1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty sản xuất giày dép kaiyang việt nam năm 2012

90 611 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Mặt khác đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về điều kiện lao động, sức khỏe người lao động tại một công ty sản xuất giày dép vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng, do vậy chúng

Trang 1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó ngành công nghiệp đã thực sự trở thành động lực và nền tảng của phát triển kinh tế cả nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Bên cạnh lợi ích mang lại của sự phát triển ngành công nghiệp, phát sinh các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống như: vấn đề chất thải, nước thải công nghiệp độc hại đe dọa và làm ô nhiễm môi trường sống Đặc biệt do điều kiện lao động tại các doanh nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân chính của sự gia tăng, phức tạp bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, ảnh hưởng làm giảm sút sức khỏe người lao động Kết quả điều tra khảo sát 1.036 doanh nghiệp (giai đoạn 2006-2010) có tới 30-68% doanh nghiệp môi trường lao động bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nhiệt, tiếp theo là bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, tiếng rung [33] Tính đến hết năm 2010 theo Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động cả nước có 26.928 người mắc bệnh nghề nghiệp [32] Theo số liệu điều tra bệnh có tỷ lệ cao nhất ở người lao động liên quan đến môi trường lao động như viêm mũi, viêm phế quản (37,75%), tiếp theo là các bệnh không chỉ liên quan MTLĐ mà còn liên quan ĐKLĐ như: tư thế, cường

độ, nhịp điệu lao động có ảnh hưởng làm gia tăng các bệnh về cơ xương khớp (19,86%), các bệnh đường tiêu hóa 9,34% …[36] Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã đề cập vấn đề môi trường làm việc, điều kiện làm việc tác động đến sức khỏe người lao động Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu

về điều kiện lao động và sức khỏe người lao động ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hải Phòng là thành phố công nghiệp, tính đến năm 2010 có 1.130 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, trong đó 194 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số người lao động tại các doanh nghiệp này là 63.846, chiếm tỷ lệ gần 39% người lao động trên toàn thành phố [25] Công

ty sản xuất và gia công các loại giày dép Kaiyang Việt Nam tại quận Kiến An,

Trang 2

2 Hải Phòng, là một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài với gần 1.700 người lao động Số lượng người lao động lớn, cùng mối quan tâm về thực trạng điều kiện lao động tại công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có

gì khác so với các công ty vốn trong nước Mặt khác đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về điều kiện lao động, sức khỏe người lao động tại một công

ty sản xuất giày dép vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng, do vậy

chúng tôi nghiên cứu đề tài ―Điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty sản xuất giày dép Kaiyang Việt Nam năm 2012‖ với 2 mục tiêu sau:

1 Đánh giá thực trạng điều kiện lao động tại công ty Kaiyang Việt Nam năm 2012

2 Mô tả tình trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty Kaiyang Việt Nam

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp để cải thiện điều kiện lao động nâng cao sức khỏe cho người lao động đang làm việc tại công

ty đã nghiên cứu nói riêng và cho người lao động làm việc tại các công ty ngành sản xuất giày dép có vốn đầu tư nước ngoài nói chung

Trang 3

3

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1.Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.Điều kiện lao động (ĐKLĐ)

Được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian

và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo lên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động Tình trạng tâm sinh lý của người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với ĐKLĐ [37, 39]

1.1.1.1 Môi trường lao động (MTLĐ)

Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc Tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố, có thể rất tiện nghi cho người lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người (ví dụ như nhiệt độ cao hoặc thấp, các yếu tố vi sinh…) các yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động là do tác động của con người khi thực hiện quá trình công nghệ gây ra, đồng thời cũng còn do các yếu tố cuả điều kiện khí hậu, thiên nhiên gây nên [35]

Một vấn đề không thể không nhắc tới đó là diện tích nhà xưởng phải

có mặt bằng rộng hợp lý, đủ thiết kế lắp đặt các máy móc thiết bị có khoảng không gian trống giữa các máy móc, dây chuyền vừa có chỗ để công nhân thao tác vận hành và giảm bớt các động tác cộng hưởng các yếu tố độc hại như bụi, khí độc, ồn, rung …[35]

1.1.1.2 Tổ chức, bố trí hợp lý và chế độ lao động

Lao động, sản xuất muốn đạt hiệu quả thì chúng ta phải có kế hoạch, biện pháp tổ chức, bố trí hợp lý chỗ làm việc Công việc tổ chức sắp xếp tại nơi sản

Trang 4

4 xuất bao gồm tổ chức bố trí cho lực lượng lao động và trang thiết bị sản xuất, tư thế lao động, chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe

- Sắp xếp tổ chức lực lượng lao động:

Lực lượng sản xuất phải quan tâm tới cơ cấu lao động, bao gồm việc lựa chọn, sắp xếp lực lượng lao động theo giới, theo tuổi đời và tuổi nghề Việc sắp xếp bố trí lực lượng lao động sản xuất liên quan tới một vấn đề quan trọng nữa là đào tạo nghề chuyên sâu cho người lao động để đáp ứng được đòi hỏi chuyên môn của dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất Khi tổ chức bố trí phải đảm bảo sắp xếp đúng người, đúng việc, đủ cả về số lượng và chất lượng người lao động theo yêu cầu công việc Phải tuân thủ các quy định của Bộ Luật lao động, đặc biệt lưu ý khi sử dụng lao động trong MTLĐ có nhiều yếu tố độc hại nguy hiểm, phải lựa chọn lao động có đủ sức khỏe, có tay nghề để đảm bảo yêu cầu sản xuất, đồng thời phải quan tâm tới vệ sinh công nghiệp, người lao động làm việc trong điều kiện MTLĐ không bị ô nhiễm, luôn được cải thiện nhằm giảm thiểu yếu tố có hại, đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp Các vị trí sản xuất phải có đủ không gian để thao tác Nhà xưởng bố trí đủ điều kiện vệ sinh như vi khí hậu tốt, tiện nghi, đủ ánh sáng, thông thoáng tốt, các yếu tố ồn, bụi, hơi khí độc nằm trong giới hạn cho phép là các điều kiện cơ bản để xác lập chỗ làm việc tiện nghi, đảm bảo vệ sinh nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động, ngăn ngừa các tác hại nghề nghiệp làm suy giảm sức khỏe, khả năng lao động của con người [31, 36]

- Sắp xếp, tổ chức máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ :

Nói tới sắp xếp, tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất trong một nhà xưởng, đầu tiên phải nói tới chủng loại thiết bị, dây chuyền công nghệ được lắp đặt, sản xuất, trong nước hay nhập ngoại phải đảm bảo Ecgonomic,

có nghĩa là thiết bị phải phù hợp với nhân trắc người lao động, điều kiện khí

Trang 5

5 hậu tự nhiên Việt Nam, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động Việt Nam được đào tạo Nếu thiết bị máy móc không phù hợp với nhân trắc người lao động khiến phải sử dụng nhiều giải pháp can thiệp hỗ trợ thì mới vận hành được, để công nhân có thể thao tác được, khó tránh khỏi trạng thái căng thẳng, gò bó thao tác thiếu chính xác dẫn tới dễ mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, dễ gây tai nạn

Một vấn đề cần lưu tâm nữa là diện tích nhà xưởng phải có mặt bằng rộng hợp lý, đủ thiết kế lắp đặt các máy móc thiết bị có khoảng không gian trống giữa các máy móc, dây chuyền vừa có chỗ để công nhân thao tác vận hành và giảm bớt các động tác cộng hưởng các yếu tố độc hại như bụi, khí độc, ồn, rung…

Sắp xếp hợp lý, khoa học giữa các khu vực kho tàng, nơi để nguyên liệu, đường đi lại vận chuyển nguyên liệu giữa các gian máy móc, các thiết bị nâng chuyển, cầu… sắp xếp, bố trí ở những nơi ít người qua lại, đề phòng sự

cố có thể gây TNLĐ [31, 36, 39]

- Tư thế lao động :

