Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng

53 2.9K 15
Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: “Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng” do Phòng Địa chất - Địa mạo, (TS. Nguyễn Siêu Nhân chủ nhiệm) chịu trách nhiệm thực hiện, là một trong nhiều nội dung yêu cầu của đề tài “Khảo sát, đánh giá tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng” do Ths. Nguyễn Văn Đệ làm chủ nhiệm. Đây là đề tài hợp đồng giữa cơ quan quản lý - Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và cơ quan chủ trì thực hiện - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu chính của chuyên đề nhằm góp phần cơ sở phục vụ nghiên cứu tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào các công tác: - Thu thập các tài liệu, số liệu và phân tích, xử lý, tổng hợp. - Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh lâm Đồng tỉ lệ 1/100.000 và lập báo cáo. - Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm địa mạo các vùng đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Qua 12 tháng thực hiện (từ đầu năm 2009), chuyên đề đã thực hiện được một khối lượng công tác và lập báo cáo, bao gồm: - Thu thập các tài liệu của Tổng Cục Địa Chất Việt Nam mà trực tiếp từ Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam (Liên Đoàn Địa Chất 6 trước đây). Các tài liệu chủ yếu bao gồm các báo cáo và bản đồ địa chất thuộc miền Nam tỉ lệ từ 1/500.000 đến 1/50.000. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu về địa mạo, địa chất hoặc liên quan khác của nhiều cơ quan và tác giả khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu tương đối đầy đủ đối với công tác biên hội của đề tài. - Khảo sát thực địa tỉnh Lâm Đồng, trong đó trọng tâm là các khu vực đất ngập nước tiêu biểu cho các đơn vị đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Phân tích, đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm địa mạo - địa chất với các loại hình đất ngập nước. - Biên hội hoàn chỉnh “Sơ đồ địa mạo vùng đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ 1/100.000” và các mặt cắt địa mạo tiêu biểu. - Lập báo cáo thuyết minh. Chủ nhiệm chuyên đề và Phòng Địa chất - Địa mạo chân thành cảm ơn Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, chủ nhiệm đề tài và các đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài.

VIỆN ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐỊA CHẤT – ĐỊA MẠO Thuộc đề tài: Khảo sát, đánh giá tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo sơ bộ 7/2010 Chuyên đề BIÊN HỘI ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO CÁC KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG Tác giả: - TS. Nguyễn Siêu Nhân (CN) - TS 3 . Võ Đình Ngộ - KS. Đặng Ngọc Phan - Ths. Lê Thị Ngọc Phương - KS. Hồ Thị Thu Trang - CN. Nguyễn Mạnh Hùng - CN. Nguyễn Tiến Anh Minh TP. Hồ Chí Minh Tháng 9/2008 MỤC LỤC Mở đầu Chương 1- Khái quát đặc điểm tự nhiên, lịch sử nghiên cứu địa chất - địa mạo. 1.1- Đặc điểm tự nhiên. 1.1.1- Vị trí vùng nghiên cứu. 1.1.2- Địa hình. 1.1.3- Khí hậu. 1.1.4- Thủy văn. 1.1.5- Đất đai. 1.1.6- Thảm thực vật. 1.2- Lịch sử nghiên cứu địa chất - địa mạo. 1.2.1- Giai đoạn trước năm 1975. 1.2.2- Giai đoạn sau năm 1975. Chương 2- Phương pháp nghiên cứu và cơ sở tài liệu. 2.1- Phương pháp nghiên cứu. 2.1.1- Thu thập tài liệu và xử lý tổng hợp. 2.1.2- Giải đoán ảnh viễn thám. 2.1.2- Khảo sát thực địa. 2.1.4- Phân tích mẫu. 2.1.5- Lập sơ đồ và báo cáo biên hội. 2.2- Cơ sở tài liệu. 2.2.1- Tài liệu thu thập. 2.2.2- Tài liệu bổ sung. Chương 3- Đặc điểm các thành tạo địa chất tỉnh Lâm Đồng. 3.1- Đặc điểm các thành tạo Mesozoi: 3.1.1- Hệ tầng La Ngà (J 2 ln). 3.1.2- Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J 3 đbl). 3.1.3- Phức hệ Định Quán ( δJ 3 đq 1 - δγJ 3 đq 2 – γJ 3 đq 3 ). 3.1.4- Phức hệ Đèo Cả (γδKđc 1 - γξKđc 2 ). 3.1.5- Hệ tầng Đăk Rium (K 2 đr). 3.1.6- Hệ tầng Đơn Dương (K 2 đd). 3.1.7- Phức hệ Cà Ná (γK 2 cn 1 - γK 2 cn 2 ). 3.2- Đặc điểm các thành tạo Kainozoi (Neogen – Đệ tứ): 3.1.8- Hệ tầng Di Linh (N 1 3 - N 2 1 dl). 3.1.9- Hệ tầng Đại Nga (βN 2 đn). 3.1.10- Hệ tầng Túc trưng (βN 2 - Q 1 tt) 3.1.11- Trầm tích sông - Thềm bậc IV (aQ 1 1 ). 