Kết quả tối thiểu phải có: 1 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước thải, hiện trạng thu gom chát thải rắn, chất thải nguy hại, hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp
Trang 1Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD : GS.TS HOÀNG HƯNG SVTH : NGUYỄN LÝ THÙY DUNG MSSV : 0951080014
LỚP : 09DMT2
Trang 2PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lý Thùy Dung
MSSV: 0951080014 Lớp: 09DMT2
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2 Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường Khu Công Nghiệp Trảng Bàng–Tây Ninh và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
3 Các dữ liệu ban đầu :
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh
- Báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh quý 01 năm 2013
- Kết quả kiểm nghiệm chất lượng môi trường nước mặt
- Kết quả kiểm nghiệm chất lượng môi trường nước ngầm
- Kết quả kiểm nghiệm chất lượng môi trường nước thải
- Kết quả kiểm nghiệm chất lượng môi trường không khí
Các yêu cầu chủ yếu :
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường nước, khí thải và chất thải rắn
- Hiện trạng quản lý môi trường tại Khu Công Nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh
- Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
4 Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước thải, hiện trạng thu gom chát thải rắn, chất thải nguy hại, hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh
2) Đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường cho khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh
Ngày giao đề tài: 08 / 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17 / 07 / 2013
Trang 4
Em xin cam đoan đề tài tốt nghiệp này là kết quả lao động của riêng bản thân
em, được thực hiện trên cơ sở học hỏi tìm tòi kiến thức, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hoàng Hưng
Các số liệu, bảng biểu, được sử dụng trong đề tài để phục vụ cho việc nhận xét, đánh giá và đề xuất là số liệu mang tính thực tiễn cao mà em thu thập được Ngoài ra,
em còn tham khảo và sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác nhau từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả đề tài của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lý Thùy Dung
Trang 5cường công tác quản lý ” đã gần như hoàn thành Ngoài sự cố gắng hết mình của bản
thân, em cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên từ phía gia đình, thầy
cô và bạn bè Chính điều ấy đã khích lệ em để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này
Lời đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, cha mẹ đã dạy dỗ, chăm sóc con, luôn bên cạnh con và tạo mọi điều kiện để con có thể hoàn thành nhiệm
vụ học tập của mình
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS Hoàng Hưng – Trưởng Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em phát huy được năng lực tự nghiên cứu, tự tìm tòi đồng thời truyền đạt kiến thức mỗi khi em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn
Anh Trần Minh Tân – cán bộ Công ty Cổ Phần Phát Triển Hạ Tầng KCN Trảng Bàng –Tây Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những thông tin về KCN Trảng Bàng trong thời gian thực hiện để em có thể hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp 09DMT đã động viện, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn, sẵn sàng chia sẻ những kiến thức thực tế cho em
Mặc dù, đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả kiến thức và sự nổ lực của bản thân, nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô tận tình chỉ dạy
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lý Thùy Dung
Trang 6MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 2
3 Nội dung nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa đề tài 4
7 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊM, KINH TẾ XÃ HỘI KCN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 5
1.1 Đặc điểm tự nhiên 5
1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.2 Đặc điểm khí hậu – Khí tượng thủy văn 6
1.1.2.1 Nhiệt độ không khí 6
1.1.2.2 Độ ẩm 7
1.1.2.3 Chế độ mưa 7
1.1.2.4 Chế độ gió 7
1.1.2.5 Chế độ bức xạ 8
1.1.2.6 Địa hình 8
Trang 71.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8
1.2.1 Điều kiện kinh tế 8
1.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội 9
1.2.2.1 Về giao thông 9
1.2.2.2 Thông tin liên lạc 9
1.2.2.3 Dân tộc – tôn giáo 9
1.2.2.4 Các ngành nghề hoạt động trong KCN Trảng Bàng 10
1.2.3 Cơ sở hạ tầng 11
1.2.3.1 Hệ thống giao thông 11
1.2.3.2 Hệ thống cấp nước 11
1.2.3.3 Hệ thống thoát nước 12
1.2.3.4 Hệ thống cấp điện 12
1.2.4 Tình hình sử dụng đất 12
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 13
2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường KCN Trảng Bàng – Tây Ninh 13
2.1.1 Nước thải 13
2.1.1.1 Nước mưa chảy tràn 13
2.1.1.2 Nước thải sinh hoạt 13
2.1.1.3 Nước thải công nghiệp 14
2.1.2 Khí thải – Tiếng ồn 14
2.1.2.1 Khí thải 14
