TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TITAN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TITAN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TÂN BÌNH,
Trang 2GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TÂN BÌNH,
Giáo viên hướng dẫn:TS NGUYỄN VINH QUY
Tháng 06 năm 2012
Trang 3Trang 4
i
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ************
*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: TRẦN THỊ MỸ NGỌC Mã số SV: 08149086
1 Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng về môi trường của hoạt động khai
thác Titan và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
môi trường tại xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khai thác Titan và công tác quản
lý môi trường
Đánh giá ảnh hưởng về môi trường của hoạt động khai thác Titan tại xã Tân Bình, thị xã La Gi và công tác quản lý môi trường
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012 và Kết thúc: tháng 06/2012
4 Họ và tên GVHD : TS NGUYỄN VINH QUY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
TS NGUYỄN VINH QUY
Trang 5ii
LỜI CẢM ƠN
Em muốn gửi lời cảm ơn tới cha mẹ và hai anh trai yêu quý, những người đã bên cạnh cổ vũ, động viên, tạo động lực cho em không chỉ trong suốt thời gian làm khóa luận vừa qua mà trong cả cuộc đời em sau này
Với lòng trân trọng và sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho em, làm hành trang giúp em vững bước vào đời
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS NGUYỄN VINH QUY, người đã quan tâm, tận tình giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành khóa luận này Chúc thầy luôn mạnh khỏe
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc tại phòng Tài Nguyên và Môi trường Thị xã La Gi, Tỉnh Bình Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại đây Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị PHẠM THANH NHÃ, người đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa luận
Cảm ơn những người bạn đã hỗ trợ em trong suốt quá trình sống và học tập Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công như mong muốn
Bằng sự chân thành nhất, em xin cảm ơn tất cả mọi người
SV Trần Thị Mỹ Ngọc
Trang 6cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cải thiện và nâng cao công tác quản lý môi trường thị xã La Gi
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác Titan tại xã Tân Bình, thị xã La Gi cho thấy, việc khai thác Titan trên địa bàn nghiên cứu đã gây ảnh hưởng đến môi trường như: gây biến dạng địa hình; gây hiện tượng cát bay; làm suy giảm
số lượng rừng phòng hộ; ảnh hưởng lâu dài sức khỏe người dân địa phương Công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản còn buông lỏng, chưa triệt để
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến công tác tái phủ xanh; củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về môi trường; các biện pháp liên quan đến chính sách quản lý môi trường Thiết nghĩ, nếu thực hiện tốt các giải pháp trên thì công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản sẽ đạt hiệu quả cao
Trang 7iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT x
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Nội dung đề tài 2
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 2 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Tổng quan về Titan 5
2.1.1 Khái niệm và đặc tính của Titan 5
2.1.2 Tổng quan tài nguyên quặng Titan ở Việt Nam 7
2.2 Hiện trạng khai thác Titan tại Việt Nam 9
2.2.1 Quy trình công nghệ khai thác Titan 9
2.2.2 Mô hình thiết bị khai thác, chế độ khai thác, trữ lượng khai thác Titan phổ biến hiện nay 11
2.3 Các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động khai thác khoáng sản Titan11 2.3.1 Môi trường tự nhiên 12
2.3.2 Môi trường kinh tế - xã hội 13
2.4 Tổng quan về công tác QLMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản 15
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính QLMT khai thác khoáng sản 15
Trang 8v
2.4.2 Các biện pháp quản lý đang áp dụng 15
2.4.2 Những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản hiện hành 17
Chương 3 19
KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN BÌNH THUỘC THỊ XÃ LA GI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1 Khái quát về xã Tân Bình thuộc thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 19
3.1.1 Vị trí địa lý 19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 20
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
3.2 Khái quát về khu vực khai thác Titan: xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 27
3.2.1 Vị trí địa lý 27
3.2.2 Trữ lượng Titan tại khu vực khai thác 27
3.2.3 Tình hình khai thác Titan tại khu vực khai thác 28
3.3 Hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác Titan 32
3.3.1 Môi trường đất 32
3.3.2 Môi trường không khí 32
3.3.3 Môi trường nước 33
3.3.4 Môi trường sinh vật 35
3.3.5 Môi trường kinh tế - xã hội 36
3.4 Hiện trạng công tác QLMT tại xã Tân Bình, thị xã Lagi 37
3.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy QLMT khai thác Titan 37
3.4.2 Các biện pháp quản lý đang áp dụng 38
Chương 4 40
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TITAN XÃ TÂN BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 40
Trang 9vi
4.1 Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác Titan tại xã Tân
Bình, thị xã La Gi 40
4.1.1 Đánh giá ảnh hưởng môi trường đất 40
4.1.2 Đánh giá ảnh hưởng môi trường không khí 41
4.1.3 Đánh giá ảnh hưởng môi trường nước 43
4.1.4 Đánh giá ảnh hưởng tài nguyên sinh học 49
4.1.5 Đánh giá ảnh hưởng môi trường kinh tế - xã hội 50
