Chính sách thu, quản lý và sử dụng thuế, phí liên quan đến tài nguyên,bảo vệ môi trường được coi là công cụ tài chính quan trọng để quản lý việckhai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ mô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Th ị Thu Hằng
Thái Nguyên - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứuthực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Phan Thị Thu Hằng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bàytrong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu thamkhảo đều được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan
Nguyễn Thu Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sựdạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự độngviên to lớn của gia đình và những người thân
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS Phan Thị Thu Hằng cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi
trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn,giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn,
đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trongcuộc sống
Đề hoàn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnhđạo Sở Tài Nguyên & Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh TháiNguyên; Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; Sở Kế hoạch & Đầutư; Sở Tài chính; Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôngthôn; Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên; Công ty công trình vàmôi trường đô thị đã cho tôi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiêncứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcnhững kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn đểkhóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành c ảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.2 Cơ sở pháp lý 5
1.2 Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường 6
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế 6
1.2.2 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 7
1.2.3 Thuế bảo vệ môi trường 14
1.2.4 Phí bảo vệ môi trường 18
1.2.5 Tình hình thực hiện thuế, phí bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
Trang 62.1.3 Thời gian nghiên cứu 23
2.1.4 Địa điểm nghiên cứu 23
2.2 Nội dung nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24
2.3.2 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 27
2.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 32
3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2005 đến nay 34
3.2.1 Môi trường nước 34
3.2.2 Diễn biến ô nhiếm môi trường không khí 40
3.2.3 Môi trường đất 41
3.3 Công tác ban hành chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Nguyên 42
3.3.1 Công tác quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên 42
3.3.2 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường được ban hành tại địa phương 43
3.3.3 Những tồn tại và hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên 47
3.4 Đánh giá việc thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến nay tại tỉnh Thái Nguyên 49
3.4.1 Công tác thu phí bảo vệ môi trường 49
3.4.1.3 Đối với hoạt động khai thác khoáng sản 56
3.4.2 Công tác thu thuế tài nguyên, thuế môi trường 59
Trang 73.4.3 Nhận xét chung về tình hình thu thuế, phí bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên 61
3.5 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại tỉnh Thái Nguyên 69
3.5.1 Nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đế thu, quản lý sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường 70 3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật 70
3.5.3 Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, hoạt động khai thác khoáng sản 71
3.5.4 Giải pháp về kinh tế 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Dân số trung bình phân theo giới tính ở tỉnh Thái Nguyên 32Bảng 3.2 Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ môitrường được ban hành 45Bảng 3.3 Tình hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh TháiNguyên từ năm 2008 đến nay 49Bảng 3.4 Tình hình thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2007 đến nay 51Bảng 3.5 Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt nội sinh trên địa bàn tỉnhThái Nguyên năm 2013 53Bảng 3.6 Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành phố Thái Nguyên 54Bảng 3.7 Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thànhphố Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay 55Bảng 3.8 Tổng hợp số thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sảngiai đoạn từ năm 2006 đến nay 57Bảng 3.9 Tổng hợp số thu thuế tài nguyên tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từnăm 2006 đến nay 59Bảng 3.10 Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theomức thu nhập 66Bảng 3.11 Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theotrình độ văn hóa 67Bảng 3.12 Tình hình sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinhhoạt (10%) của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên năm 2012 69
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.7 Diễn biến ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực trong đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay 40Hình 3.8 Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay 41Hình 3.9 Tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận tăng phí bảo vệ môi trường 65Hình 3.10 Tỷ lệ người dân sẵn lòng chấp nhận tăng mức phí 65Hình 3.11 Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về công tác quản lý môi
trường tại địa phương 68
Trang 10BVMT : Bảo vệ môi trường
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọngtrong việc hoàn thiện công tác quản lý môi trường và hỗ trợ thực thi các hìnhthức khuyến khích giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm bằng các công cụ kinh tế
Bộ chính trị thông qua Nghị quyết Số 41-NQ/TW về công tác bảo vệ môitrường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sử dụng cácbiện pháp kinh tế hỗ trợ bảo vệ môi trường ở Việt Nam Tiếp theo, Chính phủ
đã thông qua Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình Hànhđộng của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của BộChính trị Trong số các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình Hành động, nhiệm
vụ 4 có đề cập trực tiếp tới việc sử dụng các công cụ kinh tế Quan trọng hơn,năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi nhằm tăngcường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam, hỗ trợ tích cực hơn nữa việcthực hiện các công cụ kinh tế Bên cạnh các quy định về các công cụ kinh tếnhư thuế, phí, lệ phí môi trường, Luật Bảo vệ môi trường còn đặc biệt nhấnmạnh sự cần thiết phải có Quỹ môi trường trung ương và địa phương [16]
Năm 2010, quốc hội cũng đã ban hành Luật Thuế Bảo vệ môi trường và
áp dụng từ ngày 01/01/2012 Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định số174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trườngđối với chất thải rắn; Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phíbảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phụchồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khaithác khoáng sản thay thế cho Quyết định 71/2011/QĐ-TTg
Những điều kiện trên là các tín hiệu cho thấy Việt Nam đang trong quátrình áp dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường, coi đó làmột trong những công cụ chính sách tốt nhằm hạn chế suy thoái môi trường
và cải thiện chất lượng môi trường sống
Trang 12Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp của miềnBắc, sự phát triển kinh tế - xã hội luôn đi kèm với vấn đề suy thoái, ô nhiễmmôi trường nếu việc quản lý không đạt hiệu quả Ô nhiễm môi trường đã,đang là thách thức cho phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong thờigian tới Bảo vệ môi trường, thực hiện định hướng phát triển bền vững là mộtnhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh TháiNguyên nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường đang tồn tại Việc thu cácloại thuế, phí bảo vệ môi trường đã được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh,tuy nhiên hiệu quả còn thấp, thông tin về các khoản thuế và phí này thiếuminh bạch Vì vậy, cần tìm ra được nguyên nhân tại sao công tác thu thuế, phíbảo vệ môi trường hiện nay không đạt hiệu quả cao, nguồn thu phí khôngđược sử dụng hiệu quả, đề xuất những giải pháp hiệu quả để khắc phục tìnhtrạng này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhàtrường và Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học – Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Phan Thị Thu Hằng , tôitiến hành luận văn: “Đánh giá thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
2 Mục tiêu của đề tài
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống các văn bản pháp luật về thuế,phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và trong hoạt động khaithác khoáng sản
Trang 13- Tìm hiểu tình hình diễn biến hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyêngiai đoạn 2005 đến nay.