2.1.2.2 Tiếng ồn 15
2.1.3 Chất thải rắn – Chất thải nguy hại 15
2.1.3.1 Chất thải rắn thông thường 15
2.1.3.2 Chất thải rắn nguy hại 16
2.2 Hiện trạng phát thải tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh 17
Trang 82.2.1 Nước thải 17
2.2.2 Khí thải 17
2.2.2.1 Khí thải từ các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp 17
2.2.2.2 Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải 18
2.2.2.3 Khí thải từ các hoạt động khác 19
2.2.2.4 Tiếng ồn – độ rung 19
2.2.3 Chất thải rắn – Chất thải nguy hại 19
2.3 Hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của KCN Trảng Bàng - Tây Ninh 21
2.3.1 Hiện trạng môi trường tại KCN Trảng Bàng 21
2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước 22
2.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt 22
2.3.2.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm 24
2.3.2.3 Hiện trạng chất lượng nước thải 25
2.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 27
2.3.4 Hiện trạng thu gom và xử lý Chất thải rắn – Chất thải nguy hại 29
2.3.5 Đánh giá các tác động đến môi trường của KCN Trảng Bàng – Tây Ninh 31
2.3.5.1 Các tác động đến môi trường nước 31
2.3.5.2 Các tác động đến môi trường không khí 32
2.3.5.3 Các tác động đến môi trường đất 33
2.3.5.4 Các tác động của tiếng ồn – độ rung 34
2.3.5.5 Các tác động do Chất thải rắn – Chất thải nguy hại 34
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 35
3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường trong KCN 35
3.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong KCN 35
3.3 Công tác quản lý môi trường của KCN Trảng Bàng – Tây Ninh 39
Trang 93.3.1 Các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải, khí thải, CTR mà KCN
đang áp dụng 39
3.3.1.1 Nước thải 40
3.3.1.2 Khí thải 50
3.3.1.3 Chất thải rắn – Chất thải nguy hại 51
3.4 Những hạn chế trong công tác quản lý KCN Trảng Bàng – Tây Ninh 54
3.4.1 Trong KCN Trảng Bàng 54
3.4.2 Trong doanh nghiệp 55
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KCN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 56
4.1 Biện pháp giám sát, quan trắc chất lượng môi trường KCN Trảng Bàng 57
4.1.1 Quan trắc hiện trạng môi trường nước 58
4.1.1.1 Các hệ thống xử lý nước thải cục bộ 58
4.1.1.2 Hiệu quả xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung 59
4.1.2 Quan trắc hiện trạng môi trường không khí 60
4.2 Một số biện pháp quản lý môi trường KCN Trảng Bàng 60
4.2.1 Quản lý môi trường nước 60
4.2.1.1 Xây dựng chương trình quản lý thu phí nước thải cho toàn KCN 60
4.2.1.2 Xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động 61
4.2.1.3 Kiểm tra tiêu chuẩn xả thải của hệ thống XLNT cục bộ 62
4.2.1.4 Phương án nâng cao việc xử lý nước thải tại nguồn 62
4.2.2 Một số biện pháp nâng cao việc quản lý và kiểm soát khí thải 63
4.2.3 Một số biện pháp quản lý, kiểm soát và xử lý chất thải rắn 64
4.2.3.1 Xây dựng chương trình quản lý CTR – CTNH cho KCN 64
4.2.3.2 Công tác thu gom cục bộ tại mỗi nhà máy 65
4.2.3.3 Vận chuyển chất thải rắn – chất thải nguy hại 66
4.3 Từng bước chuyển đổi KCN Trảng Bàng thành KCN thân thiện môi trường 66
Trang 104.4 Biện pháp áp dụng sản xuất sạch hơn 68
4.5 Từng bước áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 70
4.6 Biện pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải cho nhà máy XLNT tập trung 71
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC A 1
PHỤ LỤC B 22
PHỤ LỤC C 23
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 24
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KCN: Khu Công Nghiệp
BOD: Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa sinh học
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa hóa học
QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTR: Chất thải rắn
CTNH: Chất thải nguy hại
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
KCN TTMT: Khu công nghiệp thân thiện môi trường
ISO 14000: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường
CÔNG TY CP PTHT KCN TÂY NINH: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
UBND: Ủy ban nhân dân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KCX: Khu chế xuất
KTĐC: Khu tái định cư
SX: Sản xuất
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh mục các ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN
Bảng 2.1 Khối lượng chất thải rắn thống kê theo Quí 1 năm 2013(từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/03/2013)
Bảng 2.2 Danh sách thống kê CTR-CTNH ra-vào KCN Trảng Bàng –Tây Ninh quý 1/2013
Bảng 2.3 Danh sách các doanh nghiệp hiện đang đầu tư vào KCN Trảng Bàng (cập nhật ngày 11/3/2012)
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước mặt của KCN Trảng Bàng
Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu chất lượng nước ngầm KCN Trảng Bàng
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Trảng Bàng
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.8 Thống kê Chất thải thu gom ử lý trong quý 4 2012 tại KCN Trảng àng
Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu bùn KCN Trảng Bàng
Bảng 3.1 Danh sách thống kê số liệu phát thải khí thải của các doanh nghiệp thuộc KCN Trảng Bàng –Tây Ninh
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các đơn vị thu gom - vận chuyển CTR – CTNH tại KCN Trảng Bàng Tây Ninh (ngày 06/11/2012)
Bảng 3.3 Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong 1
tháng tại cơ sở
Bảng 3.4 Danh sách chất thải khác đã đăng ký phát sinh trung bình trong 1 tháng tại cơ sở
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Hình 3.1 Mô hình quản lý môi trường trong KCN Trảng Bàng – Tây Ninh Hình 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên tắc thoát nước tổng thể KCN Trảng Bàng
Hình 4.1 Sơ đồ quản lý việc quan trắc môi trường
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Công nghiệp phát triển thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt các loại hình kinh
tế xã hội khác Các hoạt động này thường mang lại nhiều lợi ích to lớn, mang lại nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho con người và các lợi ích xã hội khác, nhưng đồng thời cũng có thể sinh ra nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường
và các sự cố gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường Chính vì các lý do trên mà chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước đang ngày càng được quan tâm sâu sắc và đúng mức của các nhà hoạt định chính sách, cơ quan chức năng cũng như các nhà đầu tư
KCN Trảng Bàng là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được thành lập theo quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, là một khu vực riêng biệt dành riêng cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và có nhiều đóng góp cho nền công nghiệp nước ta, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa –
xã hội cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và nước nhà nói chung
Nhận thức sâu sắc rằng sự phát triển KCN Trảng Bàng có liên quan đến sự khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn giữ được môi trường trong lành, công ty CP PTHT KCN Trảng Bàng Tây Ninh đã quan tâm định hướng cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tập trung và xử lý cục bộ nhằm đảm bảo cho sự phát triển KCN không tạo ra bất kỳ tác hại nào đối với môi trường.Tuy nhiên, tình hình môi trường trên địa bàn KCN Trảng Bàng vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn Với mong muốn tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý môi trường, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường do các
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN gây ra nên đề tài “Đánh giá
hiện trạng ô nhiễm môi trường Khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý” là rất cần thiết
Trang 153 Nội dung nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu trên cần nắm và giải quyết được các vấn đề sau:
Nội dung 1:
- Tổng quan về KCN Trảng Bàng
- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến môi trường KCN Trảng Bàng
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, ghi nhận các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng
- Khảo sát tìm hiểu các quy trình phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường Nội dung 2:
- Đánh giá thành phần của các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất và mức
độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường và người lao động
- Tiến hành đánh giá hiện trạng công tác quản lý và những tồn tại phát sinh trong quá trình quản lý
Nội dung 3:
Dựa trên mức độ ảnh hưởng, rủi ro và lượng chất thải phát sinh, đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý môi trường KCN Trảng Bàng
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
- Thu thập tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội tại huyện Trảng Bàng nói riêng và KCN Trảng Bàng nói chung
- Thu thập các kết quả giám sát chất lượng môi trường nước, không khí, hiện trạng quản lý và thu gom chất thải rắn – chất thải nguy hại ( CTR – CTNH) tại KCN Trảng Bàng
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tổng hợp tài liệu hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng ban đầu như: nguồn gốc, thành phần và tính chất nguồn thải
Xử lý số liệu từ kết qủa giám sát chất lượng môi trường ban đầu
So sánh với các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) tương ứng để đưa ra những nhận xét, nhận định của cá nhân
Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp này giúp bài luận văn có được những cái nhìn thực tế về hiện trạng môi trường tại địa phương như: chất thải rắn – chất thải nguy hại (CTR-CTNH), nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải, nhu cầu sử dụng nhiên liệu và
hệ thống xử lý khí thải bằng cách:
- Khảo sát thực tế hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng
- Khảo sát, tìm hiểu công tác quản lý tại KCN Trảng Bàng
- Khảo sát thực tế các công trình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp (DN) trong KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, BQL KCN