4.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường tại thị xã La Gi 55
4.2.1 Hiệu quả công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản Titan 55
4.2.2 Những vấn đề còn tồn tại 57
4.2.3 Nguyên nhân 58
4.3 Đề xuất giải pháp 58
4.3.1 Đối với môi trường tự nhiên 59
4.3.1.1 Đối với môi trường đất 59
4.3.1.2 Đối với môi trường không khí 59
4.3.1.3 Đối với môi trường nước 60
4.3.1.4 Đối với môi trường sinh vật 60
4.3.2 Đối với môi trường kinh tế - xã hội 61
Chương 5 63
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Sách 65
PHỤ LỤC 67
Trang 10vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 1.Đặc trưng của chế độ nhiệt (0C) 21
Bảng 3 2 Đặc trưng chế độ nắng 21
Bảng 3 3 Đặc trưng chế độ mưa 22
Bảng 3 4 Đặc trưng về độ ẩm tương đối (%) 22
Bảng 3 5 Tăng trưởng kinh tế xã Tân Bình giai đoạn 2005 – 2010 23
Bảng 3 6 Dân số, số hộ năm 2010 24
Bảng 3 7 Cơ cấu lao động xã Tân Bình năm 2010 25
Bảng 3 8 Diện tích các trường học xã Tân Bình 26
Bảng 3 9 Danh mục thiết bị máy móc chính sử dụng 30
Bảng 3 10 Đặc điểm lực lượng lao động của Công ty 32
Bảng 3 11 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực moong khai thác 33
Bảng 3 12 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 34
Bảng 3 13 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực khai thác 35
Bảng 3 14 Diện tích tài nguyên thực vật khu vực khai thác Titan xã Tân Bình 36
1 Bảng 4 1 Chất lượng đất trước và sau khai thác Titan tại xã Tân Bình 41
Bảng 4 2 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực moong khai thác 42
Bảng 4 3 Nồng độ các thông số ô nhiễm qua các năm (2009-2011) 42
Bảng 4 4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải chưa xử lý 44
Bảng 4 5 Nồng độ chất ô nhiễm chính trong nước thải tại khu vực khai thác qua các năm (2009 – 2011) 45
Bảng 4 6 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 46
Bảng 4 7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực khai thác 47
Trang 11viii
Bảng 4 8 Nồng độ chất ô nhiễm chính trong nước ngầm tại khu vực khai thác qua các
năm (2009 – 2011) 48
Bảng 4 9 Sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ khu vực khai thác Titan 49
Bảng 4 10 Đóng góp của công ty vào sự phát triển của KT- XH 50
Bảng 4 11 Số hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động khai thác 50
Bảng 4 12 Số lượng lao động xã Tân Bình tham gia vào các ngành qua các năm (2009 – 2011) 52
Bảng 4 13 Trường hợp vi phạm pháp luật của xã Tân Bình qua các năm (2009 – 2011) 53 Bảng 4 14 Thống kê Trạm y tế về số ca mắc các bệnh liên quan đến khai thác Titan của xã Tân Bình 54
Bảng 4 15 Danh sách các vụ xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực khoáng sản Titan thị xã La Gi năm 2011 55
Trang 12ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Tóm tắt sơ đồ công nghệ khai thác điển hình đang được áp dụng 10
Hình 2 2 Sơ đồ bộ máy quản lý môi trường khoáng sản hiện nay 15
1 Hình 3 1 Vị trí địa lý xã Tân Bình, thị xã La Gi 20
Hình 3 2 Cơ cấu GDP năm 2005 và năm 2010 xã Tân Bình 24
Hình 3 3 Vị trí địa lý khu vực khai thác Titan, xã Tân Bình, thị xã La Gi 27
Hình 3 4 Sơ đồ công nghệ khai thác quặng Titan trong cát tại khu vực nghiên cứu 29
Hình 3 5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính quản lý khai thác Titan 37
Hình 3 6 Biểu đồ thể hiện công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 38
1 Hình 4 1 Biểu đồ thể hiện thay đổi chất lượng môi trường đất khu vực khai thác Titan 41 Hình 4 2 Đồ thị biểu diễn nồng độ các thông số ô nhiễm tại khu vực khai thác Titan xã Tân Bình qua các năm (2009 - 2011) 43
Hình 4 3 Đồ thị biểu diễn nồng độ thông số ô nhiễm nước thải qua các năm (2009 – 2011) 45
Hình 4 4 Đồ thị biểu diễn nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước ngầm qua các năm (2009 – 2012) 49
Hình 4 5 Biểu đồ thể hiện thay đổi diện tích rừng phòng hộ khu vực khai thác Titan 50
Hình 4 6 Biểu đồ thể hiện số lượng lao động xã Tân Bình tham gia vào các ngành qua các năm (2009 – 2011) 52
Hình 4 7 Đồ thị biểu diễn các trường hợp vi phạm pháp luật của xã Tân Bình qua các năm (2009 – 2011) 53
Hình 4 8 Biểu đồ thể hiện số hộ dân sử dụng nguồn nước dùng cho sinh hoạt 54
Hình 4 9 Biểu đồ thể hiện số ca mắc các bệnh liên quan đến khai thác Titan của xã Tân Bình năm 2011 55
Hình 4 10 Biểu đồ thể hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng môi trường ở khu vực khai thác Titan xã Tân Bình của chính quyền địa phương 58
Trang 13x
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biochemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD (Chemical Oxygen Demand) : Nhu cầu oxy hóa học
Trang 14SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 1
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nói chung và khoáng sản Titan nói riêng
trong những năm gần đây diễn ra rất sôi nổi trong cả nước đã đóng góp một phần vào phát
triển kinh tế quốc dân, tuy nhiên đồng hành cùng đó là những tác động xấu tới môi
trường
Với diện tích 774 km2 có quặng sa khoáng Titan, dự báo khai thác được khoảng
558 triệu tấn, giá trị lên đến 138,87 tỷ USD, Bình Thuận được xem là tỉnh có trữ lượng
Titan lớn nhất Đông Nam Á Việc khai thác các loại sa khoáng Titan có ý nghĩa về kinh
tế, đóng góp cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ địa phương, tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương Song song với mặt tích cực, việc
khai thác này đã gây ra nhiều tác động không tốt đến môi trường địa phương…
Và hoạt động khai thác Titan ở thị xã La Gi không là ngoại lệ, do vậy một nghiên
