1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân nhà máy Hóa chất Công ty giấy Bãi Bằng

52 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của công nhân nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi Bằ

Trang 1

B Ộ Y T Ê TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NÔI

MA THI PHÚC

NGHIÊN CỨU ẢNH HlIỞNG CỦA MÔI TRlIÒNG LAO BỘme « í : \ TÌM I TK Ị X i

( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c s i KHOÁ 1997 - 2002 )

- Người hướng dẫn : TS Phùng Văn Hoàn.

ThS Nguyễn Thu Anh.

PGS TSKH Lê Thành Phước.

- Nơi thực hiện : Bộ môn Hoá Vô Cơ - Hoá lý.

- Thời gian thực hiện : 03/2002 - 05/2002.

HÀ NỘI, 5 - 2 0 0 2

Trang 2

M ồ i e á n t đ t i

<ĩ)ối lồ tiạ hỉểt tUt SÁU iắ t' o à s ự h ín lt ỉrẹ tiạ lỗ i deừt hĩtụ tở Lịi eả tn ổ n

ehâểi thành nhất tĩi

\ J S3 C J í i ỊỸ jh ìiiilt ^pittỉtie - e ítỉi Itltìê n t bồ Ittâti Tỉơố

(X)ơ- ừớ’ - Jơỡ€i ỊẠ Q ỉhìĩỉikị đại íỉúe ^ĩ)tiú'e '3ƠÌL QtSi - ti(ftiờỉ tltẫụ ĩtủ ehú tơi nhiều kiên tlníc íỊinị lui ti ĩtè íioiin thành ỉuâit oún í‘ỉm mình.

rĐ ặ e b iệ t, lơ i xifi hìiỊỊ tỏ ỉịtUỊ Ị)ìèị ổ n eiu ĩn th à n h lâ i

&S (J)UùntỊ, (Dàn 'JơũỉiỆt — Ịìliỏ eint nhiêm mịn Súíe lihoẽ nghề nghiệp, phũ (//'«HI ĩtồe tâm (Ụ ỉiúe iỊÌa ¿tìnítt (ỊÌảnụ oi tu

’rĩvtỉịtitị đụi họe (Ụ- '3ƠỈÌ QLội — tiíỊtìịi ĨỈIÍỈỊ/ đủ true tìèp chỉ hảo Itứíínụ dẫn, tồi nụliỉèíi eứu lùi liúìiti thành đề tài, nà Ị/.

Ĩ7 fii c ũ n g x in , (‘h à n t h à n h etu n ổ n

&ỊiS- ^ÌLíịuịịỀh c7///í c/ỉnỉi - ến bơ- mơn Sứa lihtì^ II (Ị l i ỉ

n ụ ỉtìệ p - 3 C h o a (ỊẬ tê 'e ơ ttg ( ộ n ạ - C Jiu tü iif <Ĩ){ỊÌ h ọ e (ự- 7 ÙỈI Q lộ i - tị n g xtị i

đã giành ehti túi iự ạiÚỊL đỡ' tận tình trơíHỊ suuốt quá trinh ỉhựí' hiện Luận

oản tế t HÍỊÌtìèp

tTiờÃ (‘ũ n (Ị Jtfat friu i ỉvtìtKỊ i'/m t ổn ('áe tỉiííụ cơ tịiú o bề- liiâtt lỉỗ o ti (Ị)ơ-

e& - ítt)á lụ ft'/t’f)’ỉiợ (Đại họe 0)ti’o'e 'Jớ QLội ồ ếe flttuj eơ- (ịìáo Ultúa (Ụ- t ế

eơuạ íộttạ trùịtUị ¿Đại họe (ịị 7ùà Qlội đã nhiệt tình ạiÚỊt đã, tạở ĩtìhi

Uíên tỉtu ù n ltì’ì đ ế tơ i h ũ à ti tliím ít lu â n iXíĩn ttíiỊ/.

&ỊÌ deÙL eltân thành eảtn ơn rßtS Qlạuụỉỉt rJht CJhtmlt im ếa ếiL bậ ằ tnttMỊ túm t í (¿ịttíỊ tụ (ỊỈííụ (S ã í QiủntỊ t ĩ căn hê eúu(Ị nhún OÌỀH (‘ủíi

eúttíỊ ỉ Ị/ ¿ta íịìú ịỉ ĩtỡ ’ t ụ tí ĩtĩỉit l-ùêti eỉi() e h iiu tj ff) ỉ thu th á p , iỏ ' liêu, eitở ụ

k iê n tm Iđ ỉ túte Ịiltiè u p íttìn í/ ÜUH, t/ĨỊì lị tvúntỊ tít đ ì (ỊÌtm ehúriợ, tơ i tiêu lìím h eiìn tị o iêe tạ i th iử t đ ìu

@ uếl e ìn n ị, eitú tỏ i gjửi lồ i eấtn tin tú i tjttt đinhy n tỊitị i Ị h ù n , hạn hè i'tm g ếe t h ồ ụ eơ ạiác) h 'f)nạ t iiíừ n q (Đ ạ i h ọ a rD tt’ọ’e Tơà Q lệ i đ ã (fitifi đ ỗ ’ ú ù

đ ộ n tị o ièn tồ i v ấ t n h iề u tvên etui đ ứ ồ n g , h ọ e tậ p , t)ủ itíỊỈiìè ii eứ u U ltúư h ọ e

7 ơ à n ộ i, n ạ à ụ 2 5 tli á n ạ 5 n ă m 2 0 0 2

S in h úìètt

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VÂN Đ Ể 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm liên q u an 3