- Tham khảo ý kiến GVHD
- Tham khảo ý kiến cán bộ chuyên trách môi trường trong KCN Trảng Bàng
Trang 175 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường
và quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề nảy sinh về mặt môi trường tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên các số liệu thực nghiệm và ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng Chính vì vậy, đề tài mang tính chất thực tế cao
Nâng cao được chất lượng môi trường, phát triển KCN Trảng Bàng theo hướng phát triển bền vững
Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng
7 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Chương 2: Hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Chương 3: Hiện trạng công tác quản lý KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Chương 4: Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện môi trường tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Kết luận – Kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KCN TRẢNG BÀNG- TÂY NINH
1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
KCN Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, nằm phía Nam quốc lộ 22 KCN được xây dựng trên khu đất với tổng diện tích là 190,76 ha
- Phía Bắc giáp đường quốc lộ 22 và khu dân cư
- Phía Nam giáp khu dân cư và đường An Phú Khương
- Phía Đông giáp KCX Linh Trung III
- Phía Tây giáp tỉnh lộ 64 (Hương lộ 2)
Vị trí nằm trên trục đường Xuyên Á và quốc lộ 22, cụ thể:
- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 43,5 km
- Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km
- Cách Thị xã Tây Ninh 60 km
- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km
Trang 19Hình 1.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Tây Ninh
1.1.2 Đặc điểm khí hậu - Khí tượng thủy văn
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và mang đặc thù của một tỉnh miền Đông Nam Bộ Khí hậu tỉnh Tây Ninh tương đối ôn hòa và ổn định, ít giông và hầu như không có bão, gồm 2 mùa mưa nắng rõ rệt
1.1.2.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các
Trang 20phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bay phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động Do vậy, việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết Kết quả quan trắc cho biết:
- Nhiệt độ trung bình năm: 28,50
1.1.2.2 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 75 – 85%, cao nhất được ghi nhận vào thời kỳ các tháng có mưa (tháng 6 đến tháng 11) từ 83 – 91% do độ bay hơi không cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao và độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng mùa khô (tháng 2 đến tháng 4) từ 67 - 69%
1.1.2.3 Chế độ mưa
Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Lượng mưa trung bình khoảng 1990 mm/năm Lượng mưa lớn nhất hằng năm là 2.676 mm Số lượng ngày mưa trong năm trung bình là 98 ngày và lượng mưa lớn nhất trong ngày là 183 mm
1.1.2.4 Chế độ gió
Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng
xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn
Hướng gió chủ đạo từ tháng 5 đến tháng 9 là hướng Tây - Tây Nam, tương ứng với tốc độ gió là 1,5 – 1,7 m/s Hướng gió chủ đạo từ tháng 10 đến tháng 1 là Bắc -
Trang 21Đông Bắc, tương ứng với tốc độ là 1,5 – 2,2 m/s Từ tháng 2 đến tháng 4 có hướng gió Đông Nam Tại đây, ít có gió bấc mạnh, mùa mưa có khi xảy ra vài trận lốc nhỏ
1.1.2.5 Chế độ bức xạ
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất gây ô nhiễm Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt
Thời gian có nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2.200 giờ Thời gian có nắng trong ngày là 12 – 13 giờ
1.1.2.6 Địa hình
Địa hình KCN Trảng Bàng tương đối bằng phẳng với độ dốc phổ biến từ 0 – 30 Hướng dốc chung từ Nam xuống Bắc, cao độ trung bình so với mực nước biển là 30m
KCN Trảng Bàng được xây dựng trên địa hình có cao độ từ 1.6m - 7.4m, độ dốc
từ 1% – 4% Hướng dốc từ Đông Bắc thấp dần về phía Tây Nam Ngoài ra, tại đây còn có suối sâu, rạch nhỏ và kênh thuỷ lợi chảy qua hồ điều hoà Đất chủ yếu là đất nông nghiệp (bao gồm đất ruộng và đất vườn)
Nền móng địa chất KCN Trảng Bàng có sức chịu tải tốt, trung bình đạt từ 1 – 1.5 kg/cm2
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Điều kiện kinh tế
KCN Trảng Bàng thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, gồm có thị trấn Trảng Bàng và 09 xã khác bao gồm: xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc, Gia Bình, Phước Lưu, Bình Thạnh, An Tịnh, An Hoà, Phước Chỉ
Trang 22Dân số thuộc loại cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm 57% dân số huyện (89.986 người) Nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp là một sự hấp dẫn đối với các dự án đầu tư cần sử dụng nhiều lao động
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển đổi theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp Nhưng ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Trảng Bàng vẫn là nông nghiệp và công nghiệp