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ thuế và phí trong quản lýmôi trường vào thực tế, cụ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Tìm hiểu tác động của việc thu thuế, phí bảo vệ môi trường đối vớimôi trường địa phương
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng công cụthuế và phí trong quản lý môi trường trên địa bản tỉnh Thái Nguyên
3 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ tổng hợp được những số liệu về các khoản thuế, phí bảo vệmôi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay và có thể trởthành tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm
và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan
Đưa ra thực trạng áp dụng một số công cụ thuế và phí trong quản lýmôi trường tại tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ápdụng các công cụ này
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng về mặt kinh tếcũng như xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đang phảiđối mặt với nhiều thách thức từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Trong đó có sự tác động tiêu cực đến môi trường sống Ô nhiễm môi trường
có nguyên nhân từ các hoạt động khai thác không hợp lý tài nguyên thiênnhiên, phát triển không cân đối và thiếu quy hoạch đồng bộ Trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, nhiều thành phần môi trường được sử dụng miễn phí,nhiều thiệt hại đến môi trường không được quan tâm khắc phục Đứng trướcnhững thách thức đó đòi hỏi phải có biện pháp thích hợp để dung hòa giữaphát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Từ đó các công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường đã được áp dụng và ngày càng mang lại hiệu quả nhất định.Trong các biện pháp kinh tế đang được áp dụng trong công tác quản lý môitrường tại Việt Nam hiện nay có thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môitrường Chính sách thu, quản lý và sử dụng thuế, phí liên quan đến tài nguyên,bảo vệ môi trường được coi là công cụ tài chính quan trọng để quản lý việckhai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của quốc gia, thể hiện vaitrò và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tàinguyên, bảo vệ môi trường thông qua việc điều tiết nguồn lực tài chính chongân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia Ngoài
ra, chính sách thu, quản lý, sử dụng liên quan đến tài nguyên, môi trường còn
là công cụ quan trọng để nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạtđộng khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy hoạt độngkhai thác tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm nguồn thucho ngân sách nhà nước, đảm bảo cải thiện, nâng cao chất lượng môi trườngsống cho cộng đồng [1]
Trang 151.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012
- Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính vềviệc hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệmôi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/N Đ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phíbảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môitrường đối với nước thải;
- Luật Khai thác khoáng sản số 60/2010/QH12 15/11/2010;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ Quy địnhchi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phíbảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chínhphủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ vềPhí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Trang 16- Thông tư số 39/2008/TT - BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính vềviệc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dântỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và nhữngnăm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành
1.2 Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công
cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạtđộng của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đếnhành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường [3]
Để quản lý môi trường tốt hơn, ngoài các công cụ kinh tế người ta sửdụng song song, bổ trợ nhiều công cụ quản lý khác nhau như công cụ pháp lý,hành chính; công cụ giáo dục, truyền thông… Trong những thập kỷ gần đây,cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và tự do hóa thương mại, công cụkinh tế trong quản lý môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước,đặc biệt là các nước phát triển [3]
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có hai đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thịtrường, chúng có chức năng nâng giá cả các hành động làm tổn hại đến môitrường, lên hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường xuống
- Thứ hai: Công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức
cá nhân hành động vừa đặt được mục tiêu kinh tế vừa đáp ứng yêu cẩu bảo vệmôi trường, phù hợp với năng lực của mình [3]
Trang 171.2.2 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Thuế tài nguyên
Pháp lệnh Thuế tài nguyên ra đời ngày 30/3/1990 và được sửa đổinăm 1998 Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tài nguyên.Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanhnghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sảnxuất Mục đích của thuế tài nguyên là:
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên
- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớpdân cư về việc sử dụng tài nguyên [16]
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như: thuế sử dụngđất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tàinguyên khoáng sản
Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộcmọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khaithác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu độnghay cố định, có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước [18]
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năngcông nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiệnđịa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để đảm bảo có sự phân biệtđối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suythoái môi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: Hoạt độngcàng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịuthuế cao hơn Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rấtquan trọng, sẽ góp phần thúc đầy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, kỹthuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc biệt là tàinguyên không tái tạo [1]
Trang 18Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độxác định trữ lượng:
- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượngđịa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệpđược phép khai thác
- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chínhxác: có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ cóthăm dò địa chất về trữ lượng bổ sung
Thuế/phí bảo vệ môi trường
Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giảiquyết các vấn đề môi trường Đây là khoản thu cho ngân sách nhà nước từnhững đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường Nó góp phần hạnchế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khíchcác hoạt động bảo vệ môi trường Thuế môi trường được thiết kế để nội hóachi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩycác hoạt động sinh thái bền vững [6]
Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ônhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụngchúng có tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuếđánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuếđánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốcbảo vệ thực vật…)