1.1.1 Môi trường lao động và vệ sinh lao động [19] 3

1.1.2 Sức khoẻ 4

1.1.3 Yếu tố độc hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp: 4

1.2 Một vài nét tổng quan về Công Ty Giấy Bãi Bằng 4

1.2.1 Sản phẩm của công ty 4

1.2.2 Quy trình sản xuất của nhà máy bột giấy 5

2.1.3 Nhận xét sơ bộ về môi trường lao động và các vấn đề về môi trường nói chung của công ty 8

2.1.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng 9

1.3 Tác động của MTLĐ đến sức khoẻ người lao động 10

1.4 Các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ công nhân 11

1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước 12

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 16

2.1 Đối tượng nghiên cứ u 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Các biến số nghiên cứu 16

2.2.2 Xác định cỡ mẫu 16

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 17

2.3 Địa điểm nghiên cứu: Công ty giấy Bãi Bằng tỉnh Phũ Thọ 18

2.4 Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2002 18

2.5 Phương pháp xử lý số liệu: 18

Trang 4

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 19

3.1 Thực trạng MTLĐ tại NMHC của Công ty giấy Bãi Bằng 19

3.2 Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của công nhân 24

3.3 Bàn luận 33

3.3.1 Tình hình MTLĐ tại NMHC Công ty giấy Bãi Bằng 33

3.3.2 Vấn đề về sức khoẻ của công n h ân 38

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 41

4.1 Kết lu ậ n 41

4.2 Đề x u ấ t 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LUC

Trang 5

CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

HCBVTV : Hoá chất bảo vệ thực yật

Trang 6

ĐẶT VÂN ĐỂ

Con người là vốn quý của xã hội vì chính con người cùng với sức lao động của mình là nhân tố chủ chốt tạo dựng và phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Phát triển toàn diện về mọi mặt nói chung và vững mạnh về kinh tế nói riêng là mục tiêu của tất cả các quốc gia đồng nghĩa vói việc phải đảm bảo nguồn nhân lực dồi dào và phát huy tốt nhất khả năng lao động Chính vì vậy, sức khoẻ người lao động là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với xã hội Việt Nam.Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, môi trường lao động là yếu tố quan trọng nhất Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động để phát hiện, hạn chế, tiến tới loại trừ những yếu tố có hại, cải thiện điều kiện làm việc là một nhiệm vụ quan trọng mà ngành y tế cần phải thực hiện nhằm nâng cao sức khoẻ người lao động, hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm Hơn nữa, trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, quy mô công nghiệp càng mở rộng thì nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất (hoá chất, tiếng ồn, chấn động cơ học, vi khí hậu) càng tăng lên Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động và điều kiện làm việc ngày càng trở nên bức thiết

Công ty giấy Bãi Bằng là một doanh nghiệp lớn do Thuỵ Điển giúp nước

ta xây dựng Các phân xưởng sản xuất được trang bị tương đối hiện đại, quy trình công nghệ phức tạp, vừa sử dụng các máy móc, thiết bị cơ khí, vừa phải dùng nhiều hoá chất Trong hệ thống các nhà máy của Công ty, nhà máy hoá chất là nơi phải sử dụng nhiều hoá chất độc hại nhất, có thể gây nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khoẻ một bộ phận lớn người công nhân

Với những đặc điểm về chức năng và quy trình sản xuất của nhà máy hoá chất, việc nghiên cứu về môi trường lao động ở đây không những chỉ đóng

Trang 7

góp trực tiếp vào cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công nhân trong nhà máy nói riêng và trong Công ty giấy Bãi Bằng nói chung mà còn góp phần bảo

vệ sức khoẻ của những người lao động trong ngành giâý - một ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội đang có xu thế phát triển mạnh ở nước ta

Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của công nhân nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi Bằng ” nhằm các mục đích

sau:

Muc tiêu chung; Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm MTLĐ đến sức khoẻ và

bệnh tật công nhân

Muc tiêu cu thể;

1 Mô tả thực trạng môi trường nhà máy hoá chất Công ty giấy Bãi Bằng

2 Xác định sự ảnh hưởng sức khoẻ và tình hình bệnh tật của công nhân

Trang 8

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Môi trường lao động và vệ sinh lao động[19]

♦ Môi trường lao động: Là không gian của khu vực lao động, nơi mà

người lao động làm việc với các phương tiện phục vụ lao động Bao gồm: yếu tố vật lý (VKH, ồn, rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt, phóng xạ ), yếu tố hoá học (hoá chất, một số loại bụi, thuốc kích thích da), yếu tố vi sinh vật (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng), yếu tố tâm lý (căng thẳng thần kinh, do tiền lương thu nhập thấp hoặc không công bằng), yếu tố tai nạn (tình trạng nguy hiểm)

♦Vệ sinh lao động: Là khoa học nghiên cứu tác động của các yêu tố môi trường và hoạt động sản xuất, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao động, với các nhiệm vụ là:

- Nghiên cứu đánh giá các yếu tố bất lợi của môi trường và điều kiện lao động (yếu tố độc hại) để đề xuất các biện pháp kỹ thuật, biện pháp công nghệ Y sinh học, tổ chức quản lý để hạn chế tác hại

- Nghiên cứu những thay đổi của các chức phận trong cơ thể trong quá trình lao động

Phân tích sự thích ứng của cơ thể đối với những Stress tìm ra giới hạn sinh

lý và phòng chống mệt mỏi, tăng tuổi nghề cho công nhân

- Nghiên cứu đặc điểm tâm lý con người trong quá trình lao động, phòng chống căng thẳng về mặt tâm lý trong lao động