1.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội
1.2.2.1 Về giao thông
Huyện có 13 tuyến đường bộ, với tổng chiều dài 104 km Hệ thống đường sông dài 126 km Giữa huyện có quốc lộ 22 từ thành phố Hồ Chí Minh qua thị trấn Trảng Bàng lên Gò Dầu, thị xã Tây Ninh Đường tỉnh 789 từ Bến Củi đi Củ Chi, đường tỉnh 782 từ Bùng Binh qua Bàu Đồn Ngoài ra, huyện còn có các đường liên huyện, liên xã tạo thành hệ thống đường bộ tương đối thuận lợi
1.2.2.2 Thông tin liên lạc
KCN Trảng Bàng cách trạm tổng đài huyện Trảng Bàng khoảng 4 km, hệ thống tổng đài điện tử Siemens EWSD của trạm đã được nâng cấp Trong tương lai gần có thể nâng dung lượng 4000 số và phát triển lên 10000 số khi có nhu cầu cấp đủ dung lượng cho KCN Trảng Bàng
1.2.2.3 Dân tộc – Tôn giáo
Dân cư trong huyện gồm: Dân tộc Kinh, Khơ Me Dân tộc Kinh là chủ yếu Dân cư trong huyện phần lớn theo đạo Cao Đài, Công giáo và đạo Phật Chính
vì thế mà ở đây có rất nhiều chùa, đình, miếu và nhà thờ Đặc biệt có xóm đạo Tha
La là vùng dân cư theo Công giáo
Trang 231.2.2.4 Các ngành nghề hoạt động trong KCN Trảng Bàng
KCN Trảng Bàng tập trung đa ngành nghề gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sạch, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp lắp ráp… quy
mô công nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp gây ô nhiễm
Các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp sau đây sẽ có khả năng được tiếp nhận vào KCN
Trang 24- Phía Tây có tuyến đường HL2 kéo dài mặt đường rộng 5m
Đường trong KCN: Đường nội bộ thảm bê tông nhựa nóng có tải trọng, gồm có
KCN hiện đang có 2 nhà máy cấp nước sạch với công suất lần lượt là 2.860
m3/ngày đêm và 2.900 m3/ngày đêm đạt QCVN 01/2009/BYT ban hành kèm theo thông tư 04/2009 BYT ngày 17/6/2009
Hệ thống đường ống:
- Đường ống D 400 dài 270 m
- Đường ống D 200 dài 4030 m
- Đường ống D 150 dài 250 m
Trang 25Hệ thống thứ 2: thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp sau khi xử
lý cục bộ Hệ thống này sẽ được đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung
Xây dựng hệ thống đường nội bộ: 100%
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải: 100%
Trồng cây xanh KCN: 18,2%
Tình hình thu hút đầu tư: Hiện nay KCN Trảng Bàng đã lấp đầy khoảng 92,76% diện tích bao gồm 70 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó: 59 dự án đi vào hoạt động; 11 dự án đang triển khai và ngưng hoạt động
Trang 26CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
Môi trường KCN Trảng Bàng có thể bị ô nhiễm bởi các nguồn như:
- Nước thải các loại (bao gồm cả nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất thải
ra từ các giai đoạn công nghệ và nước thải sinh hoạt)
- Khí thải từ quá trình sản xuất (lò hơi, từ máy phát điện, từ các thiết bị công nghệ), bụi thải từ các hoạt động kinh doanh (hoạt động giao thông…)
- Tiếng ồn, độ rung và nhiệt phát sinh
- Chất thải rắn-chất thải nguy hại
- Các sự cố về an toàn lao động và cháy nổ
2.1.1 Nước thải
Nước thải phát sinh từ KCN Trảng Bàng với nhiều ngành nghề khác nhau, nên
có các tính chất khác nhau Nước thải KCN có từ các nguồn như sau:
2.1.1.1 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt KCN sẽ cuốn theo đất cát, rác, các tạp chất trên mặt đất chảy xuống nguồn tiếp nhận
2.1.1.2 Nước thải sinh hoạt
Là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của con người như ăn, uống, tắm, vệ sinh… từ các khu nhà, phân xưởng làm việc của công nhân viên hoạt động trong nhà máy Hiện nay, tại KCN Trảng Bàng ngành nghề may mặc là chủ yếu chiếm khoảng 19,72% trên tổng số 71 dự án đầu tư Đây là loại hình thu hút rất nhiều lực lượng lao động (khoảng 65% trên tổng số lao động tập trung tại KCN)
Do đó nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải phát sinh từ lực lượng này khá lớn, tuy nhiên lượng nước này chưa được kiểm soát chặt chẽ Ngoài ra, còn có
Trang 27một lượng lớn nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà trọ, các hộ kinh doanh ở khu vực xung quanh KCN,… chảy thẳng vào hệ thống thoát nước mưa của KCN
2.1.1.3 Nước thải công nghiệp
Là nước được thải ra từ quá trình sản xuất, quá trình giải nhiệt, lò hơi… của các nhà máy, phân xưởng sản xuất Thành phần và tính chất của nước thải rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Nước thải công nghiệp chứa các loại ô nhiễm:
- Ô nhiễm cơ học: Nước thải bị nhiễm bẩn do đất, cát, rác,…từ quá trình thu gom, chuyển tải nguyên vật liệu, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị
- Ô nhiễm hữu cơ: Nước thải từ một số nhà máy như nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng
- Ô nhiễm hóa học và kim loại nặng: Nước thải của các nhà máy sản xuất thiết
bị điện, điện tử, xi mạ, nhuộm, giặt tẩy quần áo
Kết luận: Với các nguồn phát sinh nước thải như trên và dựa vào tính chất nêu
trên, cho thấy nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có tải lượng ô nhiễm cao, và là nguồn phát sinh nước thải nhiều nhất