Phí môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước dành cho hoạtđộng bảo vệ môi trường như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắcphục ô nhiễm môi trường Mục đích chính của việc thu phí môi trường làhạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải
ra môi trường, mà các chất thải này có khả năng xử lý được Phí môi trườngbuộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử lý các chất thải trước khi
Trang 19thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây
ra ô nhiễm Vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh,những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải trướckhi thải ra môi trường Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thảicủa chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm [5]
Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải, phí gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon,thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu,thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc áp dụng mới các loạithuế liên quan đến chất thải rắn, và tăng thuế suất đối với thuế chất thải rắn.Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được ápdụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2[16]
Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên thiênnhiên khó có thể xác định quyền sở hữu và các tài nguyên được sử dụng côngcộng như không khí, đại dương,…
Giấy phép xả thải có thể mua bán được là thị trường mà trong đó hànghóa thường là giấy phép thải khí hoặc thải nước, người bán là các đơn vị sởhữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thài [10]
Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tếcủa công tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm Cácnhà máy hoặc công ty sẽ lựa chọn giải pháp mua giấy phép để trả phí môitrường cao hơn, hoặc bán giấy phép để đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm.Trong trường hợp thứ nhất, việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường khôngmang lại hiệu quả kinh tế Ngược lại, trong trường hợp thứ hai đầu tư côngnghệ xử lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Ở cả hai trường hợp,
ô nhiễm môi trường khu vực sẽ giảm, còn các doanh nghiệp giảm được chiphí cho công tác bảo vệ môi trường [11]
Trang 20 Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
Đặt cọc – hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trườngbằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ônhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằmbảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lạicủa sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địađiểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đốivới môi trường Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoảnđặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại [11]
Công cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, táichế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách an toàn đối với môi trường Đây
là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trườngthông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản phẩm hoặc phần còn lại của sảnphẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng
Công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (takeback) là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chấtthải và tăng cường tái chế, tái sử dụng Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nướcnhư Australia, Áo, Canada (Quebec, New Brunswick, British Columbia), Séc,Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn Quốc, Mehico, Hà Lan,Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…[11]
Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh
tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường Nguyên lý hoạt động của
hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc – hoàntrả Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải kýgửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị nhưtiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhằm đảm bảo sự cam kết về thực
Trang 21hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường Số tiền ký quỹphải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanhnghiệp, các cơ sở kinh doanh gây ra ô nhiễm suy thoái môi trường Trong quátrình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủđộng khắc phục không để xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đúng như camkết thì số tiền ký quỹ được hoàn trả lại còn ngược lại nếu doanh nghiệp khôngthực hiện đúng như cam kết hoặc phá sản thì số tiền đó được rút ra khỏi tàikhoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm [3].
Ký quỹ môi trường thường được áp dụng trong các ngành kinh tế dễgây ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, xây dựng cácnhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường cao…và là công cụ kinh tế cầnthiết trong quản lý môi trường, tác động trực tiếp đến việc thực hiện tráchnhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thông qua việc khuyến khích họtìm ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môitrường để nhận lại số tiền đã ký quỹ Ngoài ra, ký quỹ môi trường còn giúpcho Nhà nước không phải mất một khoản tiền trong ngân sách nhà nước chicho việc đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường Đây là một công cụkinh tế cần thiết trong quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác độngtrực tiếp đến thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay sau khi khai tháctài nguyên của các tổ chức, cá nhân [1]
Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rấtnhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc tổ chức OECD Trợ cấpmôi trường có thể dưới các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại
- Các khoản cho vay ưu đãi
- Cho phép khấu hao nhanh
- Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)
Trang 22Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điềukiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm Trợ cấpcũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các côngnghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm [3].
-Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả Các nhà sản xuất
có thể đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễmnhiều hơn so với mức tối ưu cũng là không hiệu quả)
Trường hợp ngược lại, trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chiphí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cánhân, làm tăng lợi nhuận
Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng khôngthích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược vớinguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty(vào - ra tự do đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngànhcông nghiệp mà mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt được [3]
Vì vậy, trợ cấp môi trường chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cốđịnh với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng, thường xuyên
Nhãn sinh thái
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WBthì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãnmột số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức đượcchính phủ uỷ nhiệm đề ra Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giátác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sảnphẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụngcho đến khi bị vứt bỏ Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu
Trang 23chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khảnăng tái chế, v.v… [2].