- Nghiên cứu các yếu tố gây nhiễm độc, tổn thương cấp tính, gây chấn thương hoặc tử vong

- Nghiên cứu sự thích nghi với điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt của con người làm cho con người hoạt động có năng suất và an toàn thoải mái

Trang 9

1.1.2 Sức khoẻ

♦ Định nghĩa sức khoẻ của WHO: / '

“ Sức khoẻ là một trạng thái sảrĩg kp0ắivề thể chất, tấrù thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trang không.bênh tât n r

1.1.3 Yếu tố độc hậi nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp:

♦ Yếu tô độc hại nghề nghiệp: Là các yếu tố có trong quá trình lao động

và hoàn cảnh nơi làm việc sẽ tác động tới trạng thái của cơ thể con người, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người

♦ Bệnh nghề nghiệp:[18]

Theo thông tư liên bộ 08/TTLB ngày 19/5/1976 (Bộ Y Tế, Bộ Lao Động thương binh xã hội và Tổng công đoàn) BNN được định nghĩa như sau:

BNN là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó

đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động gây nên bệnh

Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp do hơi độc, hoá chất độc gây nên tại nơi làm việc được coi như tai nạn lao động, tuy nhiên hiện nay

nhiều nước nhiễm độc cấp tính vẫn được coi như BNN

1.2 Một vài nét tổng quan về Công Ty Giấy Bãi Bằng

CTGBB đặt tại huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ Với khoảng 3000 cán bộcông nhân viên, là một công trình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và ThuỵĐiển Công ty bắt đầu được xây dựng vào năm 1974 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1982 Qua 20 năm hoạt động, công trình này đã mang lại hiệu quả

to lớn về nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật Công ty đã sản xuất ra 1/4 tổng sản lượng giấy trong cả nước và đạt chất lượng cao Đây là một mô hình tốt cho công cuộc " Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

Trang 10

1.2.1 Sản phẩm của công ty

CTGBB được thiết kế chủ yếu để sản xuất giấy dùng trong nội địa, với công suất thiết kê 55000 tấn/năm gồm rất nhiều chủng loại như: giấy in, giấy viết, giấy Telex, giấy Photocopy, giấy kẻ ngang Thực tế, năm 1998 công ty đã vượt công suất thiết kế 5000 tấn giấy Dự kiến năm 1999 công ty sản xuất đạt 70000 tấn và năm 2000 là 100000 tấn Sau năm 2002 quy mô của công ty sẽ được mở rộng để sản xuất 2 0 0 0 0 0 tấn/năm

1.2.2 Quy trình sản xuất của nhà máy bột giấy

a Mô tả các công đoạn sản xuất bột giấy

Nguyên liệu thô là tre, nứa, gỗ cây Gỗ cây từ sân chứa được đưa vào thùng bóc vỏ, chặt mảnh, sàng chọn và đưa sang sân chứa mảnh Riêng tre nứa sau khi sàng chọn sẽ được rửa sạch bùn đất Sau đó các mảnh được đưa vào nồi nấu với tỉ

lệ mảnh tre nứa / mảnh gỗ là 50/50 tạo ra bột giấy

Bột giấy được sản xuất theo phương pháp Sulfat có thu hồi hoá chất Bột được đưa ra bể phóng để đánh tơi, tiếp theo đưa sang bốn máy rửa chân không, sau đó bột được đưa vào lò nung hồi tạo ra dịch nấu bột Để thu hồi hoá chất nấu bột, dịch rửa (dịch đen) được đưa tới hệ thống chưng bốc rồi đốt ở lò hơi thu hồi kiềm, sau đó dung dịch xanh được xút hoá để tái tạo lại dịch nấu bột

Dịch bột sau khi được rửa sạch và sàng lọc để loại bỏ mảnh sống và cát sạn

sẽ đưa sang hệ thống tẩy trắng Có bốn giai đoạn tẩy trắng là tẩy bằng Clo, xút, Hypoclorit và tẩy bằng H202 (được gọi tắt là c, E, H, H) Sau khi tẩy, bột có độ trắng từ 75% - 80% sẽ được dùng làm giấy

Trước khi đưa vào máy xeo, bột được nghiền và sàng lọc để loại bỏ các vật liệu không phải là xơ sợi, sau đó đem trộn với phụ gia gồm phèn, nhựa và cao lanh Sau khi đã trộn đủ thành phần bột được phun lên lưới hoàn thành và ép ướt

có độ khô là 40% rồi đưa vào máy sấy Giấy ra khỏi máy xeo có độ khô 90

Trang 11

-95% được cuộn lại đưa sang máy hoàn thành để chế biến giấy cuộn, giấy gram và

kẻ vở học sinh

Trong quy trình công nghệ sản xuất cần phải quan tâm đến các chất thải:

- Trong công đoạn 1:

+ Có nước thải từ bộ phận rửa nguyên liệu thô

+ Bụi do chặt mảnh, vận tải băng chuyền hoặc ô tô

+ Khí thải do giao thông nội bộ

- Trong công đoạn 2:

+ Quá trình thu hồi dịch đen để tái xút lại bằng cách cho vôi vào —>

chất thải là bùn vôi

- Trong công đoạn 3:

+ Nước thải từ khâu xử lý bột, khí thải, tiếng ồn

b Sơ đồ quy trìn h sản xuất bột giấy và giấy

(Xem trang sau)

Trang 12

Sơ đồ quy trình sản xuất bột giấy và giấy

Trang 13

NMHC sản xuất các loại hoá chất: Clo, Xút, Hypoclorit và dung dịch HC1 30%-31% cung cấp cho dây chuyền nấu và tẩy bột trắng.

