Kiểu vỏ Sialferit-kaolinit, hydromica, monmorilonit, goetit:

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)

(SiAlFe/K,Hm,Mm,gơ)

Phân bố ở đèo Sông Pha, sườn dốc 25-30o, khảo sát mặt cắt rất tốt dọc theo đèo. Vỏ có thành phần thạch học chủ yếu là sét giàu kaolin còn giữ nguyên cấu trúc đá granit. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, felspat, kaolinit, hydromica, monmorilonit, goetit+hematit. Chiều dày vỏ 1-3 m.

5) Kiểu vỏ Sialferit-kaolinit, monmorilonit, goetit: (SiAlFe/K,Mm.gơ)

Phân bố ở thung lũng sông Đa Dâng. Vỏ có thành phần thạch học chủ yếu là sét còn giữ nguyên cấu trúc đá bazan. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là kaolinit, monmorilonit, goetit + hematit. Chiều dày vỏ 4-6 m.

6) Kiểu vỏ Sialferit-haluzit, kaolinit, goetit): (SiAlFe/Haz,K,gơ)

Phân bố ở thung lũng sông Da Queyon và đồng bằng Klangbah. Vỏ có thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là kaolinit, haluzit, goetit + hematit. Chiều dày vỏ 4,0 – 6,5 m.

7) Kiểu vỏ Sialferit-kaolinit, haluzit, goetit: (SiAlFe/K,Haz,gơ)

Phân bố ở Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng trên đá gốc bazan tuổi Pliocen, địa hình cao 1.040 m. Vỏ có thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là kaolinit, haluzit, goetit + hematit. Chiều dày vỏ 3-9 m.

8) Kiểu vỏ Sialferit-kaolinit, haluzit, goetit, gibsit: (SiAlFe/K,Haz,gơ,gi)

Phân bố ở Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng và dọc thung lũng sông Da Queyon, trên đá gốc bazan tuổi Pliocen. Vỏ có thành phần thạch học: sét còn giữ nguyên cấu trúc đá gốc bazan. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là kaolinit,haluzit, goetit+hematit, gibsit. Chiều dày vỏ khoảng 8 m.

9) Kiểu vỏ Sialferit-hydromica, kaolinit, goetit: (SiAlFe/Hm,K,gơ)

Phân bố ở khu vực Trà Năng, Đức Trọng, Lâm Đồng, trên bề mặt san bằng 1.020 m tuổi Pliocen sớm. Vỏ có thành phần thạch học: đá trầm tích bị phong hóa tạo sét bột xám trắng vàng đến đỏ, còn giữ nguyên cấu trúc. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3, Na2O + K2O,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, kaolinit, hydromica, goetit + hematit. Chiều dày vỏ 20-30 m.

10) Kiểu vỏ Sialferit-kaolinit, hydromica, goetit: (SiAlFe/K,Hm,gơ)

Phân bố ở đông bắc Đà Lạt vùng Thái Phiên trên mảnh sót bề mặt san bằng tuổi Miocen giữa. Vỏ có thành phần thạch học: sét còn tàn dư cấu trúc đá trầm tích. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, felsapt, kaolinit, hydromica, goetit+hematit. Chiều dày vỏ 6-20 m.

11) Kiểu vỏ Ferosialit-gơtit, kaolinit, hydromica, gibsit: (FeSiAl/gơ,K,Hm,gi)Phân bố ở khu vực đông Trại Mát. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu sắt thuộc Phân bố ở khu vực đông Trại Mát. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu sắt thuộc đới laterit phát triển trên đá xâm nhập. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,

… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, kaolinit, hydromica, goetit + hematit, gibsit. Chiều dày vỏ khoảng 2 m.

12) Kiểu vỏ Ferasilisit-goetit, kaolinit, gibsit: (FeAlSi/gơ,K,gi)

Phân bố ở Xuân Trường trên bề mặt bazan cao khoảng 100 m tuổi Pleistocen giữa. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu sắt trên đá bazan. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là kaolinit, gibsit, goetit + hematit. Chiều dày vỏ khoảng 2 m.

13) Kiểu vỏ Alsiferit - halusit, hydromica, gibsit: (AlSiFe/Haz,Hm,gơ)

Phân bố ở khu vực núi Quan Du, Noum Pat trên bề mặt địa hình cao 1600-1700 m tuổi Miocen sớm. Vỏ có thành phần thạch học: sét và mảnh đá phun trào. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, felspat, hydromica, halusit, gibsit, goetit+hematit. Chiều dày vỏ 0,5-3 m.

14) Kiểu vỏ Alsiferit - kaolinit, hydromica, gibsit, goetit: (AlSiFe/K,Hm,gi,gơ)Phân bố ở Núi B. Nam, Trại Mát, Xuân Trường và núi Noun Plat trên bề mặt san Phân bố ở Núi B. Nam, Trại Mát, Xuân Trường và núi Noun Plat trên bề mặt san bằng Miocen giữa cao 1.500-1.700 m. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu nhôm còn tàn dư cấu trúc của đá xâm nhập. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, kaolinit, hydromica, gibsit, goetit + hematit. Khoáng sản liên quan: là kiểu vỏ có các đới sét giàu nhôm, tạo mỏ sét kaolin, hoặc gạch chịu lửa, khi bị bóc mòn, chúng là nguồn cung cấp sét cho các mỏ trầm tích. Chiều dày vỏ 2-5 m.