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinhthái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ sovới các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định,biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng mộtbản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tàiliệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác
Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ởtừng nước Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức cónhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh
Ngoài nhãn sinh thái do một cơ quan đứng ra cấp, còn có một loạinhãn khác do nhà sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thứcquảng cáo với người dùng Ta thấy có tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC"(CFC là một loại hợp chất gây phá huỷ tầng ozone) hoặc có loại pin ghi
"Không có thuỷ ngân"
Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêudùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trongviệc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường,giảm thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụngnguyên nhiên liệu đầu vào Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm vàcủa nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thếtrên thị trường vì những sản phầm loại này thường có sức cạnh tranh cao và giáthành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác Đồng thời nó cũngthông tin, giáo dục cho người tiêu dùng về những tính năng thân thiện với môitrường của sản phẩm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường [3]
Trang 24 Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế nhận tàitrợ vốn từ các nguồn khác nhau, từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quátrình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường
Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau như:
- Phí và lệ phí môi trường
- Đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp
- Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nước, chínhquyền địa phương và Chính phủ trung ương
- Đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế
- Tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ
- Tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
- Tiền thu được từ các hoạt động như văn hóa, thể thao, từ thiện, xổ
số, phát hành trái phiếu [6]
1.2.3 Thuế bảo vệ môi trường
1.2.3.1 Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường
Năm 1920, ý tưởng về thuế ô nhiễm lần đầu đã được giáo sư kinh tếchính trị Arthur C.Pigou đề cập đến trong tác phẩm “ Kinh tế học phúc lợi”
Pigou đã nêu ra nguyên tắc đánh thuế là: “Mức thuế ô nhiễm (mức thuế môi
trường) tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu
xã hội” Về bản chất, thuế Pigou đánh trực tiếp vào người tạo ra ảnh hưởng
xấu tới môi trường, làm tăng chi phí tạo ra ảnh hưởng của họ Đồng thời,nguồn thu từ thuế được sử dụng vào việc khắc phục những hậu quả do ảnhhưởng xấu đó tạo ra [7]
Cơ quan thống kê châu Âu (EURROSTAT) thì đưa ra một định nghĩa
về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như sau: “Một loại thuế được
Trang 25xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặcđại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tácđộng có hại đặc biệt đến môi trường”[17].
Tại Mục 1, Điều 2, Chương I, Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thôngqua ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định: “Thuế bảo vệ môi trường là loạithuế gián thu, thu vảo sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đếnmôi trường” Định nghĩa trên đã nêu được những điểm cơ bản về thuế môitrường như phương pháp đánh thuế (gián thu), và đối tượng chịu thuế (sảnphẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường) [21]
1.2.3.2 Phân loại Thuế bảo vệ môi trường
Việc phân loại thuế, phí môi trường cũng có nhiều cách khác nhau, song
có ba cách phân loại thuế môi trường chính như sau:
Dựa vào lĩnh vưc hoạt động: có 3 loại
- Thuế năng lượng: đánh vào loại năng lượng sử dụng cho động cơ xe
cộ hoặc dùng cho mục đích sưởi ấm và làm mát Cách đánh thuế dựa trên cơ
sở số lượng Do vậy, tiền thuế phải nộp tương ứng với số lượng năng lượngđược tiêu thụ nhân với thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị số lượng Số lượnghoặc trọng lượng của năng lượng bị đánh thuế là số lượng hoặc trọng lượngthực tế nhập khẩu hoặc tiêu thụ trong kì tính thuế
- Thuế giao thông: đánh vào đối tượng đăng ký sử dụng phương tiệngiao thông Đối tượng tính thuế là các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xetải… Cơ sở tính thuế dựa trên tiêu chí ảnh hưởng môi trường như tiêu chuẩn
về chất thải Nó có thể kết hợp với một chỉ tiêu truyền thống như trọng lượnghoặc thể tích (cm³)
- Thuế tài nguyên: đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tronglĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Thuế tàinguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ
Trang 26chức, cá nhân Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làmphát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiênnhiên) Phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản,như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khíthiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng [1].
Dựa vào đối tượng gây ô nhiễm: có 2 loại
- Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: đánh vào các chất thải gây ônhiễm môi trường nước (như BOD – nhu cầu ôxy sinh hóa, COD – nhu cầuôxy hóa học, TSS – hàm lượng cặn lơ lửng, kim loại nặng…), khí quyển (nhưSO2, NOx, Cacbon, CFC…), đất (như rác thải, phân bón…), hoặc tiếng ồn(như máy bay và các loại động cơ…) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng vàhàm lượng các chất gây ô nhiễm
- Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: được áp dụng đối với nhữngloại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trongcác quá trình sản xuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng Ví dụ như các sản phẩm
có chứa kim loại nặng, PVC (nhựa nhiệt dẻo), CFC, các nguyên liệu chứacacbon và sulphat…Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được xác định trên
cơ sở khối lượng sản phẩm từng loại được tiêu thụ [1]
1.2.3.3 Các phương pháp tính thuế môi trường
Theo Điều 7, Chương 2, Luật Thuế bảo vệ môi trường: “Số thuế bảo vệmôi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mứcthuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa”
Nhưng trên thực tế, tùy thuộc vào mỗi đối tượng tính thuế khác nhau
mà người ta có các phương pháp tính thuế khác nhau Có 5 phương pháp tínhthuế môi trường được sử dụng phổ biến nhất là: tính thuế theo nguyên tắcngười gây ô nhiễm trả tiền; tính thuế theo khối lượng tiêu thụ các nguyên,nhiên liệu đầu vào; tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, tính thuế
Trang 27dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra và tính thuế theo mức độ gây ônhiễm môi trường [10].