cứu ảnh hưởng về môi trường của hoạt động khai thác Titan ở xã Tân Bình, thị xã La Gi,
tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết nhằm nhận diện được các ảnh hưởng đến môi trường nơi
đây và các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường Qua đó đưa ra những
hoạch định về quản lý môi trường của địa phương trong thời gian tới
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài hướng đến mục tiêu chính sau:
- Đánh giá ảnh hưởng do hoạt động khai thác Titan đến môi trường xã Tân Bình, thị
xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
Trang 15SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 2
- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường của địa phương
1.3 Nội dung đề tài
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Tổng quan các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khai thác Titan và công tác quản lý
môi trường
- Đánh giá ảnh hưởng về môi trường của hoạt động khai thác Titan tại xã Tân Bình,
thị xã La Gi và công tác quản lý môi trường
- Đề xuất các giải pháp
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Hoạt động khai thác titan diễn ra hầu như trên khắp các xã, phường thuộc thị xã La
Gi, tỉnh Bình Thuận, nhưng do sự hạn chế về thời gian, nhân lực, vật lực nên nghiên cứu
chỉ tiến hành thực hiện trên địa bàn xã Tân Bình, thị xã La Gi, một xã điển hình đặc trưng
cho thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác Titan đến
môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Tân Bình, thị xã La Gi Đề tài không đề
cập đến ảnh hưởng của yếu tố phóng xạ
- Giới hạn thời gian: Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong khoảng thời gian từ
3/2012 đến 6/2012
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
Trang 16SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 3
Đối tượng khảo sát là người dân sống xung quanh khu vực khai thác
Nội dung khảo sát, điều tra liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác Titan lên địa bàn xã trong thời gian trước đây và hiện tại Đồng thời khảo sát công tác quản lý môi trường nơi đây
Thời gian tiến hành khảo sát: 19/3/2012 – 25/3/2012
Chi tiết nội dung khảo sát được thể hiện trong bảng câu hỏi khảo sát
đính kèm Phụ lục 1
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu:
Loại mẫu: Nước
Thời gian tiến hành lấy mẫu: 03/5/2012
Địa điểm tiến hành lấy mẫu: Khu vực khai thác Titan khu du lịch Sài Gòn –
Hàm Tân, xã Tân Bình – Thị xã La Gi, Bình Thuận
Vị trí lấy mẫu: Tại moong khai thác và tại giếng khoan nằm sát trục đường
giao thông chính của dự án
Lý do lựa chọn các vị trí này là tại moong khai thác là nơi tiếp nhận nước
thải trực tiếp từ quá trình tuyển quặng, và nước ngầm nơi đây cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, vì vậy lấy mẫu tại các vị trí này sẽ giúp ta đánh giá một cách tương đối chính xác về ảnh hưởng của hoạt động khai thác Titan lên môi trường khu vực
Thời gian tiến hành phân tích mẫu: 03/5/2012 – 11/5/2012
Địa điểm tiến hành phân tích mẫu: Viện Sinh học Nhiệt đới, Thủ Đức,
TP.HCM
Kết quả lấy mẫu ngày 03/5/2012 đính kèm Phụ lục 2
Trang 17SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 4
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Dựa trên kết quả phân tích mẫu trong thực tế sau
đó tiến hành đối chiếu, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn để biết được mức độ ảnh
hưởng của việc khai thác Titan đến môi trường
- Phương pháp tổng hợp:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Thu thập số liệu, tài liệu ở Phòng Tài
nguyên và Môi trường thị xã La Gi, Chi cục bảo vệ môi trường Thành phố Phan Thiết, Công an nhân dân thị xã La Gi và qua điều tra khảo sát thực tế
tại khu vực khai thác, dân cư sống xung quanh
Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu: Dựa vào các số liệu thu thập
được phân tích, tổng hợp lại lập bảng biểu và dùng exel vẽ đồ thị, biểu đồ
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan
đến hoạt động khai thác khoáng sản và công tác quản lý môi trường.
Trang 18SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 5
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về Titan
2.1.1 Khái niệm và đặc tính của Titan
2.1.1.1 Khái niệm Titan
Titan hay Titani là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ
tự trong bảng tuần hoàn là 22
Titan là một kim loại chuyển tiếp với màu trắng bạc Titan được dùng trong các
hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm) Hợp chất phổ biến nhất của nó, ôxít
Titan, được dùng làm chất nhuộm trắng Chất có chứa Titan được gọi là Titaniferous
Nguyên tố này có mặt trong nhiều khoáng vật với nguồn chính là Rutil và Ilmenit,
được phân bố rộng khắp trên Trái Đất
Trang 19SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 6
- Tính chất hóa học của Titan
Titan là một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt (giống như
platin) Nó có thể chống ăn mòn kể cả với axít, khí clo và với các dung dịch muối thông
thường
Kim loại Titan tạo một lớp ôxít bảo vệ bên ngoài (nên nó có thể chống ăn mòn)
trong không khí ở nhiệt độ cao nhưng ở nhiệt độ phòng nó chống lại sự xỉn màu Kim loại
này khi được đốt ở 610 °C hoặc cao hơn trong không khí sẽ tạo thành Titan điôxít và nó
cũng là một trong những kim loại có thể cháy trong khí nitơ tinh khiết (nó cháy ở 800 °C
và tạo thành Titan nitrit) Titan cũng không bị tan trong axít sulfuric và dung dịch axít
clohyđric, cũng như khí clo, nước clo và hầu hết axít hữu cơ
2.1.1.3 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến hoạt động khai thác Titan
* Khái niệm khai thác khoáng sản Titan