Đối với từng loại thiết bị, vị trí làm việc để thao tác, điều khiển vận hành máy móc thì tư thế lao động ngồi, đứng, đi lại của công nhân phải phù hợp với vị trí làm việc đó Vì mỗi vị trí làm việc với thế ngồi, đứng hay đi lại với những thao tác lặp đi lặp lại, đơn điệu trong suốt ca lao động dễ tạo ra mệt mỏi, tư thế lao động bất tiện, gò bó sẽ gây đau mỏi, phát sinh bệnh tật và rối loạn phản xạ tâm lý vận động…[45]

Với tư thế lao động gò bó, cố định kéo dài, với những thao tác lao động căng thẳng, lặp đi, lặp lại, tập trung chú ý cao, thêm nữa là kích thước máy móc không phù hợp nên hầu như nữ công nhân có tuổi nghề từ 10 năm trở lên thường bị mắc các bệnh về cơ xương khớp như bệnh đau thắt lưng, bàn chân bẹt, bệnh khớp mãn tính, thoái hóa cột sống [9]

Trang 6

6

- Chế độ lao động:

Thời gian làm việc kéo dài trong ca, thời gian nghỉ giữa ca ít sẽ gây tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động Đồng thời sự kéo dài và liên tục cường độ công việc, thể lực và tính chất công việc sẽ dẫn tới các biến đổi và các chỉ tiêu sinh lý bình thường của cơ thể người lao động gây nên tình trạng mệt mỏi trong lao động Tình trạng mệt mỏi có thể gây căng thẳng, đau đầu, đau các cơ toàn thân hoặc khu trú từng cơ quan, bộ phận làm giảm khả năng lao động [4, 24]

1.1.1.3 Các biện pháp chăm sóc y tế và an toàn lao động

+ Phân tích xét nghiệm mẫu máu

+ Phân tích khí thở ra: đánh giá mức độ tiếp xúc hóa chất bay hơi không được chuyển hóa hoặc đã chuyển hóa một phấn và đào thải qua khí thở

ra ngoài

- Khám tuyển: là việc khám kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng người

lao động, chỉ tuyển dụng những người kết quả khám có đủ sức khỏe, không

có nguy cơ nhiễm độc Không tuyển dụng người mà qua kết quả khám tuyển

là những người không đủ sức khỏe về chiều cao cân nặng, suy dinh dưỡng hoặc là những người có nguy cơ cao: dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, mang bệnh mãn tính nghiện rượu

- Khám sức khỏe định kỳ: định kỳ tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe

cho người lao động, theo dõi phân loại sức khỏe, phát hiện điều trị bệnh tật

Trang 7

7 phát sinh cho công nhân lao động, qua đó có thể có các biện pháp thay đổi tổ chức lao động cho hợp lý

- Quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động: Quản lý hồ sơ khám tuyển

sức khỏe cuả người lao động từ khi được tiếp nhận, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, quản lý lưu dữ hồ sơ khám bệnh, nghỉ ốm, thai sản

- Sơ cấp cứu tại doanh nghiệp: Khi có trường hợp cấp cứu xảy ra, các

nhân viên y tế (có thể kiêm nhiệm) thực hiện xử lý sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho người lao động

* Bảo hộ lao động:

Là biện pháp sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm ngăn chặn

hạn chế tác hại nghề nghiệp Phương tiện bảo vệ cá nhân hay thường quen gọi

là trang bị BHLĐ- là những dụng cụ, phương tiện cần thiết trang bị cho người lao động để ngăn ngừa TNLĐ và bảo vệ sức khỏe khi làm việc hay thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại [5] Các loại bảo

hộ thường được sử dụng: kính chống bụi bảo vệ mắt, mũ an toàn bảo hiểm bảo vệ đầu, dây an toàn khi làm việc trên cao, khẩu trang, mặt nạ tránh hơi khí độc và bụi, găng tay, mũ, quần áo bảo hộ, giày ủng cao su

* Tập huấn an toàn lao động:

Tổ chức tập huấn truyền đạt những kiến thức, những yêu cầu cần thiết giúp người lao động nâng cao ý thức trong an toàn khi lao động, phòng chống TNLĐ và bệnh nghề nghiệp

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động

Thực tế cho thấy, lao động ở bất kỳ ngành nghề nào cũng đều tiềm ẩn các yếu tố ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây lên TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cho người lao động Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng Đó có thể là các yếu tố như : nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại, bụi, rung, tiếng ồn, ánh sáng ; các yếu tố vi sinh như: các

Trang 8

8 loại vi khuẩn, siêu vi trùng, nấm mốc, các loại ký sinh trùng ; các yếu tố bất lợi và không hợp lý về chế độ bố trí, sắp sếp lao động, tư thế lao động, không tiện nghi như không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý Các tác nhân từ môi trường lao động và các yếu tố trên có thể tác động đến cơ thể người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ra bệnh có tính chất nghề nghiệp hay bệnh nghề nghiệp

1.1.2.1 Ảnh hưởng của vi khí hậu xấu

- Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí Các yếu tố này phải đảm bảo giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người [5, 29, 31]

- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép có thể làm suy nhược cơ thể, gây tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi

sử dụng máy móc thiết bị… Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhân mắt nghề nghiệp Nhiệt

độ quá thấp sẽ gây ra bệnh hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh… [5, 29, 31]

- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi

- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn

vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người [36, 38]

1.1.2.2 Tác hại của tiếng ồn và rung

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do

sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm… Rung thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ… tạo ra

Trang 9

9

Tiếng ồn trước hết gây mệt mỏi thính giác, ù tai, đau đầu, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ thức giấc gây nhức chóng mặt choáng váng Phụ nữ thường nhạy cảm với tiếng ồn hơn nam giới Tiếng ồn gây rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn nội tiết, làm suy giảm sức khỏe của người lao động Tiếng ồn tác động làm hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng biểu hiện như: xuất hiện các triệu chứng tồn tại các trạng thái ngưng trệ ở dưới vỏ não

và rối loạn khả năng làm việc của các trung tâm thần kinh thực vật, do đó làm mất khả năng điều khiển của chúng đối với các cơ quan nội tạng [10, 37, 39]

Làm việc lâu trong điều kiện có tiếng ồn và rung quá giới hạn cho phép,

hệ thần kinh thực vật không hoạt động bình thường, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa

dễ bị tổn hại, có thể gây co hoặc giãn mạch, giảm sự cung cấp máu, mất thăng bằng vì rối loạn tiền đình, là nguyên nhân gây ra các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén, người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ… [36, 37, 39]

1.1.2.3 Ảnh hưởng của chiếu sáng tới mắt

Trong đời sống và lao động, mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực Ngược lại chói lóa là hiện tượng chiếu sáng gây khó chịu và làm giảm khả năng nhìn của mắt, không thể làm việc được bình thường, không nhìn rõ các vật, thần kinh căng thằng, giảm khả năng làm việc dễ gây ra tai nạn lao động [31, 40]

1.1.2.4 Tác hại của bụi đối với cơ thể

Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí, nguy hiểm nhất là bụi có kích thước là 0,5 và 5 micrômét; khi hít loại bụi này sẽ có 70% đến 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây nên các bệnh bụi phổi khác nhau: bệnh bụi phổi Silic, bệnh bụi phổi

Trang 10

10 amiăng, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi sắt, bệnh bụi phổi bông… Bụi còn gây nên các bệnh đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm khí, phế quản Bụi bông sợi, gai, lanh gây nên viêm phù thũng, gây viêm loét vào lòng khí phế quản Bụi len, thuốc kháng sinh gây viêm mũi, viêm phế quản dạng hen Bụi phóng xạ gây ung thư [36, 47]

1.1.2.5 Tác hại của các hơi khí hóa chất

Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản như chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi (SO, NO, CO…) các dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối… các phế liệu, phế thải khó phân hủy