- Tính thuế theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền
Người gây ô nhiễm môi trường, bất kể là người sản xuất, phân phối hay
sử dụng hàng hóa đều phải chịu trách nhiệm nộp một số tiền thuế bảo vệ môitrường tương ứng với mức ô nhiễm môi trường mà họ gây ra
- Tính thuế theo khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vàoTrong quá trình sản xuất, các nguyên, nhiên liệu đầu vào làm phát sinh
ô nhiễm môi trường thì phải chịu một mức thuế tương đương với mức ônhiễm môi trường mà chúng gây ra
Ưu điểm của phương pháp này: Các doanh nghiệp sản xuất để hạn chếmức thuế ô nhiễm môi trường phải nộp thì các doanh nghiệp phải tích cực tìmkiếm và sử dụng các loại nguyên nhiên liệu đầu vào thân thiện với môitrường, hạn chế phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường
- Tính thuế dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp được tính bằng hiệu sốgiữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất Cơ
sở để xác định tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào mức độgây ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp gây ra
- Tính thuế dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
Cách tính thuế này phải tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh đểtính: dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc dựa vào doanh thucủa doanh nghiệp trong kỳ sản xuất Tuy nhiên, phương pháp này có một sốnhược điểm là: khó có thể xác định được tỷ lệ thu thuế hợp lý và đảm bảo tínhcông bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh; nó có thể gây bất lợi cho các
cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới, hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp đãtriển khai thực hiện các biện pháp xử lý môi trường
- Tính thuế theo mức độ gây ô nhiễm môi trường
Trang 28Việc xác định mức thuế ô nhiễm phải dựa vào quy mô, tính chất hoạtđộng và mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng doanh nghiệp cụ thể Khốilượng chất thải của một doanh nghiệp càng lớn, hàm lượng chất độc hại càngcao, tính chất các chất độc hại càng nguy hiểm, thì mức thuế ô nhiễm môi trườngdoanh nghiệp phải nộp càng nhiều Như vậy, để giảm thuế doanh nghiệp bắtbuộc phải tìm cách đổi mới công nghệ để hạn chế chất thải ra môi trường [1].
1.2.4 Phí bảo vệ môi trường
1.2.4.1 Khái ni ệm phí bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, đượcthu từ các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phátsinh các nguồn tác động xấu đối với môi trường nhằm hình thành lên nguồntài chính để quản lý và bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường có mục đích khuyến khích các nhà sản xuất kinhdoanh đầu tư giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi ô nhiễm theo hướng tíchcực, có lợi cho môi trường Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn có mục đíchkhác là tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước để đầu tư, khắc phục cải thiệnmôi trường [18]
1.2.4 2 Căn cứ thực hiện tính phí bảo vệ môi trường
- Căn cứ vào lý thuyết xác định chuẩn mức thải và phí xả thải
Theo Pigou để có một chất lượng môi trường tốt chúng ta cần giảmviệc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa kinh tế Tức là mức ô nhiễm có thể điềuchỉnh thông qua việc điều chỉnh sản lượng Tuy nhiên trên thực tế có thểkhông nhất thiết phải thay đổi sản lượng mà chỉ cẩn có các biện pháp kiểmsoát ô nhiễm hiệu quả như giảm thải nhờ quy trình sản xuất sạch hơn, lắp đặtcác hệ thống xử lý ô nhiễm… cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu Từcác mô hình toán học, người ta có thể tính toán được mức chi phí để kiểmsoát, giảm thiểu ô nhiễm Từ đó xác định được chi phí doanh nghiệp phải bỏ
Trang 29ra để xử lý ô nhiễm hoặc mức phí doanh nghiệp phải đóng cho Nhà nước đểgiảm thiểu ô nhiễm môi trường [10].