3.1.12- Hệ tầng Xuân Lộc (βQ 1 2 xl). 3.1.13- Trầm tích sông - Thềm bậc III (aQ 1 2-3 ). 3.1.14- Hệ tầng Phước Tân (βQ 1 3 pt). 3.1.15- Trầm tích sông - Thềm bậc II (aQ 1 3 ). 3.1.16- Trầm tích sông Holcen sớm-giữa - Thềm bậc I (aQ 2 1-2 ). 3.1.17- Trầm tích sông-đầm lầy Holcen giữa-muộn (Q 2 2-3 ). 3.1.18- Trầm tích sông Holocen muộn (Q 2 3 ). 2 3.3- Đặc điểm thành tạo Đệ tứ không phân chia: 3.1.19- Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (aQ). Chương 4- Đặc điểm địa mạo và vỏ phong hóa. 4.1- Kiến trúc hình thái. 4.1.1 Vùng núi. 4.1.2- Sơn nguyên. 4.1.3- Cao nguyên. 4.1.4- Đồng bằng đồi – Đồng bằng đồi cao Plangbah. 4.1.5- Trũng và thung lũng. 4.2- Nguồn gốc địa hình. 4.2.1- Nguồn gốc nội sinh. 4.2.2- Nguồn gốc ngoại sinh. 4.3- Tân kiến tạo và lịch sử phát triển địa hình. 4.3.1- Giai đoạn Paleogen (P). 4.3.2- Giai đoạn Neogen. 4.3.3- Giai đoạn Đệ tứ. 4.4- Đặc điểm vỏ phong hóa. 4.4.1- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm địa hóa và khoáng vật. 4.4.2- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm thạch học. Chương 5- Mối liên quan giữa các đặc điểm địa chất - địa mạo với đất ngập nứơc và các khu vực đất ngập nước tiêu biểu. 5.1- Đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan với đất ngập nứơc. 5.1.1- Trầm tích bưng sau đê của sông Đồng Nai và các phụ lưu. 5.1.2- Trầm tích lòng sông của sông Đồng Nai và các phụ lưu. 5.1.3- Trầm tích thuộc thung lũng của các sông suối nhỏ. 5.2- Đặc điểm địa chất - địa mạo các khu vực đất ngập nước tiêu biểu. 5.2.1- Đất ngập nước có nguồn gốc bưng sau đê của sông Đồng Nai và phụ lưu. 5.2.2- Đất ngập nước có nguồn gốc đầm lầy than bùn và đầm lầy hỗn hợp của các thung lũng sông suối nhỏ phân bố trên các nền đá gốc khác nhau. Kết luận. Tài liệu tham khảo. 3 MỞ ĐẦU Chuyên đề: “Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng” do Phòng Địa chất - Địa mạo, (TS. Nguyễn Siêu Nhân chủ nhiệm) chịu trách nhiệm thực hiện, là một trong nhiều nội dung yêu cầu của đề tài “Khảo sát, đánh giá tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng” do Ths. Nguyễn Văn Đệ làm chủ nhiệm. Đây là đề tài hợp đồng giữa cơ quan quản lý - Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và cơ quan chủ trì thực hiện - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu chính của chuyên đề nhằm góp phần cơ sở phục vụ nghiên cứu tài nguyên đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào các công tác: - Thu thập các tài liệu, số liệu và phân tích, xử lý, tổng hợp. - Biên hội sơ đồ địa mạo tỉnh lâm Đồng tỉ lệ 1/100.000 và lập báo cáo. - Nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm địa mạo các vùng đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Qua 12 tháng thực hiện (từ đầu năm 2009), chuyên đề đã thực hiện được một khối lượng công tác và lập báo cáo, bao gồm: - Thu thập các tài liệu của Tổng Cục Địa Chất Việt Nam mà trực tiếp từ Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền Nam (Liên Đoàn Địa Chất 6 trước đây). Các tài liệu chủ yếu bao gồm các báo cáo và bản đồ địa chất thuộc miền Nam tỉ lệ từ 1/500.000 đến 1/50.000. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu về địa mạo, địa chất hoặc liên quan khác của nhiều cơ quan và tác giả khác nhau trên địa bàn nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu tương đối đầy đủ đối với công tác biên hội của đề tài. - Khảo sát thực địa tỉnh Lâm Đồng, trong đó trọng tâm là các khu vực đất ngập nước tiêu biểu cho các đơn vị đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Phân tích, đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm địa mạo - địa chất với các loại hình đất ngập nước. - Biên hội hoàn chỉnh “Sơ đồ địa mạo vùng đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ 1/100.000” và các mặt cắt địa mạo tiêu biểu. - Lập báo cáo thuyết minh. Chủ nhiệm chuyên đề và Phòng Địa chất - Địa mạo chân thành cảm ơn Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, chủ nhiệm đề tài và các đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài. 4 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1- Vị trí vùng nghiên