Hóa chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng: Vết tích nghề nghiệp như mụn cóc, mụn chai, da biến màu… Nhiễm độc cấp tính khi nồng chất độc hóa học cao, bệnh nghề nghiệp khi nồng độ chất độc thấp dưới mức cho phép nhưng thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho phép với mức đề kháng của cơ thể yếu [31, 36]

1.2 Những thông tin chung về ngành sản xuất giày dép Việt nam

1.2.1 Các thông tin về ngành sản xuất giày dép Việt Nam

Ngành sản xuất giày dép Việt nam đã phát triển từ giữa thập niên 90 và ngày càng tăng cường vai trò là một trong những ngành mang lại nhiều ngoại

tệ cho đất nước, đạt kỷ lục xuất khẩu 4,97 tỷ đô la vào năm 2008 Xu hướng này bị dừng lại vào năm 2009 khi Việt Nam chỉ xuất khẩu được 4,02 tỷ đô la, nhưng trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của ngành đã được tăng đạt 5,079 tỷ USD, là ngành đứng thứ 2 trong xuất khẩu của Việt Nam, năm 2001 xuất khẩu giày dép chỉ đạt 1,6 tỷ USD [15]

Hiện nay, trên cả nước có 516 doanh nghiệp sản xuất giày dép, 33 doanh nghiệp thuộc da, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,6% [15]

Trang 11

11

1.2.2 Đặc điểm về tính chất công việc của người lao động ngành sản xuất

giày dép

Lao động trong ngành sản xuất giày dép theo dây chuyền, lao động thủ

công, số lao động nữ đông chiếm 81,7- 97,5% [47] Đa số có nguồn gốc nông

nghiệp và lao động phổ thông chưa được qua các trường đào tạo nghề Trình

độ học vấn thấp Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ công nhân có trình độ học

vấn THCS và THPT chiếm 98% [45] Tuổi đời còn trẻ, trung bình là 26,6

tuổi, 62% chưa lập gia đình chưa có con [47]

Đặc điểm nguồn công nhân ngành giày dép luôn biến động, người lao

động làm theo hợp đồng ngắn hạn Tỷ lệ công nhân gắn kết với công ty thấp,

do vậy việc theo dõi đánh giá sức khỏe của công nhân đang làm việc tại công

ty rất khó, và số lượng công nhân có tuổi nghề cao ít, đa số công nhân có tuổi

nghề 1- 5 năm chiếm 60% Việc khám sức khỏe định kỳ và khám ở khâu

tuyển chọn chưa thực hiện trên cùng chuẩn mực [47]

Trung bình thời gian làm việc một ngày của công nhân là 10-12 giờ,

chia làm 3 ca: sáng, chiều, tối Trong mỗi ca có thời gian nghỉ giữa ca nhưng

ngắn và gần nơi sản xuất, không có nơi thoáng mát dành riêng cho công nhân

nghỉ giữa các ca Công việc mặc dù đã được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc nhưng

còn rất nhiều các thao tác các bộ phận phải thực hiện thủ công Các thao tác thực

hiện lặp đi lặp lại đơn điệu với tần số cao Một số nhỏ lại phải lao động ở các tư

thế gò bó, cúi vặn, với không thoải mái Mặt khác đặc biệt quan trọng, trong quá

trình lao động sản xuất công nhân phải tiếp xúc với bụi, hơi khí hoá chất, tiếng

ồn, tiếng rung, hoặc ở một số phân xưởng nhiệt độ quá cao

Tất cả các yếu tố trên đồng thời tác động đến người lao động gây mệt

mỏi, căng thẳng và là một trong số những nguyên nhân phát sinh bệnh tật [19]

1.2.3 Đặc điểm môi trường lao động trong các cơ sở sản xuất giày, dép

MTLĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến

Trang 12

12 năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Nhiều nghiên cứu đã cho thấy công nhân sản xuất giày dép phải làm việc trong điều kiện có một số yếu tố có hại cho sức khỏe: nhiệt độ không khí tại nơi làm việc thường cao hơn nhiệt độ ngoài trời 2- 40

C, đặc biệt tại các vị trí gần giàn sấy có nhiệt độ rất cao [26] Các yếu tố vi khí hậu khác: ánh sáng, độ ẩm, vận tốc gió, nhìn chung nằm trong mức khuyến nghị Nồng độ bụi, tiếng ồn đa số đạt TCCP, trừ một số vị trí: tháo khuôn giày, mài đế giày… [26]

Sự tiếp xúc DMHC là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe công nhân Nhiệt độ cao càng làm cho nồng độ hóa chất tại các phân xưởng tăng lên Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy không khí tại các phân xưởng giày bị

ô nhiễm bởi nhiều loại hóa chất Nồng độ hơi DMHC ở các phân xưởng đều cao hơn TCCP 1,3- 1,5 lần, có vị trí đo vượt 2,3 lần TCCP, trong đó chất gây

ô nhiễm nhiều nhất là Toluen [9] Nồng độ Tuluen ở những nơi này cao gấp 2 lần TCCP

1.2.4 Độc tính một số hóa chất trong công nghiệp sản xuất giày, dép

- Hóa chất và DMHC: hóa chất là vật tư cần thiết và quan trọng đối với nhiều ngành sản xuất công nghiệp Trong số các loại hóa chất, nhóm DMHC đóng một vai trò quan trọng Nhóm hóa chất này ngày càng được sử dụng rộng rãi, làm DM trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó có sản xuất giày dép Các hóa chất và DMHC được sử dụng trong ngành sản xuất giày dép rất lớn và rất phong phú, bao gồm keo dán, DMHC, chất tẩy… Dây chuyền sản xuất có các khâu xử lý ép dán qua nhiệt làm tăng sự khuyếch tán các DMHC, tăng số lượng công nhân tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp với hóa chất ở các mức độ khác nhau Đặc trưng của ngành là sử dụng nhiều công nhân nên các vụ nhiễm độc hơi DMHC cũng rất nguy hiểm

- Tính chất của DMHC:

Trang 13

13 + Tính bay hơi: đây là một trong những tính chất quan trọng nhất của DMHC Vì vậy khi công nhân sử dụng, DMHC sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp nếu không có các biện pháp bảo vệ đặc hiệu

+ Tính hòa tan: tính hòa tan mỡ là một đặc điểm chung của DM, mỡ là một thành phần cấu tạo của da nên DMHC có thể xâm nhập qua da vào cơ thể

+ Tính cháy nổ: nhiều DMHC dễ cháy Tính chất này cùng với tính chất dễ bay hơi làm cho chúng trở thành chất gây cháy đáng kể [51]

- Đường hấp thu, tích lũy và đào thải:

Các hóa chất vào cơ thể theo nhiều đường: tiêu hóa, hô hấp, qua da và niêm mạc trong đó hô hấp là đường vào quan trọng nhất

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, DMHC có xu hướng phân bố và khu trú

ở các tổ chức giàu mỡ: hệ thân kinh, gan Một số DM được chuyển hóa trong

cơ thể, sau đó đào thải ra ngoài qua nước tiểu Những DMHC không chuyển hóa sẽ tích lũy lại trong cơ thể hoặc đào thải ra ngoài theo hơi thở [36]

- Độc tính của DMHC: hóa chất xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm độc Nó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong đó quan trọng nhất là những ảnh hưởng đến da và thần kinh Da tiếp xúc DMHC là nguyên nhân chính của bệnh da nghề nghiệp, chủ yếu là viêm da tiếp xúc với 2 quá trình: viêm da kích thích và viêm da tiếp xúc dị ứng với các biểu hiện: ban đỏ, đám cứng, vảy, mụn nước xuất hiện ở các vùng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất [36]

Trên hệ thần kinh, DMHC gây tổn thương cả thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi, thần kinh thực vật với các biểu hiện thường gặp: kích thích, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung giảm thính giác, khứu giác,

tê bì, dị cảm, khô da, nóng da… [36]

