Trầm tích sông đầm lầy trên đá phun trào acit – trung tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 49)

- Khu Làng Nùng: Trũng lầy rộng khoảng 80 m, gồm các loại Lau, Sậy, Ráng, cây bụi, đã có canh tác trồng lúa trên một số diện tích Lớp than bùn dạng thấu kính kéo dà

5.2.2.4-Trầm tích sông đầm lầy trên đá phun trào acit – trung tính

Tuy chưa phát hiện được đầm lầy than bùn trên nền đá gốc các loại này, nhưng trầm tích sông - đầm lầy phân bố ven sông suối nhỏ cũng là đối tượng nghiên cứu của đất nậgp nước. Một số LK tiêu biểu, bao gồm:

Một LK ven suối nơi khu vực Đạ Chais, gồm: Địa hình thấp trũng, thực vật có năng và các loại cây ngập nứơc.

- 0 - 0,1 m : Cát màu đen chứa nhiều mùn thực vật.

- 0,1 - 0,45 : Sét màu xám đen chứa nhiều mùn thực vật, phân hủy tốt. - 0,45 - 1,4 : Sét màu xám đến xám xanh, đốm rĩ vàng, dẻo chặt.

Một LK ven suối nơi khu vực Đạ Sa, gồm: địa hình thấp trũng, hơi nghiêng về dòng suối, nhiều cỏ dại.

- 0 - 0,2 m : Cát bột màu xám vàng, chứa rễ cây, bời rời. - 0,2 - 0,6 : Sét bột xám vệt vàng, dẻo chặt.

- 0,6 - 1,7 : Sét màu xám đến xám đen, dẻo chặt. - 1,7 - 2,0 : Sét bột màu xám ngà , dẻo chặt. - > 2,0 : Dăm sạn sỏi, đá gốc ?

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, có thể nêu một số nhận xét về đặc điểm địa chất địa mạo liên quan với đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng, như sau:

- Hầu hết các đơn vị đất ngập nước đều phân bố trên các trầm tích Đệ tứ và chủ yếu là thuộc Holocen. Trong đó, liên quan chặt chẽ với đất ngập nước thường có tuổi chủ yếu là Holocen giữa-muộn và Holcen muộn.

- Đất ngập nước tự nhiên thường phân bố trên các trầm tích có nguồn gốc sông (a), sông - đầm lầy (ab), đầm lầy than bùn (b) và trầm tích hỗn hợp sông khác như sông- proluvi (ap), sông-deluvi-proluvi (adp),… Trong đó, các trầm tích có nguồn gốc đầm lầy than bùn và mang tính đầm lầy hỗn hợp là có ý nghĩa nhiều hơn đối với vai trò đất ngập nước.

- Các trầm tích liên quan với đất ngập nước có thể phân bố trên nhiều nền đá gốc khác nhau thuộc nhiều hệ tầng có tuổi và nguồn gốc khác nhau như: đá phun trào (phun trào acit - trung tính thuộc các hệ tầng Đơn Dương, Đèo Bảo Lộc; phun trào bazan có nhiều tuổi khác nhau); đá xâm nhập (granit, diorit, granodiorit,… thuộc các phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Ankroet, Cà Ná); đá trầm tích (cát kết, bột kết, cát bột kết, sét kết, phiến sét,… của các hệ tầng La Ngà, Đắk Rium, Di Linh).

Tuy nhiên, các trầm tích đầm lầy than bùn và sông - đầm lầy liên quan với đất ngập nước trong vùng nghiên cứu được thành tạo khá phổ biến trong các đá phun trào bazan của các hệ tầng có tuổi từ Neogen đến Đệ tứ như: Đại Nga, Túc Trưng, Xuân Lộc. Các trầm tích đầm lầy thường có dạng thung lũng sông suối kéo dài hoặc dạng hồ, trũng (có thể do đắp đập) có hình dạng tương đối đẳng thước hoặc vòng cung,…

- Tương ứng với các đặc điểm đơn vị địa chất, các đơn vị địa mạo trong vùng có liên quan với đất ngập nước, bao gồm: Thềm tích tụ sông; Bãi bồi sông; Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi-deluvi-proluvi (adp); Tích tụ hỗn hợp aluvi - đầm lầy (ab).

Hầu hết các đơn vị địa mạo này cũng phân bố trên nhiều địa hình khác nhau như: địa hình núi lửa (Neogen - Đệ tứ), sườn bóc mòn thạch học các đá gốc khác nhau, các bề mặt san bằng (Neogen - Đệ tứ), sườn xâm thực rửa trôi, thềm xâm thực tích tụ sông,…

- Đất ngập nước thuộc các thành tạo địa chất và địa mạo có nguồn gốc đầm lầy như: đầm lầy than bùn, sét than, sông - đầm lầy,… thường có ý nghĩa lớn hơn về mặt môi trường tự nhiên và với môi trường xung quanh.

- Hiện nay, nhiều nơi khu vực đất ngập nước có nguồn gốc đầm lầy đang bị thu hẹp dần do các hoạt động khai thác, canh tác sản xuất,… như san ủi đất từ trên sườn dốc xuống lấp dần đầm lầy, lên líp đốt lớp bề mặt than bùn, hữu cơ,… Điều này sẽ làm thu hẹp dần diện tích đất ngập nứơc tự nhiên và gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của khu vực xung quanh và lân cận.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 49)