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã La Gi năm 2011, khai thác khoáng
sản Titan là một hoạt động sử dụng các công cụ thô sơ hoặc các máy móc, thiết bị và công
nghệ nhằm thu hồi các khoáng vật có giá trị như Ilmenit, Zircon, Monazit của cá nhân
hoặc tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (Nguyễn Thanh Dực, 2012
và Nguyễn Vinh Quy, 2012)
* Các thuật ngữ sử dụng trong hoạt động khai thác Titan
Moong khai thác: Là hố được đào với diện tích tùy thuộc vào đặc điểm khoáng sản
khu vực khai thác, đặt các thiết bị, máy móc vào rồi tiến hành khai thác
Vít xoắn: Là thiết bị có hình trụ xoắn dùng để tách quặng
Bunke: Là thiết bị chứa quặng, thường có hình dạng phễu
Máng bè: Dùng để chỉ toàn bộ hệ thống khai thác Titan
Trang 20SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 7
2.1.1.4 Ứng dụng của Titan
Ở trạng thái tinh khiết, Titan có thể được kéo sợi dễ dàng (nhất là trong môi trường
không có ôxy), dễ gia công Nhiệt độ nóng chảy của Titan tương đối cao nên nó được
dùng làm kim loại chịu nhiệt Titan cứng như thép nhưng nhẹ hơn 40%, và nó nặng hơn
nhôm nhưng cứng hơn gấp đôi Những đặc tính này của Titan giúp nó chịu đựng được sự
mỏi kim loại
Khoảng 95% lượng Titan được dùng ở dạng Titan điôxít (TiO2), một thuốc nhuộm
trắng trong sơn, giấy, kem đánh răng và nhựa Sơn được làm từ Titan điôxít phản chiếu
tốt bức xạ hồng ngoại nên được dùng rộng rãi trong ngành thiên văn học và các loại sơn
bên ngoài Nó cũng được dùng trong xi măng, đá quí và giấy
Hợp kim với vanađi được dùng làm vỏ máy bay, vỏ chịu nhiệt, càng đáp, và ống
dẫn hơi nước
Nhiều sản phẩm khác cũng dùng Titan để chế tạo như gậy đánh golf, xe đạp, dụng
cụ thí nghiệm, nhẫn cưới và máy tính xách tay,
2.1.2 Tổng quan tài nguyên quặng Titan ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng Titan khá phong phú và được phân bố rộng
rãi trên nhiều vùng lãnh thổ Kết quả điều tra thăm dò trong mấy chục năm qua cho thấy,
tiềm năng tài nguyên quặng Titan và các khoáng sản đi kèm của Việt Nam thuộc vào loại
lớn của thế giới
Quặng Titan ở Việt Nam có hai loại: Quặng gốc và quặng sa khoáng
Các điểm và mỏ quặng gốc Titan thường tập trung trong nội địa và phân bố chủ
yếu ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Tổng trữ lượng quặng gốc đã được thăm dò
đánh giá là 4.435 nghìn tấn Ilmenit và trữ lượng dự báo là 19.600 nghìn tấn
Quặng Titan sa khoáng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc tới Nam
Trữ lượng quặng sa khoáng ven biển đã được điều tra, thăm dò, đánh giá là 12.700 nghìn
Trang 21SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 8
tấn Ilmenit và Rutil, trữ lượng dự báo là 15.400 nghìn tấn Ilmenit và Rutil Các khu vực
ven biển có sa khoáng được phân bố như sau:
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: Các mỏ sa khoáng của vùng này tập trung từ bờ biển
Hà Cối đến Mũi Ngọc và rìa phía Nam đảo Vĩnh Thực; có đặc điểm là quy mô nhỏ, hàm
lượng Ilmenit tương đối cao Tổng trữ lượng Ilmenit của vùng khoảng 90 nghìn tấn
Ven bờ biển Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định: Các mỏ sa khoáng của vùng
này có quy mô rất nhỏ
Ven biển Thanh Hóa: Dọc ven bờ biển Thanh Hóa, người ta đã phát hiện được 4
mỏ sa khoáng là Hoàng Thanh, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia Các mỏ sa khoáng
này có trữ lượng nhỏ nhưng hàm lượng Ilmenit tương đối cao, đặc biệt chúng có hàm
lượng Monazit cao hơn so với các vùng khác
Vùng Nghệ An – Hà Tĩnh: Đây là nơi có tiềm năng lớn nhất về quặng Titan ở
Việt Nam Các mỏ sa khoáng vùng này có quy mô từ nhỏ đến lớn Người ta đã phát hiện
15 mỏ và điểm quặng Tổng trữ lượng đã được thăm dò của 14 mỏ là hơn 5 triệu tấn
Ilmenit và 320 nghìn tấn Zircon
Vùng Quảng Bình, Quảng Trị: Khu vực này có trữ lượng Ilmenit là 350 nghìn
tấn và Zircon là 68 nghìn tấn
Vùng ven biển Thừa Thiên Huế: Các mỏ sa khoáng vùng này phân bố suốt từ
Quảng Điền đến Phú Lộc và có đặc điểm là hàm lượng chất có hại Cr2O3 cao hơn so với ở
các vùng khác Trữ lượng của Ilmenit là 2.436 nghìn tấn, Zircon là 510 nghìn tấn và
Monazit là 3 nghìn tấn
Vùng ven biển Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa: Có trữ lượng khoảng 2 triệu
tấn Ilmenit, 52 nghìn tấn Zircon
Vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận: Các mỏ sa khoáng Titan của vùng này
tập trung chủ yếu ở ven bờ biển Ninh Thuận Trong số hơn 10 mỏ và điểm quặng sa
khoáng Titan ở vùng này thì có 3 mỏ đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng; đó là các mỏ
Trang 22SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 9
sa khoáng Chùm Găng, Bàu Dòi và Gò Đình Trữ lượng của 3 mỏ đã được thăm dò như
sau: Ilmenit khoảng 284,53 nghìn tấn; Zircon khoảng 60 nghìn tấn Trên toàn vùng, tài
nguyên dự báo của Ilmenit là trên 4,3 triệu tấn, của Zircon là khoảng gần 900 nghìn tấn
(Nguồn: Trương Xuân Tiệp Sản xuất và chế biến quặng Titan ở Việt Nam 01/4/2012,
http://nguyenkhanhks.wordpress.com/2008/03/06/s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-)
2.2 Hiện trạng khai thác Titan tại Việt Nam
2.2.1 Quy trình công nghệ khai thác Titan
Hiện tại, toàn bộ các khu vực khai thác – tuyển cát quặng Titan ở dọc ven biển
miền Trung đều sử dụng công nghệ khai thác tuyển thô bằng vít xoắn và cấp liệu, cấp
nước, xả thải bằng hệ thống bơm liên hoàn Các thiết bị được bố trí thành từng cụm một
và di động, thuận tiện cho việc khai thác vận chuyển quặng cũng như hoàn thổ trong khu
vực khai trường
Sơ đồ đơn giản mô tả quá trình công nghệ khai thác Titan được trình bày ở hình
2.1:
Trang 23SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 10
Hình 2 1 Tóm tắt sơ đồ công nghệ khai thác điển hình đang được áp dụng
(Nguồn:UBND tỉnh Bình Thuận năm 2011)
* Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước dùng cho hoạt động khai thác Titan lấy từ nguồn nước ngầm hoặc nước mặt
được bơm vào hồ chứa nước Sau đó, bơm hút cát quặng và nước từ hồ chứa nước với tỷ
lệ rắn:lỏng khoảng 1:2 lên bồn phân phối trung tâm có các vít đứng Cát quặng trong quá
trình chảy đến cuối máng được tách ra 3 sản phẩm theo 3 tỷ trọng khác nhau:
Cát lẫn quặng, còn gọi là quặng trung gian được đưa lên bồn trung tâm để tuyển
lại
Trang 24SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 11
Cát thải được đưa ra môi trường
Tinh quặng thô (hàm lượng tổng khoáng nặng chiếm tỷ lệ khoảng 85%) được
bơm đến sân phơi rồi vận chuyển đi
2.2.2 Mô hình thiết bị khai thác, chế độ khai thác, trữ lượng khai thác Titan
phổ biến hiện nay
Hoạt động khai thác Titan ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng hai mô hình phổ
biến sau:
Theo công nghệ hố đào đơn lẽ: Là phương pháp đào các hố sâu, hút cát chứa
quặng đổ vào các cụm vít xoắn (bè tuyển quặng) trên mặt đất Cách làm này vừa làm biến
đổi địa hình, vừa xả nước sau tuyển thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm
Theo công nghệ tập trung cuốn chiếu: Thay vì đào từng hố khai thác từng
điểm quặng riêng lẻ, các doanh nghiệp có thể đào một hố khai thác rộng, đặt nhiều bè
tuyển một lúc, tiến hành khai thác theo phương thức cuốn chiếu Các bè tuyển tịnh tiến
đến đâu, tuyển quặng titan đến đó đồng thời xả cát thải ra phía sau, tự hoàn thổ chỗ vừa
2.3 Các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động khai thác khoáng sản Titan
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác Titan đã đóng góp một phần vào
phát triển kinh tế đất nước Đồng hành cùng với lợi ích kinh tế thì hoạt động khai thác
Titan cũng làm nảy sinh ra nhiều vấn đề bất lợi tới môi trường đất, nước, không khí và
kinh tế - xã hội
Trang 25SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 12
2.3.1 Môi trường tự nhiên
2.3.1.1 Môi trường đất
Đất là môi trường chịu tác động mạnh mẽ nhất Những tác động đến môi trường
đất do hoạt động khai thác Titan như:
Quá trình đào xới để khai thác đã gây suy thoái vùng đất cát ven biển, làm biến
dạng địa hình, gây xói mòn, sạt lở đất,…
Chất thải, khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình khai thác, giao
thông,…nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường đất
Hoạt động khai thác Titan còn dẫn đến tình trạng mất đất, gây tác động xấu đến
đất sản xuất của người dân (ô nhiễm, bị đất đá, bùn cát xâm lấn)
2.3.1.2 Môi trường không khí và tiếng ồn
Hoạt động khai thác Titan gây tác động tới môi trường không khí từ các nguồn:
Các chất khí ô nhiễm trong khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, hoạt động
của hệ thống thiết bị khai thác
Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện giao thông, máy móc,…
Việc khai thác Titan mang lại lợi nhuận lớn nên các doanh nghiệp thường xuyên vi
phạm khi khai thác Ngày 5-7, một cơn “bão cát” khủng khiếp mang theo hàng trăm ngàn
m3 cát đỏ tràn lấp cả một đoạn đường nhựa Mũi Né-Hòa Thắng dài gần 1,5 km; nơi dày
nhất mà cát phủ lên mặt đường được xác định đến 1,5 m mà nguyên nhân là do Công ty
Cổ phần Dương Anh khai thác Titan ở độ cao 25 m so với mặt đường của con lộ nằm sát
biển Công ty đã đắp một hồ chứa khổng lồ để chứa nước khai thác Titan nhưng bờ bao
hồ nước đắp bằng cát nên rò rỉ Với khối nước khổng lồ trên đầu người đi đường như thế
nhưng không có cơ quan chức năng nào phát hiện cho đến khi xảy ra sự cố… (Nguồn:
Tường Vy Dưới biển, trên bờ khổ vì Titan 01/4/2012, http:
//shopbuild.vn/news/detailNews/5/19276/duoi-bien-tren-bo-kho-vi-Titan.htm)
Trang 26SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 13
2.3.1.3 Môi trường nước
Do cần lượng nước lớn cho hoạt động khai thác nên sẽ gây hiện tượng suy giảm
trữ lượng, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm Một số nơi, tình trạng bơm nước mặn do
không đủ nước ngọt vào để khai thác Titan đã gây nhiễm mặn nguồn nước
Theo báo Tuổi Trẻ, ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đang
làm người dân bức xúc, bởi hàng loạt lúa chết vì nhiễm mặn, giếng nước, ao hồ không thể
sử dụng Người dân ở xã Điền Hải cũng đang bối rối bởi hiện tượng thiếu nước phục vụ
sản xuất làm 70 ha lúa bị ảnh hưởng nặng nề
Nhà anh Phượng ở thôn B2, xã Phong Hải, nằm cách chỗ khai thác Titan chừng
500 m, giếng khoan sâu 12 m của nhà anh mùa này bị hụt nước liên tục, phải đi xin nước
hàng xóm Nhà ông Nguyễn Hiền ở bên cạnh gần một khe nước nhưng đến thời điểm này,
khe khô cạn, hàng cây hai bên khe bỗng dưng khô héo chết hàng loạt Theo các bậc cao
niên ở đây, nếu khai thác Titan một cách ồ ạt thì khả năng xảy ra vỡ đập trong mùa lụt là
không tránh khỏi (Nguồn: Văn Hiếu Khai thác Titan, tàn phá môi trường 01/4/2012,
http://ca.cand.com.vn/News/PrintView)
Nước thải sau khai thác nếu không được xử lý triệt để cũng là nguồn gây ô nhiễm
nước ngầm và nước mặt
2.3.1.4 Môi trường sinh vật
Hoạt động khai thác Titan làm thay đổi hệ sinh thái, quá trình san ủi thảm thực vật
để chuẩn bị khai thác sẽ làm toàn bộ các loại cây tại các vị trí tuyển quặng bị phá hủy, kéo
theo đó là các loại động vật sống trên đó cũng bị tiêu diệt
Hoạt động khai thác Titan làm phá hủy rừng phòng hộ, rừng ven biển
2.3.2 Môi trường kinh tế - xã hội
Hoạt động khai thác Titan tuy có đóng góp một phần GDP cho địa phương và GDP
cho xã hội nhưng cũng gây ảnh hưởng đến môi trường, không những môi trường tự nhiên