Trên hệ tạo máu, DMHC (điển hình là Benzen) tác động trực tiếp lên tủy xương dẫn đến tình trạng suy tủy không phục hồi với các biểu hiện: xuất huyết, thiếu máu, dễ bị nhiễm khuẩn

Trang 14

14 Trên hệ hô hấp, mọi DMHC đều kích thích hệ hô hấp ở một chừng mực nào đó, chủ yếu ở đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang với các biểu hiện: ngứa mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, đau mũi họng… Thậm chí trường hợp nặng có thể gây phù phổi cấp [36]

Với gan và thận là các cơ quan đào thải chất độc thì bất kể loại DM nào với hàm lượng và thời gian tiếp xúc vừa đủ cũng có thể gây tổn thương Tổn thương gan có thể không triệu chứng hoặc xuất hiện với các biểu hiện: đau vùng gan, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt… Tổn thương thận có thể gây rối loạn nước tiểu: tiểu nhiều, glucose niệu, protein niệu Rối loạn điện giải máu: kali giảm, phosphat giảm, clo tăng, carbonat giảm Trường hợp nặng có thể gây suy thận cấp [36] Với cơ quan sinh sản, phụ nữ có thai tiếp xúc DMHC có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non hoặc dị tật bẩm sinh nam giới có thể dẫn đến giảm khả sinh sản [36]

1.3 Những thông tin chung về công ty Kaiyang Việt Nam

Công ty Kaiyang Việt nam được thành lập tháng 8 năm 2005, là công

ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan), chuyên sản xuất gia công giày dép các loại Về tổ chức bộ máy, công ty là một doanh nghiệp cổ phần của tập đoàn nước ngoài (Đài Loan), Hội đồng quản trị hoạt động theo hình thức làm việc, họp bàn tại trụ sở ở Đài Loan Trụ sở sản xuất của công ty tại Việt Nam- địa chỉ quận Kiến An, Hải Phòng Tại trụ sở sản xuất, chỉ có một giám đốc quản lý là thành viên Hội đồng quản trị và 45 nhân viên là người Đài Loan tham gia quản lý giám sát Thành lập tổ chức công đoàn năm 2007, Chủ tịch công đoàn kiêm phiên dịch và trưởng phòng tổ chức hành chính điều hành công nhân Việt Nam Mặt hàng sản xuất của công ty: gia công, sản xuất, xuất khẩu giày dép các loại (giày da, giày vải các loại) Số người lao động tại công

ty trung bình 1500- 2500 người Sản lượng trung bình năm công ty sản xuất

Trang 15

15 khoảng 2 triệu đôi giày trị giá khoảng 4 triệu đô la Mỹ/ năm Sản phẩm của công

ty được lưu hành tại các nước nước Châu Âu: Đức, Hà Lan, Phần Lan

Công ty có 4 bộ phận sản xuất chính và 1 bộ phận hành chính (tổ

chức y tế, tiền lương…) Các bộ phận sản xuất là phân xưởng pha cắt, phân

xưởng may, phân xưởng hoàn chỉnh, khu vực kho

1.4 Nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1 Nghiên cứu ngoài nước

Logan P.W (1999) đã tiến hành nghiên cứu trên đối tượng công nhân đúc nhôm cho kết quả công nhân chịu stress và gánh nặng nhiệt, phơi nhiễm với nhiệt độ cao qúa ngưỡng giới hạn vệ sinh theo tiêu chuẩn của hội nghị vệ sinh công nghiệp quốc gia Mỹ [58]

Theo kết quả nghiên cứu, Kustov (1988) cho rằng tác động phối hợp của vi khí hậu nóng và các hợp chất hóa học trong lao động là một trong những vấn đề cơ bản của vệ sinh lao động và độc chất hóa học Khi tác động của vi khí hậu nóng ở mức thấp (dưới mức tối đa cho phép) thì tính nhạy cảm của cơ thể với độc chất công nghiệp ở mức thấp Tính nhạy cảm đó sẽ tăng lên khi vi khí hậu nóng ở mức cao [53]

Hai tác giả Vassikva, Idorova (Sofia, Bungaria) đã tiến hành nghiên cứu tác động của nhiệt độ cao và tiếng ồn đến tình trạng sinh lý lao động trên

116 nữ công nhân dệt- may cho thấy phối hợp nhiệt độ cao và tiếng ồn làm tăng nhiệt độ da, tăng nhịp tim và huyết áp tối đa, tăng tiêu hao năng lượng [68]

Parker R.W (1974) nghiên cứu trên 20.000 công nhân đúc thép ở South Wales (Anh) thấy có mối liên quan giữa viêm phế quản mạn tính với sự tiếp xúc với bụi và khí SO2 đơn thuần hoặc kết hợp [59]

Tác giả Daniel D Bank cho biết sự tiếp xúc liên tục của cá nhân với bụi làm tăng tỷ lệ các triệu chứng hô hấp [52]

Trang 16

16

Theo kết quả nghiên cứu của Britonop về tác động của tiếng ồn và hơi khí độc trên nữ công nhân thấy: có sự tăng độc hại của hơi khí độc khi có tiếng ồn đã có sự biến đổi các chức năng sinh lý như biến đổi các tốc độ phản ứng của hệ thần kinh thị giác [49]

Rihimaki đã đưa ra 55 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đau thắt lưng như căng thẳng thần kinh tâm lý tại nơi làm việc, giới tính, căng thẳng cơ và tình trạng thể lực, nhiễm lạnh… [62]

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả W Monroe, Keyserling và Cs (1986) cho rằng các tư thế làm việc khó khăn do nhiều yếu tố như sắp sếp nơi làm việc không hợp lý, việc thiết kế, lựa chọn các công cụ và thiết bị không phù hợp, phương pháp làm việc không đúng, các tư thế làm việc khó, gò bó có thể gây ra sự mệt mỏi, góp phần vào sự phát sinh các rối loạn

cơ xương [71]

Tác giả Thomas Hales nghiên cứu về tư thế làm việc bất hợp lý của công nhân cho rằng, với tư thế vặn, vẹo người liên quan với sự tăng

áp lực lên làm cho đĩa đệm của cột sống [83]

1.4.2 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của các yếu tố môi trường lao động đến sức khỏe công nhân lao động

Năm 1991, Nguyễn Đức Trọng và CS nghiên cứu tại nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa đã đánh giá tác động của MTLĐ có nhiệt độ và bức xạ cao, cho thấy MTLĐ nóng kết hợp với hơi khí độc, bụi phát sinh từ lò nung làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý như: huyết áp, nhịp tim, tiêu hao năng lượng, thân nhiệt và các chỉ tiêu sinh hóa như tác động làm mất nước điện giải, làm rối loạn thăng bằng cơ thể [34]

Kết quả nghiên cứu môi trường 2007 tại một số cơ sở cơ khí vừa và nhỏ tại tỉnh Nam Định cho thấy: 86,8% mẫu ánh sáng, 83,1% mẫu tiếng ồn,

Trang 17

17 79,1% mẫu độ ẩm, 43,6% mẫu nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép [30]

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và Đỗ Hàm về MTLĐ của công nhân luyện thép Thái Nguyên cũng cho thấy: MTLĐ không đạt TCCP ở một yếu tố lý hóa, vi khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là (38,6 ± 6,8)0C, độ

ẩm là (42,6 ± 2,4)%, tốc độ gió là (1,2 ± 0,2)/s (tại khu luyện thép) Tác giả cũng cho thấy bụi trong MTLĐ tại nơi sản xuất thép đều vượt TCCP, hàm lượng Silic tự do trong bụi cũng cao [1]

Nguyễn Bá Chẳng và CS (1999) khi nghiên cứu tình hình môi trường lao động ở vùng mỏ Quảng Ninh 1995 - 1998 cho thấy vi khí hậu khắc nghiệt

là ở khối hầm lò thuộc khu vực khai thác than: nhiệt độ 28 - 350C, độ ẩm 90 - 100%, tốc độ gió 0,4 - 1,5m/s, tiếp đến là khối vật liệu xây dựng, cơ khí, có nơi, có lúc cũng không thua kém Bụi gây ô nhiễm môi trường vẫn là than lộ thiên, sàng tuyễn than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, giao thông vận tải

và cả vùng dân cư… [7]

Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú và CS thì ĐKLĐ và MTLĐ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nhất là bụi 27,6%, thiếu ánh sáng 25,9%, hơi khí độc 22,9% Kết quả tỉ lệ mắc bệnh đường hô hấp 23,6%, bệnh về mắt 19,7%, bệnh cơ xương khớp 3,52%, bệnh da liễu 3,05%, bệnh thần kinh 2,8% [41]

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Toán, Nguyễn Ngọc Ngà, Nguyễn Xuân Thoái năm 2003 đã nghiên cứu sức nghe của công nhân tiếp xúc với DMHC ở công ty da giày Hà nội cho thấy tỉ lệ giảm sức nghe là 13% mặc dù tuổi nghề của số công nhân này mới chỉ 5- 7 năm [44]

Nhóm các tác giả Hoàng Minh Hiền, Nguyễn Thị Toán, Nguyễn Bích Liên và CS năm 2002 nghiên cứu sức nghe ở công nhân tiếp xúc DMHC ở công ty da giày, công ty sơn và công ty nhựa: tỉ lệ giảm sức nghe của công

Trang 18

18 nhân tiếp xúc DMHC là 16,5%, nguy cơ giảm sức nghe tăng theo sự có mặt của các yếu tố độc hại trong MTLĐ [43]

Tác giả Lê Huy Hoàng (2007) nghiên cứu tại xí nghiệp giày Lê Lai II Hải Phòng, kết quả các chỉ số về yếu tố vi khí hậu và yếu tố vật lý, nồng độ hơi khí độc của công ty hầu hết vượt TCCP, về sức khỏe người lao động: số mắc các bệnh hô hấp chiếm tỉ lệ 18,6%, da liễu 17,84%, mắt 11,74%, tiêu hóa 10,87% và có sự khác biệt về cơ cấu bệnh tật ở nhóm người LĐTT và người LĐGT [19]

Qua phần tổng quan chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của ĐKLĐ liên quan đến sức khỏe bệnh tật của người lao động ở trong và ngoài nước trong ngành sản xuất giày dép còn ít và đặc biệt nghiên cứu tại các công ty sản xuất giày dép có 100% vốn đầu tư nước ngoài chưa có nhiều Để bổ sung tư liệu về thực trạng ĐKLĐ và cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty liên doanh sản xuất giày dép, chúng tôi nghiên cứu thực trạng ĐKLĐ, sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty Kaiyang Việt Nam - một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất gia công các loại giày dép Căn cứ vào kết quả nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị với các chủ doanh nghiệp liên doanh để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao sức khỏe người lao động, phát triển công ty một cách bền vững với số công nhân có đủ sức khỏe, tâm huyết yêu nghề

Trang 19

19 Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện lao động tại công ty Kaiyang

2.1.1.1 Môi trường lao động tại các khu vực sản xuất công ty Kaiyang

- Các yếu tố vi khí hậu

- Các yếu tố vật lý hóa học

2.1.1.2 Công tác tổ chức lao động, an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động của công ty Kaiyang

- Trang thiết bị dụng cụ lao động, vệ sinh nhà xưởng

- Phân công, sắp xếp tổ chức lao động, cường độ lao động, tư thế lao động thời gian làm việc, nghỉ giữa ca, bảo hộ lao động, công tác tập huấn ATLĐ

- Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

2.1.2 Sức khỏe người lao động

Toàn bộ hồ sơ sức khỏe của công nhân lao động đang làm việc tại công ty trong thời gian nghiên cứu (không tính yếu tố về thời gian làm việc tại công ty) Bao gồm cụ thể:

- Hồ sơ người lao động trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất của công ty

- Hồ sơ người lao động gián tiếp: cán bộ quản lý, kỹ thuật, y tế, văn phòng, tổ chức hành chính… tại công ty Kaiyang

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu:

Công ty Kaiyang Việt Nam, quận Kiến An, Hải Phòng

Về địa điểm sống của người lao động của công ty Kaiyang: phần lớn

là những người dân địa phương thuộc thành phố Hải Phòng Một số rất ít là

Trang 20

20 dân từ tỉnh thành khác nhưng đều tạm trú tại quận Kiến An và những vùng lân cận như An lão, Kiến Thụy…

2.2.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2012 đến tháng10/2012

2.3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu

hồ sơ sức khoẻ đầu vào

- Đánh giá ĐKLĐ:

+ Đánh giá các yếu tố môi trường lao động, sử dụng đo lường các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió bụi, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, hơi khí độc tại các phân xưởng lao động

+ Điều tra đánh giá của người lao động về MTLĐ, sự sắp xếp bố trí lao động, chế độ, cường độ lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động và y tế

- Đánh giá tình hình sức khỏe cơ cấu bệnh tật của người lao động: nghiên cứu toàn bộ hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của 1667 người lao động tại công ty năm 2012 và so sánh với hồ sơ khám đầu vào (khám tuyển)

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu đánh giá điều kiện lao động

2.4.1.1 Cỡ mẫu đánh giá môi trường lao động: được tính theo công thức tính

cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng giá trị trung bình

n= Z2(1- α/2) * S 2 /d 2

Trong đó:

- n= cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

- sai số α=0,5% độ tin cậy 95% thì Z1- α/2= 1,96

- S: Độ lệch chuẩn của yếu tố nhiệt độ ước lượng = 0,2

- d: Độ sai lệch mong muốn =0,1

 n= 4 mẫu ở 1 vị trí cần đo cho mỗi một yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bụi, ánh sáng, tiếng ồn, hơi khí độc…

Trang 21

21 Tại mỗi một phân xưởng chúng tôi tiến hành đo ở các vị trí theo khu vực làm việc, cụ thể: 3 vị trí ở khu vực kho (nơi tiếp nhận, khu vực lưu trữ, khu vực xuất kho); phân xưởng pha cắt: 3 vị trí (cắt chặt, kẻ vẽ, in xoa); phân xưởng may: 3 vị trí (may, dập lỗ, dán thủ công); phân xưởng hoàn chỉnh: 4 vị trí (gò mũi giày, quét keo dán đế, dập logo, đóng kiện) Theo công thức tính, chúng tôi đo 4 mẫu tại mỗi một vị trí vào thời điểm 8- 10 giờ sáng trong ngày làm việc, sau đó lấy kết quả trung bình

Như vậy số mẫu thực tế đã đo: (4* 3) + (4*3) + (4*3) + (4*4) = 52 mẫu cho mỗi một yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, bụi, tiếng ồn, hơi khí hóa chất

2.4.1.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả đánh giá của người lao động

về điều kiện lao động: môi trường lao động, an toàn vệ sinh lao động

Công thức tính cỡ mẫu:

n= Z21- α/2 p.(1-p) /d 2

Trong đó

- n = cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

- Sai số α=0,5% độ tin cậy 95% thì Z1- α/2 = 1,96

- d: độ sai số tuyệt đối = 0,05

- p: tỉ lệ người lao động đánh giá ĐKLĐ không tốt, ước lượng = 0,5

Đưa các tham số vào công thức trên, ta tính được n = 384

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn (ngẫu nhiên) 384 người lao động trong tổng số 1587 người lao động tại các phân xưởng sản xuất trực tiếp (theo mẫu phiếu đã lập sẵn) Như vậy k = 1587: 384 ≈ 4→ trong mỗi một phân xưởng chúng tôi lập danh sách ngẫu nhiên với hệ số k = 4 cho tới đủ cỡ mẫu cần đưa vào nghiên cứu: phân xưởng pha cắt: 86/345 người, phân xưởng may: 129/540 người, phân xưởng hoàn chỉnh: 159/648 người, khu vực kho: 10/45 người

Trang 22

22

2.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của người lao động

2.4.2.1 Cỡ mẫu đánh giá tình hình sức khỏe, xác định cơ cấu bệnh tật

Khai thác hồ sơ khám sức khỏe định kỳ và hồ sơ khám sức khoẻ đầu vào của toàn bộ công nhân hiện đang làm việc tại công ty 1667 người

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Đánh giá điều kiện lao động

2.5.1.1 Đo đạc đánh giá môi trường lao động

- Yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

- Yếu tố vật lý: ánh sáng, tiếng ồn, bụi

- Hơi khí hoá chất: Khí CO, SO2, NO2, Toluen, Benzen, Xylen Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã cùng Trung tâm vi khí hậu kiến trúc

và môi trường thuộc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tiến hành đo đạc các yếu

tố MTLĐ Các yếu tố MTLĐ được đánh giá theo kỹ thuật thường quy của Viện

y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2002, so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại quyết định số 3733/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế

Trong điều kiện thời tiết đảm bảo, các mẫu được lấy ngay tại hiện trường, các vị trí đo đã được lựa chọn theo vị trí công việc và theo tiêu chuẩn Việt Nam Mỗi vị trí lấy mẫu vào các thời điểm khác nhau, đo trực tiếp và lấy giá trị trung bình các lần đo (Phụ lục I)

Các phương tiện máy móc được sử dụng:

- Các yếu tố vi khí hậu: được đo bằng máy Rotonic (Thụy sỹ)

- Ánh sáng đo bằng máy Hioky (Nhật)

- Tiếng ồn đo bằng máy Rion (Nhật)

- Bụi trọng lượng đo bằng máy Kanomax (Nhật)

- Đo khí hóa học: khí CO, SO2, NO2, Toluen, Benzen, Xylen bằng

máy đo khí CMS- Drager (Đức)

Trang 23

23

2.5.1.2 Đánh giá công tác tổ chức bố trí nhà xưởng, trang thiết bị làm việc, sắp xếp lao động, cường độ và tư thế lao động, công tác an toàn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe người lao động

Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra, các thông tin thu thập bao gồm:

- Đánh giá chủ quan của người lao động về MTLĐ tại công ty: nhiệt độ,

độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí hóa chất

- Đánh giá của người lao động về công tác tổ chức lao động: trang thiết

bị, dụng cụ sản xuất, thời gian lao động, cường độ lao động, tư thế lao động

- Đánh giá của người lao động về vệ sinh an toàn lao động và công tác

y tế: ý thức sử dụng bảo hộ lao động (quần áo, mũ, găng tay, khẩu trang); công tác tập huấn về an toàn lao động; vệ sinh nhà xưởng; công tác khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ; công tác sơ cấp cứu; chế độ nghỉ ốm, thuốc men đối với người lao động của công ty

(Bộ câu hỏi phỏng vấn phụ lục II)

2.5.2 Đánh giá tình trạng sức khỏe người lao động

2.5.2.1.Thu thập thông tin điều kiện sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật

- Chúng tôi tiến hành khai thác hồ sơ khám sức khỏe đầu vào và hồ sơ sức khoẻ lúc định kỳ năm 2012 (tháng 8 năm 2012) của toàn bộ người lao động hiện đang làm việc tại công ty trong thời gian nghiên cứu (không tính đến yếu tố thời gian công tác) Sử dụng bộ phiếu thu thập thông tin sức khoẻ công nhân theo mẫu (Phụ lục III)

- Phân loại sức khỏe người lao động theo ―Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ đối với học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và lao động các nghề, công việc‖ do Bộ

Y tế ban hành kèm theo quyết định số 1613/QĐ- BYT ngày 15/08/1997 của

Bộ trưởng Bộ Y tế (Phụ lục III)

- Phân loại bệnh tật theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới (ICD-10)

để xác định cơ cấu bệnh tật của người lao động

Trang 24

24

2.6 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

2.6.1 Mục tiêu 1: Đánh giá điều kiện lao động của công ty

2.6.1.1 Nghiên cứu MTLĐ của công ty

Tên biến Chỉ số

( các biến độc lập) TCCP

Phương pháp thu nhập thông tin

- Đạt TCCP

- Không đạt TCCP

≤85(dBA)

Đo bằng máyRion (Nhật) Buị (mg/m3

Trang 25

25

2.6.1.2 Đánh giá của người lao động đối với MTLĐ tại công ty

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra

Phỏng vấn người lao động

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra

Trang 26

26

2.6.1.3 Đánh giá của người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động

Phương pháp thu nhập

NLĐ Phiếu điều tra

Tập huấn

ATLĐ

+ Có tập huấn + Không tập huấn

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Vệ sinh nhà

xưởng

+ Tốt + Trung bình + Kém

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Tổ chức lao

động

Cường độ lao động: (mức độ) + Bình thường

+ Căng thẳng + Quá căng thẳng

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Tư thế lao động (mức độ) : + Thoải mái

+ Gò bó + Cúi với

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Thời gian lao động (theo giờ):

+ 8 giờ + >8 giờ

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Trang 27

27

2.6.1.4 Đánh giá của người lao động về công tác y tế

thu nhập Công cụ

Công tác sơ,

Cấp cứu

+ Tốt + Trung bình + Kém

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

Phỏng vấn NLĐ Phiếu điều tra

2.6.2 Mục tiêu 2: Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của người lao động tại công ty Kaiyang

Tên biến Chỉ số thu thập Phương pháp thu thập

Tuổi đời Tính theo năm dương lịch

- Nghiên cứu hồ sơ khám sức khỏe đầu vào và hồ sơ sức khỏe định kỳ năm 2012

Tuổi nghề

Tính theo năm làm việc (tính là 1 năm nếu thời gian dưới 24 tháng)

- Nghiên cứu hồ sơ khám sức khỏe đầu vào và hồ sơ sức khỏe định kỳ năm 2012

Giới tính Nam/Nữ

- Nghiên cứu hồ sơ khám sức khỏe đầu vào và hồ sơ sức khỏe định kỳ năm 2012

Phân loại

sức khỏe

Sức khỏe loại I, II, III, IV, V

- Nghiên cứu hồ sơ khám sức khỏe đầu vào và hồ sơ sức khỏe định kỳ năm 2012

- Áp dụng phân loại theo

Trang 28

2.7 Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá MTLĐ

Các tiêu chuẩn đánh giá môi trường lao động đối với các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), ánh sáng, bụi, tiếng ồn được đánh giá trên

cơ sở ―Tiêu chuẩn vệ sinh lao động‖ do Bộ Y tế ban hành, kèm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động với các nội dung chủ yếu sau:

- Điều kiện lao động bao gồm:

+ Môi trường lao động: các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), các yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, ánh sáng, các yếu tố hóa học: hơi khí hóa chất độc hại (có các tiêu chuẩn cho phép ở từng loại hình lao động sản xuất) + Trang thiết bị làm việc

Trang 29

29 + Tổ chức lao động, thời gian lao động, gánh nặng lao động, phương tiện bảo hộ lao động

+ Điều kiện vệ sinh lao động: nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, xử lý nước thải, chất thải trong sinh hoạt lao động

2.7.2 Phân loại sức khỏe và cơ cấu bệnh tật

* Phân loại sức khỏe: Sử dụng phân loại theo ―Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe

để khám tuyển, khám định kỳ đối với học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và lao động các nghề, công việc‖ do Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 1613/ QĐ- BYT ngày 15/08/1997, gồm 13 chỉ số để phân loại xếp loại sức khỏe theo 5 loại:

+ Các chỉ số phân loại: thể lực chung (TLC); mắt (M); tai mũi họng (TMH); răng hàm mặt (RHM); tâm thần- thần kinh (TT- TK); tuần hoàn (TH); hô hấp (HH); tiêu hóa (TH); tiết niệu- sinh dục (TN-SD); hệ vận động (HVĐ); ngoài da, da liễu (ND- DL); nội tiết - chuyển hóa (NT-CH); u các loại (U)

+ Cách phân loại sức khỏe theo thể lực:

Vòng ngực (cm)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

1 163 trở lên 50 trở lên 82 trở

lên

155 trở lên

45 trở lên

Trang 30

30

+ Cách phân loại sức khỏe: căn cứ vào sự phân loại các chỉ số:

Loại I: Cả 13 chỉ số đều đạt loại I, xếp loại I

Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II

Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III

Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV

Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V

* Phân loại cơ cấu bệnh tật: được sắp xếp điền vào bảng phân loại Quốc tế

lần thứ 10 (ICD -10) do Bộ Y tế ban hành năm 2001 [3]:

 Nhóm bệnh hô hấp: viêm phế quản mãn tính, cấp tính, hen phế quản lao phổi, u phổi…

 Nhóm bệnh tuần hoàn: bệnh về van tim, bệnh về mạch máu, tăng huyết áp…

 Nhóm bệnh cơ xương khớp: thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương,

gù vẹo cột sống…

 Nhóm bệnh tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, viêm họng cấp mãn, viêm xoang, viêm Amydal…

 Nhóm bệnh về mắt: giảm thị lực, mộng thịt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể…

 Nhóm bệnh về da liễu: viêm da dị ứng, á sừng, sẩn ngứa, eczema…

 Nhóm bệnh sản phụ khoa: viêm phần phụ, cổ tử cung, u nang buồng, u

sơ tử cung…

 Nhóm bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá trang, viêm đại tràng cấp mãn…

 Nhóm bệnh nội tiết: Basedow, đái đường, bướu cổ…

 Nhóm bệnh tiết niệu: viêm đường tiết niệu, bệnh về thận…

Trang 31

31

 Bệnh HTTK: viêm dây thần kinh, rối loạn tiền đình, suy nhược thần

kinh, đau đầu chưa rõ nguyên nhân…

2.8 Quy trình tiến hành thu thập thông tin

- Bước 1: Thành lập nhóm nghiên cứu gồm 10 y, bác sỹ làm việc tại trạm y tế phường thuộc địa bàn quận Kiến An

- Bước 2: Tập huấn cho các cán bộ y tế là thành viên nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ là các điều tra viên, giám sát viên

- Bước 3: Tiến hành đo đạc đánh giá MTLĐ tại công ty Kaiyang

- Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ năm 2012 và hồ sơ sức khỏe lúc được tuyển dụng của người lao động tại công ty

- Bước 5: Phỏng vấn người lao động tại công ty Kaiyang

2.9 Xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê Y- Sinh học, sử dụng phần mền SPSS 13.0

- Sử dụng test χ2 để so sánh các tỉ lệ Ngưỡng đánh giá có ý nghĩa thống kê

khi p <0,05

2.10 Kỹ thuật khống chế sai số

* Đối với khảo sát môi trường lao động: được đo lường bởi các cán

bộ có trình độ chuyên môn được đào tạo về phương pháp, yêu cầu tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật lấy đo lường

* Đối với điều tra phỏng vấn công nhân: các tiêu chí/ chỉ số đánh giá cần thu thập rõ ràng, tập huấn cho điều tra viên, công nhân được tập huấn trước khi tiến hành điều tra

* Đối với thu thập số liệu có sẵn: biểu mẫu thu thập thông tin đầy đủ,

rõ ràng Biểu mẫu điều tra được sự đóng góp ý của các giảng viên Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Hải Phòng, và được bổ sung chỉnh sửa qua điều tra thử trước khi nghiên cứu tiến hành điều tra chính thức

Trang 32

32

2.11 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự đồng ý cho phép của lãnh đạo công ty, đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ ràng về mục đích nghiên cứu và nhất trí tham gia

- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động Đối tượng tham gia nghiên cứu không có lợi ích trực tiếp nào, nhưng gián tiếp các thông tin của đối tượng cung cấp có thể giúp cải thiện điều kiện lao động trong thời gian sau này

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện Người lao động có thể từ chối tham gia phỏng vấn hoặc nếu tham gia có thể từ chối không trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà họ không muốn trả lời

Trang 33

33 Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của người lao động tại công ty Kaiyang

Bảng 3.1 Phân bố về giới tính, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ học vấn của người lao động tại công ty

Trang 34

34 Nhận xét:

- Người lao động tại công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm: 91,6%, tuổi đời < 25 chiếm tỉ lệ cao nhất 39,6%, trình độ học vấn đa số THCS (77,6%) Gần một nửa (46,9%) có tuổi nghề dưới 2 năm

3.2 Thực trạng điều kiện lao động của công ty Kaiyang

3.2.1 Môi trường lao động tại công ty Kaiyang

Bảng 3.2 Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại từng khu vực của công ty

(0c)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió ( m/s) Ngoài trời cùng thời điểm 28,5 79,2 1,92

Trang 35

35 Nhận xét:

- Nhiệt độ ở các phân xưởng sản xuất cao hơn nhiệt độ ngoài trời cùng thời điểm từ 1,1 đến 4o

c Nhiệt độ ở phân xưởng hoàn chỉnh ở các lần đo vị trí gò mũi giày, quét keo dán đế đều cao hơn nhiệt độ theo tiêu chuẩn cho phép từ 0,3- 0,5oc, còn ở các phân xưởng làm việc khác trong giới hạn cho phép

- Độ ẩm tại các vị trí đo đều trong giới hạn cho phép

- Tốc độ gió tại tất cả các vị trí đo không đạt TCCP

Bảng 3.3 Kết quả đo các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, bụi tại các khu vực sản xuất

(Lux)

Bụi (mg/m3)

Tiếng ồn (dBA) Ngoài trời cùng thời điểm 0,131 60,4

Trang 36

36 Nhận xét:

- Tại phân xưởng may và phân xưởng pha cắt, ở các lần đo độ chiếu sáng đều không đạt (thấp hơn TCCP 30-40 Lux) Các vị trí đo khác đạt TCCP

- Bụi ở các vị trí và các lần đo nồng độ bụi toàn phần đo đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, nồng độ bụi toàn phần ở khu vực kho thấp nhất Bụi ở các khu vực sản xuất lớn hơn gấp từ 4- 7 lần ngoài trời cùng thời điểm

- Tiếng ồn ở các vị trí và các lần đo đều trong giới hạn cho phép

Bảng 3.4 Kết quả đo hơi khí hóa chất tại các phân xưởng làm việc

Vị trí đo CO SO2 NO2 Toluen Benzen Xylen

Trang 37

37 Nhận xét:

- Hơi khí hóa chất đều trong giới hạn của tiêu chuẩn cho phép về VSLĐ quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế

Bảng 3.5 Đánh giá của người lao động về môi trường lao động

Các yếu tố

Số người (n=384)

Nhận xét:

- Chiếm tỉ lệ cao nhất 57,5% người lao động được phỏng vấn đánh giá tốt

về yếu tố vi khí hậu tại công ty

- Phần lớn (79%) người lao động trả lời có ồn nhưng vẫn chịu đựng được

Trang 38

38

- 93,7% người lao động đánh giá ánh sáng tại các phân xưởng làm việc tốt

và có 78,7% cho rằng tại nơi làm việc có bụi nhưng không nhiều và không ảnh hưởng sức khỏe chiếm tỉ lệ cao nhất

- Đa số (70,6%) người lao động đánh giá hơi khí hóa chất có cảm thấy nhưng ít, không ảnh hưởng sức khỏe

Bảng 3.6 Đánh giá của NLĐ về MTLĐ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe theo

bộ phận lao động

Yếu tố đánh giá

Kho n= 10

Trang 39

3.2.2 An toàn lao động và công tác y tế

Bảng 3.7 Kết quả điều tra ý thức sử dụng bảo hộ lao động

Tỉ lệ (%)

Số người n=384

Tỉ lệ (%)

- Số ít (15,2%) NLĐ sử dụng các loại BHLĐ khác như găng tay, kính

* Kết quả điều tra tình hình tập huấn ATLĐ:

75,3

24,7

Có tập huấn Không tập huấn

Hình 3.1: Kết quả điều tra tình hình tập huấn ATLĐ

Trang 40

40 Nhận xét:

- Đa số 75,3% người lao động phỏng vấn trả lời được tập huấn về ATLĐ, chỉ có 24,7% chưa được tập huấn ATLĐ

Bảng 3.8 Kết quả nhận định của NLĐ về vệ sinh nhà xưởng và công tác y tế

KQNC

Nội dung

Số lượng Tỉ lệ (%)

Số lượng Tỉ lệ (%)

Số lượng Tỉ lệ (%)

- Trên một nửa (59,6%) người lao động đánh giá vệ sinh nhà xưởng tốt,

đa số (96,1%) cho rằng vệ sinh nhà xưởng ở mức trung bình trở lên

- 49,6% NLĐ đánh giá trang thiết bị dụng cụ làm việc ở mức độ trung bình

- Công tác y tế được đánh giá đạt được ở mức tốt chiếm tỉ lệ cao 54 - 57% người lao động được phỏng vấn

3.2.3 Đánh giá của người lao động về tổ chức lao động của công ty

Bảng 3.9 Cảm nhận của người lao động về tổ chức lao động tại công ty

(n=384)

Tỉ lệ (%) Cường độ lao

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (2004), ― Đặc điểm môi trường lao động và viêm phế quản mãn tính của công nhân luyện cán thép Thái Nguyên”, Tạp chí Bảo hộ lao động, số 10, Tr.13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm môi trường lao động và viêm phế quản mãn tính của công nhân luyện cán thép Thái Nguyên”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 2004
3. Bộ Y tế( 2002). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10), Nhà xuất bản Y học Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10)
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà nội
4. Bộ Y tế( 2002) “Tiêu chuẩn vệ sinh lao động” (Ban hành kèm theo Quyết định số3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu chuẩn vệ sinh lao động”
9. Nguyễn Thế Công, Đỗ Anh Tuấn ( 2000), ―Tác hại nghề nghiệp và sức khỏe nữ công nhân ở một số ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa”, Hội nghị khoa học điều kiện làm việc, chăm sóc bảo vệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại nghề nghiệp và sức khỏe nữ công nhân ở một số ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa”
10. Nguyễn Đình Dũng (2001), “ Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ sức khỏe công nhân và đáp dịch vụ y tế trong ngành dệt sợi‖, Luận án tiến sỹ Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ sức khỏe công nhân và đáp dịch vụ y tế trong ngành dệt sợi
Tác giả: Nguyễn Đình Dũng
Năm: 2001
11. Trương Việt Dũng (1999), “Đánh giá đặc tính vệ sinh yếu tố bụi, tình hình sức khỏe công nhân và dự phòng các bệnh phổi nghề nghiệp do bịu trong ngành kéo sợi bông‖, Luận án Tiến sĩ Y học, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá đặc tính vệ sinh yếu tố bụi, tình hình sức khỏe công nhân và dự phòng các bệnh phổi nghề nghiệp do bịu trong ngành kéo sợi bông
Tác giả: Trương Việt Dũng
Năm: 1999
12. Phạm Văn Hán (2005), “Thực trạng môi trường bệnh tật, đề xuất giải pháp bảo vệ sức khỏe người làm nghề Đúc và cộng đồng tại xã Mỹ Đồng- Thủy Nguyên Hải Phòng”, Đề tài cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng môi trường bệnh tật, đề xuất giải pháp bảo vệ sức khỏe người làm nghề Đúc và cộng đồng tại xã Mỹ Đồng- Thủy Nguyên Hải Phòng”
Tác giả: Phạm Văn Hán
Năm: 2005
13. Trần Thị Thúy Hà (2010), ― Thực trạng điều kiện môi trường lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân công ty đóng tàu Phà Rừng năm 2009‖, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng điều kiện môi trường lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân công ty đóng tàu Phà Rừng năm 2009
Tác giả: Trần Thị Thúy Hà
Năm: 2010
14. Phạm Thị Thu Hà (2007), “ Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tai nạn lao động ở công ty đóng tàu Bạch Đằng năm 2005-2006”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tai nạn lao động ở công ty đóng tàu Bạch Đằng năm 2005-2006”
Tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Năm: 2007
16. Phùng Văn Hoàn (1992), “ Nghiên cứu tác động của vi khí hậu nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ở những công nhân vận hành lò công nghiệp cơ khí‖, Luận án PTS khoa học Y dƣợc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nghiên cứu tác động của vi khí hậu nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ở những công nhân vận hành lò công nghiệp cơ khí
Tác giả: Phùng Văn Hoàn
Năm: 1992
17. Phùng Văn Hoàn, Nguyễn Phương Hiển (2003), Môi trường lao động và sức khỏe công nhân công ty giấy Bãi Bằng, Phú Thọ, Báo cáo hội nghị khoa họcY học lao động lần thứ V Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường lao động và sức khỏe công nhân công ty giấy Bãi Bằng, Phú Thọ
Tác giả: Phùng Văn Hoàn, Nguyễn Phương Hiển
Năm: 2003
18. Phùng Văn Hoàn, Tác hại do các yếu tố vật lý trong quá trình sản xuất,Vệ sinh môi trường dịch tễ, NXB y học, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác hại do các yếu tố vật lý trong quá trình sản xuất,Vệ sinh môi trường dịch tễ
Nhà XB: NXB y học
19. Lê Huy Hoàng (2008), “ Thực trạng điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp giày Lê Lai II hải Phòng năm 2007”, Luận văn thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thực trạng điều kiện lao động và cơ cấu bệnh tật của công nhân xí nghiệp giày Lê Lai II hải Phòng năm 2007”
Tác giả: Lê Huy Hoàng
Năm: 2008
20. Hội Y học lao động Việt Nam - Viện y học lao động và vệ sinh môi trường- Bộ Y tế( 2005) , Báo cáo tóm tắt hội nghị khoa học lao động lần thứ VI, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 107-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt hội nghị khoa học lao động lần thứ VI
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
21. Dương Thị Hương (2001), Giám sát sức khỏe công nhân tiếp xúc với bịu phổi silic. Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ IV- Hà Nội, Báo cáo tóm tắt, Tr 166-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát sức khỏe công nhân tiếp xúc với bịu phổi silic
Tác giả: Dương Thị Hương
Năm: 2001
22. Dương Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Tân Văn Nghĩa (2006) Báo cáo khoa học - Nhà xuất bản Y học thực hành 2006 tr 514-517,”Thực trạng bệnh tật và nhận thức, thực hành về dự phòng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của công nhân da giày tại Hải Phòng năm 2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Thực trạng bệnh tật và nhận thức, thực hành về dự phòng ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của công nhân da giày tại Hải Phòng năm 2005
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học thực hành 2006 tr 514-517
25. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp, Báo cáo năm 2010 của Cuc thống kê Thành phố Hải Phòng, biểu 02/TH-DN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp
26. Nguyễn Ngọc Ngà và CS (2001), “ Điều kiện lao động và sức khỏe của nữ công nhân ngành giày”, Tạp chí bảo hộ lao động I, tr 22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Điều kiện lao động và sức khỏe của nữ công nhân ngành giày”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngà và CS
Năm: 2001
27. Hồ Thị Tố Nga (2010), “Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe bệnh tật của công nhân xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu, cảng Hải Phòng năm 2009”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe bệnh tật của công nhân xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu, cảng Hải Phòng năm 2009”
Tác giả: Hồ Thị Tố Nga
Năm: 2010
28. Tân Văn Nghĩa (2006), ― Điều tra tình hình chăm sóc sức khỏe công nhân tại 4 cơ sở giày dép Hải Phòng năm 2005- 2006”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa hệ chính quy, Trường Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình chăm sóc sức khỏe công nhân tại 4 cơ sở giày dép Hải Phòng năm 2005- 2006”
Tác giả: Tân Văn Nghĩa
Năm: 2006

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w