Thềm tích tụ của sông:

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 26)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA

4.2.2.9-Thềm tích tụ của sông:

Phát triển ở thung lũng sông Cam Ly, Đa Tam, Đa Nhim, Đa Queyon, Ma Nôi và các sông nhỏ. Theo vị trí địa mạo, có:

+ Thềm tích tụ bậc II tuổi cuối Pleistocen muộn (aQ13):

- Ở sông Cam Ly có dải bám không liên tục từ Hồ Xuân Hương - chân núi Thái Phiên, Đa Thiện, thềm rộng 5-150 m, hơi nghiêng về lòng suối; độ cao tương đối 4-6 m, tích tụ dày 6-9 m. Cấu tạo: phần trên là bột sét lẫn cát sạn màu nâu đỏ dày 3-4 m, phần giữa là sét kaolin màu trắng dày 2-4 m, phần dưới là dăm sạn chứa thiếc dày 0,5-1,0 m.

- Ở sông Đa Nhim đoạn từ đập Đa Nhim - Thạch Mỹ (UBND huyện Đơn Dưong mới), thềm rộng vài trăm đến 2 km, bề mặt phẳng, độ cao tương đối 6-8 m; tích tụ dày 7-9 m. Cấu tạo gồm: phần trên là sét bột màu nâu vàng dày 3-5 m, phần giữa là cát lẫn ít sạn màu vàng dày 2-4 m, phần dưới là cuội sạn cát dày 0,5-2,0 m.

- Ở sông Đa Queyon, thềm tạo dải liên tục, rộng 30-500 m, kéo dài 20-25 km; cao tương đối 4-6 m. Tích tụ dày 6-8 m, bề mặt phẳng. Cấu tạo gồm: phần trên là sét bột màu vàng dày 2-3 m, phần giữa là sét cát màu xám, xám đen chứa thân gỗ, lá cây dày 2-4 m, phần dưới là cuội sạn cát chứa vàng.

- Ở sông Ma Nôi, thềm tạo dải không liên tục dọc thung lũng, rộng 20-25 m, cao tương đối 4-6 m, tích tụ dày 4-5 m, bề mặt phẳng. Cấu tạo gồm: cát bột màu vàng dày 0,6 m, phần giữa là cát bột lẫn sạn màu vàng dày 2 m, phần dưới là cuội sạn cát dày 2 m. Thềm II này cắt thềm III và bị thềm I cắt.

+ Thềm tích tụ bậc I tuổi Holocen giữa (aQ22): phát triển ở nhiều thung lũng phía bắc, phía TB sân bay Cam Ly và một số thung lũng nhỏ ở Ma Ning, Thái Phiên. Thềm rộng vài mét đến 150 m, kéo dài vài trăm mét, cao tương đối 3-4 m, tích tụ thềm dày 4-5 m. Thềm này cắt vào thềm II, di tích BTPH thuộc Holocen.

- Ở thung lũng suối bắc Man Ling có cấu tạo gồm: phần trên là bột sét màu xám đen, nâu vàng lẫn ít sạn cát dày 1-2 m, phần giữa là than bùn xen kẽ với sét xám đen dày 0,5-1,5 m, phần dưới là dăm sạn dày 0,1-1,0 m.

- Ở thung lũng sông Đa Nhim, đoạn từ đập đến Thạch Mỹ, thềm rộng vài chục mét đến 1 km, cao tương đối 4-5 m, tích tụ dày 3,5-4,0 m, bề mặt bằng phẳng. Cấu tạo gồm: phần trên là cát bột sét màu vàng dày 3,0-3,5 m, phần dưới là cuội sạn cát đa khoáng dày 0,5-1,0 m.

- Ở sông Đa Queyon, thềm cao tương đối 3-4 m, tích tụ dày 5-7 m, bề mặt bằng phẳng. Cấu tạo gồm: phần trên là sét bột lẫn cát màu nâu vàng loang lổ dày 4-6 m, phần dưới là cuội sạn cát sét màu trắng đục dày 0,5-1,5 m (chứa vàng, 10-600 g/m3).

- Ở sông Ma Nôi, thềm cao tương đối 3-4 m, tích tụ dày 3-4 m. Cấu tạo gồm: phần trên là cát bột màu xám vàng dày 3,0-3,5 m, phần dưới là cuội sạn cát dày 0,5-1,0 m.

Một phần của tài liệu Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực đất ngập nước tỉnh Lâm Đồng (Trang 26)