Nguyên liệu chủ yếu là NaCl, Mg, H20

Muối đem về được hoà tan thành nước muối bão hoà rồi bơm lên thiết bị phản ứng (có bộ phận gia nhiệt dùng hơi nước bão hoà để nâng nhiệt độ của nước muối) Người ta bổ sung thêm Na2C 03 và NaOH để phản ứng với các tạp chất, sau đó loại bỏ tạp bằng cách lắng, lọc Quá trình này nước muối không còn bão hoà nữa, tiếp tục được gia nhiệt bằng thiết bị trao đổi nhiệt để nước muối được bão hoà trở lại rồi đem đi điện phân:

2 NaCl + 2 H 20 2 NaOH + Cl 2 + H j t

+ NaOH được đưa dến bể chứa dịch điện giải để cô đặc đến nồng độ 50%.+ H2 được đưa đến bình thuỷ phong làm mát bằng nước Sau quá trình làm sạch H2được đem đi tổng hợp thành HC1 30% HC1 chỉ được sử dụng một lần và được thải ra ngoài Trước khi thải ra ngoài HC1 được trung hoà bằng cách sục qua bùn vôi

+ Cl2 được đưa lên thiết bị thuỷ phong an toàn rồi đến thiết bị làm nguội, sau đó đem Cl2 đi lọc rồi sấy, nén cho hoá lỏng và được chứa vào 3 thùng có dung tích 70 tấn Clo lỏng

2.1.3 Nhận xét sơ bộ về môi trường lao động và các vấn đề về môi trường nói chung của công ty

Khu vực sản xuất của CTGBB do các chuyên gia Thụy Điển thiết kế Vào thời điểm bắt đầu đưa vào hoạt động, cách đây 25 năm, công ty có cơ sở hạ tầng (nhà xưởng, các công trình kiến trúc khác và thiết bị) vào loại hiện đại, công nghệ sản xuất vào loại tiên tiến bậc nhất nước ta

C Quy trình sản xuất dịch tẩy tại nhà máy hoá chất

Trang 14

Bột giấy được sản xuất theo phương pháp Sulfat và tuỳ vào từng loại nguyên liệu mà có hiệu suất thu hoạch bột khác nhau, thường là 48 - 50%.

Mức độ cơ giới hoá của công ty đạt 100%, tự động hoá 50%.(đạt tiêu chuẩn

“ công nghệ mới ” theo phân loại của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)

Thiết bị công nghệ và thiết bị môi trường có độ bền cơ học và độ bền hoá học lớn, ít bị rò rỉ và có hiệu suất làm việc cao

Nguồn nước cung cấp cho sản xuất được lấy từ sông Lô, còn nước thải của công ty được đổ ra sông Hồng, hệ thống cống rãnh nước thải tốt và đầy đủ Hàng năm công ty luôn kết hợp với Trung tâm y tế môi trường lao động Bộ công nghiệp tổ chức một đợt kiểm tra môi trường lao động tại tất cả các phân xưởng xí nghiệp nhà máy

Ngoài ra, do khu vực sản xuất của Công ty xây dựng trên vùng đồi, còn ít cây xanh che nắng Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cải tạo môi trường của công ty năm 1996 là “ trồng cây xanh trong toàn bộ khu vực của công ty để tạo cảnh quan và làm sạch môi trường”

Nếu so sánh với các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp cùng ngành khác trong điều kiện Việt Nam, MTLĐ ở công ty tương đối tốt Mặc dù vậy, vẫn còn một số hạn chế về môi trường lao động như nhiệt độ, tiếng ồn, bụi và hơi khí độc

ở một số nhà máy, phân xưởng.

2.1.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng

Căn cứ vào những kết quả điều tra khảo sát Y tế về sức khoẻ công nhân do các cơ quan Y tế địa phương và Trung ương đã thực hiện, có thể rút ra nhận xét sau:

Các bệnh về Tai - Mũi - Họng ( Viêm A, viêm mũi, viêm họng ), viêm lợi, viêm kết mạc ở nhóm nghiên cứu cao hơn ờ các đối chứng Tình trạng sụt cân,

mệt mỏi, hội chứng thần kinh ngoại biên thường gặp ở những người từ 45 tuổi trở

Trang 15

lên và bệnh cao huyết áp ở lứa tuổi lớn hơn 65, ở nhóm nghiên cứu cũng cao hơn nhóm đối chứng.

Từ mô hình bệnh tật đã khảo sát có thể kết luận sơ bộ là: Đã có ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp của CTGBB đến sức khoẻ

và bệnh tật của công nhân ở vùng lân cận (như thị trấn Phong Châu, các xã Xuân Thuỷ, Phù Lỗ, Phú Nham, Phú Lộc )

1.3 Tác động của MTLĐ đến sức khoẻ người lao động

MTLĐ có mối quan hệ mật thiết tới tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và khả năng làm việc của người lao động ở các cơ sở sản xuất Nếu như trong các nhà máy xí nghiệp có một môi trường thích hợp thì sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, sức khoẻ của người lao động Nhưng thực tế hiện nay, khi phát triển sản xuất cùng với sự mở rộng công nghiệp hoá, tác hại nghề nghiệp phát sinh, các yếu tố độc hại xuất hiện gây ô nhiễm MTLĐ Các yếu tố độc hại chủ yếu là các loại bụi (bụi vô cơ và hữu cơ), là hơi khí độc, hoá chất độc, là tiếng ồn, là bức

xạ ion hoá và không ion hoá

Hậu quả tất yếu là các BNN hay các bệnh mang tính chất nghề nghiệp phát sinh, phát triển, tuổi lao động cũng như tuổi thọ người lao động giảm sút đáng

kể Trong báo cáo tổng kết công tác Y tế lao động năm 1999 có 30905 người lao động đã được khám bệnh nghề nghiệp (tăng 1,5 lần so với năm 1998 ), phát hiện