2.1.2 Khí thải – Tiếng ồn
2.1.2.1 Khí thải
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các đơn vị sản xuất trong KCN Trảng Bàng, bao gồm:
- Từ dây chuyền công nghệ
- Bụi từ quá trình gia công cơ khí làm sạch bề mặt kim loại, từ quá trình chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, may mặc
- Các hợp chất Nitơ: NO, NO2 sinh ra từ việc sản xuất hàng kim khí
- Hợp chất chì phát sinh trong quá trình gia công các linh kiện điện tử
Trang 28- Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì
- Từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: máy phát điện dự phòng, các máy móc, thiết bị như nồi hơi, lò sấy, máy phát điện,… trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ sinh ra các khí thải như bụi, CO,
CO2, NOx, SO2
- Từ các hoạt động khác: hoạt động giao thông, xây dựng nhà xưởng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2,… Ngoài ra, môi trường không khí trong KCN còn bị ảnh hưởng từ các hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của các đơn vị, phát sinh từ các bể kỵ khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom, tồn trữ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại
2.1.2.2 Tiếng ồn
Tiếng ồn từ KCN phát sinh từ các nguồn sau đây:
- Từ các hoạt động của máy móc và thiết bị sản xuất của các nhà máy điển hình như nhà máy gia công cơ khí Ô nhiễm tiếng ồn - độ rung phát sinh từ máy móc (máy tiện, máy cắt, máy nén khí, máy dập…)
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi KCN Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau Ví
dụ, xe du lịch nhỏ có mức ồn khoảng 77dB, xe khách nhỏ khoảng 84 dB, xe
mô tô khoảng 94 dB
2.1.3 Chất thải rắn – Chất thải nguy hại
2.1.3.1 Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn (CTR) phát sinh tại KCN Trảng Bàng có thể chia làm hai loại:
Trang 29Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại bao bì, giấy, nylon, vỏ đồ hộp, thực phẩm, túi nilon…
Chất thải rắn sản xuất: CTR phát sinh ở KCN Trảng Bàng rất đa dạng về thành
phần và chủng loại Tùy theo loại hình công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải tương ứng sau:
- Các doanh nghiệp sản xuất loại hình may mặc: CTR chủ yếu là vải vụn, sợi chỉ dư thừa, …các chất này không gây ô nhiễm nhưng thuộc dạng khó phân hủy, có thể tái sử dụng vào mục đích khác
- Các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: bả rau quả, vỏ, hộp bánh kẹo, xác thực vật…loại hình sản xuất này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy
- Các doanh nghiệp chế biến gỗ- hàng thủ công mỹ nghệ: bụi gỗ, mụi cưa, xà bần…các chất thải này không gây ô nhiễm nhiều
- Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện- điện tử: các bản mạch không đạt yêu cầu, các vỏ thiết bị, bao bì
- Các doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề cao su
- Loại hình công nghiệp liên quan đến hóa chất: đó là các nhà máy sản xuất hóa chất diệt côn trùng, hóa chất công nghiệp
Và một số ngành nghề khác cũng phát sinh chất thải rắn
2.1.3.2 Chất thải rắn nguy hại
CTNH phát sinh từ các nhà máy thuộc KCN Trảng Bàng cũng phụ thuộc vào loại hình công nghệ, nguyên liệu sử dụng trong dây chuyền sản xuất sẽ phát sinh các loại CTNH tương ứng, các ngành công nghiệp có thể phát sinh CTNH như công nghiệp nhựa, chất dẻo, điện - điện tử, công nghiệp cơ khí luyện kim và gia công các vật liệu kim loại
Trang 30Các loại chất thải rắn có lẫn dầu bôi trơn trong hoạt động gia công cơ khí, tạo khuôn đế; chất thải tại các khu vực thu gom, bồn chứa dầu (bao gồm cặn bả dầu từ các thùng chứa dầu, giẻ lau dầu nhớt,…)
Chất thải rắn từ quy trình sản xuất và XLNT cục bộ: chủ yếu là các loại xỉ, vụn kim loại, bùn cặn có chứa các kim loại nặng độc hại như As, Cd, Pb, Hg, Ni,… của ngành dệt nhuộm, xi mạ
2.2 Hiện trạng phát thải tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
2.2.1 Nước thải
Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng Đối với KCN Trảng Bàng thì nước thải sinh ra rất phức tạp do mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy sản xuất đều mang một đặc tính riêng biệt của nó, nồng độ các chất ô nhiễm và nước thải cũng thay đổi liên tục theo từng ngày
Toàn bộ nước thải của các công ty trong KCN đều được thu gom triệt để bằng
hệ thống cống thu gom ngầm Các cống thoát được thiết kế chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ KCN, cách 25 – 30 m sẽ có một hố ga tách cát và rác
Công suất xử lý của nhà máy XLNT tập trung 5.000 m3/ngày đêm, tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN Trảng Bàng cũng gần khoảng 5.000 m3/ ngày đêm
Hiện tại, các doanh nghiệp trong KCN đều có hệ thống XLNT cục bộ ( XLNT sinh hoạt, XLNT sản xuất) nhưng công ty CP PTHT KCN Tây Ninh không có số liệu thống kê cụ thể công suất từng nhà máy
2.2.2 Khí thải
2.2.2.1 Khí thải từ hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu cho KCN Trảng Bàng
- Đối với nhiên liệu là dầu (FO hoặc DO): Loại nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí chủ yếu SO2, NO2, CO, bụi, aldehyde…