15) Kiểu vỏ Alsiferit – gibsit, kaolinit, gơtit: (AlSiFe/gi,K,gơ)

Phân bố ở tại mỏ kaolin Trại Mát (Đoàn 601, 1983; Nguyễn Thành Vạn, 1984), vỏ phong hóa kiểu thành hệ alit có chứa bauxit hình thành trên đá granit với hàm lượng gibsit 25-78 %. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu nhôm còn tàn dư cấu trúc đá xâm nhập. Thành phần hóa học là SiO2, Al2O3, Fe2O3,… Khoáng vật chủ yếu là thạch anh, kaolinit, gibsit, goetit+hematit. Khoáng sản liên quan: vỏ phong hóa sét giàu nhôm với hàm lượng gibsit cao, có thể làm nguyên liệu chịu lửa tốt. Chiều dày vỏ 2-6 m.

16) Kiểu vỏ Alsiferit - gibsit, gơtit, kaolinit: (AlSiFe/gi,K,gơ)

Phân bố: Năm 1978, Lê Đức An phát hiện vỏ phong hóa chứa bauxit vùng Ruông Thê trên bazan. Vỏ có thành phần thạch học: sét giàu nhôm từ đá bazan tuổi Pliocen. Thành phần hóa học chủ yếu là SiO2, Al2O3, Fe2O3, TiO2,… Khoáng vật chủ yếu là gibsit, kaolinit, goetit + hematit. Khoáng sản liên quan: nhôm tồn tại dưới dạng gibsit, kaolinit với hàm lượng cao, đặc biệt là gibsit (30-35 %). Chiều dày vỏ khoảng 10 m.

4.4.1.2- Nhóm kiểu vỏ có nguồn gốc thấm đọng17) Kiểu vỏ Ferit - goetit, hematit: (Fe/gơ, he) 17) Kiểu vỏ Ferit - goetit, hematit: (Fe/gơ, he)

Phân bố ở khu vực Đại Ninh, Thanh Hòa, Lạc Lâm, trên địa hình thềm xâm thực tích tụ bậc III với các tích tụ cát, bột, sét. Vỏ có thành phần hóa học chủ yếu là SiO2

(28,28), Al2O3 (4,91), Fe2O3 (52,18), TiO2 (1,45), MKN (10,29). Khoáng vật (%): goetit + hematit (63), thạch anh (15), halusit (22). Chiều dày vỏ 0,5-1,5 m.

4.4.1.3- Một số kết luận về vỏ phong hóa theo đặc điểm địa hóa và khoáng vật

+ Vỏ phong hóa phát triển khá mạnh, chiều dày vỏ trung bình 5-10 m (lớn nhất 20- 25 m); chủ yếu là các đới litoma (đới sét) thuộc kiểu thành hệ sialit.

+ Các đá có thành phần khác nhau bị phong hóa tạo thành các kiểu vỏ khác nhau, thường còn phụ thuộc vào vào địa hình và vị trí thành tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên các đá xâm nhập và phun trào thành phần axit đến trung tính, phát triển: - Các kiểu vỏ sialit, sialferit với đới sét kaolin hoặc giàu kaolin.

. Sét kaolin phong hóa liên quan với yếu tố địa hình có tuổi Miocen trên Đà Lạt. Chúng cũng phát triển trên địa hình tuổi Pliocen nhưng không phổ biến.

. Vỏ alsiferit chứa gibsit chiếm 12 % mẫu phong hóa trên đá phun trào và 52 % mẫu phong hóa trên đá granit. Chúng phát triển chủ yếu ở Đà Lạt, với gibsit thay đổi từ 5- 10 % đến 25-46 %. Chúng tạo thành các mỏ bauxit laterit qui mô nhỏ và có thể sử dụng làm nguyên liệu chịu lửa cao nhôm và nguyên liệu chịu lửa bazơ.

. Vỏ sialferit giàu kaolin phát triển trên các diện tích đá xâm nhập và phun trào rất phổ biến, thường có hydromica và goetit.

. Vỏ sialferit chứa monmorilonit phát triển khá phổ biến ở đồng bằng Krông Pha và các sườn núi hướng xuống đồng bằng. Monmorilonit thay đổi từ 5-10 %, đến 20- 25 % và 35 %, có thể đạt đến 60-64 %.

+ Trên các đá trầm tích, phát triển chủ yếu các kiểu vỏ sialferit có kaolin, hydromica và goetit.

+ Trên các đá bazan thường thành tạo các kiểu vỏ chứa các khoáng vật haluzit, kaolin, goetit, ít hơn là gibsit.

+ Kiểu vỏ ferit - goetit, hematit có nguồn gốc thấm đọng, được hình thành ở phần thấp của địa hình, nơi nước nguồn có điều kiện mao dẫn hoặc lộ ra trên bề mặt đất.

4.4.2- Kiểu vỏ phong hóa theo đặc điểm thạch học

Phân loại kiểu vỏ phong hóa tỉnh Lâm Đồng theo đặc điểm thạch học (Nguyễn Ngọc Thụ, 2004 – Khu vực Đức Trọng - Di Linh), bao gồm:

4.4.2.1- Kiểu vỏ phong hóa laterit

Kiểu vỏ này gồm 2 phụ kiểu theo đặc điểm thạch học và nguồn gốc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)