Giai đoạn Neogen (N):

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 27)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA

4.3.2- Giai đoạn Neogen (N):

Căn cứ diện phân bố, đặc điểm các bề mặt san bằng và những nét đặc trưng địa hình, có thể chia 2 phụ giai đoạn (Miocen và Neogen) 5 thời kỳ (trong Miocen có 3 thời kỳ và Pliocen có 2 thời kỳ).

+ Thời kỳ Miocen sớm (N11):

Đầu Mioen sớm, đới Đà Lạt được nâng, biên độ 300-400 m. Bề mặt peneplent Đông Dương bị chia cắt xâm thực tạo các khối theo các đứt gãy phương ĐB-TN, TB-ĐN.

Cuối Miocen sớm đã hình thành bề mặt san bằng, nay còn thấy ở độ cao 1.700-1.800 m. Các vỏ phong hóa liên quan cũng bị phá hủy bóc mòn, hình thành kiểu alsiferit-gi,K,H,go. Sản phẩm bóc mòn có lẽ được chuyển ra biển hoặc tích tụ trong các tầng mà hiện nay chưa tìm thấy mặt cắt hoặc đã bị bóc mòn.

+ Thời kỳ Miocen giữa (N12):

Đầu Micen giữa, xảy ra các chuyển động nâng khối tảng, biên độ 200-350 m. Các dãy núi địa lũy Quan Du, khối tảng B’Nan, sơn nguyên Đà Lạt,… cao dần nhưng vẫn là núi thấp. Trũng Đức Trọng - Đơn Dương cũng được hình thành theo đứt gãy Bảo Lộc - Di Linh. Trong Miocen giữa, bề mặt san bằng Miocen sớm và Paleogen bị phá hủy, các sản phẩm bóc mòn được tích tụ trong trũng Bảo Lộc - Di Linh - Tân Văn. Cuối Miocen giữa, bề mặt san bằng mới hình thành, di tích còn lại ở độ cao 1.500-1.700 m, cắt vào các đá xâm nhập, phun trào. Vỏ phong hóa lớn 10-20 m (có thể đến 30 m) với kiểu sialit và sialit giàu kaolin kiểu Trại Mát.

+ Thời kỳ Miocen muộn (N13):

Đầu Miocen muộn, Đà Lạt tiếp tục nâng mạnh, biên độ 150-250 m, các chuyển động khối tảng nâng vòm hạ lún vẫn tiếp tục xảy ra, kế thừa núi và sơn nguyên đã có độ cao 600-700 m. Trũng Đức Trọng - Đơn Dương tiếp tục bị lún chìm, có tích tụ trầm tích và phun trào bazan. Diện phân bố bề mặt san bằng Miocen hiện nay còn thấy rất rộng và bóc mòn chọn lọc theo đặc điểm thạch học, hình thành các khối núi sót nhô cao kiểu Thái Phiên, Lap Benord, núi Mnil,… Các trũng bóc mòn giữa núi kiểu Đà Lạt, Pan Tiêng, Ma Ling, Xuân Trường, Xuân Thọ,… Vỏ phong hóa phát triển rộng rãi dày 10-20 m, chủ yếu là các đới sét.

Nói chung, từ Miocen sớm đến Miocen muộn có thể coi như phụ giai đoạn Miocen, biên độ nâng đạt 600-700 m, hình thành 3 bề mặt san bằng; hình thái núi, sơn nguyên và trũng Đơn Dương - Đức Trọng được hình thành tương đối rõ nét..

+ Thời kỳ Pliocen sớm (N21):

Đầu Pliocen sớm, chuyển động khối tảng khá rõ, hình thành các sườn kiến tạo dọc phía nam sơn nguyên Đà lạt, cao 300-500 m. Sơn nguyên và các núi bị chia cắt, xâm thực, phá hủy. Ở phía nam hình thành bề mặt san bằng cao 1.000-1.300 m ở PresKanas, Di Linh, Trà Năng. Bề mặt này cắt chủ yếu vào các đá trầm tích. Vỏ phong hóa phát triển các đới sét. Trũng Đức Trọng - Đơn Dương có tích tụ sét cát dày vài chục mét và phun trào bazan xen kẽ.

+ Thời kỳ Pliocen muộn (N22):

Kế thừa các chuyển động nâng của thời kỳ trước và khép kín các trũng tích tụ, hoạt động bazan còn kéo dài sang Đệ tứ nhưng cơ bản đã kết thúc trong Pliocen muộn, tạo vỏ phong hóa bauxit-laterit. Các bề mặt sườn lớn về cơ bản đã được hình thành. Địa hình núi và sơn nguyên ở độ cao thua kém hiện nay 700-1.000 m.

Từ Pliocen sớm đến muộn được coi là một phụ giai đoạn trong Neogen, chủ yếu là hoạt động san bằng. Có 2 kỳ chuyển động khối tảng tạo sườn sơn nguyên Đà Lạt chênh cao 400-500 m và sườn sơn nguyên Trà Năng, PresKanas cao 300-400 m. Tích tụ Neogen lên phun trào trong trũng Đức Trọng. Tích tụ trong các trũng giữa núi cũng xảy ra ở nhiều nơi trong và quanh Đà Lạt, chiều dày nhỏ. Vỏ phong hóa chủ yếu phát triển đới sét, dày từ 5 đến 10-20 m.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w