- Căn cứ vào nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiển” bắt nguồn từ các sangkiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề xuất vào năm 1972
và 1974 Nguyên tắc “tiêu chuẩn” năm 1972 cho rằng các tác nhân gây ônhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm.Nguyên tắc “mở rộng” năm 1974 có chủ trương rằng các tác nhân gây ônhiễm ngoài việc phải tuân thủ các chi phí khắc phục ô nhiễm, còn phải bồithường cho những người vị thiệt hại do ô nhiễm gây ra Tức là người gây ônhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ônhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục và hoàn trả [10]
- Căn cứ vào cơ sở pháp lý đó là các quy định của hệ thống pháp luật ViệtNam: Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam…
1.2.5 Tình hình thực hiện thuế, phí bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
Thu ế Bảo vệ môi trường
Tại Phần Lan, thuế môi trường bắt đầu được áp dụng từ năm 1997, baogồm thuế sinh thái, thuế năng lượng nhằm hỗ trợ cho những người có thu
nhập thấp Tại Đức, thuế môi trường được áp dụng đối với nhiên liệu và đã
làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xuống 0,8% tương đương với việc tiết kiệmđược khoảng 9 tỷ DM (số liệu năm 1999), đóng góp vào Qũy trợ cấp Quốcgia Tại Hà Lan, một phần lớn nguồn thu từ các loại thuế năng lượng đã gópphần giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội (số liệu năm 1999) Tại Thụy
Sĩ, nguồn thu từ thuế sinh thái đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
và nhiên liệu sưởi ấm (trừ năng lượng mặt trời) sẽ được sử dụng để phân phốilại cho các hộ gia đình dưới hình thức là các khoản hỗ trợ bảo hiểm y tế
(1999) Tại Anh, nguồn thu 450.000.000 £/ năm từ thuế bãi rác (số liệu năm
1996) được sử dụng để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
Trang 30Tại Việt Nam, Luật thuế Bảo vệ môi trường đã được quốc hội thôngqua tại kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày01/01/2012 Luật Thuế Bảo vệ môi trường được xây dựng trên cơ sở hội nhậpkinh tế quốc tế, hiện đại hóa thuế Do vậy nó tương đối phù hợp với các sắcthuế trên toàn thế giới trong tiến trình hội nhập Việc ban hành và áp dụng LuậtThuế bảo vệ môi trường đã và đang góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhànước để giải quyết các vấn đề môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững, nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường [16].
Mặc dù mới áp dụng chưa lâu, song bên cạnh những kết quả đạt được,Luật Thuế bảo vệ môi trường cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế, cần phảiđược xem xét lại Thuế bảo vệ môi trường quy định 8 nhóm sản phẩm hànghóa hiện nay đang chịu thuế đó là: xăng, dầu, mỡ nhờm; than đá; dung dịchhydro-cloro-fluoro-carbon; túi nilon thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộcloại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảoquản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạnchế sử dụng Có thể thấy, đây đều là những sản phẩm mà khi sử dụng sẽ gâytác động xấu đến môi trường, và việc quy định chúng nằm trong đối tượngchịu thuế là phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiềusản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng chúng có khả năng gây ô nhiễm môitrường nhưng lại chưa được đưa vào diện chịu thuế như: chất tẩy rửa trongcông nghiệp, thuốc lá… Số lượng hàng hóa được đưa vào đối tượng chịu thuếcòn ít cho nên không thu hút được đông đảo người tiêu dùng quan tâm và sốthu thuế Bảo vệ môi trường còn khá khiêm tốn Nói chung, việc áp dụng thuếBảo vệ môi trường ở nước ta còn khá nhiều vấn đề bất cập [16]
Phí b ảo vệ môi trường
Ở Nga, từ năm 1988 đến năm 1991, hơn 50 vùng ở Nga thử nghiệmthực hiện phí ô nhiễm Kinh nghiệm từ quá trình thử nghiệm đã được mộtnhóm chuyên gia trong nước đánh giá Năm 1991, Nghị định 13 cho phépthực hiện phí ô nhiễm trên toàn bộ lãnh thổ Nga Hệ thống phí bảo vệ môitrường của Nga là sự kết hợp giữa phí ô nhiễm và các tiêu chuẩn về nước thải,
Trang 31khí thải Trong số 10% số thu từ phí môi trường nộp ngân sách nhà nước và90% nộp cho quỹ môi trường liên bang, vùng, địa phương [5].