cứu Lâm Đồng là một trong những tỉnh của Tây Nguyên thuộc Nam Trường Sơn. Lâm Đồng bao gồm cao nguyên Lâm Viên với độ cao khoảng 1.500 m và cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh với độ cao khoảng 800-1.000 m. Phía bắc và tây bắc tỉnh Lâm Đồng giáp các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông; phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận; phía tây giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai. Tỉnh Lâm Đồng có Thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 9 huyện gồm: Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đa Tẻh và Cát Tiên. Diện tích toàn tỉnh 9.746,8 km 2 , dân số 1.004.500 người, mật độ 103 ng/km 2 (số liệu năm 2003). Đà Lạt và Bảo Lộc có diện tích nhỏ nhất nhưng mật độ dân số cao nhất của tỉnh. 1.1.2- Địa hình Địa hình phức tạp và mang tính phân bậc rõ, có thể phân chia như sau: 1.1.2.1- Bậc địa hình có độ cao > 1.400 m + Địa hình núi trung bình đông Đa Nhim: Gồm các núi cao nhất vùng, phân bố phía ĐB, phát triển theo phương ĐB-TN. Địa hình núi này phát triển trên các đá xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả và các đá phun trào phức hệ Đơn Dương, tạo nên những khối núi khá hiểm trở và phân cắt mạnh. Các đá gốc thường lộ diện tốt nhưng đi lại khó khăn. + Sơn nguyên Đà Lạt (Lang Biang): Độ cao trung bình 1.400-1.500 m, phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, granitoid phức hệ Ankroet - Cà Ná và các đá phun trào axit hệ tầng Đơn Dương. Địa hình sơn nguyên Đà Lạt bóc mòn với các dạng đồi sót, độ cao tương đối 50-200 m. Khi đứng ở các vùng xung quanh nhìn lên sơn nguyên Đà Lạt, thấy như một khối núi cao với nhiều đỉnh riêng lẻ. Bề mặt sơn nguyên có lớp vỏ phong hóa dày, ít lộ đá gốc. 1.1.2.2- Bậc địa hình có độ cao 1.000-1.300 m + Địa hình núi thấp Ka Đô - Phan Dũng: Núi thấp kéo dài từ Ka Đô xuống Phan Dũng, phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, đá phun trào hệ tầng Đơn Dương, một ít là granitoid phức hệ Định Quán và phức hệ Ankroet - Cà Ná. Núi kéo dài phương ĐB-TN hoặc á vĩ tuyến, độ cao trung bình 1.000-1.300 m, sườn dốc 25-30 o . + Cao nguyên Di Linh - Đức Trọng: Kiểu địa hình này phát triển trên các đá trầm tích hệ tầng La Ngà, đá trầm tích màu đỏ hệ tầng Đăk Rium và đá phun trào hệ tầng Đơn Dương. Các thành tạo này bị phủ bởi các đá bazan Pliocen và bazan hệ tầng Xuân Lộc. Địa hình đặc trưng là bazan bóc mòn và các đồi núi sót phát triển trên các đá phun trào axit và cát bột kết với độ cao 1.100-1.200 m. Vỏ phong hóa dày và ít lộ đá gốc. 1.1.2.3- Bậc địa hình có độ cao < 200 m Đồng bằng Tầm Ngân - Hòa Sơn là đồng bằng bóc mòn trước núi, địa hình khá bằng phẳng, được phủ bởi trầm tích bở rời hoặc các lớp vỏ phong hóa khá dày của các thành tạo xâm nhập granitoid, ít lộ đá gốc. 5 1.1.3- Khí hậu Tương ứng với ba bậc địa hình, có ba vùng khí hậu khác nhau: 1.1.3.1- Vùng khí hậu có độ cao > 1.300 m: Thành phố Đà Lạt đặc trưng cho vùng khí hậu này. Tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng do độ cao lớn nên mang những nét đặc trưng của vùng cao kiểu khí hậu á nhiệt đới ẩm. Đặc điểm chung, bao gồm: + Bức xạ nhiệt: tổng lượng bức xạ 114,8 kcal/năm, lớn nhất vào tháng 3 và giảm dần vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng 10. Nền nhiệt độ thấp, tương đối ôn hòa, cho phép nuôi trồng quanh năm, nhất là loại cây trồng á nhiệt đới. + Nhiệt độ không khí: thường thấp, trung bình 18 o C, thấp nhất vào tháng 1 (15,6 o C), cao nhất vào tháng 5 (19,5 o C); biên độ nhiệt trung bình 3,9 o C. Nhiệt độ ổn định qua các tháng và mùa trong năm. + Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu tháng 4, kết thúc tháng 10. Lượng mưa trung bình năm 1.755 mm; tháng 1 lượng mưa trung bình thấp nhất và tháng 9 lớn nhất. + Độ ẩm không khí: mùa mưa độ ẩm tăng lên 85 %. Tháng 7-8-9 có độ ẩm cao nhất (90-92%). Số giờ nắng: 2.340 giờ/năm. Tháng 6 đến tháng 10, số giờ nắng trung bình 100- 130 giờ/tháng; tháng 1-2-3, số giờ nắng 250-270 giờ/tháng. + Chế độ gió: hướng gió thay đổi theo mùa. Tháng 10 đến tháng 4, gió chủ yếu hướng ĐĐN; tháng 11-12-1, gió chủ yếu hướng ĐB. Gió tây thịnh