4719 người bị bệnh nghề nghiệp Trong đó bệnh Bụi phổi - Silic vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1% (970 người), điếc nghề nghiệp 19% (280 người), nhiễm độc HCBVTV 2,4% (36 người), nhiễm độc Nicotin 2,1% (32 người), nhiễm độc TNT 2,3% (34 người ), viêm gan do siêu vi trùng nghề nghiệp 1,5% (2 2 ngưòi ), nhiễm độc chì là 1,6% (26 người)

Nhiều BNN làm người lao động mất khả năng lao động và có thể chết trong tuổi lao động Theo một nghiên cứu của Mỹ năm 1990 số người chết vì ung thư nghề nghiệp là 8% (456240 người) so với số người chết do ung thư nói chung là

5703000 Tương tự như vậy, bệnh tim là 7,5% (200025 người), đường hô hấp

Trang 16

mãn tính 10% (270000 người), bệnh phổi ( riêng ở Mỹ) 100% (36000 người), rối loạn thần kinh 2% (12080 người) và bênh thận 2% (13100 người) Vậy tổng số người chết vì bệnh nghề nghiệp là 992415 người [16]

Các yếu tố độc hại xâm nhập vào cơ thể con người do tiếp xúc lâu dài qua đường hô hấp, tiêu hoá, da sẽ gây nhiễm độc cấp và mãn Nó phụ thuộc vào độc tính, nồng độ một số chất độc hại và khả năng gây tổn thương cục bộ ở các

bộ phận tiếp xúc ngoài như: chân, tay, cổ, mặt

Thật vậy, trong quá trình lao động sản xuất hay ở bất cứ nơi nào mà con người:

- Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cường độ trên giới hạn cho phép (> 85 dBA) có thể bị giảm thính lực và gây điếc nghề nghiệp

- Tiếp xúc với bụi có kích thước nhỏ, lơ lửng nhất là bụi có chứa hàm lượng Silic cao sẽ phát sinh bệnh bụi phổi silic

- Tiếp xúc với nóng và bức xạ nhiệt có thể mắc các chứng bệnh như: say nóng, say nắng

- Tiếp xúc với hoá chất độc hại sẽ phát sinh các bệnh: nhiễm độc benzen, chì, mangan, asen, thuỷ ngân, nicotin, TNT

1.4 Các nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ công nhân

Từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về MTLĐ và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ người công nhân, trong đó cũng có những tài liệu mô tả một

sô bệnh liên quan đến nghề nghiệp Đặc biệt từ sau cách mạng công nghiệp

nước Anh, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tác động của các yếu

tố môi trường như vật lý, hoá học, sinh học, điều kiện lao động tới sức khoẻ công nhân Đầu thế kỷ XVIII, nhà khoa học Italia là Pamaynu đã dành nhiều công sức

để nghiên cứu về điều kiện lao động và bệnh tật của những người làm nghề thủ công Ông được coi là người sáng lập ra ngành y học lao động và BNN Việc

Trang 17

nghiên cứu, chẩn đoán sớm môi trường lao động đã cứu được hàng triệu công nhân khỏi những tác hại nghề nghiệp nguy hiểm.

Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy, người công nhân càng chịu nhiều yếu tố môi trường lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như: bụi, tiếng ồn, hoá chất độc hại và vi khí hậu nóng

1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới vấn đề MTLĐ trong các ngành nghề sản xuất đã và đang được nhiều tác giả quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố

► Theo Vassileva, Indosova [20]: Tiến hành nghiên cứu về tác động của nhiệt độ cao và tiếng ồn đến tình trạng sinh lý lao động trên cồng nhân dệt sợi cho thấy:

+ Phối hợp giữa nhiệt độ cao và tiếng ồn tăng nhiệt độ da, nhịp tim, huyết áp tối đa

+ Tăng tiêu hao năng lượng

+ Tiếng ồn tác động mạnh tới sự điều hoà nhiệt

Do vậy các tác giả đã đề nghị xem xét đến tiêu chuẩn cho phép trong trường hợp công nhân làm việc và tiếp xúc với tiếng ồn, nhiệt độ cao

► Theo nghiên cứu của Xidenco A-T Xabonova: Tác động của NH3 và c o trên nữ công nhân nhà máy hoá chất ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chỉ số sinh hoá

tế bào của công nhân.[2 2]

► Nghiên cứu của Moncova, Artem cev cho biết: trong điều kiện vi khí hậu xấu có thể có sự thay đổi sức đề kháng của cơ thể với môi trường bên ngoài Trong điều kiện vi khí hậu xấu phản ứng thực bào giảm từ 18%-28% (p<0,01 ).[2 1]

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

ở nước ta, ngành công nghiệp non trẻ được hình thành và đi vào sản xuất trong những năm đầu của thập kỷ 60 Lúc đó vấn đề ô nhiễm MTLĐ và tác động của nó đến sức khoẻ chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu tới Nhưng đến

Trang 18

đầu năm của thập niên 70 cán bộ Viện vệ sinh dịch tễ đã có nhiều nghiên cứu về môi trường lao động và sức khoẻ công nhân Bộ công nghiệp cũng đã thành lập trung tâm Y tê môi trường lao động để kiểm tra môi trường lao động và sức khoẻ công nhân trong toàn ngành.

► Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Bích về MTLĐ và sức khoẻ công nhân trong một số ngành nghề sản xuất ở phía nam cho thấy: các yếu tố độc hại trong MTLĐ (bụi, hơi chất độc, vi khí hậu nóng - lạnh, bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió, tiếng ồn ) ở các cơ sở sản xuất được nghiên cứu đều vượt quá giới hạn cho phép Ảnh hưởng của môi trường xấu không chỉ thể hiện ở thực trạng sức khoẻ và bệnh tật của công nhân mà bản thân tuổi đời, tuổi nghề cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.[l]

► Theo Trần Thị Được, MTLĐ không đảm bảo đã đưa đến sức khoẻ công nhân ngày càng giảm sút, sức khoẻ lao động giảm [2]

► Trần Hoàng đã tìm hiểu MTLĐ và sức khoẻ công nhân ở một số xí nghiệp trong ngành hoá chất: Các yếu tố độc hại (bụi, hơi, khí độc, ánh sáng, tiếng ồn, điều kiện VKH và nồng độ ô nhiễm chất thải của các xí nghiệp sản xuất hoá chất ) gây ô nhiễm MTLĐ ngày càng nghiêm trọng Đặc biệt các nhà máy sản xuất ắc quy, công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoi và bụi chì có lúc vượt giới hạn tối đa cho phép hàng 100 lần [5]

Hậu quả của ô nhiễm MTLĐ kéo dài làm sức khỏe của công nhân giảm sút, BNN có chiều hướng phát triển

► Lê Ngọc Khôi khảo sát môi trường ở khu công nghiệp Biên Hoà cho thấy: không khí, đất, nước bị ô nhiễm bởi rất nhiều yếu tố do công nghiệp như bụi, chì, HC1, Cl2 và các chất thải khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng như tổn hại cơ sở vật chất của xí nghiệp [7]

► Theo nghiên cứu của Bùi Quốc Khánh về ngành giấy: Khu vực chưng bốc xút hoá: MTLĐ nóng 30°c - 40°c, nồng độ bụi vượt TCVSCP nhiều lần, tiếp

Trang 19

xúc với nhiều loại hoá chất hơi khí độc hại NaOH, H2S nên người lao động dễ bị mắc các bệnh viêm phổi và bệnh về tai mũi họng [6]

► Theo kết quả điều tra sức khoẻ công nhân nhà máy hoá chất Việt Trì của tác giả Phạm Quang Trứ [14]

Tháng 4/1992 tổ chức khám lâm sàng, nội các khoa TMH, RHM, Mắt, Điện tim, chụp phim dạ dày ( tài liệu cũ ) cho 647 cổng nhân cho thấy:

Yếu tố độc hại chính là khí Cl2, HC1, bụi hoá chất các loại ( nồng độ của chúng thường vượt quá giới hạn tối đa cho phép nhiều lần ), tuy nhiên có một số công nhân trước đây còn tiếp xúc với Benzen, 6 6 6, PVC trong sản xuất Những bệnh tật thường được chú ý là: viêm họng hạt, viêm họng mãn tính ( 73,41%), bệnh răng( 38,02%), bệnh viêm kết mạc hột (33,84%), các biến đổi từ nhẹ tới nặng về hoạt động của hệ tuần hoàn (25%), bệnh ngoài da (10,81%)

► Theo nghiên cứu của Từ Hữu Thiêm từ 1984 - 1988 về MTLĐ và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ, khả năng lao động của công nhân của 19 cơ sở sản xuất cho thấy:

Nồng độ bụi môi trường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần Hàm lượng Si02 cao là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi nghề nghiệp và xuất hiện thêm các loại bệnh khác

Hàm lượng các hơi khí độc đều vượt quá tiêu chuẩn quy định từ 2 đến 100 lần ( C 0 2, S 02, Phenol, Chì ).[12]

► Công trình nghiên cứu của tác giả Phùng Văn Hoàn về những biến đổi sinh lý của công nhân do tác động của vi khí hậu nóng, hơi khí độc và bụi trong sản xuất, khi đo các chỉ tiêu sinh lý của công nhân trước và trong quá trình lao động, ông nhận thấy rằng tác động của chúng làm một số chỉ tiêu sinh lý tăng cao hơn, như: nhiệt độ da trung bình, huyết áp, mạch, nhịp hô hấp, biến đổi thần kinh tâm lý và xuất hiện một số bệnh có liên quan đến nghề nghiệp [3]

Trang 20

► Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu và Phùng Văn Hoàn nghiên cứu ảnh hưởng MTLĐ tới sinh lý và sức khoẻ của công nhân ở các lò công nghiệp cơ khí

về mùa lạnh cho thấy: ảnh hưởng của vi khí hậu nóng tới MTLĐ của các lò cơ khí (lò rèn, lò thép) có phần giảm nhiều nhưng vẫn gây ra những biến đổi sinh lý

và bệnh lý của công nhân lao động trong các khu vực đó [10]

► Theo Nguyễn Ngọc Ngà nghiên cứu sức khoẻ lao dộng trong thời kỳ mói:Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn liền với sự đổi mới phát triển công nghệ và nhập khẩu công nghệ mới, một số yếu tố nảy sinh liên quan tới điều kiện lao động Đó là chất lượng không khí trong phòng ( liên quan đến nhà kín và sử dụng hoá chất đặc biệt là các dung môi hữu cơ ) Sự không phù hợp giữa máy móc và nhân trắc người Việt Nam , sự giảm động của các nhóm cơ lớn

và sự căng thẳng của các nhóm cơ nhỏ, căng thẳng thần kinh tâm lý (do tính chất công việc, do sự bất cập giữa lối sống và phương thức quản lý mới Thực trạng