Ở Ba Lan, phí ô nhiễm được gắn chặt với việc cấp giấy phép cho mỗiđơn vị sản xuất kinh doanh phải có Mỗi cơ sở công nghiệp phải có 2 giấyphép: một cho khai thác nước và một cho xả thải Mỗi cơ sở có xả nước thảivào môi trường nước mặt hay đất đều phải có giấy phép xả nước thải được cơquan chính quyền cấp tỉnh cấp Hệ thống phí ô nhiễm của Ba Lan được ápdụng cho các chất ô nhiễm sau đây: BOD, COD, TSS, Kim loại nặng, Clorat
và ion Sulfat Phí ô nhiễm tính theo mỗi đơn vị ô nhiễm phát ra Mức phí ônhiễm được áp dụng khác nhau theo địa giới và theo ngành Các khoản thuđược từ phí ô nhiễm sẽ được cấp cho 03 quỹ môi trường, đó là: Quỹ quốc giabảo vệ môi trường và quản lý nước 36%, Quỹ môi trường vùng 54%, Quỹmôi trường đô thị 10% [1]
Ở Việt Nam, nguồn thu chủ yếu của lĩnh vực môi trường đóng gópvào trong ngân sách nhà nước và trong tổng sản phẩm quốc nội GDP là phíbảo vệ môi trường (phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môitrường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khaithác khoáng sản) Sau một thời gian tiến hành triển khai áp dụng công cụ phíbảo vệ môi trường, nhóm công cụ này đã phát huy được tính hiệu quả vừa gópphần thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức, cá nhân trong việc giữgìn vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộngđồng; ngoài ra, tạo ra một nguôn tài chính đóng góp vào ngân sách nhà nước
để tái đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế, phòng ngừa ônhiễm, suy thoái và các sự cố môi trường Tuy nhiên, bên cạnh đó còn khánhiều vấn đề bất cập Đó là: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thựchiện hơn 9 năm song cơ quan quản lý vẫn còn khá lúng túng trong cách tínhtoán và thu phí Các doanh nghiệp còn tìm cách trốn tránh và nợ phí Kết quả
là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp; Phí bảo vệ môi trường đối vớichất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại cũng đã được áp dụng
Trang 32nhưng khoàn thu này không đủ đáp ứng chi phí thu gom, xử lý rác thải, cácvăn bản còn chồng chéo, không quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị thamgia Vì vậy vấn đề rác thải hiện nay vẫn đang là một vấn đề bức xúc của toàn
xã hội; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiệntheo Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ Tuy nhiên,việc thu phí này còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tựgiác thực hiện nghĩa vụ này, còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượngkhai thác thấp hơn thực tế đê giảm số phí phải nộp Theo tính toán của Bộ TàiChính, nguồn phí bảo vệ môi trường năm 2008 là 1.224 tỷ đồng, nếu tính cả
số tiền từ thu phí xăng, dầu 9.000 tỷ đồng/năm thì tổng nguồn thu từ phí bảo
vệ môi trường là 10.224 tỷ đồng [1]
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng công cụ thuế, phí bảo vệ môitrường trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đềtài tập trung vào các đối tượng cụ thể sau:
+ Đối tượng quản lý và sử dụng phí
+ Đại diện đối tượng thu phí: Cục thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và môitrường, Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên, Ban quản lý các khu côngnghiệp tỉnh
+ Đại diện đối tượng trực tiếp chịu thuế, phí trực tiếp: Doanh nghiệp vàngười dân thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình thu, quản lý, sử dụng thuế bảo
vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môitrường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 2013-2014
2.1.4 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại: Tỉnh Thái Nguyên
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá hiện trạng môi trường của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từnăm 2005 đến nay
- Thực trạng công tác ban hành chính sách pháp luật về bảo vệ môitrường của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Trang 34- Đánh giá việc thực hiện các công cụ kinh tế thuế, phí bảo vệ môitrường trong quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2005đến nay tại tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất được những giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả công tácthu thuế, phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập, rà soát, tổng hợp và phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệuliên quan đến việc thu các loại thuế, phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnhThái Nguyên Các tài liệu, văn bản pháp luật về vấn đề áp dụng công cụ thuế
và phí trong quản lý môi trường
- Các số liệu quan trắc: gồm số liệu quan trắc từ năm 2005 đến 2010thu thập trong Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2005 – 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên; số liệuquan trắc từ năm 2011 đến 2013 tác giả thu thập được từ Báo cáo hiện trạngquan trắc môi trường hàng năm của Trung tâm quan trắc và Công nghệ môitrường tỉnh Thái Nguyên
- Các văn bản pháp quy: Tác giả thu thập tại trang công báo tỉnh TháiNguyên, phòng văn thư lưu trữ của Sở Tài nguyên & Môi trường, Chi cụcBảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường; Quỹ Bảo
vệ môi trường; UBND thành phố Thái Nguyên, Công ty Công trình môitrường và đô thị, Công ty cổ phần nước sạch…
2.3.1.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Để tìm hiểu, thu thập thông tin về việc thu, quản lý và sử dụngthuế, phí bảo vệ môi trường, tác giả đã trực tiếp tiến hành điều tra thông qua
bộ câu hỏi phiếu điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp Từ đó tìm hiểu,
Trang 35đánh giá nhu cầu, khả năng chi trả của cộng đồng cho các dịch vụ (phí,thuế…) để bảo vệ môi trường, những thuận lợi, khó khăn, bất cập khi thựchiện công cụ thuế và phí trong quản lý môi trường tại địa phương.