Trang 31- Đối với nhiên liệu là gas: Khí đốt cháy gas, hàm lượng các chất gây ô nhiễm không khí sẽ ít hơn khi đốt cháy bằng dầu
- Khí thải phát sinh trên dây chuyền công nghệ sản xuất: Tùy theo từng loại hình công nghệ cụ thể sẽ có các loại khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng Các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, ngành cơ khí, ngành nhựa, ngành sợi, dệt…là những ngành phát sinh nhiều bụi, gây ảnh hưởng đến môi trường
Chất ô nhiễm không khí dạng hạt
- Bụi: sinh ra trong quá trình sản xuất, có kích thước từ vài µm đến vài trăm
µm
- Sương mù: là các hạt chất lỏng ngưng tụ có kích thước từ 20 – 500 µm
- Khói nhạt: là các phần rắn do thể hơi ngưng tụ lại
- Các hợp chất Carbon như CO, CO2
2.2.2.2 Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
Để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân và lưu thông hàng hóa được thuận tiện sẽ có một lượng lớn phương tiện giao thông mà chủ yếu là xe hơi hoạt động trên các tuyến đường trong KCN, ngoài ra còn có một lượng xe đáng kể hoạt động
Trang 32làm nhiệm vụ xếp dỡ và vận chuyển nội bộ trong các nhà máy, do đó mật độ giao thông tương đối lớn Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường
xá, lưu lượng xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ
Các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2
2.2.2.3 Khí thải từ các hoạt động khác
Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
Tại khu XLNT cục bộ của các nhà máy hoặc nhà máy XLNT tập trung các chất
ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý như bể xử lý, bể aerotank, sân phơi bùn, thành phần các chất ô nhiễm không khí cũng đa dạng như NH3, H2S, metal…và các khí khác, tùy thuộc thành phần của nước thải Tuy nhiên, lượng khí này không lớn, nhưng có mùi đặc trưng cần có các biện pháp khắc phục như che kín, cách ly bằng khu vực cây xanh
2.2.2.4 Tiếng ồn – độ rung
Các nguồn ô nhiễm này cũng là các nguồn gây ra ô nhiễm khá quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của những người công nhân trực tiếp lao động
Tiếng ồn trong KCN được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sản xuất công nghiệp: phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại, do sự
ma sát của các vật liệu, máy móc thiết bị, từ các phương tiện giao thông
2.2.3 Chất thải rắn – Chất thải nguy hại
Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng CTR đáng kể Số lượng chất thải và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và trình độ công nghệ
Trang 33Ngành công nghiệp sinh ra CTR lớn nhất là ngành chế biến lương thực, thực phẩm nhưng hầu như chất thải rắn của ngành này được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp hoặc thức ăn gia súc
- Chất thải rắn của ngành chế biến lương thực, thực phẩm là đặc biệt nguy hại: đây là các sản phẩm thừa của nguyên liệu thực phẩm như: thịt, cá, rau quả,
và các loại nông lâm, thủy hải sản nói chung Các chất thải này có khả năng phân hủy hữu cơ cao và gây ô nhiễm mạnh đến môi trường Ngoài ra, chất thải rắn của ngành này còn là các loại bao bì (nhựa, nilon, thủy tinh, giấy)
- Chất thải rắn ngành cơ khí chủ yếu là vụn sắt thép từ nguyên liệu và bao bì của chúng Các chất này sẽ gây ra ảnh hưởng chủ yếu cho người lao động (khi dẫm đạp lên chúng) Chất thải rắn của ngành cơ khí cũng được tái sử dụng
- Chất thải rắn ở các nhà máy chế biến gỗ, sản phẩm giấy…thường là các chất thải có thể lên men, phân hủy khi gặp nước Ảnh hưởng có thể có sẽ là gây ô nhiễm không khí và nguồn nước
- Vải sợi phế thải từ ngành sợi – dệt – may mặc cũng là loại chất thải đáng quan tâm Cho đến nay, khối lượng CTR từ ngành này được ước tính một cách tương đối theo tỷ lệ phần trăm tổng sản lượng vải hoặc sản phẩm may mặc Mặc dù vậy, toàn bộ lượng chất thải này có thể được tái sử dụng hoặc dùng cho mục đích khác: lau chùi máy móc thiết bị
Bảng 2.1 Khối lượng chất thải rắn thống kê theo Quý 1 năm 2013(từ ngày 01/01/2013
đến ngày 31/03/2013)
Loại chất thải rắn Khối lƣợng (kg)
Trang 34Bùn thải từ nhà máy XLNT TT 308.150
(Nguồn: Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh)
Danh sách thống kê CTR - CTNH ra – vào KCN Trảng Bàng Tây Ninh quý
1/2013 được trình bày ở bảng 2.2 – phần phụ lục A
2.3 Hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
2.3.1 Hiện trạng môi trường tại KCN Trảng Bàng
KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 Đến nay,các ngành đang hoạt động tại KCN như:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế (không chế biến mủ)
Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm
Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang
Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất
Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mạ, in ấn giấy
Cơng nghiệp sản xuất hoá chất
Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế
Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống
Số lượng công nhân trong toàn KCN hiện tại khoảng 20.000 người
