Phụ kiểu sét loang lổ

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)

Phụ kiểu này phân bố rộng nhất, phát triển trên tất cả các loại đá gốc có mặt trong vùng. Chúng được sắp xếp theo nhóm đá gốc tạo vỏ, bao gồm:

* Phụ kiểu sét loang lổ trên các đá xâm nhập: Phân bố ở nam Di Linh và Ka Đơn, trên các thành tạo xâm nhập phức hệ Định Quán và Cà Ná. Ngoài ra còn gặp ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt vỏ dày 3-15 m, gồm 2 đới từ dưới lên, như sau:

+ Đới tảng khối nứt vỡ: dày 1-5 m, gồm đá granodiorit, granit vỡ thành cục, tảng biến đổi yếu màu xám trắng, đốm đen, cứng, dòn.

+ Đới sét hóa: dày 2-10 m, gồm sét, sét pha lẫn cát sạn, mãnh, cục đá xâm nhập màu xám nâu vàng, mềm bở. Thành phần hạt (%): >2mm (0-1), cát (35-68), bột (11-27), sét (16-39); Ip (12,7-22,4).

* Phụ kiểu sét loang lổ trên các đá phun trào

+ Trên đá phun trào axit hệ tầng Đơn Dương: Phân bố thành dải lớn ở phía bắc

Bình Thạnh, bắc Hiệp Thạnh, Ka Đơn, đông thị trấn Liên Nghĩa - Phú Hội, rải rác trong khu vực Đức Trọng và ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 1-20 m, gồm 2 đới từ dưới lên, như sau:

- Đới tảng khối nứt vỡ: dày 1-4 m, gồm dacit, ryolit và các loại tuf của chúng xen kẽ cuội kết tuf, sạn kết tuf, cát kết tuf bị biến đổi yếu, nứt vỡ thành cục tảng màu xám xanh, xám sáng, xám tro.

- Đới sét hóa: dày 1-18 m, gồm sét, sét pha màu xám trắng, xám vàng nhạt, xám xanh. Phần dưới lẫn cục dăm phun trào axit tàn dư đang bị sét hóa. Thành phần hạt (%): >2mm (0-12), cát (31-73), bột (7-15), sét (15-38); Ip (11,5-17,2).

+ Trên đá phun trào trung tính hệ tầng Đèo Bảo Lộc: Phân bố phía nam thị trấn Di

Linh, chúng phủ trên các dải đồi thấp bóc mòn và còn gặp ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 2-10 m, từ dưới lên trên, gồm:

- Đới khối tảng nứt vỡ: dày 0,5-2 m, gồm andesit bị vỡ cục, nứt nẻ, biến đổi yếu. - Đới sét hóa: dày 2-8 m, gồm sét, sét pha màu xám tro, xám vàng mềm bở. Phần dưới lẫn dăm cục andesit tàn dư đang bị sét hóa.

+ Trên đá phun trào bazan Neogen : Bao gồm vỏ phong hóa sét loang lổ trên bazan

hệ tầng Tân Phát và hệ tầng Di Linh.

+ Trên đá phun trào baxzan hệ tầng Di Linh: Phân bố ở trung tâm vòm bazan Di

Linh và ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 0,5-25 m, từ dưới lên gồm 2 đới: - Đới nứt vỡ: dày 0,5-2 m, gồm bazan nứt nẻ, biến đổi yếu, vỡ cục màu xám tro. - Đới sét hóa: dày 2-25 m, gồm sét màu nâu đỏ mịn, đồng nhất, phần nằm dưới mực nước ngầm có màu xám xanh nhạt, xám nâu; ngấm nước bị nhão, mềm, dính. Ở đáy lớp là các cục bazan phong hóa dạng cầu bóc vỏ, nhân cầu còn cứng chắc màu xám tro, vỏ cầu đã bị sét hóa mềm bở. Thành phần hạt (%): >2mm (0-4), cát (9-31), bột (13-39), sét (38-75); Ip (18,1-28,5).

+ Trên đá phun trào bazan Đệ tứ hệ tầng Xuân Lộc: Phân bố ở trung tâm và ría

phía bắc vòm bazan Đức Trọng, Tu Tra và ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 2-34 m, từ dưới lên gồm 2 đới:

- Đới nứt vỡ: dày 0,5-2 m, gồm bazan màu xám tro, cấu tạo lỗ hổng, đặc sít bị nứt nẻ, vở cục, biến đổi yếu. Nhiều chỗ không phân biệt được với đá gốc bazan nằm dưới.

- Đới sét hóa: dày 2-34 m, nơi dày nhất 33,4 m. Thành phần gồm sét màu nâu đỏ, đỏ tươi, mịn, dồng nhất. Phần nằm dưới mực nước ngầm chuyển sang màu xám nâu, xanh nhạt. Ở dưới đáy là sét lẫn các cục bazan phong hóa dạng cầu bóc vỏ. Nhân cầu là bazan còn cứng, vỏ cầu là sét mềm. Thành phần hạt (%): >2mm (0-5), cát (11-34), bột (11-46), sét (40-73); Ip (17,6-22,7).

Tóm lại, vỏ phong hóa sét phát triển trên bazan có 2 phụ kiểu được phân biệt rõ ràng qua đặc điểm thạch học là sét chứa vón lateritsét loang lổ. Điều kiện quan trọng để kết tụ các vón lateirt ở phần trên mặt cắt phong hóa sét của bazan liên quan đến bậc địa hình tồn tại và sự hoạt động của mực nước ngầm là ảnh hưởng mạnh hay yếu đến quá trình oxy hóa và thủy phân thành phần vật chất của vỏ. Đối với vỏ sét loang lổ trên bazan Xuân Lộc cho thấy chúng thường nằm ở phần cao thuộc vòm Đức Trọng (cao 900-940 m), vòm Tu Tra (cao 1.000-1.040 m). Còn lại ở phần rìa vòm phân bố tập trung các dải sét chứa vón laterit, ở những vị trí này, mực nước ngầm thường nằm nông hơn, hoạt động thủy phân của các dòng chảy mặt và dòng ngầm mạnh mẽ hơn so với phần vòm.

* Phụ kiểu sét loang lổ trên đá trầm tích

+ Trên đá trầm tích gắn kết yếu hệ tầng Di Linh: Phân bố thành dải hẹp kéo từ Gia

Hiệp qua đèo Phú Hiệp xuống Tam Bố khoảng 3 km2, và gặp ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 1-10 m, gồm 2 đới từ dưới lên:

- Đới tảng khối nứt vỡ: dày 0,5-2 m, gồm bột kết, sét kết, diatomit, bentonit gắn kết yếu, nứt nẻ, vỡ vụn, dẻo mềm.

- Đới sét hóa: dày 1-10 m, gồm sét, sét pha màu xám trắng, xám vàng, mềm dẻo.

+ Trên đá trầm tích lục địa màu đỏ hệ tầng Đăk Rium: Phân bố thành dải không

liên tục phương ĐB-TN, từ Bình Thành xuống Tam Bố, và gặp ở nhiều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 2-11 m, từ dưới lên gồm:

- Đới tảng khối nứt vỡ: dày 0,5-3 m, gồm bột kết, cát kết, sạn kết vỡ cục biến đổi

yếu, nứt nẻ mạnh màu nâu đỏ, nâu xám.

- Đới sét hóa: dày 2-11 m, gồm sét, sét pha lẫn dăm cục bị sét hóa màu xám nâu, nâu đỏ, xám sáng, mềm bở. Thành phần hạt (%): >2mm (0-30), cát (17-55), bột (18-40), sét (14-52); Ip (7,3-20,8). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên đá trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà: Phân bố xung quanh các vòm

bazan (bắc Bình Thạnh, nam Phú Hội - nam Ninh Gia) và ở nhều LK sâu khác. Mặt cắt của vỏ dày 2-17 m, từ dưới lên gồm:

- Đới nứt vỡ: dày 0,5-3 m, gồm sét kết, bột kết, cát kết màu xám xanh, xám tro, bị nứt nẻ, vỡ vụn, biến đổi yếu.

- Đới sét hóa: dày 2-17 m, gồm sét, sét pha màu xám trắng, xám xanh, chứa sạn, dăm cục trầm tích tàn dư mềm bở, dẻo đính khi ngấm nước. Thành phần hạt (%): >2mm (0-38), cát (14-68), bột (11-25), sét (14-63); Ip (7,9-24,3).

4.4.2.3- Kiểu vỏ phong hóa tảng khối nứt vỡ (Saprolit)

Kiểu này gặp hạn chế trên các thành tạo phun trào axit hệ tầng Đơn Dương và phun trào bazan hệ tầng Tân Phát. Ở những vị trí này có địa hình dốc, hoạt động rửa trôi mạnh, thảm thực vật bị bóc trụi, sản phẩm phong hóa bị rửa trôi gần hết, coi như không tồn tại vỏ phong hóa hóa học mà chỉ có phong hóa cơ học chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 34)