-Tổng số phiếu điều tra: 250 phiếu
+ Đối với các doanh nghiệp: 50 phiếu+ Đối với người dân
Người dân thành phố Thái Nguyên: 100 phiếu
Người dân huyện Phổ Yên: 50 phiếu
Người dân huyện Võ Nhai: 50 phiếu
a, Doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 2000 doanh nghiệp, tỉnh lànơi tập trung nhiều dự án đầu tư lớn, trọng điểm của cả nước, doanh nghiệphoạt động trên mọi lĩnh vực như: Khai thác chế biến khoáng sản, chế tạo máymóc kĩ thuật, chế biến thực phẩm, giao thông vận tải…
Đề tài thực hiện khảo sát 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoạt độngtrên các lĩnh vực đa dạng, có hoạt động xả thải tác động trực tiếp đến môitrường Trong đó tập trung vào lĩnh vực: Khai thác chế biến khoáng sản; cácdoanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp; chế biếnthực phẩm; sản xuất bao bì; xuất nhập khẩu…
b, Người dân
Người dân trực tiếp thực hiện phí bảo vệ môi trường đối nước thải sinhhoạt và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (những hộ có phát sinhchất thải rắn từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) Đề tài thực hiện khảosát tại 03 địa điểm 01 thành phố (thành phố Thái Nguyên) và 02 huyện nôngthôn (huyện Phổ Yên, huyện Võ Nhai)
Để đối tượng khảo sát mang tính đại diện khách quan nên tác giả chọnđối tượng khảo sát bao gồm cả nam, nữ trong độ tuổi từ 18 đến 70 thuộc mọi
Trang 36thành phần trong xã hội từ người nội trợ, công chức, nhân viên văn phòng,nông dân, cán bộ hưu trí…
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
+ Khu vực thành phố Thái Nguyên có 28 phường xã: Chọn ngẫunhiên 10 phường, xã Trong mỗi phường xã, chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình
+ Khu vực nông thôn chon 01 huyện vùng núi và 01 huyện đồngbằng đó là huyện Võ Nhai và huyện Phổ Yên
Huyện Võ Nhai có 15 xã, thị trấn: Chọn ngẫu nhiên 05 xã Mỗi xãchọn ngẫu nhiên 10 hộ
Huyện Phổ Yên có 18 xã, thị trấn: Chọn ngẫu nhiên 05 xã Mỗi xãchọn ngẫu nhiên 10 hộ
Trên đại học: 7,5% (15 người)
- Thu nhập của những đối tượng khảo sát chia mức như sau:
0 (Không có thu nhập): 0% (0 người)
Trang 37Tại địa bàn thành phố, những đối tượng khảo sát đa phần là người dânthuộc tầng lớp trẻ từ 18 đến 35 có thu nhập trung bình khá.
Tại nông thôn, đối tượng khảo sát có mức thu nhập từ 0 – 2 triệu chiếm
đa số
2.3.2 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Hiện nay, trong công tác đánh giá nói chung, phương pháp chuyên giađược coi là phương pháp quan trọng và hiệu quả Phương pháp này huy độngđược kinh nghiệm và hiểu biết của các nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnhvực nghiên cứu Từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao,tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có Các kết quả nghiêncứu của luận văn đã được xin ý kiến đóng góp đúng đắn và phù hợp với thực
tế của các cán bộ và chuyên gia của Sở Tài nguyên và môi trường (phòng Tàinguyên nước, phòng Khoáng sản, phòng Thanh tra), Quỹ Bảo vệ môi trường,Chi cục Bảo vệ môi trường, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường thị xãSông Công,… để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các công
cụ kinh tế trong quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề thu, quản lý và sử dụngcác loại thuế, phí bảo vệ môi trường
2.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
Tổng hợp số liệu theo các phương pháp hiện hành
Vẽ biểu đồ trên phần mềm Excel
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, có diện tích tự nhiên 3.526,215 km2 Về mặt hành chính, tỉnh Thái Nguyên
có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn,trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồngbằng Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giápvới các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn,Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáodục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nóichung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung dumiền núi với vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Trang 39- Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phíaBắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam thuộc Đại Từ, Nam Phú Lương vàĐồng Hỷ Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạothành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng Độ cao trung bình từ 100 –300m, độ dốc thấp thường từ 150 – 250.
- Vùng đồi gò: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam củatỉnh Địa hình tương đối bằng, xem giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khuđất bằng Vùng này tập trung ở huyện Phú Bình, Phổ Yên, một phần cáchuyện Đồng Hỷ, Phú Lương và thị xã Sông Công, Thành phố Thái Nguyên,
có độ cao trung bình từ 30 m – 50m, độ dốc thường dưới 100
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa Đông gió cóhướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam Lượngmưa trên toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trên toànkhu vực được phân bố theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Theo số liệu của Trung tâm Khí tượngThuỷ văn Thái Nguyên, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1451,3 -2.030,2 mm Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (29,40C-tháng 8) với tháng lạnh nhất (15,10C- tháng 1) là 14,30C Tổng số giờ nắngtrong năm dao động từ 1.269 - 1.448 giờ và phân phối tương đối đều cho cáctháng trong năm
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùađông được chia thành ba vùng:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai
Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị
xã sông Công và thành phố Thái Nguyên
Trang 40V ề chế độ nhiệt
Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữacác khu vực trong tỉnh Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉchênh lệch nhau khoảng 0,5 - 1,00C Nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trongmùa đông chênh nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở Thái Nguyên là
30C) Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C Tổng tích ôn trong năm đạtkhoảng 8.000 - 8.5000C Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, số giờ nắngtrong năm khoảng 1.300 giờ
V ề chế độ mưa
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1451,3 - 2.030,2 mm, tổng lượng nướcmưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm Tuy nhiên,lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian Theo không gian,
do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu vực,lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi
đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn Theo thời gian,lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong
đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vìvậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12,tháng 1, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm
T ốc độ gió và hướng gió
Trên địa bàn Thái Nguyên, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió cóhướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam Tốc độgió trung bình trong các tháng khoảng từ 1,2 đến 1,6 m/s Tốc độ gió lớn nhấtdao động trong khoảng từ 10 đến 24 m/s