mà còn môi trường kinh tế - xã hội, cụ thể như:
Trang 27Công nghệ khai thác và tuyển quặng titan ở Việt Nam chỉ dừng lại ở xuất khẩu thô,
thu về lợi nhuận không cao, gây lãng phí tài nguyên
Tại các vùng khai thác sa khoáng Titan bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn,
khí thải, nước thải,…thì cộng đồng dân cư còn bị ảnh hưởng phóng xạ từ khai trường và
khu chế biến tinh quặng
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động như trượt chân do đất sạt lở, sụt lún, tai nạn trong quá trình vận
hành hệ thống tuyển đãi cát quặng,… Điển hình, ngày 11/10/2011, anh Trần Văn Anh,
công nhân Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Bình Thuận, đang vận hành ống hút cát
tại công trình khai thác Titan tại Suối Nhum, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) thì bị trượt
chân và đống cát cao khoảng 15 m đổ ập xuống vùi lấp Hàng chục công nhân tại công
trường đã đào bới, cứu giúp nhưng anh Anh đã chết (Nguồn: Khánh Hoa Tai nạn lao
động, bề nổi của tảng băng chuyền 12/4/2012, http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=n)
Việc gia tăng dân số cơ học trong khu vực, có khả năng gây ra các vấn đề phức tạp
trong việc ổn định văn hóa và trật tự an ninh tại khu vực Ngoài ra, vì hoạt động khai thác
Titan tập trung người nên các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cướp tài sản,…rất
dễ phát sinh nếu không được quản lý chặt chẽ
Tình trạng khai thác Titan trái phép cũng đang diễn ra rải rác tại một số nơi trên
địa bàn 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ tỉnh Bình Định gây mất an ninh trật tự xã hội Theo
Trang 28SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 15
thống kê của công an huyện Phù Mỹ năm 2011, các tệ nạn xã hội tăng 27% so với năm
trước
2.4 Tổng quan về công tác QLMT trong lĩnh vực khai thác khoáng sản
Hiện nay nước ta chưa có hệ thống quản lý chuyên ngành về mặt Titan mà có hệ
thống quản lý chung về khoáng sản được thành lập từ cấp trung ương đến địa phương Do
đó mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực khai thác Titan đều chịu sự quản lý chung về
khoáng sản
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính QLMT khai thác khoáng sản
Sơ đồ bộ máy QLMT khoáng sản hiện nay được trình bày trong hình 2.1:
Hình 2 2 Sơ đồ bộ máy quản lý môi trường khoáng sản hiện nay
2.4.2 Các biện pháp quản lý đang áp dụng
Công tác quản lý môi trường khai thác khoáng sản được tích hợp nhiều công cụ và
biện pháp khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong công tác quản lý và bảo vệ
Bộ TN&MT
Phòng TN&MT
Hoạt động khai thác khoáng sản
Sở TN&MT Chính phủ
Trang 29(1) Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 (Luật), bổ sung 36 điều của Luật Khoáng
sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản số 46/2005/QH11
(2) Nghị định 150/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
(3) Nghị định 77/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
(4) Chỉ thị số 26/2008/CT – TTg ngày 01/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến,
sử dụng và xuất khẩu khoáng sản
2.4.1.2 Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế rất đa dạng bao gồm như thuế tài nguyên, lệ phí môi trường, ký
quỹ môi trường,…
Việc thu thuế tài nguyên hiện nay dựa trên Luật Thuế tài nguyên được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25
tháng 11 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010
Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài
nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp nặng nề
đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản
Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường Chính vì vậy,
chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trở thành đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường
Trang 30SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 17
theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức cá nhân xả thải ra môi trường
hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo
vệ môi trường” Nhằm thể chế hóa quy định trên, Chính phủ ban hành Nghị định số
63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản
2.4.1.3 Công cụ kỹ thuật
Thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi
trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường gồm: ĐTM, quan trắc
môi trường, xử lý chất thải
2.4.1.4 Công cụ thông tin, truyền thông
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý môi trường không đơn giản chỉ qua
báo, đài, internet …để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi
trường, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, mỗi doanh
nghiệp, mà ngày nay công nghệ thông tin còn cho ra nhiều ứng dụng như: GIS, mô hình
hóa nhằm dự báo diễn biến môi trường để rồi đưa ra những biện pháp bảo vệ phù hợp
2.4.2 Những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý môi trường khai
thác khoáng sản hiện hành
2.4.2.1 Tích cực
Công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn khai thác hiện nay đã bắt
đầu đi vào nền nếp, ổn định, hoạt động khoáng sản ngày càng hiệu quả, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung
Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm và đầu tư Môi trường tại các khu
vực khai thác khoáng sản có sự chuyển biến đáng kể; công tác bảo vệ môi trường được
các cấp, ngành quan tâm, theo dõi và chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác
titan
Trang 31SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 18
Ngoài ra, các vấn đề về môi trường được đặt ra ngay từ giai đoạn xin phép thăm