hành vào tháng 7,8. Tốc độ gió trung bình 2,1 m/s. Những tháng gió mùa tây nam thịnh hành kết hợp có bão, áp thấp nhiệt đới thường có gió mạnh. 1.1.3.2- Vùng khí hậu có độ cao 900-1.300 m: Vùng này gồm cao nguyên Đức Trọng và núi thấp Ka Đô - Phan Dũng, mang tính chất nhiệt đới ẩm. + Nhiệt độ không khí: tổng nhiệt độ hàng năm 7.600-7.700 o C; trung bình 21 o C. Tháng 1 lạnh nhất là 19 o C; tháng 4 cao nhất là 22 o C; biên nhiệt hàng năm 3,5-4,0 o C. + Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85 % tổng lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, trong đó có một tháng hạn, thường xảy ra vào tháng 1. + Độ ẩm không khí: mùa ẩm trùng với mùa mưa, trung bình 80-85 %. Tháng 7-8-9 là ẩm nhất; tháng 1 có độ ẩm thấp nhất. + Số giờ nắng: trung bình 2.200-2.300 giờ/năm. Mùa khô trung bình có 200 giờ/tháng, là điều kiện tốt cho sự sinh trưởng cây nhiệt đới như chè, cà phê,… + Lượng bốc hơi: trung bình 1.300 mm. Các tháng khô có lượng bốc hơi lớn hơn mùa mưa rất nhiều, cán cân ẩm luôn luôn âm, dễ gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp. 1.1.3.3- Khí hậu vùng có độ cao < 200m: Vùng nằm trong chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và tiếp giáp với vùng núi cao nên khí hậu tương đối khắc nghiệt. + Nhiệt độ: trung bình năm cao, 28-30 o C, cực đại 40 o C (mùa khô), cực tiểu 18 o C (mùa mưa); biên độ nhiệt khá lớn. + Độ ẩm không khí: thường thấp, trung bình 78 %; cực đại 85 %, cực tiểu 70 %; ẩm nhất vào mùa mưa, thấp nhất vào mùa khô. + Lượng mưa: có chế độ mưa nhiều, trung bình 2.030 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11; mùa khô tháng 12 đến tháng 5. Do địa hình dốc tiếp giáp vùng cao nên thường bị lũ lụt vào mùa mưa. + Gió: chịu chế độ gió mùa. Gió ĐĐB vào tháng 11 đến tháng 2; gió TN (gió chướng) vào tháng 7 đến tháng 10; tháng 3 đến tháng 6 gió chuyển TTN; các tháng cuối năm thường có bão. 6 1.1.4- Thủy văn Mạng sông suối gồm 2 hệ thống chính: hệ thống sông Đa Dâng và hệ thống sông Krông Pha. 1.1.4.1- Hệ thống sông Đa Dâng: Đây là hệ thống sông lớn nhất trong vùng, là phần thượng nguồn sông Đồng Nai, với sông chính là Đa Dương và các nhánh sông: Đa Nhim, Cam Ly, Đa Pren, Đa Queyon. + Sông Đa Dâng: Chảy từ vùng núi phía bắc, tây bắc, tây, hướng chảy chính là ĐB-TN. Sông xâm thực sâu mạnh mẽ, tạo nhiều thác ghềnh, đá gốc lộ tốt. Sông có lưu lượng nước lớn và là nguồn cung cấp chính cho nhà máy thủy điện Ankroet. + Sông Đa Nhim: Là nhánh sông lớn nhất đổ ra sông Đa Dâng, hướng chảy ĐB- TN, bắt nguồn từ dãy núi Lang Bian, chảy qua huyện Đơn Dương và làng Đại Ninh. Sông Đa Nhim gặp sông Krông Ket ở đầu hồ Đơn Dương và là nguồn nước chính cung cấp cho nhà máy thủy điện Đa Nhim. Sông chảy qua vùng núi, tạo nhiều thác ghềnh, đá gốc lộ tốt. + Sông Cam Ly - sông Đa Pren: Hai nhánh này bắt nguồn từ sơn nguyên Đà Lạt, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều nơi bị chặn lại, tạo nên các hồ rộng như Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Vài nơi có độ dốc lớn tạo thành các thác ghềnh như: Cam Ly, Pren, Đatanla, Gougah. Đây là 2 nhánh sông quan trọng cung cấp nước tưới tiêu cho Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà,… + Sông Đa Queyon: Bắt nguồn từ núi thấp Ka Đô - Phan Dũng, hướng chảy chính là ĐB-TN, chảy qua vùng Trà Năng với chênh lệch địa hình thấp, trắc diện dọc thoải, lưu lượng nước thấp, ít lộ đá gốc. 1.1.4.2- Hệ thống sông Krông Pha: Gồm nhiều nhánh hữu ngạn sông Kinh Dinh, bắt nguồn từ địa hình núi trung bình đông Đa Nhim và núi thấp Ka Đô - Phan Dũng. Các sông gồm: sông Ông, sông Kyao, sông Ma Nôi. Các thung lũng cấp I, II, III rất dốc, nhiều ghềnh thác, lưu lượng nước thay đổi theo mùa. 1.1.5- Động thực vật Động thực vật mang tính phân đới: 1.1.5.1- Vùng núi trung bình đông Đa Nhim: - Thường có các quần hợp sồi, dẻ, re, kháo, thông 3 lá, rẻ, cáng cò,… Trong đó, thông 3 lá chiếm ưu thế, cây cao 25-30 m, đường kính trung bình 40-50 cm. Tầng thấp hơn là cây lá rộng dẻ, sồi. Vùng này còn tồn tại rừng nguyên sinh. - Động vật có: gấu, báo, khỉ, sơn dương, nai, hoẵng và nhiều loài chim khác. 1.1.5.2- Sơn nguyên Đà Lạt: - Có