Lượng nước sử dụng toàn KCN gồm nước sinh hoạt và sản xuất trung bình là 5.226 (m3/ngày)
Nguồn cung cấp nước: Nhà máy cấp nước KCN Trảng Bàng
Trang 35Danh sách các doanh nghiệp hiện đang đầu tư vào KCN Trảng Bàng được trình bày ở bảng 2.3 – phần phụ lục A
Để giám sát chất lượng môi trường tại KCN Trảng Bàng, công ty CP PTHT KCN Tây Ninh đã phối hợp với một số đơn vị như : Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn
đo lường chất lượng 3, trung tâm môi trường và sinh thái ứng dụng… tiến hành đo đạc và phân tích các thông số môi trường không khí, nước và đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý CTR trong KCN Trảng Bàng Tây Ninh
2.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước
2.3.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt
Vị trí giám sát:
Nhằm đánh giá mức độ ảnh hường của nguồn nước thải từ KCN Trảng Bàng chảy ra rạch Trưởng Chừa, Sông Vàm Cỏ Đông công ty CP PTHT KCN Tây Ninh
đã tiến hành lấy mẫu nước tại 5 vị trí vào ngày 18/03/2013 như sau:
- NM1: tại Hồ điều hòa
- NM2: tại mương thoát nước ra rạch Trưởng Chừa
- NM3: rạch Trưởng Chừa nơi đổ vào sông Vàm Cỏ Đông
- NM4: nước sông Vàm Cỏ Đông về phía thượng lưu nguồn tiếp nhận cách 100m
- NM5: nước sông vàm Cỏ Đông về phía hạ lưu nguồn tiếp nhận cách 100m
Thông số giám sát: pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, Fe, Pb, Hg, Ni, Zn, dầu
mỡ khoáng, tổng Nitơ, tổng Photpho, Coliforms
Trang 36Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước mặt của KCN Trảng Bàng
STT Thông số Đơn vị
08:2008 cột B1 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5
Trang 37Nhận xét: So sánh kết quả giám sát với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
08:2008/BTNMT, cột B1 về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong Quy chuẩn cho phép Riêng đối với chỉ tiêu BOD, tại NM1 (tại hồ điều hòa) vượt gấp 2 lần so với quy chuẩn, tại NM2 vượt quy chuẩn nhưng không cao Với chỉ tiêu COD tại NM1 (hồ điều hòa) vượt gấp 2 lần quy chuẩn cho phép và NM2 cũng vượt quy chuẩn nhưng không cao Nguyên nhân có thể do nước mưa khi chảy về hồ điều hòa còn lẫn nước thải nên nồng độ BOD và COD tại hồ tiếp nhận vượt QCVN
2.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Thực hiện chương trình giám sát môi trường nước ngầm tại các giếng khoan đang khai thác, Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu pH, COD, độ cứng, Fe, Mn, Clorua, NO2-, NO3-, NH4+, E.coli, Coliform
Vị trí lấy mẫu:
- NN1 lấy tại giếng 2
- NN2 lấy tại giếng 3
- NN3 lấy tại giếng 5
Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu chất lượng nước ngầm KCN Trảng Bàng
STT Thông số Đơn vị
Kết quả QCVN
09:2008 / BTNMT NN1 NN2 NN3
Trang 38Ngoài ra tại khu vực lân cận giếng khai thác không xảy ra các hiện tượng sụt lún đất, hiện vẫn chưa thấy ảnh hưởng của quá trình bơm đến mực nước của hồ và các giếng xung quanh
2.3.2.3 Hiện trạng chất lượng nước thải
Để đánh giá hiệu quả XLNT tại nhà máy, công ty CP PTHT KCN Tây Ninh đã kết hợp với Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nguồn nước thải đầu ra sau khi xử lý
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Trảng Bàng
Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả QCVN
40:2011/ cột A
Độ pH ở 250
Trang 39COD (quy về O2) mg/L SMEWW(*)2012 (5220-D) 42,0 75
Trang 40(**): Kết quả được biểu thị nhỏ hơn 2 MNP/ 100mL khi không có ống dương tính trong ba dãy ống pha loãng liên tiếp
KPH: Không phát hiện
QCVN 40:2011 : Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về nước thải công nghiệp cột
A là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các
nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Ban hành theo thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Trưởng
Bộ Tài nguyên Môi trường (BTNMT)
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý của nhà máy
nước thải KCN Trảng Bàng tại Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3, so sánh với QCVN 40:2011 cột A cho thấy, các thông số môi trường điều đạt Quy chuẩn cho phép được thải ra nguồn tiếp nhận Tuy nhiên, còn hai chỉ tiêu là
Mn và Ni là không đạt so với quy chuẩn Chỉ tiêu Ni vượt quy chuẩn cho phép 4,45 lần, Mn vượt quy chuẩn cho phép 1,54 lần So với thực trạng các ngành công nghiệp đầu tư vào KCN hiện nay thì hệ thống XLNT có thể đáp ứng việc XLNT sau
xử lý đạt QCVN 40:2011 loại A Để nâng cao hiệu quả xử lý tránh tình trạng quá tải của hệ thống xử lý công ty CP PTHT KCN Tây Ninh nên có biện pháp tăng công
suất xử lý để tránh tình trạng quá tải chảy tràn ra đường
2.3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, tại mỗi nhà máy tuỳ theo đặc trưng ngành nghề mà xây dựng hệ thống XL khí thải
Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí xung quanh trong KCN, Công ty
CP PTHT KCN Tây Ninh phối hợp với Trung Tâm Môi Trường & Sinh Thái Ứng Dụng thực hiện thu mẫu không khí tại 08 vị trí vào ngày 18/03/2013
Vị trí giám sát
4 điểm trong khuôn viên KCN
- M3: vị trí đo đạc tại Công ty Cao su Thời Ích