vi khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió, ), bụi, tiếng ồn,v.v Đây được coi là những yếu tố có liên quan và
ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động
Trang 27- Co quan Van phòng Công ty Bê tông Hà Nội được chọn là điểm đối chứng:
Văn phòng Công ty nằm ở xã Đông Ngạc, biên chế 93 người, tổ chức thành các phòng chức năng như: Phòng kỹ thuật, Phòng kiểm định chất lượng, Phòng kế hoạch - tài chính, Phòng hành chính - tổ chức cán bộ, Phòng tài vụ, Nhà trẻ, Ban quản lý dự án, Tính chất công việc của CBCNV là lao động gián tiếp Môi trường lao động chủ yếu trong nhà, trong phòng được trang bị nội thất - điều kiện làm việc đầy đủ, một số phòng ban có máy lạnh và thông khí
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
-_ Môi trường lao động của công nhân XN Bê tông Chèm và của CBCNV Văn phòng
Công ty bê tông Hà Nội gồm các yếu tố:
+ Yếu tố vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió )
+ Yếu tố bụi ( bụi toàn phần, bụi hô hấp, hàm lượng SiO, trong bui )
+ Yếu tố tiếng ồn ( trị số trung bình và trị số Max )
+_ Yếu tố hơi, khí độc (CO;, CO, NO;, SO;)
- _ Hồ sơ, quản lý sức khoẻ của người lao động tại phòng y tế Công ty Bê tông Hà Nội
-_ Các văn bản mang tính pháp luật về người lao động và môi trường lao động của Chính Phủ, Bộ Y tế, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Môi trường tài nguyên, Bộ Lao động thương bình và xã hội,
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2003 đến tháng 8/2003 ( Trong đó triển khai nghiên cứu tại thực địa tháng 6/2003 ) 2.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh các chỉ số
về các yếu tố MTLĐ, SK và bệnh tật của người lao động XN Bê tông Chèm và
CBCNV Văn phòng Công ty (nhóm đối chứng)
+ Nghiên cứu hồi cứu: Phân tích số liệu thứ cấp về các yếu tố môi trường, sức khoẻ
và bệnh tật công nhân trong 5 năm (1998 - 2002)
Trang 282.2.1 Mẫu xác định nồng độ khí độc:
+ Lấy 36 mẫu không khí để xác định nồng độ các khí CO, CO;, NO; và SO; tại 4
điểm: 3 điểm ở XN Bê tông Chèm và 1 điểm chứng ở Văn phòng Công ty, lấy trong 3
ngày (25, 26, 27/6/2003), mỗi ngày lấy vào 3 thời điểm: 8h30, 11h00 và 15h30
+ Đo nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối và tốc độ gió ở XN Bê tông Chèm và Văn
phòng Công ty: được tiến hành trong 3 ngày (cùng với các ngày lấy mẫu hơi khí độc),
mỗi ngày đo tại 3 thời điểm: 8h30, 11h00 và 15h30
+ Lấy mẫu bụi toàn phần và bụi hô hấp trong 3 ngày ở 3 điểm tại XN Bê tông Chèm
và một điểm ở Văn phòng Công ty trong 3 ngày (25, 26, 27/6/2003) Lấy mẫu bụi
ngang tầm thở của công nhân theo ca lao động trong suốt 8 giờ làm việc Phân tích hàm lượng SiO; trong các mẫu bụi
+ Đo tiếng ồn trong 3 ngày (25, 26, 27/6/2003), mỗi ngày đo 2 lần vào thời điểm 10h
và 15h tại 4 điểm: 3 điểm ở XN Bê tông Chèm và I điểm ở Văn phòng Công ty
+ Quy trình trên được tiến hành do đội ngũ kỹ thuật viên của Khoa Y tế lao dong,
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội thực hiện
2.2 2.Mẫu phỏng vấn và khám sức khoẻ toàn diện
-_ Khám lâm sàng, phỏng vấn tình hình mắc bệnhltriệu chứng bệnh trong 2 tuần qua
và nhận thức về môi trường lao động:
Toàn bộ công nhân trực tiếp lao động tại XN Bê tông Chèm gồm 127 ngudi = 100% (nhóm chủ cứu) va 83/93 (89,25%) CBCNV Văn phòng Công ty (nhóm đối chứng)
- Khám cận lâm sàng:
+ Chụp phim X quang phổi: 12 công nhân có tuổi nghề 5 năm trở lên được chẩn đoán mắc bệnh về phổi (qua khám lâm sàng) để phát hiện bệnh phổi nghề nghiệp
+ Xét nghiệm nước tiểu: Xác định 2 chỉ số protein và glucoza cho 127 công nhân XN
Bê tông Chèm và 83 CBCNV Văn phòng Công ty
Thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng là Đoàn khám của Hội đồng Giám định y khoa thành phố Hà Nội kết hợp với Phòng y tế Công ty Bê tông Hà Nội
Phỏng vấn người lao động do tác giả luận văn và cộng tác viên Văn phòng Sở y tế Hà
Nội thực hiện
Chụp phim phổi do Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện E thực hiện
Trang 29
Mô tả thực trạng các yếu tố môi trường lao động, sức khoẻ,
bệnh tật và nhận thức về môi trường của người lao động
"tồi nung lan “tực tiếp Dove Kien
dong, SK va bénh người lao TH ae
Danh gia
- Các yếu tố vi khí - Phân bố bệnh/chứng bệnh mắc Nhận thức về hậu liên quan đến nghề nghiệp của môi trường
SiO, trong bui - Phân loại sức khoẻ người lao
CO;, NO;, SO;, - Ổm nghỉ việc và tai nạn nghỉ việc KAP)
+ Số liệu 5 năm (1998 - 2002) (nhóm chủ cứu)
+ Điều tra tháng 6/2003 - CBCNV Van phong Cong ty
Trang 302.2.3 Các biến số, chi s6 nghién cttu va phuong phap thu thap thong tin (Bang 1.1) Bảng 2.1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ, bệnh tật và phương pháp thu thập thông tin
Biến Chỉ số Phương pháp thu thập thong tin
(1) (2) (3)
Môi | Vikhi hau
trudng + Nhiét độ (°C) Do nhiét do bang Psychomete Assmann,
Electric digital thermometer, model SK -
H Van tdc gid (m/s) Đo tốc độ gió bang Anemometer of fan blade
(Anh), Electric Anemometer, model SK - 71
Xác định nồng độ bụi toàn phần trong không
khí bao gồm những hạt bụi có kích thước
NIOSH - Mỹ Sử dụng máy lấy mẫu bụi SKC (Mỹ) và giấy lọc chuyên dùng GF/A (Mỹ) Tốc độ lưu lượng: 2 lít/phút Mẫu bụi được
cân bằng cân điện tử "KERN" (Cộng hoà
Liên bang Đức) độ chính xác tới 0,01mg
t+ Nồng độ bụi hô hấp
mg/m*)
Sử dụng thiết bị lấy mẫu bụi bằng máy
Personel/Dataram và lấy mẫu bụi SKC của
Mỹ, Cyclone CKC - Canada và filter PVC có đường kính 37mm để thu các hạt bụi có kích
thước dưới 5 HI
H+ Ham luong SiO, trong
bụi (%)
Trang 31LY Tri sO Max mức tương đối tính bằng dBA, tìm trị số dBA/8 gid) ồn TB và trị số Max trong mỗi ca lao động
§ giờ ở môi trường làm việc
L- Hơi, khí độc:
- CO, CO,, NO, SO,| Đo các hơi, khí độc CO, CO;, NO; và SO;
mg/m)) giá trị tiếp xúc TB | bằng máy 6x86 của Nhật - có kết hợp với xét trong 8 giờ lao động nghiệm kinh điển
_ Người lao động đánh |- Phỏng vấn trực tiếp người lao động bằng lgiá tác động của các yếu tố | phiếu hỏi thiết kế sắn
IMTLĐ lên sức khoẻ:
H+ Bui
H- Vi khí hậu
I- Tiếng ồn
- Nhận thức về MTLĐ
của người lao động
+ Đề xuất biện pháp cải
thiện MTLĐ
Sức | Phản loại sứckhoể: Hỏi cứu số liệu, phân loại sức khoẻ của
Rhos Load Ï Phòng y tế Công ty (từ 1998 - 2002)
= _ + Loại II - Tổ chức khám lâm sàng và cận lâm sàng
động | + Loại LH nhóm chủ cứu và nhóm chứng) Mẫu phiếu š ác Z 7 x sử
+ Loại IV khám lâm sàng và cận lâm sàng được thiết kế
* Cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu xác
dinh 2 yéu t6: Glucose va Protein
- Chụp X quang film phổi những người Š năm tuổi nghề trở lên được kết luận qua khám
lâm sàng có mắc bệnh về phổi, phế quản
Trang 32
- Cam giác chủ quan
của đối tượng về sức khoẻ:
+ Khoẻ mạnh
+ Bình thường
+ Yếu
- Phỏng vấn trực tiếp người lao động bang
phiếu hỏi thiết kế sẵn
chứng bệnh của người lao
dong trong 2 tudn qua
- Phong van truc tiép ngudi lao dong bằng
phiếu hỏi thiết kế sắn
- _ Chụp ñlm X quang phổi thẳng đứng loại film 35cm x 35cm, chụp ở tư thế đứng thì hít vào gắng sức; chụp bằng máy cả sóng, điện thế thấp (60 -
70KV), thời gian chụp: 1/60 - 1/30 giây, công suất máy: 500mA
- Doc film 1 lần, hội chẩn với các chuyên gia
của Hội đồng đọc film BP - Sỉ Quốc gia, có so sánh với film mẫu; phân loại các tổn thương
dựa vào bảng phân loại bụi phổi của ILO nam
1980 gồm các bệnh p, q, r/A, B, C với các mật
độ là 0, 1, 2, 3
Trang 33
Om, L_ Ốm nghỉ việc: - _ Hồi cứu số liệu từ 1998 - 2002
tai +Tỷ lệ lượt người ốm nghỉ
tiếng ôn, các khí độc (CO, CO;, NO;, SO; và SiO) Trên cơ sở “Tiêu chuẩn vê sinh lao
động" do Bộ Y tế quy định và ban hành tháng 10/2002 kèm theo quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động [15]
- Đánh giá, phân loại bệnh/chứng bệnh cấp và mãn tính hiện mắc của đối tượng
nghiên cứu được sắp xếp theo nhóm bệnh điền vào bảng Phân loại Quốc tế bệnh tật
lần thứ 10 (ICD - 10) do Bộ Y tế ban hành (năm 2001) [12]
+ Nhóm bệnh Tim - Mạch: THA, các bệnh về tim, thấp tim, viêm tắc tĩnh mạch,
tai biến mạch máu não, trĩ, huyết áp thấp
+ Nhóm bệnh Tâm - Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật
+ Nhóm bệnh Nội tiết chuyển hoá: Đái tháo đường, rối loạn đường máu, rối loan Lipid mau, Basedow
+ Nhóm bệnh Cơ - Xương - Khớp: Các bệnh về khớp, thoái hoá cột sống, loãng
xương, øù vẹo cột sống, gai cột sống, đau lưng, viêm cơ
+ Nhóm bệnh Tiêu hoá: Nuốt nghẹn, U thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm mật, túi mật, sỏi mật, viêm gan, xơ gan
Trang 34+ Nhóm bệnh Hô hấp: Viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản, lao phổi, u phổi
+ Nhóm bệnh Tiết niệu: Đái khó, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u xơ
tiền liệt tuyến, tiểu tiện không tự chủ
+ Nhóm bệnh Tai - Mũi - Họng: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm Amydal, viêm tai, giảm thính lực, điếc
+ Nhóm bệnh về Mắt: Nhìn mờ, giảm thị lực, mộng thịt, quặm, viêm kết mạc,
viêm củng mạc, giác mạc, mống mắt, glôcom, đục thuỷ tỉnh thể, mù loà
- _ Phân loại sức khoẻ do nghiên cứu qua khám toàn diện (loại I, II, III, IV, V) theo
tài liệu của Viện giám định y khoa (Bộ Y tế) xuất bản năm 1997 “Tiêu chuẩn sức khoẻ phân loại để khám tuyển, khám định kỳ" đối với học sinh các trường Đại học, THCN, trường dạy nghề và lao động ở các nghề, công việc [65]
2.3 Khống chế sai số và xử lý số liệu
+ Máy và thiết bị đo vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, xác định khí độc là những máy móc hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới, đang có tại Khoa y tế lao động - Trung
tâm y tế dự phòng Hà Nội, đã được chuẩn hoá trước khi đo
+ Lấy mẫu bụi toàn phần và bụi hô hấp theo quy trình kỹ thuật của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường
+ Toàn bộ quá trình thu thập thông tin tại các điểm nghiên cứu đều có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia về Y học lao động và các bác sỹ có kinh nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
+ Tất cả các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu được xử lý (làm sạch phiếu) và nhập vào máy tính 2 lần Số liệu định lượng được xử lý bằng chương trình phần mềm EPI - INFO 6.0 và với các test thống kê trong y - sinh học
Tinh OR, XỶ, P theo phương pháp dịch tễ học và thống kê [60]
Đối tượng, địa điểm nghiên | Tần số mắc bệnh qua hỏi bệnh
Phơi nhiễm (ô | CN XN Bê tông Chèm a b a+b
nhiễm không KHÍ | nowy Vinphine@ingty | d c+d
tiếng ồn, bụi)
Trang 352.4 Khía cạnh đạo đức của đề tài