thảm thực vật rừng thưa á nhiệt đới, gồm các quần hợp: thông, dẻ, re, ngọc lan, chè, cỏ,… Trong đó, chủ yếu là thông 3 lá. Quần hợp thông 2 lá, dẻ, re được phân bố ven thung lũng hoặc trên các đồi phía TN Đà Lạt. Ngoài ra, còn có các quần hợp: rau, hoa, quả ôn đới: cải bắp, xúp lơ, su su, hành tây, mận đào, hoa hồng, atisô,… mang tính đặc trưng cho vùng. - Động vật nghèo, có một số loài: gấu, lợn rừng, nai, hoẵng, báo,… 1.1.5.3- Vùng cao nguyên Di Linh - Đức Trọng: - Là vùng đất bazan khá tốt, có nhiều cây nông nghiệp: chè, cà phê, dâu tằm, dứa, chuối, bơ, sắn, ngô, lúa,… - Động vật ít gặp, bị mất dần do săn bắn hoặc bỏ đi qua vùng kế cận. 1.1.5.4- Vùng núi thấp và đồng bằng: - Rừng xanh nhiệt đới ẩm, gồm: sáo đen, re, dẻ,… Trên các đỉnh núi có thông 3 lá (Phan Dũng). Ở thung lũng chủ yếu phát triển le, lồ ô. - Động vật khá đa dạng: voi, trâu rừng, lợn rừng, khỉ, gà rừng,… 7 * Nói chung, môi trường sinh thái tự nhiên đã bị thay đổi khá nhiều do hoạt động khai thác, tác động của con người. Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng, động vật hoang dã bị tiêu diệt, đất đai xói mòn, cằn cỗi,… thường gây ra các trận lũ lụt miền hạ lưu sông Đa Nhim. Vấn đề khai thác khoáng sản bừa bãi cũng gây nhiều ô nhiễm, phá hoại cảnh quan,… Cần có định hướng khai thác và bảo vệ tài nguyên hợp lý, bền vững. 1.2- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO 1.2.1- Giai đoạn trước năm 1975 + Năm 1882, bản đồ Địa chất Đông Dương tỉ lệ 1/4.000.000 do E. Fuch và E. Saurin thành lập nhưng chỉ là những phác thảo đầu tiên, chưa có những kết quả nghiên cứu đáng kể. Ngày 21/6/1893, bác sĩ kiêm nhà địa chất Yersin công bố tìm ra Đà Lạt và sau đó Toàn quyền Dông Dương P. Doumer thông qua dự án phát triển thành phố, thì việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản Đà Lạt mới được tiến hành. + Năm 1935, công trình “Nghiên cứu địa chất Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Đông Campuchia” của Saurin được xuất bản kèm bộ bản đồ địa chất Đông Dương tỉ lệ 1/500.000. Về cơ bản, tác giả đã phân chia những thể địa chất cơ bản về địa tầng, magma xâm nhập và phun trào trung tính, axit, mafic,… Seri (loạt) Đà Lạt có tuổi Cambri-Silur, từ dưới lên trên gồm: 1) Đá phiến felspat và mica chủ yếu là muscovit; 2) Andesit labrador đôi khi chuyển thành amphibolit; 3) Đá phiến và quarzit có biotit và actinolit; 4) Cuội kết bị biến chất có chứa các đá kể trên. Tác giả đã lập những mặt cắt để nghiên cứu cấu trúc. Đá trầm tích vùng Trà Năng được xếp tuổi Cacbon-Permi. Đá xâm nhập Ankroet, Krông Pha xếp vào tuổi Antracolitic (granites anthracolithiques). Các đá phun trào Đapren, Đơn Dương,… được mô tả là dacit. Các đá bazan được A. Lacroix chia ra 2 loại: bazan nghèo olivin (α) và bazan có olivin (β). + Năm 1941, chuyên khảo “Đông Dương - cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và sự liên quan có thể của chúng với kiến tạo” (L’Indochine Francaise sa structure geologique, ses mines et leurs relations possibles avec la techtonique), cùng bộ bản đồ địa chất tỉ lệ 1/2.000.000 (1952) của J. Fromaget có đề cập đến địa chất Đà Lạt nhưng chủ yếu vẫn dựa trên kết quả của Saurin. + Năm 1960, cuốn “Từ điển địa tầng Đông Dương” của Saurin xuất bản là mốc đánh dấu sự hoàn thiện nghiên cứu địa chất Việt Nam của các nhà địa chất Pháp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng chưa có phát triển mới. + Những năm 1954-1975, do chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam nên không có những công trình nghiên cứu lớn. Một số công trình nghiên cứu có giá trị, gồm: - Nghiên cứu Phù sa cổ của H. Fontaine và Hoàng Thị Thân (1971). - Nghiên cứu tectit của H. Fontaine (1976); nghiên cứu cổ sinh của Tạ Trần Tấn (1968-1974), T. Sato (1972), I. Hayami (1972). - Ngoài ra, địa vật lý hàng không tỉ lệ 1/200.000 (từ, trọng lực) được người Mỹ tiến hành trên cả miền Nam. - Một số công trình của các nhà địa chất Liên Xô tổng hợp tài liệu về kiến tạo Đông Dương cùng thời cũng cơ bản sử dụng tài liệu của Saurin và Fromaget. Ví dụ: “Bản đồ kiến tạo Đông Dương” do E. X. Poxtelnikov, L.K. Zatonxki,… thành lập năm 1964; “Sơ đồ phân vùng kiến trúc Đông Dương” của G.A. Kudriavtxev, V.B. Agentov (1969);… 1.2.2- Giai đoạn sau năm 1975 Đây là giai đoạn có lịch sử nghiên cứu địa chất - khoáng sản của vùng nghiên cứu một cách phong phú, đa dạng. Có thể kể các công trình nghiên cứu chính, như sau: 8 + Năm 1976 đến 1980, công trình “Đo vẽ bản đồ địa chất Miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1/500.000” do các nhà địa chất Đoàn 500 (Liên đoàn Bản đồ) thực hiện dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Bao. Công trình này ghép nối với “Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1/500.000” (A.E. Dovjikov, 1960) thành “Bản đồ địa chất Việt nam tỉ lệ 1/500.000” (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1982). Đối với vùng nghiên cứu, công trình này đặt nền tảng và có ý nghĩa lớn về các lĩnh vực: địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa, kiến tạo, khoáng sản. Kết quả có ý nghĩa là phát hiện ra diện tích rộng lớn các trầm tích Jura sớm-giữa có chứa phong phú hóa thạch biển mà phần lớn trùng với các thành tạo thuộc seri Đà Lạt của E. Saurin năm 1935. Phát hiện này làm thay đổi quan niệm về cấu trúc Đà Lạt. Trước đây, coi cấu trúc này là một đới nâng với những loạt trầm tích cổ và Paleozoi thì nay được coi là một võng hoạt hóa Mesozoi được lấp đầy các thành tạo trầm tích và trầm tích núi lửa Jura-Kreta. Kết quả khác cũng cho thấy không có các granitoit hexin như của E. Saurin đã vẽ. Công trình này đã đóng góp nhiều tài liệu quí giá cho những nghiên cứu địa chất ở Đông Dương, Đông Nam Á và vành đai Thái Bình Dương. + Thập kỷ 1980, công trình “Đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ 1/200.000” trên toàn quốc, mà ở vùng nghiên cứu có các tờ Bến Khế, Đà Lạt - Cam ranh, B’Lao. Đi kèm với đo vẽ bản đồ địa chất thì cũng thành lập các bản đồ địa mạo cùng tỉ lệ. Các kết quả nghiên cứu của công trình này đã nâng cao hơn một mức so với bản đồ tỉ lệ 1/500.000. Trong đó, các tác giả phân chia chi tiết các thành tạo đã xác lập trước đó như: trầm tích loạt Bản Đôn (J 1- 2 bđ), các granitoit của phức hệ Định Quán - Ankroet, các đá phun trào Đơn Dương,… Song song với công trình địa chất tỉ lệ 1/200.000 còn có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều cơ quan, tác giả khác nhau như: - Phân vùng sinh khoáng Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (Nghiêm Minh, Vũ Ngọc Hải, 1987); - Bản đồ Địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (Trần Văn Trị, 1986); - Các thành hệ vỏ phong hóa miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thành Vạn, 1984). Các công trình này tuy dựa trên cơ sở các tài liệu địa chất tỉ lệ 1/500.000 và 1/200.000 nhưng ở những góc độ và quan điểm khác nhau, đã luận giải quá trình hình thành và phát triển địa chất - kiến tạo - sinh khoáng vùng Đà Lạt không giống nhau. Ví dụ: Nguyễn Xuân Bao cho rằng ftanit (quarzit) ở núi Thái Phiên có thể là đại biểu của loạt trầm tích Đà Lạt do Saurin xác lập (1935-1960); cũng phù hợp với kết quả trước của Nguyễn Xuân Hãn là các ftanit chứa phức hệ bào tử phấn hoa nguyên sinh tuổi Paleozoi (?);… Đối với vùng nghiên cứu, một trong những công trình tiêu biểu có giá trị về khoa học lẫn thực tiễn được thành lập trong giai đoạn 1985-1990 là “Nghiên cứu lập bản đồ sinh khoáng dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỉ lệ 1/200.000” do Nguyễn Tường Tri và nnk thành lập. Công trình này chia 3 đới sinh khoáng của đới kiến trúc Đà Lạt - Bảo Lộc chủ yếu có khoáng sản Au, Sn; thứ yếu có Mo, Cu, Pb, Zn, Ag, Bi, As, Nb, Ta. Các tác giả cho rằng các kiểu quặng hóa có nhiều triển vọng là thạch anh sulfur Au (Ag), thành hệ sulfur- Au, Cu-Mo-Au. Khoáng sản thiếc có thành hệ thạch anh - silicat (tuamalin-casiterit);… Các công tác nổi bật về thăm dò khai thác khoáng sản ở vùng nghiên cứu, gồm có: thiếc Đa Chay, vàng Trà Năng, khai thác kaolin Trại Mát, khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở nhiều nơi, tìm kiếm khai thác đá quí Tiên Cô - Sơn Điền,… Trên cơ sở nghiên cứu địa chất và các hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản cho thấy tiềm năng tự nhiên của vùng nghiên cứu