đó có thể dẫn đến những vấn đề mới về sức khoẻ và bệnh tật như : các rối loạn thần kinh hành vi, hình ảnh mới của các rối loạn cơ xuơng, các vấn đề tim mạch- thần kinh, giác quan [8]

► Theo khảo sát sơ bộ tình hình ung thư nghề nghiệp ở Việt Nam của Nguyên Văn Sơn: tác giả hồi cứu tất cả các công nhân đã được chuẩn đoán là ung thư có 17281 hồ sơ bệnh án tại bệnh viện K và khoa Khối u của bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy 1088/17281 (6,3%) hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ung thư có liên quan tới nghề nghiệp [11]

► Theo nghiên cứu của Phùng Văn Hoàn và Nguyễn Phương Hiền (2001)

về tình hình MTLĐ chung của toàn thể năm nhà máy CTGBB và tình hình bệnh thấy: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở nhà máy hoá chất chủ yếu là Cl2 và NaOH nhưng tác giả chưa đi sâu vào môi trường nhà máy hoá chất mà chủ yếu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vật lý là tiếng ồn và vi khí hậu [4]

Trang 21

PHẦN 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u2.1 Đối tượng nghiên cứu

♦ Môi trường lao động tại nhà máy hoá chất:

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study) trên cơ sở hồi cứu

số liệu có sẵn ( Secondary data) qua khám sức khoẻ đinh kỳ và số liệu thô của đợt

đo môi trường vào tháng 5/2001 của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Các biến số nghiên cứu

Tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nồng độ bụi, tình trạng bệnh tật, tuổi, giới, tuổi nghề, các loại hoá chất độc hại

2.2.2 Xác định cỡ mẫu

Trong đó :

n : Cỡ mẫu nghiên cứu

p : Tỷ lệ ước tính công nhân bị mắc bệnh; q = 1 - p;

d2 : Khoảng sai lệch cho phép theo mong muốn của người nghiên cứu

Trang 22

a : Mức ý nghĩa thống kê.

z, = 1,96 ứng với hệ số tin cậy của ước lượng là 95%

♦ Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả

Theo nghiên cứu [9]: MTLĐ và tình trạng sức khoẻ của công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng thì tỷ lệ mắc bệnh viêm họng là tỷ lệ bệnh cao nhất (42%)

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 139 công nhân NMHC tại nơi làm việc gồm nhận xét của công nhân về môi trường và tình trạng sức khoẻ của công nhân trong hai tuần trước ngày nghiên cứu (18/3/2002 - 1/4/2002) Số cán bộ công nhân được phỏng vấn phù họp vói cỡ mẫu đã tính Chúng tôi phỏng vấn thêm 58 cán bộ thuộc

bộ phận hành chính - không trực tiêp tham gia sản xuất - làm nhóm chứng

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

a Sử dụng sô liệu có sẵn bao gồm:

► Kết quả đo kiểm tra MTLĐ tại các khu vực sản xuất của Công ty giấy Bãi Bằng vào tháng 5/2001 của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ với sự giúp

đỡ của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

# Phương pháp và thiết bị đo:

Phương pháp đo theo “ Thường qui kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế, 1993

- Đo tiếng ồn có phân tích các dải tần số bằng máy Sound

=> p = 0,42; q = 0,58;

Chọn d = 0,085; Thay vào công thức ta có:

Octave band analyzer model NA 29 Rion - Nhật

Trang 23

- Đo bức xạ nhiệt bằng nhiệt kế Vemon Đơn vị đo Calo/cm2/phút.

- Đo hơi khí độc: Lấy mẫu bằng máy EC 2000 và máy SKC - Mỹ, phân tích bằng phương pháp so màu quang phổ hấp thụ vùng trông thấy trên máy đo mật độ quang Spectronic 21 - D

- Đo VKH: Sử dụng ẩm kế Assman, máy đo tốc độ gió DA - 40 (Đức)

- Đo ánh sáng: Máy 6293 - A12 ( Mỹ )

► Các phiếu khám sức khoẻ người lao động của năm 2001: Chúng tôi thu thập toàn bộ phiếu khám sức khoẻ của các công nhân thuộc NMHC (442 người)

và 69 cán bộ hành chính

b Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn:

► Phiếu điều tra chấp nhận môi trường và tình trạng dị ứng: Bao gồm bộ câu hỏi về phần thông tin chung (họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tuổi nghề, tình trạng hôn nhân, đơn vị công tác, số con, bình quân thu nhập) Với phần chấp nhận môi trường (tiếng ồn, tính chất không khí, ánh sáng, nhiệt độ) và tình trạng

dị ứng của công nhân Để đánh giá phần chấp nhận môi trường chúng tôi đã đưa

ra bộ cho điểm (từ 1 -ỉ- 6), với số điểm càng cao thì khả năng chấp nhận môi trường càng tốt

► Phiếu điều tra bệnh tật do ô nhiễm không khí nội thất: Bao gồm bộ câu hỏi về phần thông tin chung (họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tuổi nghề, tình trạng hôn nhân, đơn vị công tác, số con, bình quân thu nhập) Và phần điều tra tình trạng bệnh tật trong hai tuần qua (mắt, mũi, họng, da, toàn thân)

2.3 Địa điểm nghiên cứu: Công ty giấy Bãi Bằng tỉnh Phú Thọ

2.4 Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2002.

2.5 Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp thống kê số liệu, sử dụng phần mềm EPIINFO version 6.0

Trang 24

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

3.1 Thực trạng MTLĐ tại NMHC của Công ty giấy Bâi Bằng

Bảng 3.1: VKH, ánh sáng, bức xạ nhiệt trong sản xuất

STT

Điểm đo Nhiệt độ

(°C)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

Ánh sáng (lux)

Bức xạ nhiệt (Calo/cm2/ph)

- Độ ẩm: Có 2/10 vị trí đo vượt quá TCVSCP (85% so với 80%) Tuy nhiên,

độ ẩm ngoài tròi vào ngày đo tương đối cao (85%)

- Ánh sáng: Có 6/10 vị trí đo vượt quá TCVSCP Đặc biệt ở công đoạn tinh chế muối và khu vực sản xuất HC1 lên tới hơn 1000 lux (trong khi TCVSCP từ 75 đến 2 0 0 lux)

- Tốc độ gió và bức xạ nhiệt: Theo kết quả đo được tại một số vị trí trên thì

Trang 25

Bảng 3.2: Tình trạng tiếng ồn tại NMHC

STT Điểm đo Mức áp âm chung Mức áp âm ở các dải tần sô

Tiêu chuẩn VSCP

* Nhận xét:

Theo kết quả đo được, ở mức áp âm chung cũng như mức áp âm ở dải tần số

1000 Hz và 4000 Hz, tiếng ồn vượt quá TCVSCP tại khu vực sản xuất Clo

Bảng 3.3: Tỷ lệ công nhân tiếp xúc với hoá chất độc

Trang 26

-90 80 70 60 50 40 30 20

10 0

□ Hành chính

C12 HC1 N a O H H 2 S 0 4 A c e t o n H y p o c l o r i d Javen A m i ă n g Bụi

Chất ô nhiễm tiếp xúc Biểu đồ 1: Tỉ lệ tiếp xúc với hoá chất độc của công nhân NMHC và cán bộ

hành chính

* Nhận xét:

Theo ý kiến chủ quan của công nhân: đa số có tiếp xúc với Cl2, NaOH, HC1 với tỉ lệ khá cao (>75% ), còn cán bộ hành chính hầu như không tiếp xúc với hoá chất độc, trừ một số ít cán bộ kỹ thuật (3,4%) trả lời có tiếp xúc với Cl2, NaOH, HC1 (so với tỉ lệ này ở NMHC sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,001)

Ngày đăng: 11/11/2015, 09:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Đào Ngọc Phong, Phùng Văn Hoàn và Nguyễn Thị Thu - Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường lao động tới sinh lý và sức khoẻ của công nhân ở các lò công nghiệp cơ khí về mùa lạnh - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm 1984 - 1994 - Viện Y học lao động 1994 - Trang 59 - 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
[1] Hoàng Thị Bích - Môi trường lao động và sức khoẻ công nhân trong một số ngành nghề sản xuất ở phía nam - Hội nghị khoa học y học lao động lần thứ nhất 1992, Viện Y học lao động 1992 - Trang 60 Khác
[2] T rần Thị Được - Nghiên cứu môi trường lao động, Hội nghị khoa học y học lao động lần I, Viện Y học lao động 1992 - Trang 20 Khác
[3] Phùng Văn Hoàn - Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý của công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với hoi khí độc và bụi trong sản xuất - Luận văn PTS - 1992 Khác
[4] Phùng Văn Hoàn, Nguyễn Phương Hiền - Môi trường lao động và sức khoẻ công nhân Công ty giấy Bãi Bằng - Tạp chí bảo hộ lao động - số 8/2001-Trang 10-12 Khác
[5] T rần Hoàng - Tìm hiểu MTLĐ và sức khoẻ công nhân ở một số xí nghiệp trong ngành Hoá Chất, Hội nghị khoa học lao động toàn quốc lần thứ nhất - Hà Nội 1992, Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường -Trang 14 Khác
[6] Bùi Quốc Khánh - Văn bản đề nghị xét duyệt danh mục nghề nặng nhọc độc hại thuộc ngành giấy (Trung tâm Y tế môi trường lao động Bộ công nghiệp) 1997 - Trang 2-8 Khác
[9] Lê Thị Nguyệt - Khoa công nghệ môi trường - Đại học Đông Đô - Nghiên cứu tình trạng môi trường và sức khoẻ công nhân công ty giấy Bãi Bằng - Luận văn tốt nghiệp -1999 Khác
[11] Nguyễn Văn Sơn - Khảo sát sơ bộ tình hình ung thư nghề nghiệp ở Việt Nam, Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ IV- Cơ quan tổ chức Viện YHLĐ và VSMT - BYT Hà Nội 2001 - Trang 192 Khác
[12] Từ Hữu Thiêm - Tình hình MTLĐ hiện nay và những kiến nghị - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hà Nội 1994, BYT- Viện Y học lao động và ệ sinh môi trường - Trang 2 Khác
[14] Phạm Q uang T rứ - Một vài nhận xét qua điều tra sức khoẻ, bệnh tật của công nhân nhà máy hoá chất Việt Trì, Hội nghị khoa học lao động toàn quốc lần thứ nhất - Hà Nội 1992, Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường - Trang 71 Khác
[17] Tác hại nghề nghiệp, biện pháp an toàn tập 1, NXB xây dựng 1996 - Trang 128 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w