- _ Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở có sự thoả thuận và đồng ý của công nhân lao động XN Bê tông Chèm, CBCNV khối Văn phòng Công ty và lãnh đạo XN Bê tông Chèm, lãnh đạo Công ty Bê tông Hà Nội Trường hợp đối tượng - người lao động
từ chối không hợp tác thì không ép buộc
- _ Kết quả nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích đề xuất các kiến nghị cải thiện điều kiện lao động để giảm thiểu các tác động có hại đến sức khoẻ người lao động đồng
thời góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị sử dụng người lao động
- C&c thong tin nhạy cảm về cá nhân, nhân khẩu học, về sức khoẻ, bệnh tật của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật, đảm bảo không để lộ thông tin Những trường hợp
có bệnh được đề nghị cho điều trị, những trường hợp không có bệnh được tư vấn các
biện pháp bảo vệ sức khoẻ trong lao động
thuộc về nguyên nhân và bản chất của vấn đề
Trang 36Chương 3
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Trang 37
Nhận xét:
- O XN Bé tong (nhóm chủ cứu): Số người từ 40 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(35,43%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 30 - 39 (30,71%), nhóm > 50 tuổi chiếm tỷ lệ 25,20% và thấp nhất là nhóm < 30 tuổi (8,66%)
- Ở nhóm đối chứng): Nhóm tuổi từ 40 - 49 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,19%); thấp
- _ Ở nhóm chủ cứu: Số người có tuổi nghề > 21 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (30,71%);
thấp nhất là số người có tuổi nghề < 5 năm (7,08%)
- Ở nhóm chứng: Số người có tuổi nghề từ II - 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
(31,32%); thấp nhất là số người có tuổi nghề < 5 năm 96,02%)
Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Trang 38Bảng 3.5 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
- Ở nhóm đối chứng: Đa số có học vấn Đại học (40,97%) và thấp nhất là THCS
(6,02%) Không có trường hợp nào Tiểu học
3.2 Các yếu tố môi trường lao động tại xí nghiệp Bê tông Chèm và nhận thức về môi trường của người lao động
3.2.1 Các yếu tố môi trường lao động tại XN Bê tông Chèm (từ 1998 - 2003)
Bảng 3.6 Các yếu tốvi khí hậu tại XN Bê tông Chém, theo doi trong 5 năm (nừ 1996 - 2002)
- _ Nhiệt độ không khí trong khoảng 29,6C - 33,4, trong TCCP
- Do dm: dao động từ 67,3% - 87,5%, trong TCCP (năm 2000, 2001 và 2002); cao hon TCCP (nam 1998 va 1999)
- Tốc độ gió nằm trong khoảng 1,57m/s - 2,5 m/s, trong TCCP qua các thời điểm khảo sát
Trang 39
Bảng 3.7.Các yếu tố vi khí hậu ở XN Bê tông và Văn phòng Công ty (đo tháng 6/2003)
- Tai XN Bê tông cũng như tại Văn phòng Công ty tuy có sự khác nhau, nhưng các
yếu tố vi khí hậu nằm trong TCCP
Bảng 3.8 Yếu tố bụi toàn phần và bụi hô hấp tại XN Bê tông Chèm theo dối trong 5
năm (từ 1998 - 2002)
-_ Chỉ số bụi toàn phần các năm đều cao hơn TCCP từ 0,6 - 1,5 mg/m’
- Chỉ số bụi hô hấp cao hơn TCCP từ 0,35 - 0,8 mg/m’
Bảng 3.9 Định lượng bụi toàn phần và bụi hô hấp (bụi trọng lượng) tính theo vị trí ảo (tháng 6/2003)
Trang 40
Trong khi đó, ở Văn phòng Công ty 2 chỉ số này đều trong TCCP
- Ham lượng chất SiO; trong bụi ở XN Bê tông Chèm đo được là 15,5 - 19,6%, trở Văn phòng Công ty là 0%
xuất bê tông công ty
Biểu đồ 3.1 Chỉ số ô nhiễm bụi (bụi trọng lượng) tại
XN sản xuất Bê tông Chèm
Bảng 3.10 Nồng độ các khí độc 6 XN Bê tông Chèm theo dõi trong 5 nam (tit 1998 -
-_ Khí độc CO va CO; đều có nồng độ dưới mức TCCP
- Khí SO; và NO; phần lớn cao hơn TCCP