rất phong phú, đa dạng và cũng cho thấy các vấn đề nghiên cứu lý luận - thực tiễn ở các lĩnh vực địa chất vẫn còn tiếp tục ngày càng mạnh mẽ hơn. 9 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU 2.1- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1- Thu thập tài liệu và xử lý tổng hợp Chuyên đề mang tính chất biên hội có bổ sung nên bước thu thập và xử lý tài liệu là khá quan trọng. Nhóm tác giả cố gắng tìm hiểu và thu thập khá đầy đủ các thông tin, công trình đã công bố trong khu vực. Ngoài các báo cáo liên quan, còn có các tài liệu khác như: tài liệu các lỗ khoan sâu trong tỉnh hoặc các khu vực lân cận, các số liệu phân tích hóa học, thạch học, cổ sinh, tuổi tuyệt đối,… Trên cở sở tài liệu thu thập được, tiến hành xử lý và nêu ra các vấn đề còn hạn chế, chưa rõ để khảo sát nghiên cứu bổ sung về đặc điểm, cấu trúc địa chất,… phục vụ cho mục tiêu của đề tài. 2.1.2- Giải đoán ảnh viễn thám : - Ảnh vệ tinh có thể cho thấy những cấu trúc lớn và đặc điểm chung về khu vực phân bố các trầm tích của vùng nghiên cứu, tạo điều kiện tiếp cận để vạch và thực hiện kế hoạch cho các bước chi tiết tiếp theo. Trong chuyên đề này, nhóm tác giả đả sử dụng ảnh vệ tinh Landsat tỉ lệ 1/50.000, chụp năm 2002. - Ảnh máy bay hay ảnh hàng không có thể phân biệt các loại nguồn gốc, địa hình, mối quan hệ giữa trầm tích và thảm phủ thực vật, thành phần thạch học,… Địa hình và thảm thực vật đều thể hiện trên ảnh hàng không với những nét đặc trưng. Ảnh máy bay là cơ sở chủ yếu cho công tác vạch các ranh giới tự nhiên của các đơn vị địa chất thể hiện trên bề mặt. Kết quả giải đoán ảnh là thành lập sơ đồ địa chất ảnh (thường sử dụng cho khu vực tiêu biểu), là cơ sở chọn lộ trình khảo sát, kiểm tra ranh giới dự đoán, bố trí điểm khảo sát bổ sung,… giúp cho công tác khảo sát thực địa được đầy đủ, đơn giản và ít tốn kém. 2.1.3- Khảo sát thực địa : Tổ chức khảo sát thực địa để thu thập tài liệu thực tế về địa chất cũng như các đặc điểm tự nhiên có liên quan đến nội dung và mục tiêu đề tài. Phần lớn khảo sát thực địa là tập trung cho công tác khoan và lấy mẫu. Qua các LK ngoài thực địa, có thể sơ bộ xác định đặc điểm về thạch học, cấu trúc, chiều dày, giới hạn trên - dưới của các đơn vị trầm tích, đồng thời lấy các mẫu tiêu biểu để tiến hành thí nghiệm trong phòng. Ngoài ra, các khảo sát thực địa khác về địa hình, địa mạo, thủy văn, lớp phủ thực vật, hiện trạng sử dụng đất,… cũng được ghi chép và mô tả đầy đủ. Khảo sát thực địa giúp ta kiểm tra sơ đồ địa chất ảnh và lập sơ đồ tài liệu thực tế. 2.1.4- Phân tích mẫu : Có nhiều phương pháp phân tích mẫu để xác định đặc điểm các thành phần của các mẫu địa chất, giới hạn trên-dưới và chiều dày, môi trường thành tạo,… của đơn vị trầm tích. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu của đề tài, chuyên đề chỉ có thể áp dụng có hạn chế các phương pháp xác định về thành phần cấp hạt, khoáng vật và thành phần hoá học, … của các mẫu đã thu thập ngoài thực địa. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp phân tích mẫu khác như vi cổ sinh (bào tử phấn hoa, Foraminifera,…), tuổi tuyệt đối, … chỉ được tham khảo qua sử dụng và xử lý kết quả các số liệu thu thập được. 10 [...]... đến đất ngập nước - Mô tả và ghi nhận các đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan đến đất ngập nước 11 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1- ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO MESOZOI Theo các tài liệu tham khảo chính: Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1/200.000 (Tổng Cục Địa chất, 1998), Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đà Lạt tỉ lệ 1/50.000;… đặc. .. Nằm sát ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng và không thuộc Lâm Đồng, nhưng sơ lược thêm để tìm hiểu đầy đủ hơn các phun trào bazan trong vùng nghiên cứu 3.2.7.1- Phân bố: Khu vực tờ B’Lao, bazan Phước Tân chiếm diện tích khoảng 100 km 2, tạo bề mặt khá bằng phẳng trong thung lũng sông Đồng Nai ở phía bắc Tà Lài Bazan phân bố sát ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai 3.2.7.2- Đặc điểm: Khu vực tờ B’Lao gồm... thấm đọng, được hình thành ở