dò, khai thác khoáng sản, cùng với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường được thực
hiện thường xuyên đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng, các chủ doanh
nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đồng thời, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khoáng
sản đang dần được tăng cường và hoàn thiện, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý được đào
tạo cơ bản về trình độ chuyên môn
2.4.2.2 Hạn chế
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản
gắn với bảo vệmôi trường vẫn còn một số mặt tồn tại và hạn chế như:
Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản của tỉnh chưa chủ động
trong công tác tham mưu ban hành các văn bản pháp quy, chính sách, nội dung vẫn chưa
quy định và điều chỉnh hết các hoạt động thực tế diễn ra dẫn đến khó khăn trong hướng
dẫn cũng như triển khai thực hiện ở địa phương
Quy hoạch khoáng sản một vài khu vực chỉ chú trọng đến yếu tố địa chất mà
chưa xem xét kỹ hiện trạng thực tế và quy hoạch các ngành khác cũng như không dự đoán
được sự thay đổi về cơ chế, chính sách, sự phát triển về kinh tế - xã hội
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra ở nhiều nơi gây hoang
hóa, hủy hoại đất, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo
vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai làm chưa tốt, chủ yếu là xây dựng các công
trình phục vụ cho khai thác, vận chuyển
Nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý vẫn còn chồng chéo giữa các ngành, giữa
ngành dọc và địa phương chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn trong vùng khai thác khoáng
sản, hiện tượng cấp giấy phép tràn lan và ồ ạt trong thời gian vừa qua vẫn tiếp diễn, các
quy định của pháp luật như ký quỹ phục hồi môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi
trường, xã hội tuy có nhưng chất lượng rất thấp, lực lượng làm công tác giám sát, quản
lý còn quá mỏng, việc xử lý những vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
còn thiếu nghiêm minh
Trang 32SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 19
Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN BÌNH THUỘC THỊ XÃ
LA GI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát về xã Tân Bình thuộc thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
3.1.1 Vị trí địa lý
Tân Bình là một xã mới được thành lập theo Nghị định 114/2005/NĐ-CP của
Chính Phủ ngày 05/09/2005, địa giới hành chính của xã bao gồm một phần diện tích của
xã Tân Bình cũ và một phần của xã Tân An cũ Theo thống kê đất đai năm 2010, tổng
diện tích tự nhiên của xã là 5.808,14 ha và có 5.867 nhân khẩu (mật độ dân số 100
người/km2) Vị trí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Tân Xuân thuộc huyện Hàm Tân
- Phía Nam giáp với Biển Đông
- Phía Tây giáp với phường Bình Tân và phường Tân An
- Phía Đông giáp với xã Tân Tiến
Trang 33SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 20
Hình 3 1 Vị trí địa lý xã Tân Bình, thị xã La Gi
Là địa bàn có tỉnh lộ 719 chạy qua (nối thành phố Phan Thiết với thị xã La Gi),
tiếp giáp với khu vực nội thị xã và biển Đông với các dải cát thoải và rộng Đây là một lợi
thế trong việc giao lưu văn hóa, xã hội và đặc biệt phát triển hoạt động du lịch biển và
thương mại dịch vụ
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình, địa mạo
Xã Tân Bình có ba dạng địa hình chính như sau:
Địa hình núi cao
Địa hình đồi thoải
Địa hình đồng bằng
Nhìn chung, địa hình xã Tân Bình thấp dần từ Bắc xuống Nam gây ảnh hưởng đến
khả năng giữ nước của đất, thường gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa và
hạn hán vào mùa khô
3.1.2.2 Khí hậu
Tân Bình là một xã nằm trong tỉnh Bình Thuận, do đó, xã Tân Bình có cùng khí
hậu chung của tỉnh Bình Thuận, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh
Trang 34SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 21
hưởng của 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau
* Nhiệt độ:
Đặc trưng về nhiệt độ xã Tân Bình được trình bày trong bảng 3.1:
Bảng 3 1.Đặc trưng của chế độ nhiệt (0C)
Nhiệt độ trung bình năm 26,6
Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ 7,2
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
* Nắng:
Tổng hợp những đặc trưng về chế độ nắng của xã được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3 2 Đặc trưng chế độ nắng Đặc trưng Giờ nắng (h)
Số giờ nắng trung bình năm 2.925
Số giờ nắng trung bình cao nhất (tháng 1,2,3,4,11,12) 10
Số giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 5,6,7,8,9,10) 8
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
Trang 35SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 22
* Lượng mưa: Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm; tập trung
nhiều ở các tháng 7, 8, 9, giai đoạn này chiếm tới 75 – 85% lượng mưa cả năm Các tháng
2, 3 và 4 hầu như không có mưa
Bảng 3 3 Đặc trưng chế độ mưa Đặc trưng Lượng mưa (mm)
Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (tháng 9) 450
Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (tháng 2) 70
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
* Độ ẩm không khí: Trong mùa khô, đặc biệt vào những tháng cuối mùa, lượng
mưa ít, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, làm tăng khả năng hạn hán, việc phát
triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn
Bảng 3 4 Đặc trưng về độ ẩm tương đối (%)
Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió
mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10)
Tốc độ gió trung bình là 3 – 6 m/s
Trang 36SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 23
Mạnh nhất 20 – 40 m/s
3.1.2.3 Chế độ thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông Dinh và một số suối
như : Suối Đá, suối Láng Đá, suối Cây Chanh, suối Lồ Ô, suối Giấy
Sông Dinh có chiều dài chảy trên địa bàn xã khoảng 3 km là nơi cung cấp
nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân
Các suối còn lại thường ngắn, nhỏ và do ảnh hưởng của địa hình dốc nên
kiệt nước vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1 Điều kiện kinh tế
Nhìn chung, trong những năm qua, từ một xã chưa phát triển nhưng biết tận dụng
và phát huy lợi thế thiên nhiên ưu đãi nên kinh tế xã Tân Bình đã có sự chuyển biến theo
hướng tích cực, cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là
11,8% Năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 13,7% (theo số liệu xã
Trang 37SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 24
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: So với năm 2005, năm 2010 giá trị sản xuất của ngành
nông nghiệp giảm xuống còn 47,5% (giảm 18,6%); tiểu thủ công nghiệp – xây
dựng tăng lên đạt 17,53% (tăng 7,5%); ngành thương mại – dịch vụ đạt 34,97%
(tăng 11,10%) trong cơ cấu kinh tế của xã
Cơ cấu kinh tế năm 2005 và năm 2010 được thể hiện trong hình 3.2:
Hình 3 2 Cơ cấu GDP năm 2005 và năm 2010 xã Tân Bình
3.1.4.2 Điều kiện xã hội
* Dân số:
Theo số liệu kiểm kê năm 2010, toàn xã có 5.867 người (trong đó nam giới 2.874
người, nữ giới 2.993 người) với 1.199 hộ gia đình, cơ cấu hộ gia đình là 4,88 khẩu/hộ,
mật độ dân số trung bình 102 người/km2 Tổng hợp tình hình dân số trên địa bàn xã được
trình bày trong bảng 3.6:
Bảng 3 6 Dân số, số hộ năm 2010 Chỉ tiêu Toàn
xã
Thôn Bình
An 1
Thôn Bình An 2
Thôn Bình An 3
Thôn Tân
Lý 1
Thôn Tân
Lý 2 Nhân khẩu
(người) 5.867 1.037 1.252 1.238 856 1.484
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
Cơ cấu GDP năm 2005
23,87%
10,03%
66,1%
Ngành nông nghiệp Ngành tiểu thủ công nghiệp-xây dựng Ngành thương mai-dịch vụ
Cơ cấu GDP năm 2010
47,5%
17,53%
34,97%
Ngành nông nghiệp Ngành tiểu thủ công nghiệp-xây dựng Ngành thương mai-dịch vụ
Trang 38SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 25
Dân số phân bố không đồng đều giữa các thôn, thấp nhất là thôn Tân Lý 1 có 856
người (chiếm 14,59%), cao nhất là thôn Tân Lý 2 có 1.848 (chiếm 25,29%) Trong những
năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được triển khai thực hiện
khá tốt, tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,1%
* Lao động, việc làm và thu nhập:
Số người trong độ tuổi lao động là 3.520 người, trong đó chủ yếu là lao động
trong các ngành nông nghiệp có 2.745 người, lao động phi nông nghiệp 775 người
Tổng hợp cơ cấu lao động xã Tân Bình năm 2010 được trình bày trong bảng 3.7:
Bảng 3 7 Cơ cấu lao động xã Tân Bình năm 2010
Chỉ tiêu Toàn xã Thôn Bình
An 1
Thôn Bình
An 2
Thôn Bình An
3
Thôn Tân Lý 1
Thôn Tân Lý 2 Lao động (người) 3.520 622 751 743 514 890
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
Nhìn chung, trình độ lao động của xã còn ở mức thấp, số lao động được đào tạo
qua các trường lớp chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu tập trung ở khu vực lao động phi nông
nghiệp
* Thực trạng phát triển giao thông:
Mạng lưới giao thông đường bộ của xã đã hình thành hướng, tuyến nhưng mặt
Trang 39SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 26
đường, nền đường còn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu về giao thông trong sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa Hệ thống giao thông của xã như sau:
Tỉnh lộ 719 (đường Nguyễn Chí Thanh): nối thị xã La Gi với thành phố
Phan Thiết với chiều dài trên địa bàn xã là 5,0 km, nền đường rộng 6 – 8 m, mặt rộng 6 m
được trải nhựa, cấp phối
Đường Nguyễn Trãi: có chiều dài 3,4 km, mặt đường được trải nhựa, bê
tông và được mắc đèn chiếu sáng
Các tuyến đường liên thôn ngày càng được nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân
* Giáo dục – Đào tạo:
Tính đến năm 2010, toàn xã có 3 trường học, hầu hết các trường học trên địa bàn
xã là cấp 4, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị còn yếu kém Diện tích các trường được
(Nguồn: UBND xã Tân Bình năm 2011)
Xã đã vận động được 97% số trẻ đến tuổi đi học đến trường, tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp Tiểu học đạt 100%, số học sinh khá giỏi tăng qua từng năm cả về số lượng và chất
lượng
* Y tế:
Công tác y tế trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn Hiện tại xã chưa có Trạm y tế,
hoạt động của ngành vẫn còn lồng ghép với Trạm y tế xã Tân Bình cũ (nay là Trạm y tế
phường Bình Tân)
Trang 40SVTH: Trần Thị Mỹ Ngọc Trang 27
3.2 Khái quát về khu vực khai thác Titan: xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh
Bình Thuận
3.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực khai thác Titan nằm chồng lấn trong dự án khu du lịch Sài Gòn – Hàm
Tân thuộc địa phận xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
Diện tích khu vực khai thác là 23,36 ha; với tứ cận:
- Phía Đông giáp biển
- Phía Tây giáp rừng tràm ngập nước chạy dọc theo ranh giới khu vực 23,36 ha
- Phía Nam giáp khu dân cư thôn Tân Lý 2, xã Tân Bình và đường Tỉnh lộ 709
- Phía Bắc giáp mỏ Bàu Dòi đã khai thác hoàn thổ
Hình 3 3 Vị trí địa lý khu vực khai thác Titan, xã Tân Bình, thị xã La Gi
3.2.2 Trữ lượng Titan tại khu vực khai thác
Theo các số liệu điều tra địa chất của Trung tâm Quan trắc Môi trường Bình
Thuận, ở khu vực khai thác khu du lịch Sài Gòn – Hàm Tân quặng sa khoáng chứa
Ilmenit - Zircon - Rutil