phần thấp của địa hình, nơi nước nguồn có điều kiện mao dẫn hoặc lộ ra trên bề mặt đất 4.4.2- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm thạch học Phân loại kiểu vỏ phong hóa tỉnh Lâm Đồng theo đặc điểm thạch học (Nguyễn Ngọc Thụ, 2004 – Khu vực Đức Trọng - Di Linh), bao gồm: 4.4.2.1- Kiểu vỏ phong hóa laterit Kiểu vỏ này gồm 2 phụ kiểu theo đặc điểm thạch học và nguồn gốc 1) Phụ kiểu... 4.4.1- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm địa hóa và khoáng vật Tỉnh Lâm Đồng có nhiều loại thành tạo địa chất với đặc điểm liên quan đến sự hình thành các loại vỏ phong hóa, bao gồm: - Thành phần đa đạng: đá trầm tích, đá xâm nhập, đá phun trào, trầm tích bở rời,… - Nhiều loại địa hình: cao nguyên, đồng bằng, sườn dốc,… - Khí hậu nhiệt đới ẩm: nắng, gió, mưa nhiều Các đặc điểm này tạo điều kiện thuận... muộn có diện lộ không lớn ở tỉnh Lâm Đồng Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực đèo Bảo Lộc, tạo dạng khối Ngoài ra còn phân bố ở khu vực quanh Di Linh, đông Gia Bạc, nam núi Tà Đùng, rải rác ở các khu vực: Loan Krela (phía NĐN cầu Đại Ninh) quanh Ma Nới, tây Đèo Cậu, phía BTB Phước Hà, Bu Rang Dong,… dạng đẳng thước hoặc méo mó 3.1.2.2- Đặc điểm: + Mặt cắt tiêu biểu: Mặt cắt ở khu vực Đèo Bảo Lộc, từ dưới... lệ 1/50.000;… đặc điểm các đơn vị địa chất lộ diện ở tỉnh Lâm Đồng được trình bày theo trình tự từ cổ đến trẻ, như sau: 3.1.1- Hệ tầng La Ngà (J2ln) (Vũ Khúc và nnk, 1983) 3.1.1.1- Phân bố: Đây là đơn vị địa chất cổ nhất lộ diện trong vùng nghiên cứu Hệ tầng La Ngà phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở tỉnh Lâm Đồng, có 2 dải tiêu biểu: Đại Ninh - Ma Nới và Ankroet - Đà Lạt 3.1.1.2- Đặc điểm: + Mặt cắt... sung Chuyên đề đã tổ chuyến khảo sát thực địa vào tháng 8/2009 tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các huyện: - Huyện Cát Tiên; Thị xã Bảo Lộc; Huyện Di Linh; Huyện Đức Trọng; Huyện Lâm Hà; Huyện Đơn Dương; Huyện Lạc Dương; Thành phố Đà Lạt Các tài liệu bổ sung qua khảo sát thực địa: - Tiến hành khoan các lỗ khoan nông theo các tuyến mặt cắt ngang qua đơn vị địa chất, địa mạo có nguồn gốc liên quan đầm lầy, sông,... phong hóa mà điều kiện hình thành đầm lầy hoặc đầm lầy than bùn sẽ xảy ra ở các qui mô khác nhau với những điều kiện địa chất - địa mạo mạo khác nhau Sự hình thành các đơn vị địa chất mang tính đầm lầy là một tiền đề quan trọng đối với việc nghêin cứu về và đặc điểm và sự thành tạo đất ngập nước 36 ... tầng có hoá thạch động vật nước lợ tuổi Kreta, thực vật Jura giữa-muộn 3.1.6- Hệ tầng Đơn Dương (K2đd) (Nguyễn Kinh Quốc, 1979) 3.1.6.1- Phân bố: Hệ tầng Đơn Dương phân bố khu vực bắc Đà Lạt (Đa Chay - núi Bi Đúp), phân bố rộng rãi ở khu vực Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt, sông Đa Nhim, kéo dài theo phương ĐB-TN từ khu vực thác Pongour - sông Đa Dâng (tây bắc cầu Đại Ninh) tới khu vực núi Tchai (thượng nguồn... chuyên đề và báo cáo thuyết minh, bao gồm các lĩnh vực: địa chất, địa mạo, vỏ phong hóa Nhìn chung, công tác nghiên cứu cấu trúc trầm tích N-Q đã đạt được nhiều thành tựu về mặt điều tra cơ bản Bước đầu xác định được trật tự địa tầng trầm tích N-Q và cũng có nhiều phát hiện thăm dò nhiều mỏ khoáng sản để đưa vào khai thác Tuy nhiên, đặc điểm các phân vị địa tầng, nhất là vấn đề nguồn gốc thành tạo theo . đặc điểm thạch học. Chương 5- Mối liên quan giữa các đặc điểm địa chất - địa mạo với đất ngập nứơc và các khu vực đất ngập nước tiêu biểu. 5.1- Đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan với đất ngập. sát thực địa tỉnh Lâm Đồng, trong đó trọng tâm là các khu vực đất ngập nước tiêu biểu cho các đơn vị đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng. Phân tích, đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm địa mạo - địa chất. ngập nước. - Mô tả và ghi nhận các đặc điểm địa chất - địa mạo liên quan đến đất ngập nước. 11 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO ĐỊA CHẤT TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1- ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO MESOZOI Theo

Ngày đăng: 14/08/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan